Dan Lee
04-24-2010, 07:45 AM
Chúa Nhật IV Phục Sinh
Người chăn chiên đích thực
Ga 10, 27-30
http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/tinmung/cgs04.jpg
Chúng tôi muốn có vua
Thời xa xưa, khi các thủ lãnh nắm quyền cai trị, dân Israel đã muốn có một ông vua. Họ đã đến xin ông Samuen : “Xin ông lập cho chúng tôi một vua để xét xử chúng tôi, như trong tất cả các dân tộc” (1Sm 8,5). Ông Samuen bực mình vì lời yêu cầu ấy. Ông nghĩ rằng yêu cầu này là một thái độ phản nghịch chống lại Thiên Chúa, vì chỉ một mình Thiên Chúa là Vua cai trị Israel. Ông không chấp nhận lời yêu cầu này : một mặt ông cầu nguyện với Đức Chúa, một mặt ông giải thích cho dân hiểu những tai hại sẽ xảy đến cho họ khi có một vua nắm quyền. Ông đã nghĩ đúng. Phán đoán của ông phù hợp với thánh ý Thiên Chúa.
Nhưng dân vẫn không chịu nghe lời giải thích của ngôn sứ Samuen. Họ nói : “phải có một vị vua cai trị chúng tôi ! Cả chúng tôi sẽ giống như mọi dân tộc. Vua chúng tôi sẽ xét xử chúng tôi, sẽ dẫn đầu chúng tôi và sẽ lãnh đạo các cuộc chiến của chúng tôi” (1Sm 8,19-20).
Đức Chúa đã ưng thuận đòi hỏi này. Đức Chúa đã truyền cho vị đại diện của Người đặt cho họ một ông vua. Người muốn dân Israel có kinh nghiệm về chuyện này.
Thế là ông Saun được chọn làm ông vua đầu tiên. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Đức Chúa lại chỉ định một người khác, xuất thân là người chăn chiên, đó là Đavít.
Các ông vua cứ lần lượt kế tiếp nhau cai trị Israel, và thể chế quân chủ cứ suy sụp dần, vì ông vua nào cũng muốn sử dụng quyền bính, coi mình là có quyền như Thiên Chúa. Từ đó dân Israel trải qua một kinh nghiệm đầy cay đắng về ảo tưởng của mình, về những ước mơ thành công khi mà sự thành công ấy dựa trên ý muốn quyền lực của một người, đại diện cho ý muốn của cả cộng đoàn.
Chính Đavít cũng không phải là người tránh được lỗi lầm, tuy nhiên ông đã là người loan báo một dòng dõi mới. Đavít là người chăn chiên báo trước một người chăn chiên mới.
Người chăn chiên mới này không phải là người chăn thuê : những kẻ này chỉ mong thu lợi cho mình, và khi gặp nguy hiểm, họ sẽ là người đầu tiên chạy trốn (x. Ed 34). Người chăn chiên mới này là người chăn chiên đích thực : khi chó sói đến, người ấy can đảm đứng ra và chiến đấu, thà chết chứ không để chiên bị bắt, dù chỉ một con.
Đức Giêsu chính là người chăn chiên đích thực. Khi quân lính đến vây bắt Người tại vườn Cây Dầu, Người đã đứng ra và tự nộp mình : “Nếu các anh tìm bắt tôi, thì hãy để cho những người này đi” (Mc 18,8). Trước đó, trong suốt thời gian rao giảng, Người vẫn đứng ra bênh vực những con người bị áp bức, chống lại mọi quyền lực muốn đè bẹp con người.
Đức Giêsu là người chăn chiên đích thực, là hình ảnh của Thiên Chúa. Hơn thế nữa, nơi Người, chính Thiên Chúa là người chăn chiên, bởi vì Người đã nói : “Tôi và Chúa Cha là một” (Ga 10,30).
Người chăn chiên là ai ?
