tieuvu1512
05-03-2010, 03:35 PM
Ngày cuối tuần nghỉ học, Tuấn (16 tuổi) ngâm mình dưới mé sông để lấy bùn vun đắp mấy gốc cây nhãn.
Tay anh chàng thoáng chạm một vật khá cứng bên dưới lớp bùn. Dùng hết sức kéo lên, Tuấn hơi giật mình vì trên tay mình là một hũ đất nung không còn nguyên dạng, bên trong chứa đầy tiền cổ…
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/6/files/2010/05/Di-tim-kho-bau-giua-song-Tien_Tin180.com_0011.jpg (http://tin180.com/vanhoa/2010/05/03/di-tim-kho-bau-giua-song-tien/)
Kho báu bên dưới đáy sông Tiền mênh mông vẫn là một bí ẩn.
Những dấu vết khá mơ hồ về những đồng tiền cổ thất lạc mà Tuấn cũng như nhiều người dân khác tìm ra ở khu vực quanh bờ sông cù lao Thới Sơn nằm giữa dòng sông Tiền (tỉnh Tiền Giang) đã hé lộ sự thật có một kho cổ vật bí ẩn bên dưới con sông mênh mông này…
Lần theo dấu vết những đồng tiền rỉ sét…
Khi mang được cái hũ đất nung lên khỏi mặt nước, thấy sứt mẻ loang lổ, đầy bùn nhão…, Tuấn bắt đầu tò mò vì “Nó nặng khác thường. Biết đâu mình lại nhặt được vàng!”. Tuấn lấy nước rửa sạch lớp bùn đóng bên ngoài cái hũ, dùng tay cào cào trên bề mặt mấy cái. Bên dưới lớp bùn là cảm giác cứng của kim loại. Tuấn muốn rụng rời tay chân, ôm cái hũ chạy vọt lên bờ, dùng đá đập vỡ ra. Bên trong là những đồng tiền kim loại cổ rỉ sét, đóng lại thành từng nắm lớn… Tuấn mày mò bên đống tiền lạ, phần lớn không còn rõ hình dạng, mục nát. Số ít đồng xu bằng kẽm còn sót một vài nét chữ Hán của người xưa…
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/6/files/2010/05/Di-tim-kho-bau-giua-song-Tien_Tin180.com_0021.jpg (http://tin180.com/vanhoa/2010/05/03/di-tim-kho-bau-giua-song-tien/)
Đống tiền cổ gần 20kg mà người dân cù lao Thới Sơn vớt được.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/6/files/2010/05/Di-tim-kho-bau-giua-song-Tien_Tin180.com_0031.jpg (http://tin180.com/vanhoa/)
Đồng tiền Thánh Nguyên Thông bảo của thế kỉ 15.
Hũ tiền của Tuấn tìm được chẳng thấm gì so với khối tiền của nhóm thanh niên làm công đào được cũng trên khu vực cù lao Thới Sơn. Trong lúc đào rãnh dẫn nước từ sông vào ao, những nhát cuốc ở độ sâu khoảng hai gang tay đã chạm vào một cái chậu sành khá lớn… Bên trong chậu chứa khoảng 2 kí lô tiền cổ đủ loại. Chẳng bán ve chai được mà cũng không biết để làm gì, những đồng tiền cổ dần dần bị chủ nhà làm thất lạc hết, ngoại trừ vài đồng còn khá nguyên vẹn được giữ để… cạo gió!
“Ở đoạn cuối của cù lao Thới Sơn, khu vực diễn ra trận thủy chiến lịch sử Rạch Gầm – Xoài Mút của vua Quang Trung ngày xưa là nơi mà người dân địa phương thường xuyên vớt được tiền cổ dưới sông. Người đi làm vườn, học trò đi tắm sông… cũng tình cờ nhặt được những đồng xu kẽm có lỗ tròn ở giữa!”, Tuấn tiết lộ.
