Dan Lee
05-03-2010, 08:38 PM
ĐỨC ÁI XÂY DỰNG HỘI THÁNH
Đức ái Ki-tô giáo là gì mà Đức Giê-su xác định riêng với các môn đệ của Ngài: “Điều răn mới của Thầy.” (Ga 13,34)
Nếu đức ái là tình yêu giữa người với người, thì quá thông thường và xưa như trái đất, làm sao Đức Giê-su lại cho là mới được ? Chắc chắn phạm trù yêu Đức Giê-su ban tặng cho Hội Thánh phải có một nội dung đặc thù, mà người ta không thể tìm đâu nơi người đời, cho nên thánh Gio-an mới qủa quyết chỉ có: “Thiên Chúa là Tình Yêu.” (1Ga 4,8)
Ta hãy tìm kiếm nét đặc thù của Giới răn Yêu mới mà Đức Giê-su truyền: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34: Tin Mừng).
Dựa vào các bản văn Thánh Kinh đọc trong Thánh Lễ hôm nay, ta tìm ra năm điều yêu mới của Giới răn này.
- Chỉ có Chúa Giê-su làm cho ta và người ta phục vụ biết yêu thương giống như Ngài.
- Sống Đức Ái là ta và đồng loại được cùng nên một trong Chúa Giê-su Phục Sinh
- Dấu chỉ đầu tiên của đức ái là tặng đồng loại Lời Chúa.
- Sống đức ái là cầu nguyện để được Chúa thanh tẩy biến dữ ra lành.
- Sống đức ái là phục vụ không phân biệt bạn thù, dù phải thiệt mạng mình.
I. CHỈ CÓ CHÚA GIÊ-SU LÀM CHO TA VÀ NGƯỜI TA PHỤC VỤ BIẾT YÊU THƯƠNG GIỐNG NHƯ NGÀI.
Điều răn mới Đức Giê-su ban, ta có thể viết thành công thức ngang :
http://www.dunglac.org/upload/htmlarea/upload/insert_1272830968.jpg
Công thức này đọc xuôi, đọc ngược đều có nghĩa:
* Đọc xuôi: Tôi yêu đồng loại như Thiên Chúa yêu tôi: Chúa đã tỏ cho tôi biết tình yêu của Ngài để tôi bắt chước Ngài mà yêu đồng loại.
* Đọc ngược: Tôi yêu Thiên Chúa như đồng loại yêu tôi: Có nghĩa là tôi nhìn thấy đồng loại phục vụ vì yêu như Chúa, mà tôi biết học yêu Chúa yêu đồng loại như Chúa đã yêu loài người.
*Ta thấy ba chủ thể: Thiên Chúa, đồng loại, tôi, cùng một lúc vừa là chủ ngữ, vừa là bổ ngữ của động từ yêu. Khi nào chủ ngữ đứng trước động từ yêu, thì chủ thể ấy cho đi ; khi nào bổ ngữ đứng sau động từ yêu, thì chủ thể ấy lãnh nhận.
Vậy khi ta yêu ai, ta vừa biết cho vừa được nhận lại nhiều hơn, như Đức Giê-su dạy: “Hãy cho đi và các ngươi sẽ được người ta cho lại. Người ta sẽ lấy đấu hảo hạng đã dằn đã lắc đổ tràn vào vạt áo cho ngươi” (Lc 6,38). Kẻ chỉ biết nhận là người tham ; người chỉ biết cho mà không thèm nhận là kẻ kiêu ngạo. hai tội kiêu ngạo và tham lam đều nghịch lại đức ái Ki-tô giáo. Bởi vậy, ông Phê-rô là tôi tớ phải phục vụ Thầy, nhưng trong bữa tiệc ly, nếu ông không để Thầy phục vụ rửa chân cho (không muốn nhận), thì ông không còn là môn đệ của Thầy (x Ga 13, 6-10).
Cả đến Thiên Chúa cũng muốn được lãnh nhận hoa trái của con người là việc làm do tình yêu Đức Ki-tô thúc bách (x 2Cr 5,14), vì Đức Giê-su nói: “Điều làm Cha Ta vinh hiển là anh em sinh hoa trái và trở nên môn đệ của Thầy” (Ga 15,8).
II. SỐNG ĐỨC ÁI LÀ TA VÀ ĐỒNG LOẠI ĐƯỢC CÙNG NÊN MỘT TRONG CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH
Điều răn mới Đức Giê-su ban, ta có thể viết thành công thức tròn :
http://www.dunglac.org/upload/htmlarea/upload/insert_1272830917.jpg
Công thức này ta cũng thấy đọc xuôi hay ngược đều có ý nghĩa. Nhìn vào “công thức yêu” này, ta thấy Tình yêu chuyển lưu giữa ba chủ thể: Thiên Chúa, đồng loại và tôi. để tôi và đồng loại được trở nên một trong Thiên Chúa.