Tác giả sách Tin Mừng khai triển khá dài dụ ngôn về người chăn chiên ngay trước những biến cố mở màn cuộc kết án tử hình Đức Giêsu vì tội lộng ngôn chống lại Thiên Chúa, trong dịp lễ cung hiến đền thờ Giêrusalem. Tại sao thế ?
Đối với dân Israel, người chăn chiên đích thực chính là Thiên Chúa Cha, Đấng đã dẫn đưa họ về Đất Hứa. Còn theo quan niệm của dân Arameo du mục là tổ tiên của dân Israel, người chăn chiên đích thực vừa là thủ lãnh vừa là bạn đường.
Trước khi là người chăn chiên, Đức Giêsu đã là con chiên. Ông Gioan Tẩy giả đã giới thiệu Đức Giêsu với các môn đệ của mình qua những lời sau đây : “Đây là Chiên Thiên Chúa”.
Người chăn chiên, theo ngôn ngữ ngày nay là "gourou", người lãnh đạo. Còn trong bản văn này, từ ngữ ấy có nghĩa gì ?
Đó là người biết rõ từng con chiên của mình, đem lại cho con chiên của mình sự sống vĩnh cửu, và hứa với các con chiên là chúng sẽ không bao giờ chết. Người chăn chiên ấy chính là Đức Giêsu, người thợ miền Galilê. Người đã bày tỏ bí mật sâu xa nhất của mình cho những con người lòng chai dạ đá vào lúc họ đang âm mưu giết hại Người. Bí mật ấy là sự hiệp nhất thâm sâu với Thiên Chúa Cha trong tình yêu.
Hiệp nhất, đó là điều người ta vẫn kiếm tìm. Một sự hiệp nhất luôn phải được xây dựng thêm hiện đang nằm trong tay con người, nhưng đồng thời cũng là điều người ta luôn mong đợi.
Vậy mà Đức Giêsu đã sống trong cuộc đời của Người trong mối hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa Cha : kể từ khi nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ, cũng như trong suốt thời gian ba mươi năm sống âm thầm tại làng Nazaret, và trong ba năm nỗ lực loan báo khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa, cho đến khi tắt thở trên thập giá, Đức Giêsu đã hoàn toàn hiệp nhất với Chúa Cha. Quả là một điều khó tin, nhưng đó lại là điều có thực.
Chỉ Đức Giêsu mới có thể bày tỏ tình yêu mãnh liệt cũng như mối hiệp thông sâu xa với Chúa Cha. Chính Người là Đấng Mêsia mà dân Israel vẫn trông chờ. Lời loan báo của Người đem lại niềm vui cho người này, nhưng lại làm cớ cho người khác vấp phạm. Họ đã bắt và giết Người, và khi ấy, Người trở thành người chăn chiên hy sinh mạng sống vì các con chiên của mình.
Giờ đây, khi kêu lên “Tôi và Chúa Cha là một”, Đức Giêsu liên kết mọi người vào cuộc trao đổi này : chiên của Đức Giêsu thì ở trong Người, nghe tiếng Người và không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Người.
Như thế, cùng với Đức Giêsu, trong vòng tay của Thiên Chúa, mọi người được sống trong bầu khí yêu thương và đầy tin tưởng, mặc dù vẫn còn đó nhữn thử thách, những đau khổ, những xáo trộn.
Đức Giêsu là Người chăn chiên đích thực, bởi vì Người đã hoàn toàn sống với Thiên Chúa, Đấng đã trao ban cho Người tất cả : chia sẻ mọi sự nhưng mỗi bên vẫn là chính mình.
