Dan Lee
05-09-2010, 09:30 AM
Ngày Hiền Mẫu, Hiền Phụ và Phụng Vụ Công Giáo
Trong sinh hoạt xã hội Hoa Kỳ, có hai ngày lễ đặc biệt đã được cộng đồng Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại gần đây du nhập một cách rầm rộ, đó là Ngày Hiền Mẫu được cử hành vào thượng tuần tháng Năm và Ngày Hiền Phụ được cử hành vào hạ tuần tháng Sáu.
Theo ông Robert J. Myers, nhà nghiên cứu lịch sử các ngày lễ tại Hoa Kỳ thì nguồn gốc Ngày Hiền Phụ (Father's Day) đã xuất hiện từ thời cổ La Mã, được gọi là Parentalia, với mục đích để tưởng niệm những người cha đã quá cố. Trong ngày lễ này, gia đình tụ họp và mang thực phẩm ra nghĩa trang đặt trên phần mộ của người cha quá cố. Sau nghi thức cầu nguyện, họ cùng chia nhau thực phẩm. Ngày nay, mục đích Ngày Hiền Phụ không những để tưởng niệm các người cha đã quá cố mà còn để vinh danh và báo hiếu những người cha còn sống. Ngày Hiền Phụ ở Hoa Kỳ được cử hành cách đây 93 năm, do sáng kiến của bà Charles Clayton, cư ngụ tại Fairmont, thuộc tiểu bang West Virginia, Hoa Kỳ.
Ngày Hiền Mẫu (Mother's Day) đầu tiên cũng cách đây 93 năm, do sự vận động của cô Anna Jarvis và đã được tổ chức tại thị trấn Grafton, tiểu bang West Virginia vào ngày 10 tháng 5, 1908. Sau đó, Quốc Hội Hoa Kỳ đã quyết định dành ngày Chúa Nhật II của tháng Năm để tri ân các bà mẹ. Theo phong tục này, trong ngày Hiền Mẫu, các người con thường cài trên áo mình một bông hoa cẩm chướng màu trắng nếu mẹ đã quá cố, hoặc đóa hoa màu hồng nếu mẹ còn sống.
Tuy hai ngày lễ này đã có từ lâu trong lịch sử Hoa Kỳ và người Việt cũng đã có mặt đông đảo trên quê hương này từ 1975, nhưng mãi cho đến những năm gần đây, người ta mới thấy Ngày Hiền Mẫu và Ngày Hiền Phụ được cử hành một cách "linh đình" trong các Thánh Lễ Việt Nam. Trong khuôn khổ phụng vụ, chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề việc cử hành có thích hợp hay không để chúng ta cùng suy tư.
Trước hết, thế nào là phụng vụ? Theo định nghĩa trong cuốn "Các Nghi Thức", phụng vụ là nghi thức chính thức được Giáo Hội cử hành để cầu nguyện. Như thế, phụng vụ không phải là cầu nguyện riêng, và không phải bất cứ việc cầu nguyện chung nào cũng được coi là phụng vụ. Nhưng phụng vụ là sự cầu nguyện chung của cộng đoàn theo các quy tắc được Giáo Hội ấn định, tỉ như Thánh Lễ, bí tích rửa tội, thêm sức, v.v. Cũng cần nói thêm là không phải bất cứ linh mục hay giám mục nào cũng có thể thay đổi phụng vụ.
Ngày Hiền Mẫu và Hiền Phụ là hai ngày lễ rất có ý nghĩa của xã hội Hoa Kỳ. Vì sự lôi cuốn của vật chất, con người ngày càng ích kỷ, dễ phai nhạt tình nghĩa, do đó, thiết tưởng hai ngày lễ này cần được chúng ta cử hành một cách rầm rộ để nhắc nhở bổn phận làm con của mỗi một người trong gia đình. Tuy nhiên, trong niên lịch phụng vụ của Giáo Hội Hoa Kỳ, chúng ta không thấy đề cập đến hai ngày lễ này, dù ý nghĩa của nó thật rõ ràng. Có phải Giáo Hội Hoa Kỳ không tha thiết gì đến hai ngày lễ đầy ý nghĩa này? Hoặc, ý nghĩa của ngày lễ không thích hợp với phụng vụ?
