Dan Lee
05-14-2010, 11:19 PM
TỘI LỖI (phần 3)
http://niemvuimoi.org/Uploads/News/201051483626.jpg
Hệ luỵ của tội
Nói đến tội, không thể không nói đến nguyên nhân và hậu quả của nó.
Cựu Ước nói về tội. Tân Ước nói về tội. Tội đi vào trong xã hội, lan tràn trong Giáo hội, len lỏi vào từng người. Ta không thể chỉ quy trách nhiệm tội của lịch sử, tội của “Giáo hội”, tội của các dân tộc, tội của tập thể và ta trốn tránh trách nhiệm của mình. Vì tội là một hành vi cá nhân. Là hành vi tự do của một cá nhân.
Bắt đầu từ không tuân phục Thiên Chúa: câu chuyện trong vườn địa đàng, xây tháp Baben, tuy khác nhau về nội dung lẫn hình thức, nhưng có một điểm chung là: loại trừ Thiên Chúa, không cần Thiên Chúa, chống lại Thiên Chúa - muốn được “giống như Người”. Và, mối quan hệ với Thiên Chúa bị cắt đứt cách tàn bạo. Thiên Chúa bị loại ra khỏi thế giới, khỏi lòng con người. Giữa Thiên Chúa và con người, mọi sự đều thay đổi: đó là phán quyết của lương tâm. Trước khi phạm tội, Ađam và Eva hưởng được tình thân mật với Thiên Chúa (St 2, 25), còn sau khi phạm tội, thì “ẩn náu vào bụi cây để tránh mặt Giavê” (St 3, 8). Sáng kiến phát xuất từ con người, nên trách nhiệm của lầm lỗi, họ phải chịu. Lẩn tránh và từ chối Thiên Chúa, con người không thể đến được với cây sự sống (St 3, 22).
Tội gây ra sự rạn nứt giữa con người và Thiên Chúa, tội du nhập vào mọi thành phần trong xã hội. Tội làm hư hoại tình liên đới trách nhiệm, khởi đi từ vườn địa đàng, ngay giữa đôi bạn tiên khởi. Vừa khi phạm tội, Ađam không chịu trách nhiệm với người phụ nữ mà Thiên Chúa đã ban cho để giúp đỡ ông (St 2, 18), “là xương và thịt của mình” (St 2, 23). Tiếp đó, sự đổ vỡ lan tràn ra nơi con cháu: Cain giết em mình là Aben (St 4, 8).
Chưa hết, mầu nhiệm tội lỗi vượt cả thế giới loài người. Giữa Thiên Chúa và con người, có một nhân vật thứ ba xen vào, đó là Satan, Cựu Ước ít nói tới. Trong Tân Ước nói rõ hơn về nhân vật này.
Sự đoạn tuyệt của con người với Thiên Chúa đưa đến bi kịch là chia rẽ giữa các anh em. Tội làm phân tán gia đình nhân loại, đã bắt đầu với tội đầu tiên, thì giờ đây đạt tới hình thức tột đỉnh trên bình diện nhân loại, (chuyện tháp Baben).
Tội chính là một hành động tự sát. Vì đã minh nhiên hay mặc nhiên, tạo vật chối bỏ Đấng là nguồn gốc cho sự hiện hữu và gìn giữ cho nó được sống. Tội đưa đến sự mất cân bằng nội tâm, sinh ra những bất đồng, xung đột. Bị tổn thương, từ trong sâu thẳm, căn nguyên như thế, con người không thể tránh gây ra tai hại cho cấu trúc của mối quan hệ với người khác và thế giới thụ tạo. Đây là một định luật khách quan và hiện thực khách quan, được kiểm chứng nhiều cách trong nội tâm con người, đời sống tinh thần cũng như trong xã hội, nơi mà người ta dễ nhìn thấy những dấu hiệu và hậu quả của sự hỗn loạn nội tâm.
Tội là một hành vi cá nhân, vì là một hành vi tự do của một cá nhân. Chính cá nhân phải trực tiếp chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Tuy nhiên, không có tội nào, kể cả tội thâm sâu kín đáo, hết sức riêng tư, lại chỉ liên quan đến chính bản thân mà thôi. Mỗi tội đều ít hay nhiều ảnh hưởng đến toàn bộ Giáo hội và trên toàn thể gia đình nhân loại.
Ân sủng sinh ân sủng. Điều tốt ảnh hưởng tốt cho tập thể. Tội ác sinh tội ác. Điều xấu ảnh hưởng xấu đến tập thể..