Chân lý này được thể hiện cách cụ thể trong mầu nhiệm Thánh Thể. Đức Giê-su trong diễn từ về mầu nhiệm Thánh Thể, Ngài đã nói: “Chúa Cha hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy” (Ga 6,57). Đến nỗi: “Đấng tác thánh là Chúa Giê-su và những người được thánh hóa cùng một nguồn gốc, cùng chung một máu thịt với nhau” (Dt 2,11.14), ta có thể nói được như Chúa Giê-su: “Ai thấy tôi là thấy Thiên Chúa Cha” (Ga 14,9) hoặc nói được như thánh Phao-lô: “Tôi sống, nhưng không là tôi sống mà là Chúa Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20). Đó cũng là lý do ta hân hoan hãnh diện nói với mọi người: “ Anh em hãy bắt chước tôi như tôi đối với Chúa Giê-su Kitô ” ( 1 Cr.11,1 )
III. DẤU CHỈ ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC ÁI LÀ TẶNG ĐỒNG LOẠI LỜI CHÚA.
Kinh Thánh nói: “Đừng ai yêu bằng đầu lưỡi, nhưng yêu bằng việc làm thực sự” (1Ga 3,18).Vì “ở đâu có tình yêu ở đó có quà tặng”. Chỉ có người Công Giáo xác tín rằng: “Có một báu vật quý nhất là Lời Chúa, tôi tặng bạn”.
Ta biết hai môn đệ Chúa Giê-su về làng Emmau trong tâm trạng buồn sầu, thất vọng, vì họ đã từng theo Thầy Giêsu với hy vọng Ngài sẽ thành công trong sự nghiệp cách mạng, để đẩy lui đế quốc Rôma giải phóng dân tộc, thế mà Ngài đã bị giết. Con đường hai môn đệ đang đi về quê dài khoảng 30 cây số, chắc chắn làm cho họ thêm mệt nhọc và buồn chán hơn nữa! Thế mà Chúa Giê-su Phục Sinh hiện đến đồng hành với họ, Ngài không cho họ bánh hay nước, Ngài cũng không cõng họ đi một quãng đường, Ngài chỉ chia sẻ Lời Chúa cho họ, làm họ quên hết mệt nhọc, tâm hồn tràn ngập hân hoan vui sướng, và khi họ đã nhận ra Ngài là Chúa lúc bẻ bánh, rồi Ngài biến mất, lòng họ rộn lên niềm vui khôn tả. Họ chạy vòng ngay về Giêrusalem báo Tin Mừng Thầy đã sống lại cho nhóm mười một đang tụ họp trong căn nhà đóng kín cửa (x Lc .24 ). Vì lúc Đức Giê-su ban giới răn mới cho 11 môn đệ còn trung thành với Ngài, thì Ngài đã bộc lộ quà tặng: “Ta hiến mạng Ta vì bạn hữu, và mọi điều Ta nghe được nơi Cha Ta, Ta đã tỏ cho các ngươi biết” (Ga 15,13.15)
Hai Tông Đồ Phao-lô và Bar-na-ba đã bắt chước Thầy Giêsu, họ rất nhiệt tâm loan báo Tin Mừng cho vùng Lýt-ra, I-cô-ni-ô và An-ti-o-khi-a, nơi đây các ngài đã bị xua đuổi. Tệ nhất là họ đã ném đá ông Phao-lô, tưởng ông đã chết nên lôi xác vất ngoài thành (x Cv 14,19). Nhưng hai ông vẫn tiếp tục lên đường giảng Tin Mừng ở nhiều nơi khác nữa, rồi trở lại nơi đã bị ném đá để củng cố tinh thần các môn đệ và khuyên nhủ họ giữ vững đức tin. Hai ông nói: “ Chúng ta phải chịu gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa”. Rồi các ông đặt cho họ các kỳ mục coi sóc giáo đoàn, và sau khi ăn chay cầu nguyện, hai ông phó thác họ cho Chúa. Sau đó các ông lại đi tới các miền khác tiếp tục loan báo Tin Mừng , thành lập thêm giáo đoàn (x Cv.14, 21-27: Bài đọc I ). Vì ý thức việc loan báo Lời Chúa vô cùng quan trọng, nên thánh Phao-lô nói: “Tôi cam đoan rằng tôi hoàn toàn trong sạch về máu mọi người. Vì tôi đã không e ngại mà giấu giếm đi để không loan báo cho anh em Lời của Thiên Chúa” (Cv 20, 26-27). Ông Phao-lô nói như vậy không phải ông quên chính ông từng bách hại những người Công Giáo ở Đama, nhất là ông đã ôm áo cho người ta ném đá Phó tế Stephano chết (x Cv 7,58). Lý do lúc đó ông chưa được học giáo lý của Chúa, nên ông có làm như thế, cũng chỉ giết được thân xác đồng loại, còn linh hồn thì được bay bổng về Trời. Nhưng khi ông đã thuộc về Chúa Ki-tô, mà thiếu sót việc loan báo Tin Mừng, thì ông chủ ý giết cả hồn xác người ta mà quăng xuống hỏa ngục.
