Dan Lee
05-01-2010, 03:16 PM
Giáo Xứ Thánh Phanxicô Xavier
http://hayyeuthuongnhau.org/site2008/images/stories/cuaanlinhhon/giaoxuthanhphanxico.jpg
Nhân viên nhà xác vẫn chưa đến lấy xác, thế là chúng tôi vào giường của nạn nhân, cầu nguyện và rẩy nước thánh trên thi thể. Sau đó người mẹ yêu cầu tất cả thân nhân ra ngoài để bà có thể "nói chuyện" riêng với con mình. Tôi và Cha Xứ cũng toan đứng dậy nhưng bà lại nói thêm "Xin Cha và Thầy Sáu ở lại với con." Tôi không muốn và có lẽ cũng không được phép nhắc đến những gì người mẹ này đã nói với con mình, nhưng sau đêm hôm đó tôi hiểu hơn và cảm nhận được thế nào là niềm tin mạnh mẽ của người Kitô Giáo trước cái chết và tình mẫu tử.
**********
Từ một giáo xứ lớn, toàn là người Mỹ trắng, giàu có và yên tĩnh tại thành phố Columbus, GA, tôi được chuyển về phục vụ tại một giáo xứ nhỏ bé, với nhiều sắc dân, nghèo nàn, và nằm trong khu vực nguy hiểm với nhiều người nghiện và buôn bán ma túy tại thành phố Harrisburg, PA. Hơn thế nữa, cộng thêm vào nỗi lo lắng của tôi, khi gặp Cha xứ mới lần đầu tiên, ngài dặn: "Thầy không nên đi ra khỏi nhà sau khi bóng đêm buông phủ vì rất nguy hiểm. Nếu có phải đi thì Thầy nhớ phải cẩn thận nhìn trước nhìn sau kẻo không là bị trấn lột đó!"
Reng, reng, reng, chuông điện thoại cầm tay của tôi vang lên. Nhìn thấy số của người gọi là Cha Xứ, tôi đâm ngạc nhiên. Sao Cha lại gọi tôi sớm vầy. Mới có 9 giờ sáng thứ 7 mà. Đúng ra là 3 giờ chiều tôi mới phải có mặt tại Giáo Xứ! Bên đầu dây bên kia tiếng Cha Xứ trầm hẳn so với những ngày thường, ngài hỏi: "Thầy có thể đến Giáo Xứ ngay bây giờ được không?" "Dạ thưa được," tôi trả lời. Cha nói tiếp: "Hai giáo dân của giáo xứ mới bị bắn sáng sớm hôm nay và đang trong tình trạng rất nguy hiểm. Thầy vui lòng chạy thẳng đến nhà thương Harisburg, và thăm họ." Cha nói thêm là nếi có gì khẩn cấp thì gọi cho Cha biết vì cha có hai đám cưới liên tục nên không thể chạy vào nhà thương liền được. Cúp điện thoại với cha, tôi mặc ngay bộ đồ đen cầm cái túi xách có đầy đủ những thứ tôi cần cho một cuối tuần phục vụ tại Giáo Xứ, tôi lên xe phóng ngay tới bệnh viện. Hơn một tiếng đồng hồ sau, tôi đã có mặt tại nurstation của ICU (Intesive Care Unit.)
Tôi giới thiệu tên mình và chức vụ sau đó hỏi cô y tá trực là có thể cho phép tôi vào thăm hai người giáo dân. Cô Y tá dẫn tôi vào, Bác Sỹ vừa mổ xong. Một người bị mổ phổi, còn người kia thì bị mổ bọng đái. Nhìn hai bệnh nhân nằm trong thế bất động, tôi lấy nước thánh ra bôi trên đầu, trên tay và chân của họ rồi cầu nguyện. Sau đó tôi ra phòng đợi của gia đình để yên ủi những người thân yêu đang ở đó. Thấy tôi bước vào, mọi người đứng bật dậy, nước mắt tràn trề, và ôm chầm lấy tôi khóc nức nở. Tôi ôm và an ủi từng người một. Sau đó tôi chào họ và cho họ số điện thoại cầm tay của tôi để lỡ có bất trách gì thì có thể liên lạc ngay được với tôi.