Tuy Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ không chính thức công bố gì về sự liên quan giữa phụng vụ và hai ngày lễ, nhưng chúng ta cũng có thể suy đoán, dựa trên các nhận xét thực tế. Nói cho cùng, đã là con người thì đầy những khiếm khuyết. Không phải ai ai cũng tốt đẹp như nhau. Không phải người cha mẹ nào cũng thực sự yêu thương con mình. Có những người mẹ nhẫn tâm vất con vào cô nhi viện, hoặc bán con cho người khác làm con nuôi. Có những người cha đánh đập con cái không nương tay, hoặc ngay cả lạm dụng thân thể của con gái. Thử hỏi những người con này có muốn nhớ đến người cha hay người mẹ đó hay không?
Khi không có được một người cha hay người mẹ trần thế đúng nghĩa, con cái chạy đến với Thiên Chúa, là Người mà họ tin rằng đã hy sinh ngay cả tính mạng mình để chết trên thập giá chỉ vì yêu thương họ. Khi đến tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật, qua lời Chúa -- các bài đọc, bài giảng -- họ hy vọng được an ủi, được gặp gỡ với một Thiên Chúa nhân từ để quên đi thực tế đau thương. Nhưng nếu Chúa Nhật đó là ngày cộng đoàn cử hành Ngày Hiền Mẫu hay Hiền Phụ ngay trong Thánh Lễ, thì điều đó chẳng khác nào khơi dậy vết thương lòng, tưởng đã quên nhưng đang mưng mủ. Còn gì chua xót cho bằng khi nhìn thấy những người may mắn có được người cha, người mẹ hiền lành trong khi mình thân phận mồ côi? Còn gì cay đắng cho bằng cả một quá khứ kinh hoàng sống dậy để lòng tràn ngập những oán hận thay vì sự bình an của Thiên Chúa?
Giáo Hội là của mọi tín hữu--không phân biệt một ai. Mọi phụng vụ là để chúc tụng, ngợi khen và thờ phượng Thiên Chúa--một người Cha tuyệt hảo, đầy lòng từ bi. Các Thánh Lễ là để người tín hữu nhìn đến Mầu Nhiệm Vượt Qua của Ðức Kitô mà có thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách của chính cuộc đời mình. Và qua niên lịch phụng vụ, "Giáo Hội, người mẹ hiền, ý thức bổn phận mình là cử mừng công trình cứu độ của Phu Quân chí thánh, bằng việc tưởng niệm công trình ấy vào những ngày ấn định trong suốt năm" (Công Ðồng Vatican II, Hiến Chế Về Phụng Vụ Thánh, #102). Do đó, Giáo Hội Hoa Kỳ không thể nào đem hai ngày lễ Hiền Mẫu và Hiền Phụ vào niên lịch phụng vụ được. Hoặc nói cách khác, không thể nào đem người cha, người mẹ trần thế để vinh danh hay tri ân trong một nghi thức chỉ dành riêng cho Thiên Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật!
Trong những năm gần đây, người ta thấy các cộng đoàn, giáo xứ CGVN đã đưa việc vinh danh, tri ân các người cha mẹ ngay trong Thánh Lễ. Trong bài giảng, người ta thấy nhắc đến ngày lễ này mà không đếm xỉa gì đến ý nghĩa của lời Chúa trong Chúa Nhật hôm ấy. Rồi có nơi các cha mẹ được mời đứng trên cung thánh để mọi người vinh danh, vỗ tay hoan hô, hoặc có nơi, bài Lòng Mẹ của Y Vân được hát ngay trong phần bài giảng! Vì những điều sai trái như vậy nên đã có người nhận xét: "Công Giáo Việt Nam 'tục hóa' đạo một cách hồ hởi phấn khởi!" Có người còn cay đắng hơn: "Linh mục Việt Nam mà bạn!"
