Dan Lee
05-01-2010, 03:52 PM
Tác Phẩm Thập Đại Bệnh
4 - BỆNH CÁ NHÂN CHỦ NGHĨA
Các nhà phân tích cho hay người Âu châu bị bệnh này nặng hơn. Nhưng mình cũng không kém. Thời đại này đâu đâu cũng nghe người ta hô hào đoàn kết (Solidarité). Mà xem ra càng hô hào đoàn kết chừng nào, thì bệnh cá nhân lại nặng chừng nấy!
Biểu hiện của bệnh này: Mình là nhất, là trung tâm của vũ trụ. Mình chiếm độc quyền, ngay cả độc quyền thờ Chúa, độc quyền yêu Nước. Không muốn ai chia sẻ với mình, vì sợ người ta hơn. Người ta không tiếp tay với mình thì trách. Nhưng khi tiếp tay thì lại chỉ muốn họ đứng sau lưng mình mà thôi.
Cá nhân chủ nghĩa phát sinh từ lòng ích kỷ. Kính Chúa, yêu người thực chất là vì mình, vì lợi cho mình chứ chẳng phải vì Chúa vì người gì cả.
Người ta kể chuyện vui: Một số Hồng y và Giám mục ngồi ăn cơm chung với Ðức Thánh Cha. Có mấy vị hỏi ngài: Thưa ÐTC, nghe nói có bí mật Fatima, ÐTC có thể nói cho chúng con nghe được không. ÐTC bảo: Bí mật mà, nói sao được. Nghe thế các ngài càng tha thiết: ÐTC đừng sợ, chúng con cam đoan sẽ dấu rất kỹ, không hở miệng. Sau năm lần bảy lượt nghe năn nỉ, ÐTC mỉm cười trả lời: Ðức Mẹ Fatima bảo rằng đóng cửa Ðức Mẹ Lộ-Ðức lại!
Câu chuyện khôi hài này muốn nói lên cái cá nhân chủ nghĩa của con người ngày nay. Ðức Mẹ Fatima sợ Ðức Mẹ Lộ Ðức nổi tiếng hơn và do đó khách hành hương đến viếng đông hơn nên đề nghị dẹp Lộ-Ðức.
Chẳng đâu xa xôi. Quanh ta cũng không thiếu thí dụ. Hai nhà thờ cạnh nhau, chuông bên này kêu thì bên kia phải làm sao để kêu hơn. Câu chuyện nầy có thật. Một giáo xứ xin Ðức cha cho một quả chuông. Về đánh lên thì bà con giáo xứ bên cạnh sốt ruột khó chịu, liền cùng nhau kéo xin phép đổi một quả chuông lớn hơn. Khệ nệ mang về, đánh lên thì ai nấy thất vọng. Tưởng chuông lớn hơn thì tiếng phải hay hơn. Ai dè âm thanh của chuông thường đã được định chuẩn sẵn; theo nốt nhạc, cái chuông mới trùng một nốt nhạc với chuông cũ!
Trong Giáo hội có một điểm quan trọng, đó là tính đa diện (Pluralité). Giáo hội không đòi hỏi phải đồng bộ, nhưng trân trọng nét cá biệt của mỗi giáo hội địa phương. Khác nhau hầu bổ túc cho nhau, chứ không phải để rồi tôi đi đường tôi anh đi đường anh.
Nếu ..., vâng...nhưng mà..., cách nào?..., tại sao?...
Can chi không?
Không can gì cả.
Nếu con ở trong Chúa là con ở trong trung tâm,
tất cả mọi sự luân chuyển quanh mặt trời ấy.
Con gặp tất cả trong Chúa.
Nhưng ngược lại, nếu con bật ra khỏi trung tâm, con mất tất cả.
Vậy tại sao con than van? Tại sao con lo lắng?
Con phải giao phó tất cả trong tay Chúa,
Không chút ngần ngại, không điều kiện.
Nếu con ở trong Chúa, sao con lo sợ?
Sao con còn tính toán? Con đặt điều kiện?
"Nếu..., vâng... nhưng mà, cách nào? Tại sao?"
"Tôi sẵn sàng làm việc đó nếu không có anh ấy trong nhóm tôi".
"Vâng, tôi sẽ chuyển công việc, nhưng mà nơi tôi đến phải có..."
Ðối với Chúa, với công việc của Chúa,
Phải "vô điều kiện".
Mẹ Maria hỏi: "Sự ấy làm sao được..." (Lc. 1,343), vì Mẹ là người nữ,
Mẹ muốn giữ lời hứa với Chúa.
Chúa đã nói với Mẹ qua Thiên Thần: "Chúa Thánh Thần sẽ đến" (Lc. 1,35).
Mẹ đã trả lời ngay: "Tôi xin vâng" (Lc.1,38)
Từ giây phút ấy, Mẹ đã đi vào hang lừa máng cỏ,
Trốn sang Ai.-cập, về xưởng mộc Nazareth,
Ðứng dưới chân Thánh giá vô điều kiện.