Người địa phương tìm được số lượng tiền xưa nhiều nhất phải kể đến ông Nguyễn Văn Quang (ở ấp Thới Bình, cù lao Thới Sơn). Trong lúc dọn dẹp một góc mé sông Tiền để làm ao nuôi cá thì ông phát hiện một cái tĩn lớn, cao hơn nửa người. Ông Quang không thể tin trong cái tĩn cũ kĩ ấy đầy ắp tiền cổ, nặng đến 15 kí lô. Mất đến mấy ngày chùi rửa, ông đếm được hơn 7 ngàn đồng xu… Ông nhờ người biết chữ Hán dịch giúp những kí tự còn sót lại nhưng cuối cùng cũng mù mờ về lai lịch của những đồng xu. Thế là ông mang tặng hết cho Bảo tàng tỉnh Tiền Giang. Chuyên gia khảo cổ Phan Thị Hương trực tiếp khảo sát hiện vật: “Đây là những đồng tiền có niên đại rất xưa và quý, như đồng Đại Định Thông bảo (đúc vào đời vua Lý Anh Tông, thế kỉ 12), Thánh Nguyên Thông bảo (thời vua Hồ Quý Ly, thế kỉ 15), An Pháp Nguyên bảo (đúc vào thời nhà Mạc, thế kỉ 16), Thái Hòa Thông bảo (thời vua Lê Nhân Tông, thế kỉ 15), Thái Bình Thông bảo (thời chúa Nguyễn Phúc Chu, thế kỉ 18)…”.
Ngoài đống tiền cổ ấy, ông Quang cùng với người nhà tiếp tục mò vớt rộng hơn khu vực phát hiện hũ tiền và tìm ra thêm rất nhiều đồ dùng bằng sành sứ cũ kĩ, sứt mẻ đủ hình dáng như tô chén. Những manh mối mới cho thấy bên dưới dòng sông Tiền đang tồn tại rất nhiều cổ vật…
Kho báu dưới đáy sông
Ngoài kho tiền cổ vẫn đang còn là bí ẩn, bên dưới đáy sông còn đang chôn giấu những bí mật gì? Câu trả lời “Cái gì cũng có!” của ông Mười, một người chuyên sống bằng nghề mò vớt bên dưới đáy sông Tiền gần 30 năm ở cù lao Thới Sơn càng khiến tôi tăng thêm tính hiếu kì. Ngồi bên bờ sông, ông Mười chỉ tay ra giữa dòng nước mênh mông: “Không ai có thể rõ bên dưới con sông rộng hút tầm mắt này có những gì. Ngay cả những người lão làng như tui cũng chưa dám tự cho mình là đã khám phá hết…”
Ông Mười bị mất một cánh tay, vết tích của một chuyến đi lặn đụng phải trái nổ. Nhưng chuyện khiến ông bỏ hẳn nghề lặn là lúc ông phát hiện ra một cái rương bằng đồng to lớn dài cỡ hai thước sau hàng giờ săn tìm dưới đáy sông. Khi lần mò ra chiếc rương, ông cố thoát lên khỏi mặt nước và từ đó bỏ hẳn nghề… Ông nói rằng không biết trong chiếc rương có cái gì và không dám đưa lên bờ bởi đó là điều kiêng kị của người thợ lặn.
