Dan Lee
05-04-2010, 07:43 PM
BÉ MARION & CON BƯỚM
Chủ đề: "đôi khi Thiên Chúa bỏ rơi chúng ta để chúng ta được gần Người hơn."
Mỗi buổi trưa, bé Marion West, bốn tuổi, vừa la hét vừa nhẩy mừng khi mẹ nó từ sở làm về nhà ăn trưa.
Mẹ thường đón nó tại nhà người hàng xóm. Rồi cả hai vội vã về nhà ăn uống, chơi đùa với nhau chút đỉnh. Nhưng khi mẹ nó đi làm lại là lúc nó như điên cuồng.
Một ngày kia, mẹ nó không còn về nhà ăn trưa nữa. Marion thật buồn, nó tự hỏi tại sao mẹ lại không về nhà, tại sao mẹ không ăn chung và chơi chung với nó nữa. Nó tự hỏi không biết mẹ có còn thương yêu nó như trước không.
Nhiều năm sau, Marion thấy rằng mẹ nó vẫn về nhà mỗi buổi trưa. Bà ngồi bên cửa sổ vừa ăn trưa vừa nhìn con chơi đùa bên sân nhà hàng xóm.
Bà muốn ở với Marion suốt thời gian. Bà ao ước được ôm ấp nó, nhất là khi nó khóc nhè. Nhưng chỉ vì sự tốt lành cho con mà bà đã không làm như vậy.
Từ từ, Marion quen với sự vắng mặt của mẹ mình, và nó lớn lên một cách tốt đẹp.
Giờ đây, nhìn lại quá khứ, Marion hiểu rằng tại sao mẹ nó không về ăn trưa nữa. Đó là để giúp nó trở nên tốt, giúp nó phát triển.
Câu chuyện này cũng có điểm chung với bài phúc âm hôm nay. Vì trong phúc âm, quả thật Chúa Giêsu nói với các môn đệ:
"Đừng quá lo lắng và bận tâm; đừng sợ. Các con nghe Thầy nói, 'Thầy đi nhưng sẽ trở lại với các con.' Đấng Bảo Trợ, là Chúa Thánh Thần, người mà Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, sẽ dạy bảo các con mọi điều, và giúp các con nhớ những gì Thầy đã nói với các con."
Nói cách khác, Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng đã đến lúc Người phải từ giã họ trong một thời gian. Đã đến lúc họ phải bắt đầu một tiến trình tăng trưởng mới về tâm linh. Đã đến lúc họ phải phát triển và thăng tiến theo một đường lối mới.
Điều đúng với bé Marion bốn tuổi và đúng với các môn đệ của Chúa Giêsu thì cũng đúng với chúng ta.
Có những lúc dường như Thiên Chúa bỏ rơi chúng ta. Có những lúc dường như Thiên Chúa từ giã chúng ta trong một thời gian.
Thí dụ, khi cầu nguyện. Có những lúc chúng ta cảm được sự bình an sâu đậm. Nhưng có lúc dường như chúng ta chẳng được gì từ sự cầu nguyện.
Hoặc tỉ như đức tin. Có lúc đức tin của chúng ta mạnh mẽ như dời cả núi non. Nhưng bây giờ cũng không thể di chuyển nổi một hạt bụi.
Hoặc tỉ như lời khấn hứa của chúng ta. Có lúc chúng ta hăng hái hoạt động trong các đoàn thể, tổ chức hay làm thừa tác viên. Giờ đây chúng ta không còn thấy vui. Dường như Thiên Chúa bỏ rơi chúng ta.
Chúng ta bắt đầu tự hỏi có phải Thiên Chúa vẫn yêu thương chúng ta như trước, cũng như bé Marion tự hỏi về tình thương của mẹ nó.
Sự thật thì Thiên Chúa yêu thương chúng ta rất nhiều. Người luôn luôn yêu thương chúng ta. Người vẫn muốn ấp ủ chúng ta. Nhưng Thiên Chúa biết chỉ vì tốt cho chúng ta mà Người không làm như thế.
Thiên Chúa biết đã đến lúc để chúng ta khởi đầu một giai đoạn mới trong việc thăng tiến tâm linh, cũng như bé Marion đã làm và cũng như các môn đệ Chúa Giêsu đã làm.