Nhất là nhờ Lời Chúa dẫn ta đến kết hợp với Chúa Giê-su Phục Sinh qua các Bí tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể, để khi làm bất cứ việc gì, là ta được làm nhờ, với, trong Chúa Giê-su mới tôn vinh Thiên Chúa (x Rm.11, 36 ). Bởi vì “ai không được kết hợp với Chúa Giê-su , việc làm của họ dù có thành công, cũng không có giá trị cứu độ, chết là hết. Trái lại, ai nên một trong Chúa Giê-su, dù họ còn có tội, thì việc lành họ làm tồn tại muôn đời, không ai phá hủy được, kẻ nào phá hủy nó bị mang họa” (x Cv 5, 38-39).
IV. SỐNG ĐỨC ÁI LÀ CẦU NGUYỆN ĐỂ ĐƯỢC CHÚA THANH TẨY BIẾN DỮ RA LÀNH.
Mục đích đức ái nhắm tới vẫn là làm cho kẻ có tội, kẻ làm hại ta được trở nên công chính. Điều này ngoài khả năng ta, do đó Đức Giê-su dạy phải cầu nguyện cho họ (x Mt 5,44). Vì chỉ có Chúa mới biến tội ra ơn. Cụ thể Phó tế Stephano cầu nguyện cho những kẻ ném đá ông, kết quả là “sói Saulo”, kẻ ôm áo động viên người khác ném đá Stephano, đã trở nên Tông Đồ Phao-lô nhiệt thành, kết quả việc làm hơn các Tông Đồ thượng đẳng (x 2Cr 11,5). Nhờ thế, ta góp phần làm vinh hiển Thiên Chúa như ông Gioan đã nhìn thấy qua thị kiến :
C “Biển không còn nữa” (Kh 21,1): Biển theo quan niệm của Do-thái là sào huyệt của quỷ thần, của sự ác. Vì thế, khi Đức Giê-su đuổi quỷ xuất khỏi một người, nó xin Ngài cho nhập vào đàn heo và lao xuống biển (x Mt 8,32) ; ngày cánh chung không còn sự ác làm hại con người, nên thánh Gioan viết “biển không còn nữa” (Kh 20,13).
+ “Thành Thánh là Giê-ru-sa-lem mới trên trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như Tân nương trang điểm để đón Tân lang” (Kh 21,2): Có nghĩa là Phụng Vụ trên Trời được Hội Thánh làm hiện tại hóa khi dâng Lễ. Nơi đây, người Ki-tô hữu được mặc áo trúc bâu, áo đó là công đức của các thánh (x Kh 19,7-8) nhất là được mặc lấy Chúa Ki-tô (x Gl 3,27). Mặc lấy Chúa Ki-tô hạnh phúc hơn xưa Chúa thấy Adam, Eva lấy lá vả làm khố không ổn, thì Ngài giết con chiên lột da may áo mặc cho họ (x St 3,7.21).
+ “Họ là dân của Thiên Chúa được lau sạch nước mắt, không còn phiền muộn, không còn đau khổ, không còn chết chóc” ( Kh 21,3-4: Bài đọc II), vì dân được dự tiệc ngày cánh chung mà ngôn sứ Is 25,6-8 đã báo trước, nay Đức Giê-su thực hiện qua mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Ngài. Ai đến dự tiệc này không phải trả xu nào, nhưng được hưởng thịt béo rượu ngon, Chúa sẽ xé bỏ chiếc khăn tang bao phủ mọi dân, và tấm khăn liệm trùm trên muôn nước. Chúa sẽ vĩnh viễn tiêu diệt tử thần, vì Chúa lau khô dòng lệ trên khuôn mặt mọi người và trên toàn cõi đất, Người sẽ xóa sạch nỗi ô nhục của dân Người.
V. SỐNG ĐỨC ÁI LÀ PHỤC VỤ KHÔNG PHÂN BIỆT BẠN THÙ, DÙ PHẢI THIỆT THÂN.
Chúa Giê-su biểu lộ tình yêu cao nhất của Ngài là phục vụ đến mất mạng. Vì thế Ngài nói: “không có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu của người hiến mạng sống mình vì bạn hữu” (Ga.15,13).
Bạn của Đức Giê-su không phải chỉ là những người sống chết với Ngài, mà cả Giuđa kẻ phản Thầy.