Lần theo câu chuyện của ông Mười, tôi tiếp tục hành trình tìm ra tung tích của những chuyên gia săn tìm kho cổ vật dưới đáy sông Tiền. Có tiếng trong nghề lặn ở khúc sông Tiền đi qua Bình Đức, Song Thuận (huyện Châu Thành, Tiền Giang) nhất có thể nhắc đến anh Nguyễn Văn Bình, bắt đầu đi lặn từ năm 15 tuổi. Nhà của anh Bình nằm ở đoạn cuối con đường mòn đầy cỏ hoang, sát mé sông. Căn nhà nhỏ đơn sơ nhưng những vật dụng trong nhà toàn là những thứ mà giới mua đồ cổ thèm muốn. Từ cái tách uống nước, dĩa, tô chén… đều được hỏi mua giá cao nhưng anh Bình nhất quyết không bán. Đó là những món đồ anh săn được trong một chuyến đi sau khi đánh đổi bằng bàn tay phải bỏ lại dưới đáy sông và sinh mạng của một người bạn thân. Nhớ lại chuyến đi lặn kinh hoàng đụng nhằm trái nổ ấy, anh bất giác thở dài sườn sượt.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/6/files/2010/05/Di-tim-kho-bau-giua-song-Tien_Tin180.com_0041.jpg[/URL]
Anh Bình tìm được cái tô quý họa tiết rồng phượng sau hai giờ lặn sâu dưới sông Tiền.
Anh Bình cho biết, một chuyến đi lặn 4 – 5 ngày nếu trúng mánh có thể sống sung túc cả tháng trời, còn nếu không thì chỉ vớt được toàn sắt vụn chỉ đủ tiền mua gạo, thậm chí có ngày kéo ghe về với tay trắng. Có hôm anh cùng với mấy người bạn đi ghe ra khu vực giữa sông, suốt mấy ngày liền chỉ thấy đồ ve chai sắt vụn. Nản quá, anh quyết định lặn lần cuối rồi về. Sau gần 4 tiếng đồng hồ lặn sâu, anh Bình chỉ tìm thấy một vật kim loại tròn, nhỏ bằng cổ tay. Có người định vứt đi nhưng anh thử dùng tay rửa sạch lớp bùn đất, hình dáng của cái vật hình tròn rỉ sét ấy là cái đầu tượng Phật rỗng. Thấy chẳng quý giá gì, anh cũng để trong nhà. Nhưng khi có tay săn đồ cổ từ Sài Gòn về hỏi mua, anh bán liền với giá chỉ có 100 ngàn đồng. Anh tưởng bán thế đã là có giá ai dè hôm sau tay này quay lại đặt vấn đề “nếu tìm được cái thân tượng còn lại thì bạc tỉ cũng mua!” khiến anh muốn ngất xỉu!
Chuyện của anh Bình vẫn không “đau” bằng việc bán tảng đá quý của một người bạn với giá rẻ như cho. Người bạn đi mò vớt được một thanh đá hình chữ nhật lớn, có hình dáng cây cột nhà cũ. Bỏ thì phí, thế là anh ta mang về làm chỗ ngồi trước sân nhà. Không ngờ có người đến hỏi mua 200 ngàn đồng. Vừa mới bán xong, tay mua đồ cổ dặn thêm khi nào vớt được loại đá như thế này thì giá vài chục triệu không thành vấn đề!
“Đồ cổ dưới đáy sông Tiền này khá nhiều. Những thứ thông thường như tô, chén xưa, tiền kẽm… thì hầu như ngày nào mọi người cũng vớt được. Đồ “độc” hơn thì thỉnh thoảng một vài người cũng vô mánh như bình hoa, hũ đồng…”, anh Bình cho biết.
Đồ nghề đi săn cổ vật của những người thợ lặn như anh Bình khá sơ sài. Chỉ cần có chiếc ghe nhỏ, máy bơm và ống hơi. Bình thường, anh có thể ngậm ống hơi, lặn đến vài giờ đồng hồ. Một người ngồi trên ghe canh chừng máy bơm. Không ai biết được dưới đáy sông có gì, nhưng ai cũng nuôi hi vọng sẽ trúng mánh, tìm được những món đồ đắt giá. Vừa ngoi lên mặt nước khoe chiếc tô có họa tiết rồng phượng lạ mắt với vẻ mặt hớn hở, anh Bình lại vội vàng ngậm ống hơi, lặn mất tăm dưới dòng nước chảy xiết…
Mỹ Tho, tháng 4/ 2010
L.C.Bình
Theo muctim
Tay anh chàng thoáng chạm một vật khá cứng bên dưới lớp bùn. Dùng hết sức kéo lên, Tuấn hơi giật mình vì trên tay mình là một hũ đất nung không còn nguyên dạng, bên trong chứa đầy tiền cổ…
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/6/files/2010/05/Di-tim-kho-bau-giua-song-Tien_Tin180.com_0011.jpg (http://tin180.com/vanhoa/2010/05/03/di-tim-kho-bau-giua-song-tien/)
Kho báu bên dưới đáy sông Tiền mênh mông vẫn là một bí ẩn.