Thí dụ, đã đến lúc chúng ta phải nhận ra rằng sự cầu nguyện có thể xảy ra dù chúng ta không cảm thấy muốn như vậy. Thật vậy, sự cầu nguyện tốt nhất xảy ra khi con tim chúng ta dường như chai cứng và khi chúng ta không cảm thấy gì cả. Vì chính lúc đó chúng ta mới thực sự cầu nguyện bằng đức tin.
Đã đến lúc chúng ta phải nhận ra rằng đức tin thì không phải là một cảm xúc. Đó là một quyết tâm. Đó là sự phó thác cho Chúa. Đó là xin vâng với Chúa, dù chúng ta không cảm thấy sự hiện diện của Người, cũng như bé Marion không cảm thấy sự hiện diện của mẹ nó.
Sau hết, đã đến lúc chúng ta phải nhận ra rằng động lực thúc đẩy chúng ta hoạt động tôn giáo thì không vì sự thoả mãn với công việc.
Chúng ta hoạt động là vì Chúa Giêsu yêu cầu. Chúng ta hoạt động là vì Chúa dạy bảo như vậy. Chúng ta hoạt động là vì chính Chúa Giêsu đã hành động như vậy.
Có một ông kia chuyên sưu tầm bướm. Một ngày kia, khi ông thơ thẩn trong công viên, ông thấy cái kén của một loại bướm hiếm có đang treo lơ lửng trên cành cây nhỏ. Ông hái lấy cành cây và đem cái kén về nhà.
Một vài ngày sau, ông thấy có sự chuyển động trong cái kén, nhưng con bướm chưa chui ra. Ngày hôm sau ông lại thấy sự chuyển động, nhưng cũng chẳng có gì xảy ra. Khi đến lần thứ ba, ông lấy con dao rạch cái kén làm đôi.
Con bướm chui ra. Nhưng trước sự bàng hoàng của ông, con bướm chưa đủ trưởng thành và lăn ra chết. Sau này, một người bạn chuyên về sinh vật học giải thích cho ông biết, thiên nhiên đã xếp đặt cái kén như vậy để con bướm phải khó nhọc chui ra. Chính sự cố gắng khó nhọc đó mới giúp con bướm phát triển và mạnh đủ để sống sót.
Khi nhà sưu tầm giúp cho con bướm chui ra khỏi cái kén dễ dàng, ông đã làm mất đi cơ hội phát triển và thăng tiến của con bướm.
Tương tự như vậy, cũng có những điều xảy ra cho chúng ta. Thiên Chúa đưa những khó nhọc vào đời sống chúng ta để giúp chúng ta phát triển tâm linh.
Thiên Chúa đã sắp đặt sự việc để ở những thời điểm nào đó, chúng ta phải cố gắng trong đời sống cầu nguyện. Người đã sắp đặt sự việc để ở những thời điểm nào đó, chúng ta phải cố gắng trong đời sống đức tin. Người đã sắp đặt sự việc để ở những thời điểm nào đó, chúng ta phải cố gắng trong đời sống tâm linh.
Và trong suốt thời gian chúng ta cố gắng, Thiên Chúa luôn ở bên cạnh chúng ta, cũng như mẹ của bé Marion luôn ở bên cạnh khi nó chơi đùa.
Thiên Chúa biết rằng chính vì lợi ích cho chúng ta mà chúng ta phải cố gắng đôi chút. Vì chính qua sự cố gắng này mà chúng ta phát triển và thăng tiến tâm linh để trở nên một Kitô Hữu trưởng thành.
Chúng ta hãy kết thúc bài giảng với bài thơ tóm lược điều mà chúng ta muốn nói.
Mỗi một đau khổ chúng ta chịu,
Mỗi một gánh nặng, mỗi một điều lưu tâm
Đều có lý do.
Mỗi một đau buồn u uẩn trong đầu
Mỗi một giọt nước mắt tuôn rơi
Đều có lý do.
Một một đau khổ, mỗi một hoàn cảnh khó khăn
Mỗi một đêm cô đơn, đầy buồn chán
Đều có lý do.
Nhưng nếu chúng ta tín thác vào Chúa, như chúng ta phải thi hành,
Điều đó sẽ tốt cho chúng ta,
Vì Chúa biết rõ mọi lý do.