Trong phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo có rất nhiều nghi thức cầu nguyện, không những cho người còn sống mà cả khi họ lìa trần. Cầu nguyện cho người sống, chúng ta có các bí tích và trong mỗi Thánh Lễ, chúng ta đều cầu nguyện cho cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Riêng người quá cố, chúng ta còn dành riêng một ngày lễ (2-11) và nguyên tháng Mười Một để cầu nguyện cho các linh hồn đã ly trần. Nói tóm lại, Phụng Vụ Công Giáo không thiếu sót khi nghĩ đến công ơn cha mẹ, dù còn sống hay đã chết, vì thảo kính cha mẹ là điều răn thứ tư trong mười điều răn mà Thiên Chúa đã ban cho loài người. Tuy nhiên, Giáo Hội Công Giáo không thể có một ngày lễ riêng biệt để vinh danh hay tri ân những bậc cha mẹ còn sống vì những phức tạp phát sinh từ bản tính con người như đã nói ở trên.
Người Việt Nam rất nặng tình nghĩa, do đó, khi có cơ hội là họ muốn nói lên những thâm tình ấy mà nhiều khi thiếu suy nghĩ, thiếu để ý đến những người kém may mắn khác. Ở đây chúng tôi muốn đề nghị một giải pháp dung hoà. Thứ nhất, bài giảng trong Thánh Lễ chính yếu vẫn để giải thích ý nghĩa lời Chúa trong các bài đọc, và tuyệt đối không đưa bài hát đời vào phụng vụ. Thứ hai, chỉ cử mừng các ngày lễ đời sau khi ban phép lành cuối lễ, để những người không có kỷ niệm tốt đẹp với cha mẹ có thể ra về sau khi họ đã được phục vụ một cách đầy đủ trong Thánh Lễ.
Hy vọng rằng những nhận xét trong bài này có thể đem lại cho độc giả một cái nhìn về Thánh Lễ, về phụng vụ để chúng ta không đi lạc đường và vẫn giữ được ý nghĩa của Thánh Lễ hôm ấy mà vẫn cử mừng Ngày Hiền Phụ hay Hiền Mẫu thích hợp với tâm tình người Việt nói chung.
Pt. Giuse Trần Văn Nhật
Trong sinh hoạt xã hội Hoa Kỳ, có hai ngày lễ đặc biệt đã được cộng đồng Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại gần đây du nhập một cách rầm rộ, đó là Ngày Hiền Mẫu được cử hành vào thượng tuần tháng Năm và Ngày Hiền Phụ được cử hành vào hạ tuần tháng Sáu.
Theo ông Robert J. Myers, nhà nghiên cứu lịch sử các ngày lễ tại Hoa Kỳ thì nguồn gốc Ngày Hiền Phụ (Father's Day) đã xuất hiện từ thời cổ La Mã, được gọi là Parentalia, với mục đích để tưởng niệm những người cha đã quá cố. Trong ngày lễ này, gia đình tụ họp và mang thực phẩm ra nghĩa trang đặt trên phần mộ của người cha quá cố. Sau nghi thức cầu nguyện, họ cùng chia nhau thực phẩm. Ngày nay, mục đích Ngày Hiền Phụ không những để tưởng niệm các người cha đã quá cố mà còn để vinh danh và báo hiếu những người cha còn sống. Ngày Hiền Phụ ở Hoa Kỳ được cử hành cách đây 93 năm, do sáng kiến của bà Charles Clayton, cư ngụ tại Fairmont, thuộc tiểu bang West Virginia, Hoa Kỳ.
Ngày Hiền Mẫu (Mother's Day) đầu tiên cũng cách đây 93 năm, do sự vận động của cô Anna Jarvis và đã được tổ chức tại thị trấn Grafton, tiểu bang West Virginia vào ngày 10 tháng 5, 1908. Sau đó, Quốc Hội Hoa Kỳ đã quyết định dành ngày Chúa Nhật II của tháng Năm để tri ân các bà mẹ. Theo phong tục này, trong ngày Hiền Mẫu, các người con thường cài trên áo mình một bông hoa cẩm chướng màu trắng nếu mẹ đã quá cố, hoặc đóa hoa màu hồng nếu mẹ còn sống.