Vừa về đến Giáo Xứ tôi chạy ngay sang nhà thờ và báo cho Cha xứ biết là tôi đã ghé thăm cũng như an ủi gia đình nạn nhân. Tôi cũng nói với cha là hai cha con mình nên ghé nhà thương để cha Ban Bí Tích Xức Dầu, sau thánh lễ đám cưới và trước Thánh lễ chiều Thứ 7, vì tôi nghĩ là nạn nhân sẽ không qua được cơn nguy khó. Thế là chiều hôm đó hai Cha con tôi lại vào nhà thương. Cô y tá trực ban trưa không có đó, thay vào đó đã là cô y tá khác. Cô ăn nói với hai cha con tôi thật bất lịch sự (có lẽ vì chúng tôi là tu sĩ công giáo chăng?) Cô còn viện cớ là nạn nhân rất nguy hiểm nên ngoại trừ người nhà không ai được vào thăm. Thế là chúng tôi phải nói là Gia đình muốn chúng tôi vào để ban phép xức dầu cô ta mới cho chúng tôi vào nhưng cũng không quên dặn thêm: "Nhớ làm nhanh rồi ra, đừng có ở trong đó lâu."
Sau đó chúng tôi lại ra phòng đợi của gia đình yên ủi và cầu nguyệm chung với họ!
Tối hôm đó, trước khi đi ngủ, sau giờ kinh đêm tôi lại đọc thêm một kinh cầu nguyện cho hai bệnh nhân. Nhưng không biết sao tôi trằn trọc khó ngủ lạ thường. Đầu óc tôi luôn suy nghĩ về những hình ảnh bất động và máu me đầy người của hai bệnh nhân. Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi đối diện với những nạn nhân của súng đạn trên cương vị là người lãnh đạo tinh thần chăng. Hơn 11 giờ đêm, tôi vẫn không ngủ được, bỗng điện thoại cầm tay của tôi lại reo vang. Tôi chợt rùng mình, chẳng lẽ…. Đúng thế đầu dây bên kia là tiếng người mẹ đáng thương nghẹn ngào trong nước mắt: "Deacon, he is gone - Thầy Sáu ơi, con con đã chết!" Tôi liền chạy qua phòng ngủ Cha xứ gọi cha dậy và hai chúng tôi phóng xe đi giữa bóng đêm đến bệnh viện lần thứ 3 trong cùng một ngày.
Nhân viên nhà xác vẫn chưa đến lấy xác, thế là chúng tôi vào giường của nạn nhân, cầu nguyện và rẩy nước thánh trên thi thể. Sau đó người mẹ yêu cầu tất cả thân nhân ra ngoài để bà có thể "nói chuyện" riêng với con mình. Tôi và Cha Xứ cũng toan đứng dậy nhưng bà lại nói thêm "Xin Cha và Thầy Sáu ở lại với con." Tôi không muốn và có lẽ cũng không được phép nhắc đến những gì người mẹ này đã nói với con mình, nhưng sau đêm hôm đó tôi hiểu hơn và cảm nhận được thế nào là niềm tin mạnh mẽ của người Kitô Giáo trước cái chết và tình mẫu tử.
Đây là gia đình người Mỹ đen, và theo phong tục của người da đen, chúng tôi lấy nước thánh đã rảy trên thi thể của nạn nhân và làm dấu Thánh Giá trên trán của tất cả các thành viên của gia đình và đọc: "Nước Thánh này đã được dùng để tẩy rửa tâm hồn của Shakka, thì xin cũng làm cho con được sạch và ban cho con ơn can đảm để đón nhận những khó khăn trong lúc này." Sau đó chúng tôi lại ngồi nói chuyện và an ủi gia đình. Họ cứ liên tục cảm ơn chúng tôi, cảm ơn lời cầu nguyện và nhất là sự hiện diện qúy giá của hai cha con, trong lúc tang gia bối rối này. Họ nói rằng sự hiện diện của chúng tôi là bằng chứng đích thực của sự hiện diện của Thiên Chúa.
Trên đường lái xe về lại giáo xứ, Cha Xứ đã kể và hướng dẫn tôi rất nhiều về mục vụ cho các dân tộc thiểu số và làm sao để có thể đến với họ, đặc biệt trong những lúc đau khổ. Nằm xuống giường, đã là gần hai giờ sáng. Tôi thiếp đi để lấy sức cho Thánh Lễ chủ nhật sáng sớm hôm sau.
Lời Nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã cho con nhận biết được rằng con được gọi để trở nên bác sĩ không phải của Thân xác nhưng là bác sĩ của tâm hồn. Xin cho con nhận ra được ơn gọi của mình và luôn xứng đáng là vị lương y đầy tận tâm của các linh hồn và là người chủ chăn tốt lành, nhân hậu và tràn đầy yêu thương.