Vô Danh
Cha Mark Link, S.J.
Chủ đề: "đôi khi Thiên Chúa bỏ rơi chúng ta để chúng ta được gần Người hơn."
Mỗi buổi trưa, bé Marion West, bốn tuổi, vừa la hét vừa nhẩy mừng khi mẹ nó từ sở làm về nhà ăn trưa.
Mẹ thường đón nó tại nhà người hàng xóm. Rồi cả hai vội vã về nhà ăn uống, chơi đùa với nhau chút đỉnh. Nhưng khi mẹ nó đi làm lại là lúc nó như điên cuồng.
Một ngày kia, mẹ nó không còn về nhà ăn trưa nữa. Marion thật buồn, nó tự hỏi tại sao mẹ lại không về nhà, tại sao mẹ không ăn chung và chơi chung với nó nữa. Nó tự hỏi không biết mẹ có còn thương yêu nó như trước không.
Nhiều năm sau, Marion thấy rằng mẹ nó vẫn về nhà mỗi buổi trưa. Bà ngồi bên cửa sổ vừa ăn trưa vừa nhìn con chơi đùa bên sân nhà hàng xóm.
Bà muốn ở với Marion suốt thời gian. Bà ao ước được ôm ấp nó, nhất là khi nó khóc nhè. Nhưng chỉ vì sự tốt lành cho con mà bà đã không làm như vậy.
Từ từ, Marion quen với sự vắng mặt của mẹ mình, và nó lớn lên một cách tốt đẹp.
Giờ đây, nhìn lại quá khứ, Marion hiểu rằng tại sao mẹ nó không về ăn trưa nữa. Đó là để giúp nó trở nên tốt, giúp nó phát triển.
Câu chuyện này cũng có điểm chung với bài phúc âm hôm nay. Vì trong phúc âm, quả thật Chúa Giêsu nói với các môn đệ:
"Đừng quá lo lắng và bận tâm; đừng sợ. Các con nghe Thầy nói, 'Thầy đi nhưng sẽ trở lại với các con.' Đấng Bảo Trợ, là Chúa Thánh Thần, người mà Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, sẽ dạy bảo các con mọi điều, và giúp các con nhớ những gì Thầy đã nói với các con."
Nói cách khác, Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng đã đến lúc Người phải từ giã họ trong một thời gian. Đã đến lúc họ phải bắt đầu một tiến trình tăng trưởng mới về tâm linh. Đã đến lúc họ phải phát triển và thăng tiến theo một đường lối mới.
Điều đúng với bé Marion bốn tuổi và đúng với các môn đệ của Chúa Giêsu thì cũng đúng với chúng ta.
Có những lúc dường như Thiên Chúa bỏ rơi chúng ta. Có những lúc dường như Thiên Chúa từ giã chúng ta trong một thời gian.
Thí dụ, khi cầu nguyện. Có những lúc chúng ta cảm được sự bình an sâu đậm. Nhưng có lúc dường như chúng ta chẳng được gì từ sự cầu nguyện.
Hoặc tỉ như đức tin. Có lúc đức tin của chúng ta mạnh mẽ như dời cả núi non. Nhưng bây giờ cũng không thể di chuyển nổi một hạt bụi.
Hoặc tỉ như lời khấn hứa của chúng ta. Có lúc chúng ta hăng hái hoạt động trong các đoàn thể, tổ chức hay làm thừa tác viên. Giờ đây chúng ta không còn thấy vui. Dường như Thiên Chúa bỏ rơi chúng ta.
Chúng ta bắt đầu tự hỏi có phải Thiên Chúa vẫn yêu thương chúng ta như trước, cũng như bé Marion tự hỏi về tình thương của mẹ nó.
Sự thật thì Thiên Chúa yêu thương chúng ta rất nhiều. Người luôn luôn yêu thương chúng ta. Người vẫn muốn ấp ủ chúng ta. Nhưng Thiên Chúa biết chỉ vì tốt cho chúng ta mà Người không làm như thế.
Thiên Chúa biết đã đến lúc để chúng ta khởi đầu một giai đoạn mới trong việc thăng tiến tâm linh, cũng như bé Marion đã làm và cũng như các môn đệ Chúa Giêsu đã làm.