Tác giả Nguyễn Văn Thuận, HY
Bấm vào bên dưới để xem tiếp:
Tác Phẩm Thập Đại Bệnh: 3 - Bệnh Phô Trương Chiến Thắng (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=34959)
Tác Phẩm Thập Đại Bệnh: 1 - Bệnh Quá Khứ Cục Bộ (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=34795)
4 - BỆNH CÁ NHÂN CHỦ NGHĨA
Các nhà phân tích cho hay người Âu châu bị bệnh này nặng hơn. Nhưng mình cũng không kém. Thời đại này đâu đâu cũng nghe người ta hô hào đoàn kết (Solidarité). Mà xem ra càng hô hào đoàn kết chừng nào, thì bệnh cá nhân lại nặng chừng nấy!
Biểu hiện của bệnh này: Mình là nhất, là trung tâm của vũ trụ. Mình chiếm độc quyền, ngay cả độc quyền thờ Chúa, độc quyền yêu Nước. Không muốn ai chia sẻ với mình, vì sợ người ta hơn. Người ta không tiếp tay với mình thì trách. Nhưng khi tiếp tay thì lại chỉ muốn họ đứng sau lưng mình mà thôi.
Cá nhân chủ nghĩa phát sinh từ lòng ích kỷ. Kính Chúa, yêu người thực chất là vì mình, vì lợi cho mình chứ chẳng phải vì Chúa vì người gì cả.
Người ta kể chuyện vui: Một số Hồng y và Giám mục ngồi ăn cơm chung với Ðức Thánh Cha. Có mấy vị hỏi ngài: Thưa ÐTC, nghe nói có bí mật Fatima, ÐTC có thể nói cho chúng con nghe được không. ÐTC bảo: Bí mật mà, nói sao được. Nghe thế các ngài càng tha thiết: ÐTC đừng sợ, chúng con cam đoan sẽ dấu rất kỹ, không hở miệng. Sau năm lần bảy lượt nghe năn nỉ, ÐTC mỉm cười trả lời: Ðức Mẹ Fatima bảo rằng đóng cửa Ðức Mẹ Lộ-Ðức lại!
Câu chuyện khôi hài này muốn nói lên cái cá nhân chủ nghĩa của con người ngày nay. Ðức Mẹ Fatima sợ Ðức Mẹ Lộ Ðức nổi tiếng hơn và do đó khách hành hương đến viếng đông hơn nên đề nghị dẹp Lộ-Ðức.
Chẳng đâu xa xôi. Quanh ta cũng không thiếu thí dụ. Hai nhà thờ cạnh nhau, chuông bên này kêu thì bên kia phải làm sao để kêu hơn. Câu chuyện nầy có thật. Một giáo xứ xin Ðức cha cho một quả chuông. Về đánh lên thì bà con giáo xứ bên cạnh sốt ruột khó chịu, liền cùng nhau kéo xin phép đổi một quả chuông lớn hơn. Khệ nệ mang về, đánh lên thì ai nấy thất vọng. Tưởng chuông lớn hơn thì tiếng phải hay hơn. Ai dè âm thanh của chuông thường đã được định chuẩn sẵn; theo nốt nhạc, cái chuông mới trùng một nốt nhạc với chuông cũ!
Trong Giáo hội có một điểm quan trọng, đó là tính đa diện (Pluralité). Giáo hội không đòi hỏi phải đồng bộ, nhưng trân trọng nét cá biệt của mỗi giáo hội địa phương. Khác nhau hầu bổ túc cho nhau, chứ không phải để rồi tôi đi đường tôi anh đi đường anh.
Nếu ..., vâng...nhưng mà..., cách nào?..., tại sao?...
Can chi không?
Không can gì cả.
Nếu con ở trong Chúa là con ở trong trung tâm,
tất cả mọi sự luân chuyển quanh mặt trời ấy.
Con gặp tất cả trong Chúa.
Nhưng ngược lại, nếu con bật ra khỏi trung tâm, con mất tất cả.
Vậy tại sao con than van? Tại sao con lo lắng?
Con phải giao phó tất cả trong tay Chúa,
Không chút ngần ngại, không điều kiện.
Nếu con ở trong Chúa, sao con lo sợ?
Sao con còn tính toán? Con đặt điều kiện?
"Nếu..., vâng... nhưng mà, cách nào? Tại sao?"
"Tôi sẵn sàng làm việc đó nếu không có anh ấy trong nhóm tôi".
"Vâng, tôi sẽ chuyển công việc, nhưng mà nơi tôi đến phải có..."
Ðối với Chúa, với công việc của Chúa,
Phải "vô điều kiện".
Mẹ Maria hỏi: "Sự ấy làm sao được..." (Lc. 1,343), vì Mẹ là người nữ,
Mẹ muốn giữ lời hứa với Chúa.
Chúa đã nói với Mẹ qua Thiên Thần: "Chúa Thánh Thần sẽ đến" (Lc. 1,35).
Mẹ đã trả lời ngay: "Tôi xin vâng" (Lc.1,38)
Từ giây phút ấy, Mẹ đã đi vào hang lừa máng cỏ,
Trốn sang Ai.-cập, về xưởng mộc Nazareth,
Ðứng dưới chân Thánh giá vô điều kiện.
Tác giả Nguyễn Văn Thuận, HY
Bấm vào bên dưới để xem tiếp:
Tác Phẩm Thập Đại Bệnh: 3 - Bệnh Phô Trương Chiến Thắng (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=34959)
Tác Phẩm Thập Đại Bệnh: 1 - Bệnh Quá Khứ Cục Bộ (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=34795)