Quả vậy, khi hắn dùng nụ hôn làm dấu cho kẻ ác bắt Thầy, Chúa Giê-su nói với hắn: “ Này bạn , bạn tới đây làm gì thì cứ làm đi” (Mt 26 ,50). Ta biết “bạn” trong Tin Mừng Mattheu luôn chỉ về người vô ơn, như anh bạn vào làm vườn nho cho chủ, đến giờ trả lương, anh thấy người vào làm sau cùng cũng được tiền lương giống như anh làm từ sáng sớm, nên anh phản đối chủ bất công, người chủ trả lời: “Này bạn, bạn đã chẳng thuận giá một quan với tôi hay sao ? Bạn hãy lấy phần bạn mà đi. Còn việc cho người cuối cùng này bằng bạn, tôi muốn thế” (Mt 20,13) ; “Bạn” còn là kẻ mất nết, vào dự tiệc cưới mà không mặc áo cưới, chủ tiệc đến hỏi: “Này bạn, sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ cưới ?” (Mt 22,12) Nhưng những người bạn như Giu-đa, Chúa đã yêu là yêu đến cùng, cụ thể là Ngài đã rửa chân cho hắn (x Ga 13,1-20)
Luật Mô-sê dạy: “Hãy yêu thân nhân và ghét thù địch”, nhưng nay Luật mới Đức Giê-su dạy: “Hãy yêu thù địch và cầu khẩn cho cả người bách hại anh em” (Mt 5,44-45). Đặc biệt là Ngài còn cầu nguyện xin Chúa Cha đừng chấp tội kẻ giết Ngài (x Lc.23,34 ). Cho nên, nếu ta chọn đối tượng vừa ý để phục vụ, thì ta chẳng hơn gì kẻ tội lỗi, chúng cũng làm như thế.Nhưng ta đã là con Đấng Tối Cao vì biết làm lành cho kẻ hại mình (x Lc 6,35), thì ta được đồng danh với Con Đức Ma-ri-a như trong ngày truyền tin, Thiên thần nói với Đức Ma-ri-a: “Bà sẽ sinh Con Đấng Tối Cao” (x Lc 1,32), có như thế ta mới trở nên hoàn hảo như Cha trên trời (x Mt 5,43-48).
Vậy khi ta sống 5 điều Yêu mới trên đây, ta như em bé dâng cho Chúa Giê-su 5 chiếc bánh để Ngài phân phát cho mọi người được sống dồi dào hạnh phúc trong tình yêu Thiên Chúa ban (x. Ga 6, 5-15), có thế lời cầu nguyện của chúng ta trong Thánh Lễ này, chính là lời ca tụng của các thánh trong bàn tiệc thiên quốc :
“Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương. Chúa nhân ái đối với mọi người, tỏ lòng nhân hậu với muôn loài Chúa đã dựng nên. Lạy Chúa, muôn loài Chúa dựng nên phải dâng lời tán tạ, kẻ hiếu trung phải chúc tụng Ngài.” (Tv 144,8-10: Đáp ca)
Truyện kể :
Một buổi chiều tháng 3 năm 1945, thế chiến thứ II sắp chấm dứt, trong một trại giam của Đức quốc xã, các tù nhân đang bị phơi nắng ngoài sân pháp trường để chờ xử bắn. Một sĩ quan Đức ra lệnh cho lính của ông :
- Chuẩn bị bắn!
Các tay súng lên đạn “rắc, rắc”, rồi đưa súng lên vai, tất cả cùng chĩa họng súng sẵn sàng nhã đạn về phía các tù nhân. Thình lình có một nhóm trẻ bụi đời, không rõ từ đâu chạy ùa đến, chúng đứng chắn ngang trước mặt các tử tội, viên sĩ quan Đức quá sững sờ và bối rối. Ông tự hỏi: Tại sao những đứa trẻ này lại làm bia đỡ đạn cho những kẻ đáng phải chết này?!
Sau vài giây suy nghĩ, ông không biết phải làm gì, nên ra lệnh giải tán, khi đội hành quyết vừa hạ súng xuống, đám trẻ chạy đến bu quanh toán lính, lợi dụng lúc hỗn loạn các tử tội đều chạy thoát ! Trong các tù nhân có một bác sĩ tên là Héc-man, ông chạy đi tìm đứa trẻ đã làm bia đỡ đạn cho ông, nhưng nó biến đâu mất, phản ứng tự nhiên, vị bác sĩ cũng bỏ chạy.
Được thoát chết , bác sĩ Héc-man quyết tâm thu nhận các trẻ vô gia cư về nhà ông chăm sóc, dạy dỗ. Nay tổ chức này đã có tới hơn 4.000 trẻ bụi đời ở khắp nơi về cư ngụ dưới mái ấm tình thương.
Vậy lũ trẻ liều mạng đã kích động bác sĩ Héc-man sinh lòng từ tâm, diễn tả một phần nào giới răn yêu mới Chúa Giê-su dạy, họ đã trở nên bánh nuôi đồng loại
THUỘC LÒNG.