Thí dụ, đã đến lúc chúng ta phải nhận ra rằng sự cầu nguyện có thể xảy ra dù chúng ta không cảm thấy muốn như vậy. Thật vậy, sự cầu nguyện tốt nhất xảy ra khi con tim chúng ta dường như chai cứng và khi chúng ta không cảm thấy gì cả. Vì chính lúc đó chúng ta mới thực sự cầu nguyện bằng đức tin.
Đã đến lúc chúng ta phải nhận ra rằng đức tin thì không phải là một cảm xúc. Đó là một quyết tâm. Đó là sự phó thác cho Chúa. Đó là xin vâng với Chúa, dù chúng ta không cảm thấy sự hiện diện của Người, cũng như bé Marion không cảm thấy sự hiện diện của mẹ nó.
Sau hết, đã đến lúc chúng ta phải nhận ra rằng động lực thúc đẩy chúng ta hoạt động tôn giáo thì không vì sự thoả mãn với công việc.
Chúng ta hoạt động là vì Chúa Giêsu yêu cầu. Chúng ta hoạt động là vì Chúa dạy bảo như vậy. Chúng ta hoạt động là vì chính Chúa Giêsu đã hành động như vậy.
Có một ông kia chuyên sưu tầm bướm. Một ngày kia, khi ông thơ thẩn trong công viên, ông thấy cái kén của một loại bướm hiếm có đang treo lơ lửng trên cành cây nhỏ. Ông hái lấy cành cây và đem cái kén về nhà.
Một vài ngày sau, ông thấy có sự chuyển động trong cái kén, nhưng con bướm chưa chui ra. Ngày hôm sau ông lại thấy sự chuyển động, nhưng cũng chẳng có gì xảy ra. Khi đến lần thứ ba, ông lấy con dao rạch cái kén làm đôi.
Con bướm chui ra. Nhưng trước sự bàng hoàng của ông, con bướm chưa đủ trưởng thành và lăn ra chết. Sau này, một người bạn chuyên về sinh vật học giải thích cho ông biết, thiên nhiên đã xếp đặt cái kén như vậy để con bướm phải khó nhọc chui ra. Chính sự cố gắng khó nhọc đó mới giúp con bướm phát triển và mạnh đủ để sống sót.
Khi nhà sưu tầm giúp cho con bướm chui ra khỏi cái kén dễ dàng, ông đã làm mất đi cơ hội phát triển và thăng tiến của con bướm.
Tương tự như vậy, cũng có những điều xảy ra cho chúng ta. Thiên Chúa đưa những khó nhọc vào đời sống chúng ta để giúp chúng ta phát triển tâm linh.
Thiên Chúa đã sắp đặt sự việc để ở những thời điểm nào đó, chúng ta phải cố gắng trong đời sống cầu nguyện. Người đã sắp đặt sự việc để ở những thời điểm nào đó, chúng ta phải cố gắng trong đời sống đức tin. Người đã sắp đặt sự việc để ở những thời điểm nào đó, chúng ta phải cố gắng trong đời sống tâm linh.
Và trong suốt thời gian chúng ta cố gắng, Thiên Chúa luôn ở bên cạnh chúng ta, cũng như mẹ của bé Marion luôn ở bên cạnh khi nó chơi đùa.
Thiên Chúa biết rằng chính vì lợi ích cho chúng ta mà chúng ta phải cố gắng đôi chút. Vì chính qua sự cố gắng này mà chúng ta phát triển và thăng tiến tâm linh để trở nên một Kitô Hữu trưởng thành.
Chúng ta hãy kết thúc bài giảng với bài thơ tóm lược điều mà chúng ta muốn nói.
Mỗi một đau khổ chúng ta chịu,
Mỗi một gánh nặng, mỗi một điều lưu tâm
Đều có lý do.
Mỗi một đau buồn u uẩn trong đầu
Mỗi một giọt nước mắt tuôn rơi
Đều có lý do.
Một một đau khổ, mỗi một hoàn cảnh khó khăn
Mỗi một đêm cô đơn, đầy buồn chán
Đều có lý do.
Nhưng nếu chúng ta tín thác vào Chúa, như chúng ta phải thi hành,
Điều đó sẽ tốt cho chúng ta,
Vì Chúa biết rõ mọi lý do.
Vô Danh
Cha Mark Link, S.J.