Những dấu vết khá mơ hồ về những đồng tiền cổ thất lạc mà Tuấn cũng như nhiều người dân khác tìm ra ở khu vực quanh bờ sông cù lao Thới Sơn nằm giữa dòng sông Tiền (tỉnh Tiền Giang) đã hé lộ sự thật có một kho cổ vật bí ẩn bên dưới con sông mênh mông này…
Lần theo dấu vết những đồng tiền rỉ sét…
Khi mang được cái hũ đất nung lên khỏi mặt nước, thấy sứt mẻ loang lổ, đầy bùn nhão…, Tuấn bắt đầu tò mò vì “Nó nặng khác thường. Biết đâu mình lại nhặt được vàng!”. Tuấn lấy nước rửa sạch lớp bùn đóng bên ngoài cái hũ, dùng tay cào cào trên bề mặt mấy cái. Bên dưới lớp bùn là cảm giác cứng của kim loại. Tuấn muốn rụng rời tay chân, ôm cái hũ chạy vọt lên bờ, dùng đá đập vỡ ra. Bên trong là những đồng tiền kim loại cổ rỉ sét, đóng lại thành từng nắm lớn… Tuấn mày mò bên đống tiền lạ, phần lớn không còn rõ hình dạng, mục nát. Số ít đồng xu bằng kẽm còn sót một vài nét chữ Hán của người xưa…
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/6/files/2010/05/Di-tim-kho-bau-giua-song-Tien_Tin180.com_0021.jpg (http://tin180.com/vanhoa/2010/05/03/di-tim-kho-bau-giua-song-tien/)
Đống tiền cổ gần 20kg mà người dân cù lao Thới Sơn vớt được.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/6/files/2010/05/Di-tim-kho-bau-giua-song-Tien_Tin180.com_0031.jpg (http://tin180.com/vanhoa/)
Đồng tiền Thánh Nguyên Thông bảo của thế kỉ 15.
Hũ tiền của Tuấn tìm được chẳng thấm gì so với khối tiền của nhóm thanh niên làm công đào được cũng trên khu vực cù lao Thới Sơn. Trong lúc đào rãnh dẫn nước từ sông vào ao, những nhát cuốc ở độ sâu khoảng hai gang tay đã chạm vào một cái chậu sành khá lớn… Bên trong chậu chứa khoảng 2 kí lô tiền cổ đủ loại. Chẳng bán ve chai được mà cũng không biết để làm gì, những đồng tiền cổ dần dần bị chủ nhà làm thất lạc hết, ngoại trừ vài đồng còn khá nguyên vẹn được giữ để… cạo gió!
“Ở đoạn cuối của cù lao Thới Sơn, khu vực diễn ra trận thủy chiến lịch sử Rạch Gầm – Xoài Mút của vua Quang Trung ngày xưa là nơi mà người dân địa phương thường xuyên vớt được tiền cổ dưới sông. Người đi làm vườn, học trò đi tắm sông… cũng tình cờ nhặt được những đồng xu kẽm có lỗ tròn ở giữa!”, Tuấn tiết lộ.