Chúng con hãy yêu thương nhau như Thầy yêu chúng con. (Ga 15,12)
Thế giới sẽ thuộc về tay ai biết yêu mến (Thánh Gioan Vianey)
Tác giả bài giảng:
Lm Đinh Quang Thịnh
Đức ái Ki-tô giáo là gì mà Đức Giê-su xác định riêng với các môn đệ của Ngài: “Điều răn mới của Thầy.” (Ga 13,34)
Nếu đức ái là tình yêu giữa người với người, thì quá thông thường và xưa như trái đất, làm sao Đức Giê-su lại cho là mới được ? Chắc chắn phạm trù yêu Đức Giê-su ban tặng cho Hội Thánh phải có một nội dung đặc thù, mà người ta không thể tìm đâu nơi người đời, cho nên thánh Gio-an mới qủa quyết chỉ có: “Thiên Chúa là Tình Yêu.” (1Ga 4,8)
Ta hãy tìm kiếm nét đặc thù của Giới răn Yêu mới mà Đức Giê-su truyền: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34: Tin Mừng).
Dựa vào các bản văn Thánh Kinh đọc trong Thánh Lễ hôm nay, ta tìm ra năm điều yêu mới của Giới răn này.
- Chỉ có Chúa Giê-su làm cho ta và người ta phục vụ biết yêu thương giống như Ngài.
- Sống Đức Ái là ta và đồng loại được cùng nên một trong Chúa Giê-su Phục Sinh
- Dấu chỉ đầu tiên của đức ái là tặng đồng loại Lời Chúa.
- Sống đức ái là cầu nguyện để được Chúa thanh tẩy biến dữ ra lành.
- Sống đức ái là phục vụ không phân biệt bạn thù, dù phải thiệt mạng mình.
I. CHỈ CÓ CHÚA GIÊ-SU LÀM CHO TA VÀ NGƯỜI TA PHỤC VỤ BIẾT YÊU THƯƠNG GIỐNG NHƯ NGÀI.
Điều răn mới Đức Giê-su ban, ta có thể viết thành công thức ngang :
http://www.dunglac.org/upload/htmlarea/upload/insert_1272830968.jpg
Công thức này đọc xuôi, đọc ngược đều có nghĩa:
* Đọc xuôi: Tôi yêu đồng loại như Thiên Chúa yêu tôi: Chúa đã tỏ cho tôi biết tình yêu của Ngài để tôi bắt chước Ngài mà yêu đồng loại.
* Đọc ngược: Tôi yêu Thiên Chúa như đồng loại yêu tôi: Có nghĩa là tôi nhìn thấy đồng loại phục vụ vì yêu như Chúa, mà tôi biết học yêu Chúa yêu đồng loại như Chúa đã yêu loài người.
*Ta thấy ba chủ thể: Thiên Chúa, đồng loại, tôi, cùng một lúc vừa là chủ ngữ, vừa là bổ ngữ của động từ yêu. Khi nào chủ ngữ đứng trước động từ yêu, thì chủ thể ấy cho đi ; khi nào bổ ngữ đứng sau động từ yêu, thì chủ thể ấy lãnh nhận.
Vậy khi ta yêu ai, ta vừa biết cho vừa được nhận lại nhiều hơn, như Đức Giê-su dạy: “Hãy cho đi và các ngươi sẽ được người ta cho lại. Người ta sẽ lấy đấu hảo hạng đã dằn đã lắc đổ tràn vào vạt áo cho ngươi” (Lc 6,38). Kẻ chỉ biết nhận là người tham ; người chỉ biết cho mà không thèm nhận là kẻ kiêu ngạo. hai tội kiêu ngạo và tham lam đều nghịch lại đức ái Ki-tô giáo. Bởi vậy, ông Phê-rô là tôi tớ phải phục vụ Thầy, nhưng trong bữa tiệc ly, nếu ông không để Thầy phục vụ rửa chân cho (không muốn nhận), thì ông không còn là môn đệ của Thầy (x Ga 13, 6-10).
Cả đến Thiên Chúa cũng muốn được lãnh nhận hoa trái của con người là việc làm do tình yêu Đức Ki-tô thúc bách (x 2Cr 5,14), vì Đức Giê-su nói: “Điều làm Cha Ta vinh hiển là anh em sinh hoa trái và trở nên môn đệ của Thầy” (Ga 15,8).
II. SỐNG ĐỨC ÁI LÀ TA VÀ ĐỒNG LOẠI ĐƯỢC CÙNG NÊN MỘT TRONG CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH
Điều răn mới Đức Giê-su ban, ta có thể viết thành công thức tròn :
http://www.dunglac.org/upload/htmlarea/upload/insert_1272830917.jpg
Công thức này ta cũng thấy đọc xuôi hay ngược đều có ý nghĩa. Nhìn vào “công thức yêu” này, ta thấy Tình yêu chuyển lưu giữa ba chủ thể: Thiên Chúa, đồng loại và tôi. để tôi và đồng loại được trở nên một trong Thiên Chúa.