Một vài tội tự chúng tạo thành cuộc tấn công trực tiếp vào đồng loại của mình, ngôn ngữ Tin mừng diễn tả chính xác hơn là chống lại anh chị em mình. Chúng xúc phạm đến Thiên Chúa, chính vì chúng xúc phạm đến đồng loại của mình. Những tội này thường được gọi là tội xã hội. Tội xã hội là tội chống lại tình yêu đồng loại và theo luật Đức Giêsu nó trở lên nghiêm trọng. Những tội được coi là xã hội: chống lại sự công bình giữa tương quan người với người, cá nhân đối với cộng đoàn hay cộng đoàn với cá nhân; chống lại sự tự do của người khác, đặc biệt là tự do tin vào Thiên Chúa và thờ lạy Người; chống lại các quyền căn bản của con người, quyền được sinh ra; chống lại sự toàn vẹn thân thể con người; chống lại công ích..
Con người hôm nay và tội lỗi
Vấn đề đặt ra là con người ngày nay có ý tưởng đúng đắn về lương tâm hay không ? Phải chăng con người thời nay đang bị đe doạ vì lương tâm xuống dốc, vì lương tâm bị biến dạng, bị tê liệt. Có nhiều dấu hiệu cho thấy sự xuống dốc như thế đang xảy ra.
Công đồng định nghĩa: “lương tâm là thâm cung và thánh điện của con người”, có liên hệ mật thiết với tự do của con người, lương tâm tạo nên nền tảng của phẩm giá nội tại con người và đồng thời của mối quan hệ với Thiên Chúa. Khi lương tâm bị yếu nhược đi thì cảm thức về Thiên Chúa cũng bị lu mờ dần. Đức Piô XII tuyên bố như sau: “tội của thế kỷ là sự mất cảm thức về tội”.
Lý do: bởi trào lưu tục hoá, tự bản chất, trào lưu chủ trương một nền nhân bản tuyệt đối, không có Thiên Chúa, hoàn toàn tập trung vào sự sùng bái hành động và sản xuất, bị thu hút bởi sự say mê hưởng thụ và tìm hưởng lạc. Thế rồi, tội chỉ còn là một điều xúc phạm đến con người mà thôi.
Lý do khác làm mất cảm thức về tội, là những sai lầm trong việc đánh giá một vài khám phá khoa học về con người dựa trên vài quả quyết của tâm lý học, mối quan tâm muốn tránh tạo ra những mặc cảm của tội lỗi hoặc không muốn đặt giới hạn cho tự do đã đưa tới việc khước từ bừa bãi không chấp nhận những tiêu chuẩn của xã hội học, người ta kết luận rằng tất cả những lỗi lầm đều quy trách nhiệm cho xã hội, và cá nhân là vô can.
Do ảnh hưởng của một lịch sử hệ thống luân lý muốn tương đối hoá mọi quy tắc luân lý, phủ nhận các giá trị tuyệt đối, và dần phủ nhận những hành vi xấu tự bản chất. Điều này làm đảo lộn và sụp đổ những giá trị luân lý…
Lý do khác nữa làm mất cảm thức về tội, là lối giáo dục trẻ em, trong ngành truyền thông và cả trong gia đình - khi tội được đồng hoá cách sai lầm với với mặc cảm bệnh hoạn về tội lỗi, hay với việc vi phạm các quy tắc luật lệ mà thôi.
Mất cảm thức là một thực trạng đáng lo lắng, đau buồn, vì hậu quả của nó là sự phủ nhận Thiên Chúa, Thiên Chúa bị khai trừ không chỉ trong hình thức chủ nghĩa vô thần, mà còn dưới trào lưu tục hoá.
Tội làm ngăn cản liên hệ giữa Thiên Chúa với con người, giữa con người với con người và với tạo vật. Con người sẽ không với tới được “cây sự sống”, vì ai cũng có tội. Nếu không được cứu chuộc, thì tất cả sẽ thành một khối bị luận phạt.
Khi phạm tội, con người trở thành nô lệ, bị thế lực của bóng tối sự dữ, của Satan làm chủ. Vì thế, con người không tự mình thoát ra khỏi vòng xoay của chúng. Con người chỉ ra khỏi bóng đen u ám của tội nhờ Đức Giêsu, vì Ngài đến cứu chuộc những kẻ tội lỗi, để hàn gắn các mối liên lạc đã bị cắt đứt giữa Thiên Chúa và con người. Phục hồi lại quyền làm con của con người, phục hồi sự sống nguyên tuyền mà Chúa Cha đã ban cho tạo vật. Đức Giêsu hy sinh cả mạng sống để làm giá chuộc cho con người.
XEM LẠI PHẦN 1 (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php/35198-T-T%E1%BB%98I-L%E1%BB%96I-(ph%E1%BA%A7n-1))
XEM TIẾP PHẦN 2 (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php/35208-T-T%E1%BB%98I-L%E1%BB%96I-(ph%E1%BA%A7n-2))
THANH THANH
http://niemvuimoi.org/Uploads/News/201051483626.jpg
Hệ luỵ của tội
Nói đến tội, không thể không nói đến nguyên nhân và hậu quả của nó.