Chiên của Đức Giêsu : những người tự do
Đức Giêsu Phục Sinh là người chăn chiên của chúng ta. Người chăn chiên đích thực và tuyệt vời. Chính Người quy tụ, hướng dẫn và gìn giữ chúng ta. Người sẵn sàng hy sinh mạng sống để cứu chúng ta. Ngày nay, Người vẫn là người chăn chiên như ngày xưa : trước khi về trời, Người đã trao phó sứ mạng ấy cho vị đại diện của Người (x. Mt 16,18 ; Ga 21,15-17). Chính trong Hội Thánh do Đức Giêsu thiết lập mà lời Thiên Chúa không ngừng vang lên, và nhờ vậy, tất cả chúng ta được quy tụ, được hướng dẫn và được gìn giữ.
Đó là hạnh phúc của chúng ta. Có Đức Giêsu hướng dẫn, chắc chắn chúng ta sẽ đạt tới đích : và đi theo Đức Giêsu, chúng ta không phải là những kẻ bị trói buộc. Người chỉ lôi kéo những người tự do.
Ngày nay, người ta- nhất là giới trẻ - đang đề cao tự do. Có ai muốn để cho Đức Giêsu hướng dẫn, gìn giữ ? Thực ra, thứ tự do mà người ta đề cao đó chỉ là những hình thức khác của tình trạng nô lệ : tùng phục ách thống trị của bản năng và lạc vào những con đường không lối thoát. Một khi Thiên Chúa không phải là con đường, thì chẳng có con đường nào cả. Một khi Thiên Chúa không bảo vệ, thì chẳng có chi an toàn !
Ôi Đức Giêsu Kitô,
nhờ thân thể của Chúa,
Chúa đã chữa lành những vết thương của chúng con.
Chúa là Ađam mới,
là Đấng chiến thắng ác thần.
Nhờ thân thể của Chúa,
Chúa xây dựng Hội Thánh,
qua việc thông ban Thánh thần.
Nhờ thân thể của Chúa,
Chúa mở cho chúng con sự sống,
thiên tính vĩnh cửu được gieo vào thân xác chúng con.
Nhờ thân thể của Chúa,
Chúa là cuộc Vượt Qua của chúng con,
Chúa đang sống trong chúng con.
Ôi Đấng Phục Sinh. (I. Servel)
Lm Giuse Nguyễn Cao Luật op
Người chăn chiên đích thực
Ga 10, 27-30
http://gxdaminh.net/tulieubaiviet/hinhanh/tinmung/cgs04.jpg
Chúng tôi muốn có vua
Thời xa xưa, khi các thủ lãnh nắm quyền cai trị, dân Israel đã muốn có một ông vua. Họ đã đến xin ông Samuen : “Xin ông lập cho chúng tôi một vua để xét xử chúng tôi, như trong tất cả các dân tộc” (1Sm 8,5). Ông Samuen bực mình vì lời yêu cầu ấy. Ông nghĩ rằng yêu cầu này là một thái độ phản nghịch chống lại Thiên Chúa, vì chỉ một mình Thiên Chúa là Vua cai trị Israel. Ông không chấp nhận lời yêu cầu này : một mặt ông cầu nguyện với Đức Chúa, một mặt ông giải thích cho dân hiểu những tai hại sẽ xảy đến cho họ khi có một vua nắm quyền. Ông đã nghĩ đúng. Phán đoán của ông phù hợp với thánh ý Thiên Chúa.
Nhưng dân vẫn không chịu nghe lời giải thích của ngôn sứ Samuen. Họ nói : “phải có một vị vua cai trị chúng tôi ! Cả chúng tôi sẽ giống như mọi dân tộc. Vua chúng tôi sẽ xét xử chúng tôi, sẽ dẫn đầu chúng tôi và sẽ lãnh đạo các cuộc chiến của chúng tôi” (1Sm 8,19-20).
Đức Chúa đã ưng thuận đòi hỏi này. Đức Chúa đã truyền cho vị đại diện của Người đặt cho họ một ông vua. Người muốn dân Israel có kinh nghiệm về chuyện này.
Thế là ông Saun được chọn làm ông vua đầu tiên. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Đức Chúa lại chỉ định một người khác, xuất thân là người chăn chiên, đó là Đavít.