Chân lý này được thể hiện cách cụ thể trong mầu nhiệm Thánh Thể. Đức Giê-su trong diễn từ về mầu nhiệm Thánh Thể, Ngài đã nói: “Chúa Cha hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy” (Ga 6,57). Đến nỗi: “Đấng tác thánh là Chúa Giê-su và những người được thánh hóa cùng một nguồn gốc, cùng chung một máu thịt với nhau” (Dt 2,11.14), ta có thể nói được như Chúa Giê-su: “Ai thấy tôi là thấy Thiên Chúa Cha” (Ga 14,9) hoặc nói được như thánh Phao-lô: “Tôi sống, nhưng không là tôi sống mà là Chúa Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20). Đó cũng là lý do ta hân hoan hãnh diện nói với mọi người: “ Anh em hãy bắt chước tôi như tôi đối với Chúa Giê-su Kitô ” ( 1 Cr.11,1 )
III. DẤU CHỈ ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC ÁI LÀ TẶNG ĐỒNG LOẠI LỜI CHÚA.
Kinh Thánh nói: “Đừng ai yêu bằng đầu lưỡi, nhưng yêu bằng việc làm thực sự” (1Ga 3,18).Vì “ở đâu có tình yêu ở đó có quà tặng”. Chỉ có người Công Giáo xác tín rằng: “Có một báu vật quý nhất là Lời Chúa, tôi tặng bạn”.
Ta biết hai môn đệ Chúa Giê-su về làng Emmau trong tâm trạng buồn sầu, thất vọng, vì họ đã từng theo Thầy Giêsu với hy vọng Ngài sẽ thành công trong sự nghiệp cách mạng, để đẩy lui đế quốc Rôma giải phóng dân tộc, thế mà Ngài đã bị giết. Con đường hai môn đệ đang đi về quê dài khoảng 30 cây số, chắc chắn làm cho họ thêm mệt nhọc và buồn chán hơn nữa! Thế mà Chúa Giê-su Phục Sinh hiện đến đồng hành với họ, Ngài không cho họ bánh hay nước, Ngài cũng không cõng họ đi một quãng đường, Ngài chỉ chia sẻ Lời Chúa cho họ, làm họ quên hết mệt nhọc, tâm hồn tràn ngập hân hoan vui sướng, và khi họ đã nhận ra Ngài là Chúa lúc bẻ bánh, rồi Ngài biến mất, lòng họ rộn lên niềm vui khôn tả. Họ chạy vòng ngay về Giêrusalem báo Tin Mừng Thầy đã sống lại cho nhóm mười một đang tụ họp trong căn nhà đóng kín cửa (x Lc .24 ). Vì lúc Đức Giê-su ban giới răn mới cho 11 môn đệ còn trung thành với Ngài, thì Ngài đã bộc lộ quà tặng: “Ta hiến mạng Ta vì bạn hữu, và mọi điều Ta nghe được nơi Cha Ta, Ta đã tỏ cho các ngươi biết” (Ga 15,13.15)
Hai Tông Đồ Phao-lô và Bar-na-ba đã bắt chước Thầy Giêsu, họ rất nhiệt tâm loan báo Tin Mừng cho vùng Lýt-ra, I-cô-ni-ô và An-ti-o-khi-a, nơi đây các ngài đã bị xua đuổi. Tệ nhất là họ đã ném đá ông Phao-lô, tưởng ông đã chết nên lôi xác vất ngoài thành (x Cv 14,19). Nhưng hai ông vẫn tiếp tục lên đường giảng Tin Mừng ở nhiều nơi khác nữa, rồi trở lại nơi đã bị ném đá để củng cố tinh thần các môn đệ và khuyên nhủ họ giữ vững đức tin. Hai ông nói: “ Chúng ta phải chịu gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa”. Rồi các ông đặt cho họ các kỳ mục coi sóc giáo đoàn, và sau khi ăn chay cầu nguyện, hai ông phó thác họ cho Chúa. Sau đó các ông lại đi tới các miền khác tiếp tục loan báo Tin Mừng , thành lập thêm giáo đoàn (x Cv.14, 21-27: Bài đọc I ). Vì ý thức việc loan báo Lời Chúa vô cùng quan trọng, nên thánh Phao-lô nói: “Tôi cam đoan rằng tôi hoàn toàn trong sạch về máu mọi người. Vì tôi đã không e ngại mà giấu giếm đi để không loan báo cho anh em Lời của Thiên Chúa” (Cv 20, 26-27). Ông Phao-lô nói như vậy không phải ông quên chính ông từng bách hại những người Công Giáo ở Đama, nhất là ông đã ôm áo cho người ta ném đá Phó tế Stephano chết (x Cv 7,58). Lý do lúc đó ông chưa được học giáo lý của Chúa, nên ông có làm như thế, cũng chỉ giết được thân xác đồng loại, còn linh hồn thì được bay bổng về Trời. Nhưng khi ông đã thuộc về Chúa Ki-tô, mà thiếu sót việc loan báo Tin Mừng, thì ông chủ ý giết cả hồn xác người ta mà quăng xuống hỏa ngục.