Cựu Ước nói về tội. Tân Ước nói về tội. Tội đi vào trong xã hội, lan tràn trong Giáo hội, len lỏi vào từng người. Ta không thể chỉ quy trách nhiệm tội của lịch sử, tội của “Giáo hội”, tội của các dân tộc, tội của tập thể và ta trốn tránh trách nhiệm của mình. Vì tội là một hành vi cá nhân. Là hành vi tự do của một cá nhân.
Bắt đầu từ không tuân phục Thiên Chúa: câu chuyện trong vườn địa đàng, xây tháp Baben, tuy khác nhau về nội dung lẫn hình thức, nhưng có một điểm chung là: loại trừ Thiên Chúa, không cần Thiên Chúa, chống lại Thiên Chúa - muốn được “giống như Người”. Và, mối quan hệ với Thiên Chúa bị cắt đứt cách tàn bạo. Thiên Chúa bị loại ra khỏi thế giới, khỏi lòng con người. Giữa Thiên Chúa và con người, mọi sự đều thay đổi: đó là phán quyết của lương tâm. Trước khi phạm tội, Ađam và Eva hưởng được tình thân mật với Thiên Chúa (St 2, 25), còn sau khi phạm tội, thì “ẩn náu vào bụi cây để tránh mặt Giavê” (St 3, 8). Sáng kiến phát xuất từ con người, nên trách nhiệm của lầm lỗi, họ phải chịu. Lẩn tránh và từ chối Thiên Chúa, con người không thể đến được với cây sự sống (St 3, 22).
Tội gây ra sự rạn nứt giữa con người và Thiên Chúa, tội du nhập vào mọi thành phần trong xã hội. Tội làm hư hoại tình liên đới trách nhiệm, khởi đi từ vườn địa đàng, ngay giữa đôi bạn tiên khởi. Vừa khi phạm tội, Ađam không chịu trách nhiệm với người phụ nữ mà Thiên Chúa đã ban cho để giúp đỡ ông (St 2, 18), “là xương và thịt của mình” (St 2, 23). Tiếp đó, sự đổ vỡ lan tràn ra nơi con cháu: Cain giết em mình là Aben (St 4, 8).
Chưa hết, mầu nhiệm tội lỗi vượt cả thế giới loài người. Giữa Thiên Chúa và con người, có một nhân vật thứ ba xen vào, đó là Satan, Cựu Ước ít nói tới. Trong Tân Ước nói rõ hơn về nhân vật này.
Sự đoạn tuyệt của con người với Thiên Chúa đưa đến bi kịch là chia rẽ giữa các anh em. Tội làm phân tán gia đình nhân loại, đã bắt đầu với tội đầu tiên, thì giờ đây đạt tới hình thức tột đỉnh trên bình diện nhân loại, (chuyện tháp Baben).
Tội chính là một hành động tự sát. Vì đã minh nhiên hay mặc nhiên, tạo vật chối bỏ Đấng là nguồn gốc cho sự hiện hữu và gìn giữ cho nó được sống. Tội đưa đến sự mất cân bằng nội tâm, sinh ra những bất đồng, xung đột. Bị tổn thương, từ trong sâu thẳm, căn nguyên như thế, con người không thể tránh gây ra tai hại cho cấu trúc của mối quan hệ với người khác và thế giới thụ tạo. Đây là một định luật khách quan và hiện thực khách quan, được kiểm chứng nhiều cách trong nội tâm con người, đời sống tinh thần cũng như trong xã hội, nơi mà người ta dễ nhìn thấy những dấu hiệu và hậu quả của sự hỗn loạn nội tâm.
Tội là một hành vi cá nhân, vì là một hành vi tự do của một cá nhân. Chính cá nhân phải trực tiếp chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Tuy nhiên, không có tội nào, kể cả tội thâm sâu kín đáo, hết sức riêng tư, lại chỉ liên quan đến chính bản thân mà thôi. Mỗi tội đều ít hay nhiều ảnh hưởng đến toàn bộ Giáo hội và trên toàn thể gia đình nhân loại.
Ân sủng sinh ân sủng. Điều tốt ảnh hưởng tốt cho tập thể. Tội ác sinh tội ác. Điều xấu ảnh hưởng xấu đến tập thể..