Người địa phương tìm được số lượng tiền xưa nhiều nhất phải kể đến ông Nguyễn Văn Quang (ở ấp Thới Bình, cù lao Thới Sơn). Trong lúc dọn dẹp một góc mé sông Tiền để làm ao nuôi cá thì ông phát hiện một cái tĩn lớn, cao hơn nửa người. Ông Quang không thể tin trong cái tĩn cũ kĩ ấy đầy ắp tiền cổ, nặng đến 15 kí lô. Mất đến mấy ngày chùi rửa, ông đếm được hơn 7 ngàn đồng xu… Ông nhờ người biết chữ Hán dịch giúp những kí tự còn sót lại nhưng cuối cùng cũng mù mờ về lai lịch của những đồng xu. Thế là ông mang tặng hết cho Bảo tàng tỉnh Tiền Giang. Chuyên gia khảo cổ Phan Thị Hương trực tiếp khảo sát hiện vật: “Đây là những đồng tiền có niên đại rất xưa và quý, như đồng Đại Định Thông bảo (đúc vào đời vua Lý Anh Tông, thế kỉ 12), Thánh Nguyên Thông bảo (thời vua Hồ Quý Ly, thế kỉ 15), An Pháp Nguyên bảo (đúc vào thời nhà Mạc, thế kỉ 16), Thái Hòa Thông bảo (thời vua Lê Nhân Tông, thế kỉ 15), Thái Bình Thông bảo (thời chúa Nguyễn Phúc Chu, thế kỉ 18)…”.
Ngoài đống tiền cổ ấy, ông Quang cùng với người nhà tiếp tục mò vớt rộng hơn khu vực phát hiện hũ tiền và tìm ra thêm rất nhiều đồ dùng bằng sành sứ cũ kĩ, sứt mẻ đủ hình dáng như tô chén. Những manh mối mới cho thấy bên dưới dòng sông Tiền đang tồn tại rất nhiều cổ vật…
Kho báu dưới đáy sông
Ngoài kho tiền cổ vẫn đang còn là bí ẩn, bên dưới đáy sông còn đang chôn giấu những bí mật gì? Câu trả lời “Cái gì cũng có!” của ông Mười, một người chuyên sống bằng nghề mò vớt bên dưới đáy sông Tiền gần 30 năm ở cù lao Thới Sơn càng khiến tôi tăng thêm tính hiếu kì. Ngồi bên bờ sông, ông Mười chỉ tay ra giữa dòng nước mênh mông: “Không ai có thể rõ bên dưới con sông rộng hút tầm mắt này có những gì. Ngay cả những người lão làng như tui cũng chưa dám tự cho mình là đã khám phá hết…”
Ông Mười bị mất một cánh tay, vết tích của một chuyến đi lặn đụng phải trái nổ. Nhưng chuyện khiến ông bỏ hẳn nghề lặn là lúc ông phát hiện ra một cái rương bằng đồng to lớn dài cỡ hai thước sau hàng giờ săn tìm dưới đáy sông. Khi lần mò ra chiếc rương, ông cố thoát lên khỏi mặt nước và từ đó bỏ hẳn nghề… Ông nói rằng không biết trong chiếc rương có cái gì và không dám đưa lên bờ bởi đó là điều kiêng kị của người thợ lặn.
Lần theo câu chuyện của ông Mười, tôi tiếp tục hành trình tìm ra tung tích của những chuyên gia săn tìm kho cổ vật dưới đáy sông Tiền. Có tiếng trong nghề lặn ở khúc sông Tiền đi qua Bình Đức, Song Thuận (huyện Châu Thành, Tiền Giang) nhất có thể nhắc đến anh Nguyễn Văn Bình, bắt đầu đi lặn từ năm 15 tuổi. Nhà của anh Bình nằm ở đoạn cuối con đường mòn đầy cỏ hoang, sát mé sông. Căn nhà nhỏ đơn sơ nhưng những vật dụng trong nhà toàn là những thứ mà giới mua đồ cổ thèm muốn. Từ cái tách uống nước, dĩa, tô chén… đều được hỏi mua giá cao nhưng anh Bình nhất quyết không bán. Đó là những món đồ anh săn được trong một chuyến đi sau khi đánh đổi bằng bàn tay phải bỏ lại dưới đáy sông và sinh mạng của một người bạn thân. Nhớ lại chuyến đi lặn kinh hoàng đụng nhằm trái nổ ấy, anh bất giác thở dài sườn sượt.