Father Martino Nguyen Ba-Thong
http://hayyeuthuongnhau.org/site2008/images/stories/cuaanlinhhon/giaoxuthanhphanxico.jpg
Nhân viên nhà xác vẫn chưa đến lấy xác, thế là chúng tôi vào giường của nạn nhân, cầu nguyện và rẩy nước thánh trên thi thể. Sau đó người mẹ yêu cầu tất cả thân nhân ra ngoài để bà có thể "nói chuyện" riêng với con mình. Tôi và Cha Xứ cũng toan đứng dậy nhưng bà lại nói thêm "Xin Cha và Thầy Sáu ở lại với con." Tôi không muốn và có lẽ cũng không được phép nhắc đến những gì người mẹ này đã nói với con mình, nhưng sau đêm hôm đó tôi hiểu hơn và cảm nhận được thế nào là niềm tin mạnh mẽ của người Kitô Giáo trước cái chết và tình mẫu tử.
**********
Từ một giáo xứ lớn, toàn là người Mỹ trắng, giàu có và yên tĩnh tại thành phố Columbus, GA, tôi được chuyển về phục vụ tại một giáo xứ nhỏ bé, với nhiều sắc dân, nghèo nàn, và nằm trong khu vực nguy hiểm với nhiều người nghiện và buôn bán ma túy tại thành phố Harrisburg, PA. Hơn thế nữa, cộng thêm vào nỗi lo lắng của tôi, khi gặp Cha xứ mới lần đầu tiên, ngài dặn: "Thầy không nên đi ra khỏi nhà sau khi bóng đêm buông phủ vì rất nguy hiểm. Nếu có phải đi thì Thầy nhớ phải cẩn thận nhìn trước nhìn sau kẻo không là bị trấn lột đó!"
Reng, reng, reng, chuông điện thoại cầm tay của tôi vang lên. Nhìn thấy số của người gọi là Cha Xứ, tôi đâm ngạc nhiên. Sao Cha lại gọi tôi sớm vầy. Mới có 9 giờ sáng thứ 7 mà. Đúng ra là 3 giờ chiều tôi mới phải có mặt tại Giáo Xứ! Bên đầu dây bên kia tiếng Cha Xứ trầm hẳn so với những ngày thường, ngài hỏi: "Thầy có thể đến Giáo Xứ ngay bây giờ được không?" "Dạ thưa được," tôi trả lời. Cha nói tiếp: "Hai giáo dân của giáo xứ mới bị bắn sáng sớm hôm nay và đang trong tình trạng rất nguy hiểm. Thầy vui lòng chạy thẳng đến nhà thương Harisburg, và thăm họ." Cha nói thêm là nếi có gì khẩn cấp thì gọi cho Cha biết vì cha có hai đám cưới liên tục nên không thể chạy vào nhà thương liền được. Cúp điện thoại với cha, tôi mặc ngay bộ đồ đen cầm cái túi xách có đầy đủ những thứ tôi cần cho một cuối tuần phục vụ tại Giáo Xứ, tôi lên xe phóng ngay tới bệnh viện. Hơn một tiếng đồng hồ sau, tôi đã có mặt tại nurstation của ICU (Intesive Care Unit.)
Tôi giới thiệu tên mình và chức vụ sau đó hỏi cô y tá trực là có thể cho phép tôi vào thăm hai người giáo dân. Cô Y tá dẫn tôi vào, Bác Sỹ vừa mổ xong. Một người bị mổ phổi, còn người kia thì bị mổ bọng đái. Nhìn hai bệnh nhân nằm trong thế bất động, tôi lấy nước thánh ra bôi trên đầu, trên tay và chân của họ rồi cầu nguyện. Sau đó tôi ra phòng đợi của gia đình để yên ủi những người thân yêu đang ở đó. Thấy tôi bước vào, mọi người đứng bật dậy, nước mắt tràn trề, và ôm chầm lấy tôi khóc nức nở. Tôi ôm và an ủi từng người một. Sau đó tôi chào họ và cho họ số điện thoại cầm tay của tôi để lỡ có bất trách gì thì có thể liên lạc ngay được với tôi.