Một vài tội tự chúng tạo thành cuộc tấn công trực tiếp vào đồng loại của mình, ngôn ngữ Tin mừng diễn tả chính xác hơn là chống lại anh chị em mình. Chúng xúc phạm đến Thiên Chúa, chính vì chúng xúc phạm đến đồng loại của mình. Những tội này thường được gọi là tội xã hội. Tội xã hội là tội chống lại tình yêu đồng loại và theo luật Đức Giêsu nó trở lên nghiêm trọng. Những tội được coi là xã hội: chống lại sự công bình giữa tương quan người với người, cá nhân đối với cộng đoàn hay cộng đoàn với cá nhân; chống lại sự tự do của người khác, đặc biệt là tự do tin vào Thiên Chúa và thờ lạy Người; chống lại các quyền căn bản của con người, quyền được sinh ra; chống lại sự toàn vẹn thân thể con người; chống lại công ích..
Con người hôm nay và tội lỗi
Vấn đề đặt ra là con người ngày nay có ý tưởng đúng đắn về lương tâm hay không ? Phải chăng con người thời nay đang bị đe doạ vì lương tâm xuống dốc, vì lương tâm bị biến dạng, bị tê liệt. Có nhiều dấu hiệu cho thấy sự xuống dốc như thế đang xảy ra.
Công đồng định nghĩa: “lương tâm là thâm cung và thánh điện của con người”, có liên hệ mật thiết với tự do của con người, lương tâm tạo nên nền tảng của phẩm giá nội tại con người và đồng thời của mối quan hệ với Thiên Chúa. Khi lương tâm bị yếu nhược đi thì cảm thức về Thiên Chúa cũng bị lu mờ dần. Đức Piô XII tuyên bố như sau: “tội của thế kỷ là sự mất cảm thức về tội”.
Lý do: bởi trào lưu tục hoá, tự bản chất, trào lưu chủ trương một nền nhân bản tuyệt đối, không có Thiên Chúa, hoàn toàn tập trung vào sự sùng bái hành động và sản xuất, bị thu hút bởi sự say mê hưởng thụ và tìm hưởng lạc. Thế rồi, tội chỉ còn là một điều xúc phạm đến con người mà thôi.
Lý do khác làm mất cảm thức về tội, là những sai lầm trong việc đánh giá một vài khám phá khoa học về con người dựa trên vài quả quyết của tâm lý học, mối quan tâm muốn tránh tạo ra những mặc cảm của tội lỗi hoặc không muốn đặt giới hạn cho tự do đã đưa tới việc khước từ bừa bãi không chấp nhận những tiêu chuẩn của xã hội học, người ta kết luận rằng tất cả những lỗi lầm đều quy trách nhiệm cho xã hội, và cá nhân là vô can.
Do ảnh hưởng của một lịch sử hệ thống luân lý muốn tương đối hoá mọi quy tắc luân lý, phủ nhận các giá trị tuyệt đối, và dần phủ nhận những hành vi xấu tự bản chất. Điều này làm đảo lộn và sụp đổ những giá trị luân lý…
Lý do khác nữa làm mất cảm thức về tội, là lối giáo dục trẻ em, trong ngành truyền thông và cả trong gia đình - khi tội được đồng hoá cách sai lầm với với mặc cảm bệnh hoạn về tội lỗi, hay với việc vi phạm các quy tắc luật lệ mà thôi.
Mất cảm thức là một thực trạng đáng lo lắng, đau buồn, vì hậu quả của nó là sự phủ nhận Thiên Chúa, Thiên Chúa bị khai trừ không chỉ trong hình thức chủ nghĩa vô thần, mà còn dưới trào lưu tục hoá.
Tội làm ngăn cản liên hệ giữa Thiên Chúa với con người, giữa con người với con người và với tạo vật. Con người sẽ không với tới được “cây sự sống”, vì ai cũng có tội. Nếu không được cứu chuộc, thì tất cả sẽ thành một khối bị luận phạt.
Khi phạm tội, con người trở thành nô lệ, bị thế lực của bóng tối sự dữ, của Satan làm chủ. Vì thế, con người không tự mình thoát ra khỏi vòng xoay của chúng. Con người chỉ ra khỏi bóng đen u ám của tội nhờ Đức Giêsu, vì Ngài đến cứu chuộc những kẻ tội lỗi, để hàn gắn các mối liên lạc đã bị cắt đứt giữa Thiên Chúa và con người. Phục hồi lại quyền làm con của con người, phục hồi sự sống nguyên tuyền mà Chúa Cha đã ban cho tạo vật. Đức Giêsu hy sinh cả mạng sống để làm giá chuộc cho con người.
XEM LẠI PHẦN 1 (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php/35198-T-T%E1%BB%98I-L%E1%BB%96I-(ph%E1%BA%A7n-1))
XEM TIẾP PHẦN 2 (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php/35208-T-T%E1%BB%98I-L%E1%BB%96I-(ph%E1%BA%A7n-2))
THANH THANH