Các ông vua cứ lần lượt kế tiếp nhau cai trị Israel, và thể chế quân chủ cứ suy sụp dần, vì ông vua nào cũng muốn sử dụng quyền bính, coi mình là có quyền như Thiên Chúa. Từ đó dân Israel trải qua một kinh nghiệm đầy cay đắng về ảo tưởng của mình, về những ước mơ thành công khi mà sự thành công ấy dựa trên ý muốn quyền lực của một người, đại diện cho ý muốn của cả cộng đoàn.
Chính Đavít cũng không phải là người tránh được lỗi lầm, tuy nhiên ông đã là người loan báo một dòng dõi mới. Đavít là người chăn chiên báo trước một người chăn chiên mới.
Người chăn chiên mới này không phải là người chăn thuê : những kẻ này chỉ mong thu lợi cho mình, và khi gặp nguy hiểm, họ sẽ là người đầu tiên chạy trốn (x. Ed 34). Người chăn chiên mới này là người chăn chiên đích thực : khi chó sói đến, người ấy can đảm đứng ra và chiến đấu, thà chết chứ không để chiên bị bắt, dù chỉ một con.
Đức Giêsu chính là người chăn chiên đích thực. Khi quân lính đến vây bắt Người tại vườn Cây Dầu, Người đã đứng ra và tự nộp mình : “Nếu các anh tìm bắt tôi, thì hãy để cho những người này đi” (Mc 18,8). Trước đó, trong suốt thời gian rao giảng, Người vẫn đứng ra bênh vực những con người bị áp bức, chống lại mọi quyền lực muốn đè bẹp con người.
Đức Giêsu là người chăn chiên đích thực, là hình ảnh của Thiên Chúa. Hơn thế nữa, nơi Người, chính Thiên Chúa là người chăn chiên, bởi vì Người đã nói : “Tôi và Chúa Cha là một” (Ga 10,30).
Người chăn chiên là ai ?
Tác giả sách Tin Mừng khai triển khá dài dụ ngôn về người chăn chiên ngay trước những biến cố mở màn cuộc kết án tử hình Đức Giêsu vì tội lộng ngôn chống lại Thiên Chúa, trong dịp lễ cung hiến đền thờ Giêrusalem. Tại sao thế ?
Đối với dân Israel, người chăn chiên đích thực chính là Thiên Chúa Cha, Đấng đã dẫn đưa họ về Đất Hứa. Còn theo quan niệm của dân Arameo du mục là tổ tiên của dân Israel, người chăn chiên đích thực vừa là thủ lãnh vừa là bạn đường.
Trước khi là người chăn chiên, Đức Giêsu đã là con chiên. Ông Gioan Tẩy giả đã giới thiệu Đức Giêsu với các môn đệ của mình qua những lời sau đây : “Đây là Chiên Thiên Chúa”.
Người chăn chiên, theo ngôn ngữ ngày nay là "gourou", người lãnh đạo. Còn trong bản văn này, từ ngữ ấy có nghĩa gì ?
Đó là người biết rõ từng con chiên của mình, đem lại cho con chiên của mình sự sống vĩnh cửu, và hứa với các con chiên là chúng sẽ không bao giờ chết. Người chăn chiên ấy chính là Đức Giêsu, người thợ miền Galilê. Người đã bày tỏ bí mật sâu xa nhất của mình cho những con người lòng chai dạ đá vào lúc họ đang âm mưu giết hại Người. Bí mật ấy là sự hiệp nhất thâm sâu với Thiên Chúa Cha trong tình yêu.
Hiệp nhất, đó là điều người ta vẫn kiếm tìm. Một sự hiệp nhất luôn phải được xây dựng thêm hiện đang nằm trong tay con người, nhưng đồng thời cũng là điều người ta luôn mong đợi.