Vừa về đến Giáo Xứ tôi chạy ngay sang nhà thờ và báo cho Cha xứ biết là tôi đã ghé thăm cũng như an ủi gia đình nạn nhân. Tôi cũng nói với cha là hai cha con mình nên ghé nhà thương để cha Ban Bí Tích Xức Dầu, sau thánh lễ đám cưới và trước Thánh lễ chiều Thứ 7, vì tôi nghĩ là nạn nhân sẽ không qua được cơn nguy khó. Thế là chiều hôm đó hai Cha con tôi lại vào nhà thương. Cô y tá trực ban trưa không có đó, thay vào đó đã là cô y tá khác. Cô ăn nói với hai cha con tôi thật bất lịch sự (có lẽ vì chúng tôi là tu sĩ công giáo chăng?) Cô còn viện cớ là nạn nhân rất nguy hiểm nên ngoại trừ người nhà không ai được vào thăm. Thế là chúng tôi phải nói là Gia đình muốn chúng tôi vào để ban phép xức dầu cô ta mới cho chúng tôi vào nhưng cũng không quên dặn thêm: "Nhớ làm nhanh rồi ra, đừng có ở trong đó lâu."
Sau đó chúng tôi lại ra phòng đợi của gia đình yên ủi và cầu nguyệm chung với họ!
Tối hôm đó, trước khi đi ngủ, sau giờ kinh đêm tôi lại đọc thêm một kinh cầu nguyện cho hai bệnh nhân. Nhưng không biết sao tôi trằn trọc khó ngủ lạ thường. Đầu óc tôi luôn suy nghĩ về những hình ảnh bất động và máu me đầy người của hai bệnh nhân. Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi đối diện với những nạn nhân của súng đạn trên cương vị là người lãnh đạo tinh thần chăng. Hơn 11 giờ đêm, tôi vẫn không ngủ được, bỗng điện thoại cầm tay của tôi lại reo vang. Tôi chợt rùng mình, chẳng lẽ…. Đúng thế đầu dây bên kia là tiếng người mẹ đáng thương nghẹn ngào trong nước mắt: "Deacon, he is gone - Thầy Sáu ơi, con con đã chết!" Tôi liền chạy qua phòng ngủ Cha xứ gọi cha dậy và hai chúng tôi phóng xe đi giữa bóng đêm đến bệnh viện lần thứ 3 trong cùng một ngày.
Nhân viên nhà xác vẫn chưa đến lấy xác, thế là chúng tôi vào giường của nạn nhân, cầu nguyện và rẩy nước thánh trên thi thể. Sau đó người mẹ yêu cầu tất cả thân nhân ra ngoài để bà có thể "nói chuyện" riêng với con mình. Tôi và Cha Xứ cũng toan đứng dậy nhưng bà lại nói thêm "Xin Cha và Thầy Sáu ở lại với con." Tôi không muốn và có lẽ cũng không được phép nhắc đến những gì người mẹ này đã nói với con mình, nhưng sau đêm hôm đó tôi hiểu hơn và cảm nhận được thế nào là niềm tin mạnh mẽ của người Kitô Giáo trước cái chết và tình mẫu tử.
Đây là gia đình người Mỹ đen, và theo phong tục của người da đen, chúng tôi lấy nước thánh đã rảy trên thi thể của nạn nhân và làm dấu Thánh Giá trên trán của tất cả các thành viên của gia đình và đọc: "Nước Thánh này đã được dùng để tẩy rửa tâm hồn của Shakka, thì xin cũng làm cho con được sạch và ban cho con ơn can đảm để đón nhận những khó khăn trong lúc này." Sau đó chúng tôi lại ngồi nói chuyện và an ủi gia đình. Họ cứ liên tục cảm ơn chúng tôi, cảm ơn lời cầu nguyện và nhất là sự hiện diện qúy giá của hai cha con, trong lúc tang gia bối rối này. Họ nói rằng sự hiện diện của chúng tôi là bằng chứng đích thực của sự hiện diện của Thiên Chúa.
Trên đường lái xe về lại giáo xứ, Cha Xứ đã kể và hướng dẫn tôi rất nhiều về mục vụ cho các dân tộc thiểu số và làm sao để có thể đến với họ, đặc biệt trong những lúc đau khổ. Nằm xuống giường, đã là gần hai giờ sáng. Tôi thiếp đi để lấy sức cho Thánh Lễ chủ nhật sáng sớm hôm sau.
Lời Nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã cho con nhận biết được rằng con được gọi để trở nên bác sĩ không phải của Thân xác nhưng là bác sĩ của tâm hồn. Xin cho con nhận ra được ơn gọi của mình và luôn xứng đáng là vị lương y đầy tận tâm của các linh hồn và là người chủ chăn tốt lành, nhân hậu và tràn đầy yêu thương.
Father Martino Nguyen Ba-Thong