Tuy hai ngày lễ này đã có từ lâu trong lịch sử Hoa Kỳ và người Việt cũng đã có mặt đông đảo trên quê hương này từ 1975, nhưng mãi cho đến những năm gần đây, người ta mới thấy Ngày Hiền Mẫu và Ngày Hiền Phụ được cử hành một cách "linh đình" trong các Thánh Lễ Việt Nam. Trong khuôn khổ phụng vụ, chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề việc cử hành có thích hợp hay không để chúng ta cùng suy tư.
Trước hết, thế nào là phụng vụ? Theo định nghĩa trong cuốn "Các Nghi Thức", phụng vụ là nghi thức chính thức được Giáo Hội cử hành để cầu nguyện. Như thế, phụng vụ không phải là cầu nguyện riêng, và không phải bất cứ việc cầu nguyện chung nào cũng được coi là phụng vụ. Nhưng phụng vụ là sự cầu nguyện chung của cộng đoàn theo các quy tắc được Giáo Hội ấn định, tỉ như Thánh Lễ, bí tích rửa tội, thêm sức, v.v. Cũng cần nói thêm là không phải bất cứ linh mục hay giám mục nào cũng có thể thay đổi phụng vụ.
Ngày Hiền Mẫu và Hiền Phụ là hai ngày lễ rất có ý nghĩa của xã hội Hoa Kỳ. Vì sự lôi cuốn của vật chất, con người ngày càng ích kỷ, dễ phai nhạt tình nghĩa, do đó, thiết tưởng hai ngày lễ này cần được chúng ta cử hành một cách rầm rộ để nhắc nhở bổn phận làm con của mỗi một người trong gia đình. Tuy nhiên, trong niên lịch phụng vụ của Giáo Hội Hoa Kỳ, chúng ta không thấy đề cập đến hai ngày lễ này, dù ý nghĩa của nó thật rõ ràng. Có phải Giáo Hội Hoa Kỳ không tha thiết gì đến hai ngày lễ đầy ý nghĩa này? Hoặc, ý nghĩa của ngày lễ không thích hợp với phụng vụ?
Tuy Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ không chính thức công bố gì về sự liên quan giữa phụng vụ và hai ngày lễ, nhưng chúng ta cũng có thể suy đoán, dựa trên các nhận xét thực tế. Nói cho cùng, đã là con người thì đầy những khiếm khuyết. Không phải ai ai cũng tốt đẹp như nhau. Không phải người cha mẹ nào cũng thực sự yêu thương con mình. Có những người mẹ nhẫn tâm vất con vào cô nhi viện, hoặc bán con cho người khác làm con nuôi. Có những người cha đánh đập con cái không nương tay, hoặc ngay cả lạm dụng thân thể của con gái. Thử hỏi những người con này có muốn nhớ đến người cha hay người mẹ đó hay không?
Khi không có được một người cha hay người mẹ trần thế đúng nghĩa, con cái chạy đến với Thiên Chúa, là Người mà họ tin rằng đã hy sinh ngay cả tính mạng mình để chết trên thập giá chỉ vì yêu thương họ. Khi đến tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật, qua lời Chúa -- các bài đọc, bài giảng -- họ hy vọng được an ủi, được gặp gỡ với một Thiên Chúa nhân từ để quên đi thực tế đau thương. Nhưng nếu Chúa Nhật đó là ngày cộng đoàn cử hành Ngày Hiền Mẫu hay Hiền Phụ ngay trong Thánh Lễ, thì điều đó chẳng khác nào khơi dậy vết thương lòng, tưởng đã quên nhưng đang mưng mủ. Còn gì chua xót cho bằng khi nhìn thấy những người may mắn có được người cha, người mẹ hiền lành trong khi mình thân phận mồ côi? Còn gì cay đắng cho bằng cả một quá khứ kinh hoàng sống dậy để lòng tràn ngập những oán hận thay vì sự bình an của Thiên Chúa?
