tieuvu1512
05-01-2010, 08:04 PM
“Xã hội báo thù” mang màu sắc Trung Quốc ?
Trung Quốc đang đi tìm câu trả lời cho làn sóng các vụ tấn công vào các em nhỏ vô tội ở nước này, trong lúc tăng cường an ninh tại các trường học.
>> Thêm một vụ tấn công trẻ mẫu giáo ở Trung Quốc (http://tin180.com/thegioi/2010/04/30/them-mot-vu-tan-cong-tre-mau-giao-o-trung-quoc/)
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/3/files/2010/05/Xa-hoi-bao-thu-mang-mau-sac-Trung-Quoc_Tin180.com_0013.jpg (http://tin180.com/thegioi/2010/05/02/xa-hoi-bao-thu-mang-mau-sac-trung-quoc/)
Trong vụ tấn công mới nhất, một nông dân ở tỉnh Sơn Đông đã làm năm cháu bé và một giáo viên bị thương, trước khi tự thiêu mà chết.
Đây là vụ tấn công thứ tư nhắm vào các trường học tại Trung Quốc chỉ trong vòng một tháng qua.
Hôm thứ Năm, một người đàn ông trung niên đã dùng dao làm bị thương 28 em nhỏ và ba người lớn tại một nhà trẻ ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc. Năm em nhỏ lâm vào tình trạng nguy kịch.
Hôm thứ Tư, một giáo viên đang nghỉ ốm vì bị bệnh thần kinh đã làm bị thương 16 học sinh và một nhân viên ở trưởng tiểu học thuộc tỉnh Quảng Đông.
Cũng cùng ngày, một người đàn ông khác đã bị xử tử về tội sát hại tám em nhỏ hồi tháng trước ở bên ngoài một trường cấp hai ở tỉnh Phúc Kiến.
Bộ giáo dục đã thành lập một ban khẩn cấp nhằm đối phó với tình trạng bạo lực và một số cơ quan cảnh sát địa phương đã phân phát vũ khí như cây cào sắt và bình xịt cay cho các nhân viên bảo vệ trường học.
"Xã hội báo thù"
Trung Quốc từng là nước có tỷ lệ tội phạm thấp, nhưng nay đây lại là chủ đề mà họ phải xử lý hầu như mỗi ngày. Điều này khiến người ta đặt câu hỏi tại sao lại có làn sóng dâng cao đột ngột về các vụ tấn công như vậy.
Làn sóng này được gán cho cái tên "xã hội báo thù" tại Trung Quốc.
Ji Jianlin, một giáo sư thuộc khoa tâm thần học của Đại Học Phúc Đán ở Thượng Hải nói các vụ việc mới đây đều có những điểm chung.
Ông nói: "Những kẻ tấn công đều là những người thù hằn xã hội. Họ đều muốn báo thù bằng cách tấn công vào những đối tượng non trẻ, yếu đuối."
Phần nào chuyện này phản ứng tâm trạng căng thẳng trong xã hội trước nạn tham nhũng và bất bình đẳng. Nhưng Giáo sư Ji nói rõ ràng hiện đang thiếu sự hỗ trợ xã hội và tâm lý trong một môi trường đang thay đổi nhanh chóng.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/3/files/2010/05/Xa-hoi-bao-thu-mang-mau-sac-Trung-Quoc_Tin180.com_0024.jpg (http://tin180.com/thegioi/)
Cảnh sát tại một số nơi đã phát vũ khí cho bảo vệ
các trường học để đề phòng các vụ tấn công mới.
Sự thay đổi xã hội không chỉ khiến nhiều người mất đi chỗ dựa truyền thống mà còn đẩy nhiều người vào cảnh đói nghèo.
Khoảng cách giàu nghèo càng trở nên rộng.
Điều này cùng những thay đổi trong cuộc sống khiến nhiều người trở nên cực đoan, tìm đến cách hành xử kiểu luật rừng.
Hơn nữa, trong xã hội Trung Quốc có rất nhiều người cần được tư vấn tâm lý.
Các thành viên gia đình và xã hội thường có khuynh hướng che dấu khi có người mắc vấn đề thần kinh. Điều này một phần khiến cho những kẻ tấn công không được nhận sự trợ giúp trước khi họ có hành vi phạm tội.
Người ta cũng đang nghi ngờ chuyện có sự bắt chước về hành vi tấn công, như được tường thuật rộng rãi. Có tới bốn vụ việc gần đây đều được tiến hành bằng dao.
Bất kể nguyên do là gì, thì cha mẹ của các nạn nhân vẫn đang là người phải trả giá đắt cho những hành vi tội phạm đó.