Nhất là nhờ Lời Chúa dẫn ta đến kết hợp với Chúa Giê-su Phục Sinh qua các Bí tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể, để khi làm bất cứ việc gì, là ta được làm nhờ, với, trong Chúa Giê-su mới tôn vinh Thiên Chúa (x Rm.11, 36 ). Bởi vì “ai không được kết hợp với Chúa Giê-su , việc làm của họ dù có thành công, cũng không có giá trị cứu độ, chết là hết. Trái lại, ai nên một trong Chúa Giê-su, dù họ còn có tội, thì việc lành họ làm tồn tại muôn đời, không ai phá hủy được, kẻ nào phá hủy nó bị mang họa” (x Cv 5, 38-39).
IV. SỐNG ĐỨC ÁI LÀ CẦU NGUYỆN ĐỂ ĐƯỢC CHÚA THANH TẨY BIẾN DỮ RA LÀNH.
Mục đích đức ái nhắm tới vẫn là làm cho kẻ có tội, kẻ làm hại ta được trở nên công chính. Điều này ngoài khả năng ta, do đó Đức Giê-su dạy phải cầu nguyện cho họ (x Mt 5,44). Vì chỉ có Chúa mới biến tội ra ơn. Cụ thể Phó tế Stephano cầu nguyện cho những kẻ ném đá ông, kết quả là “sói Saulo”, kẻ ôm áo động viên người khác ném đá Stephano, đã trở nên Tông Đồ Phao-lô nhiệt thành, kết quả việc làm hơn các Tông Đồ thượng đẳng (x 2Cr 11,5). Nhờ thế, ta góp phần làm vinh hiển Thiên Chúa như ông Gioan đã nhìn thấy qua thị kiến :
C “Biển không còn nữa” (Kh 21,1): Biển theo quan niệm của Do-thái là sào huyệt của quỷ thần, của sự ác. Vì thế, khi Đức Giê-su đuổi quỷ xuất khỏi một người, nó xin Ngài cho nhập vào đàn heo và lao xuống biển (x Mt 8,32) ; ngày cánh chung không còn sự ác làm hại con người, nên thánh Gioan viết “biển không còn nữa” (Kh 20,13).
+ “Thành Thánh là Giê-ru-sa-lem mới trên trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như Tân nương trang điểm để đón Tân lang” (Kh 21,2): Có nghĩa là Phụng Vụ trên Trời được Hội Thánh làm hiện tại hóa khi dâng Lễ. Nơi đây, người Ki-tô hữu được mặc áo trúc bâu, áo đó là công đức của các thánh (x Kh 19,7-8) nhất là được mặc lấy Chúa Ki-tô (x Gl 3,27). Mặc lấy Chúa Ki-tô hạnh phúc hơn xưa Chúa thấy Adam, Eva lấy lá vả làm khố không ổn, thì Ngài giết con chiên lột da may áo mặc cho họ (x St 3,7.21).
+ “Họ là dân của Thiên Chúa được lau sạch nước mắt, không còn phiền muộn, không còn đau khổ, không còn chết chóc” ( Kh 21,3-4: Bài đọc II), vì dân được dự tiệc ngày cánh chung mà ngôn sứ Is 25,6-8 đã báo trước, nay Đức Giê-su thực hiện qua mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Ngài. Ai đến dự tiệc này không phải trả xu nào, nhưng được hưởng thịt béo rượu ngon, Chúa sẽ xé bỏ chiếc khăn tang bao phủ mọi dân, và tấm khăn liệm trùm trên muôn nước. Chúa sẽ vĩnh viễn tiêu diệt tử thần, vì Chúa lau khô dòng lệ trên khuôn mặt mọi người và trên toàn cõi đất, Người sẽ xóa sạch nỗi ô nhục của dân Người.
V. SỐNG ĐỨC ÁI LÀ PHỤC VỤ KHÔNG PHÂN BIỆT BẠN THÙ, DÙ PHẢI THIỆT THÂN.
Chúa Giê-su biểu lộ tình yêu cao nhất của Ngài là phục vụ đến mất mạng. Vì thế Ngài nói: “không có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu của người hiến mạng sống mình vì bạn hữu” (Ga.15,13).
Bạn của Đức Giê-su không phải chỉ là những người sống chết với Ngài, mà cả Giuđa kẻ phản Thầy.