http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/6/files/2010/05/Di-tim-kho-bau-giua-song-Tien_Tin180.com_0041.jpg[/URL]
Anh Bình tìm được cái tô quý họa tiết rồng phượng sau hai giờ lặn sâu dưới sông Tiền.
Anh Bình cho biết, một chuyến đi lặn 4 – 5 ngày nếu trúng mánh có thể sống sung túc cả tháng trời, còn nếu không thì chỉ vớt được toàn sắt vụn chỉ đủ tiền mua gạo, thậm chí có ngày kéo ghe về với tay trắng. Có hôm anh cùng với mấy người bạn đi ghe ra khu vực giữa sông, suốt mấy ngày liền chỉ thấy đồ ve chai sắt vụn. Nản quá, anh quyết định lặn lần cuối rồi về. Sau gần 4 tiếng đồng hồ lặn sâu, anh Bình chỉ tìm thấy một vật kim loại tròn, nhỏ bằng cổ tay. Có người định vứt đi nhưng anh thử dùng tay rửa sạch lớp bùn đất, hình dáng của cái vật hình tròn rỉ sét ấy là cái đầu tượng Phật rỗng. Thấy chẳng quý giá gì, anh cũng để trong nhà. Nhưng khi có tay săn đồ cổ từ Sài Gòn về hỏi mua, anh bán liền với giá chỉ có 100 ngàn đồng. Anh tưởng bán thế đã là có giá ai dè hôm sau tay này quay lại đặt vấn đề “nếu tìm được cái thân tượng còn lại thì bạc tỉ cũng mua!” khiến anh muốn ngất xỉu!
Chuyện của anh Bình vẫn không “đau” bằng việc bán tảng đá quý của một người bạn với giá rẻ như cho. Người bạn đi mò vớt được một thanh đá hình chữ nhật lớn, có hình dáng cây cột nhà cũ. Bỏ thì phí, thế là anh ta mang về làm chỗ ngồi trước sân nhà. Không ngờ có người đến hỏi mua 200 ngàn đồng. Vừa mới bán xong, tay mua đồ cổ dặn thêm khi nào vớt được loại đá như thế này thì giá vài chục triệu không thành vấn đề!
“Đồ cổ dưới đáy sông Tiền này khá nhiều. Những thứ thông thường như tô, chén xưa, tiền kẽm… thì hầu như ngày nào mọi người cũng vớt được. Đồ “độc” hơn thì thỉnh thoảng một vài người cũng vô mánh như bình hoa, hũ đồng…”, anh Bình cho biết.
Đồ nghề đi săn cổ vật của những người thợ lặn như anh Bình khá sơ sài. Chỉ cần có chiếc ghe nhỏ, máy bơm và ống hơi. Bình thường, anh có thể ngậm ống hơi, lặn đến vài giờ đồng hồ. Một người ngồi trên ghe canh chừng máy bơm. Không ai biết được dưới đáy sông có gì, nhưng ai cũng nuôi hi vọng sẽ trúng mánh, tìm được những món đồ đắt giá. Vừa ngoi lên mặt nước khoe chiếc tô có họa tiết rồng phượng lạ mắt với vẻ mặt hớn hở, anh Bình lại vội vàng ngậm ống hơi, lặn mất tăm dưới dòng nước chảy xiết…
Mỹ Tho, tháng 4/ 2010
L.C.Bình
Theo muctim