Vậy mà Đức Giêsu đã sống trong cuộc đời của Người trong mối hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa Cha : kể từ khi nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ, cũng như trong suốt thời gian ba mươi năm sống âm thầm tại làng Nazaret, và trong ba năm nỗ lực loan báo khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa, cho đến khi tắt thở trên thập giá, Đức Giêsu đã hoàn toàn hiệp nhất với Chúa Cha. Quả là một điều khó tin, nhưng đó lại là điều có thực.
Chỉ Đức Giêsu mới có thể bày tỏ tình yêu mãnh liệt cũng như mối hiệp thông sâu xa với Chúa Cha. Chính Người là Đấng Mêsia mà dân Israel vẫn trông chờ. Lời loan báo của Người đem lại niềm vui cho người này, nhưng lại làm cớ cho người khác vấp phạm. Họ đã bắt và giết Người, và khi ấy, Người trở thành người chăn chiên hy sinh mạng sống vì các con chiên của mình.
Giờ đây, khi kêu lên “Tôi và Chúa Cha là một”, Đức Giêsu liên kết mọi người vào cuộc trao đổi này : chiên của Đức Giêsu thì ở trong Người, nghe tiếng Người và không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Người.
Như thế, cùng với Đức Giêsu, trong vòng tay của Thiên Chúa, mọi người được sống trong bầu khí yêu thương và đầy tin tưởng, mặc dù vẫn còn đó nhữn thử thách, những đau khổ, những xáo trộn.
Đức Giêsu là Người chăn chiên đích thực, bởi vì Người đã hoàn toàn sống với Thiên Chúa, Đấng đã trao ban cho Người tất cả : chia sẻ mọi sự nhưng mỗi bên vẫn là chính mình.
Chiên của Đức Giêsu : những người tự do
Đức Giêsu Phục Sinh là người chăn chiên của chúng ta. Người chăn chiên đích thực và tuyệt vời. Chính Người quy tụ, hướng dẫn và gìn giữ chúng ta. Người sẵn sàng hy sinh mạng sống để cứu chúng ta. Ngày nay, Người vẫn là người chăn chiên như ngày xưa : trước khi về trời, Người đã trao phó sứ mạng ấy cho vị đại diện của Người (x. Mt 16,18 ; Ga 21,15-17). Chính trong Hội Thánh do Đức Giêsu thiết lập mà lời Thiên Chúa không ngừng vang lên, và nhờ vậy, tất cả chúng ta được quy tụ, được hướng dẫn và được gìn giữ.
Đó là hạnh phúc của chúng ta. Có Đức Giêsu hướng dẫn, chắc chắn chúng ta sẽ đạt tới đích : và đi theo Đức Giêsu, chúng ta không phải là những kẻ bị trói buộc. Người chỉ lôi kéo những người tự do.
Ngày nay, người ta- nhất là giới trẻ - đang đề cao tự do. Có ai muốn để cho Đức Giêsu hướng dẫn, gìn giữ ? Thực ra, thứ tự do mà người ta đề cao đó chỉ là những hình thức khác của tình trạng nô lệ : tùng phục ách thống trị của bản năng và lạc vào những con đường không lối thoát. Một khi Thiên Chúa không phải là con đường, thì chẳng có con đường nào cả. Một khi Thiên Chúa không bảo vệ, thì chẳng có chi an toàn !
Ôi Đức Giêsu Kitô,
nhờ thân thể của Chúa,
Chúa đã chữa lành những vết thương của chúng con.
Chúa là Ađam mới,
là Đấng chiến thắng ác thần.
Nhờ thân thể của Chúa,
Chúa xây dựng Hội Thánh,
qua việc thông ban Thánh thần.
Nhờ thân thể của Chúa,
Chúa mở cho chúng con sự sống,
thiên tính vĩnh cửu được gieo vào thân xác chúng con.
Nhờ thân thể của Chúa,
Chúa là cuộc Vượt Qua của chúng con,
Chúa đang sống trong chúng con.
Ôi Đấng Phục Sinh. (I. Servel)
Lm Giuse Nguyễn Cao Luật op