Quả vậy, khi hắn dùng nụ hôn làm dấu cho kẻ ác bắt Thầy, Chúa Giê-su nói với hắn: “ Này bạn , bạn tới đây làm gì thì cứ làm đi” (Mt 26 ,50). Ta biết “bạn” trong Tin Mừng Mattheu luôn chỉ về người vô ơn, như anh bạn vào làm vườn nho cho chủ, đến giờ trả lương, anh thấy người vào làm sau cùng cũng được tiền lương giống như anh làm từ sáng sớm, nên anh phản đối chủ bất công, người chủ trả lời: “Này bạn, bạn đã chẳng thuận giá một quan với tôi hay sao ? Bạn hãy lấy phần bạn mà đi. Còn việc cho người cuối cùng này bằng bạn, tôi muốn thế” (Mt 20,13) ; “Bạn” còn là kẻ mất nết, vào dự tiệc cưới mà không mặc áo cưới, chủ tiệc đến hỏi: “Này bạn, sao bạn vào đây mà lại không có y phục lễ cưới ?” (Mt 22,12) Nhưng những người bạn như Giu-đa, Chúa đã yêu là yêu đến cùng, cụ thể là Ngài đã rửa chân cho hắn (x Ga 13,1-20)
Luật Mô-sê dạy: “Hãy yêu thân nhân và ghét thù địch”, nhưng nay Luật mới Đức Giê-su dạy: “Hãy yêu thù địch và cầu khẩn cho cả người bách hại anh em” (Mt 5,44-45). Đặc biệt là Ngài còn cầu nguyện xin Chúa Cha đừng chấp tội kẻ giết Ngài (x Lc.23,34 ). Cho nên, nếu ta chọn đối tượng vừa ý để phục vụ, thì ta chẳng hơn gì kẻ tội lỗi, chúng cũng làm như thế.Nhưng ta đã là con Đấng Tối Cao vì biết làm lành cho kẻ hại mình (x Lc 6,35), thì ta được đồng danh với Con Đức Ma-ri-a như trong ngày truyền tin, Thiên thần nói với Đức Ma-ri-a: “Bà sẽ sinh Con Đấng Tối Cao” (x Lc 1,32), có như thế ta mới trở nên hoàn hảo như Cha trên trời (x Mt 5,43-48).
Vậy khi ta sống 5 điều Yêu mới trên đây, ta như em bé dâng cho Chúa Giê-su 5 chiếc bánh để Ngài phân phát cho mọi người được sống dồi dào hạnh phúc trong tình yêu Thiên Chúa ban (x. Ga 6, 5-15), có thế lời cầu nguyện của chúng ta trong Thánh Lễ này, chính là lời ca tụng của các thánh trong bàn tiệc thiên quốc :
“Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương. Chúa nhân ái đối với mọi người, tỏ lòng nhân hậu với muôn loài Chúa đã dựng nên. Lạy Chúa, muôn loài Chúa dựng nên phải dâng lời tán tạ, kẻ hiếu trung phải chúc tụng Ngài.” (Tv 144,8-10: Đáp ca)
Truyện kể :
Một buổi chiều tháng 3 năm 1945, thế chiến thứ II sắp chấm dứt, trong một trại giam của Đức quốc xã, các tù nhân đang bị phơi nắng ngoài sân pháp trường để chờ xử bắn. Một sĩ quan Đức ra lệnh cho lính của ông :
- Chuẩn bị bắn!
Các tay súng lên đạn “rắc, rắc”, rồi đưa súng lên vai, tất cả cùng chĩa họng súng sẵn sàng nhã đạn về phía các tù nhân. Thình lình có một nhóm trẻ bụi đời, không rõ từ đâu chạy ùa đến, chúng đứng chắn ngang trước mặt các tử tội, viên sĩ quan Đức quá sững sờ và bối rối. Ông tự hỏi: Tại sao những đứa trẻ này lại làm bia đỡ đạn cho những kẻ đáng phải chết này?!
Sau vài giây suy nghĩ, ông không biết phải làm gì, nên ra lệnh giải tán, khi đội hành quyết vừa hạ súng xuống, đám trẻ chạy đến bu quanh toán lính, lợi dụng lúc hỗn loạn các tử tội đều chạy thoát ! Trong các tù nhân có một bác sĩ tên là Héc-man, ông chạy đi tìm đứa trẻ đã làm bia đỡ đạn cho ông, nhưng nó biến đâu mất, phản ứng tự nhiên, vị bác sĩ cũng bỏ chạy.
Được thoát chết , bác sĩ Héc-man quyết tâm thu nhận các trẻ vô gia cư về nhà ông chăm sóc, dạy dỗ. Nay tổ chức này đã có tới hơn 4.000 trẻ bụi đời ở khắp nơi về cư ngụ dưới mái ấm tình thương.
Vậy lũ trẻ liều mạng đã kích động bác sĩ Héc-man sinh lòng từ tâm, diễn tả một phần nào giới răn yêu mới Chúa Giê-su dạy, họ đã trở nên bánh nuôi đồng loại
THUỘC LÒNG.
Chúng con hãy yêu thương nhau như Thầy yêu chúng con. (Ga 15,12)
Thế giới sẽ thuộc về tay ai biết yêu mến (Thánh Gioan Vianey)
Tác giả bài giảng:
Lm Đinh Quang Thịnh