Giáo Hội là của mọi tín hữu--không phân biệt một ai. Mọi phụng vụ là để chúc tụng, ngợi khen và thờ phượng Thiên Chúa--một người Cha tuyệt hảo, đầy lòng từ bi. Các Thánh Lễ là để người tín hữu nhìn đến Mầu Nhiệm Vượt Qua của Ðức Kitô mà có thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách của chính cuộc đời mình. Và qua niên lịch phụng vụ, "Giáo Hội, người mẹ hiền, ý thức bổn phận mình là cử mừng công trình cứu độ của Phu Quân chí thánh, bằng việc tưởng niệm công trình ấy vào những ngày ấn định trong suốt năm" (Công Ðồng Vatican II, Hiến Chế Về Phụng Vụ Thánh, #102). Do đó, Giáo Hội Hoa Kỳ không thể nào đem hai ngày lễ Hiền Mẫu và Hiền Phụ vào niên lịch phụng vụ được. Hoặc nói cách khác, không thể nào đem người cha, người mẹ trần thế để vinh danh hay tri ân trong một nghi thức chỉ dành riêng cho Thiên Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật!
Trong những năm gần đây, người ta thấy các cộng đoàn, giáo xứ CGVN đã đưa việc vinh danh, tri ân các người cha mẹ ngay trong Thánh Lễ. Trong bài giảng, người ta thấy nhắc đến ngày lễ này mà không đếm xỉa gì đến ý nghĩa của lời Chúa trong Chúa Nhật hôm ấy. Rồi có nơi các cha mẹ được mời đứng trên cung thánh để mọi người vinh danh, vỗ tay hoan hô, hoặc có nơi, bài Lòng Mẹ của Y Vân được hát ngay trong phần bài giảng! Vì những điều sai trái như vậy nên đã có người nhận xét: "Công Giáo Việt Nam 'tục hóa' đạo một cách hồ hởi phấn khởi!" Có người còn cay đắng hơn: "Linh mục Việt Nam mà bạn!"
Trong phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo có rất nhiều nghi thức cầu nguyện, không những cho người còn sống mà cả khi họ lìa trần. Cầu nguyện cho người sống, chúng ta có các bí tích và trong mỗi Thánh Lễ, chúng ta đều cầu nguyện cho cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Riêng người quá cố, chúng ta còn dành riêng một ngày lễ (2-11) và nguyên tháng Mười Một để cầu nguyện cho các linh hồn đã ly trần. Nói tóm lại, Phụng Vụ Công Giáo không thiếu sót khi nghĩ đến công ơn cha mẹ, dù còn sống hay đã chết, vì thảo kính cha mẹ là điều răn thứ tư trong mười điều răn mà Thiên Chúa đã ban cho loài người. Tuy nhiên, Giáo Hội Công Giáo không thể có một ngày lễ riêng biệt để vinh danh hay tri ân những bậc cha mẹ còn sống vì những phức tạp phát sinh từ bản tính con người như đã nói ở trên.
Người Việt Nam rất nặng tình nghĩa, do đó, khi có cơ hội là họ muốn nói lên những thâm tình ấy mà nhiều khi thiếu suy nghĩ, thiếu để ý đến những người kém may mắn khác. Ở đây chúng tôi muốn đề nghị một giải pháp dung hoà. Thứ nhất, bài giảng trong Thánh Lễ chính yếu vẫn để giải thích ý nghĩa lời Chúa trong các bài đọc, và tuyệt đối không đưa bài hát đời vào phụng vụ. Thứ hai, chỉ cử mừng các ngày lễ đời sau khi ban phép lành cuối lễ, để những người không có kỷ niệm tốt đẹp với cha mẹ có thể ra về sau khi họ đã được phục vụ một cách đầy đủ trong Thánh Lễ.
Hy vọng rằng những nhận xét trong bài này có thể đem lại cho độc giả một cái nhìn về Thánh Lễ, về phụng vụ để chúng ta không đi lạc đường và vẫn giữ được ý nghĩa của Thánh Lễ hôm ấy mà vẫn cử mừng Ngày Hiền Phụ hay Hiền Mẫu thích hợp với tâm tình người Việt nói chung.
Pt. Giuse Trần Văn Nhật