Cao Tín Bt
Theo BBC
Trung Quốc đang đi tìm câu trả lời cho làn sóng các vụ tấn công vào các em nhỏ vô tội ở nước này, trong lúc tăng cường an ninh tại các trường học.
>> Thêm một vụ tấn công trẻ mẫu giáo ở Trung Quốc (http://tin180.com/thegioi/2010/04/30/them-mot-vu-tan-cong-tre-mau-giao-o-trung-quoc/)
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/3/files/2010/05/Xa-hoi-bao-thu-mang-mau-sac-Trung-Quoc_Tin180.com_0013.jpg (http://tin180.com/thegioi/2010/05/02/xa-hoi-bao-thu-mang-mau-sac-trung-quoc/)
Trong vụ tấn công mới nhất, một nông dân ở tỉnh Sơn Đông đã làm năm cháu bé và một giáo viên bị thương, trước khi tự thiêu mà chết.
Đây là vụ tấn công thứ tư nhắm vào các trường học tại Trung Quốc chỉ trong vòng một tháng qua.
Hôm thứ Năm, một người đàn ông trung niên đã dùng dao làm bị thương 28 em nhỏ và ba người lớn tại một nhà trẻ ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc. Năm em nhỏ lâm vào tình trạng nguy kịch.
Hôm thứ Tư, một giáo viên đang nghỉ ốm vì bị bệnh thần kinh đã làm bị thương 16 học sinh và một nhân viên ở trưởng tiểu học thuộc tỉnh Quảng Đông.
Cũng cùng ngày, một người đàn ông khác đã bị xử tử về tội sát hại tám em nhỏ hồi tháng trước ở bên ngoài một trường cấp hai ở tỉnh Phúc Kiến.
Bộ giáo dục đã thành lập một ban khẩn cấp nhằm đối phó với tình trạng bạo lực và một số cơ quan cảnh sát địa phương đã phân phát vũ khí như cây cào sắt và bình xịt cay cho các nhân viên bảo vệ trường học.
"Xã hội báo thù"
Trung Quốc từng là nước có tỷ lệ tội phạm thấp, nhưng nay đây lại là chủ đề mà họ phải xử lý hầu như mỗi ngày. Điều này khiến người ta đặt câu hỏi tại sao lại có làn sóng dâng cao đột ngột về các vụ tấn công như vậy.
Làn sóng này được gán cho cái tên "xã hội báo thù" tại Trung Quốc.
Ji Jianlin, một giáo sư thuộc khoa tâm thần học của Đại Học Phúc Đán ở Thượng Hải nói các vụ việc mới đây đều có những điểm chung.
Ông nói: "Những kẻ tấn công đều là những người thù hằn xã hội. Họ đều muốn báo thù bằng cách tấn công vào những đối tượng non trẻ, yếu đuối."
Phần nào chuyện này phản ứng tâm trạng căng thẳng trong xã hội trước nạn tham nhũng và bất bình đẳng. Nhưng Giáo sư Ji nói rõ ràng hiện đang thiếu sự hỗ trợ xã hội và tâm lý trong một môi trường đang thay đổi nhanh chóng.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/3/files/2010/05/Xa-hoi-bao-thu-mang-mau-sac-Trung-Quoc_Tin180.com_0024.jpg (http://tin180.com/thegioi/)
Cảnh sát tại một số nơi đã phát vũ khí cho bảo vệ
các trường học để đề phòng các vụ tấn công mới.
Sự thay đổi xã hội không chỉ khiến nhiều người mất đi chỗ dựa truyền thống mà còn đẩy nhiều người vào cảnh đói nghèo.
Khoảng cách giàu nghèo càng trở nên rộng.
Điều này cùng những thay đổi trong cuộc sống khiến nhiều người trở nên cực đoan, tìm đến cách hành xử kiểu luật rừng.
Hơn nữa, trong xã hội Trung Quốc có rất nhiều người cần được tư vấn tâm lý.
Các thành viên gia đình và xã hội thường có khuynh hướng che dấu khi có người mắc vấn đề thần kinh. Điều này một phần khiến cho những kẻ tấn công không được nhận sự trợ giúp trước khi họ có hành vi phạm tội.
Người ta cũng đang nghi ngờ chuyện có sự bắt chước về hành vi tấn công, như được tường thuật rộng rãi. Có tới bốn vụ việc gần đây đều được tiến hành bằng dao.
Bất kể nguyên do là gì, thì cha mẹ của các nạn nhân vẫn đang là người phải trả giá đắt cho những hành vi tội phạm đó.
Cao Tín Bt
Theo BBC