Dan Lee
05-16-2010, 10:24 AM
Chính anh em là những chứng nhân
Một trong những dịp lễ đáng nhớ trong cuộc đời tôi là lễ Chúa lên trời. Lễ Chúa lên trời ghi đậm dấu ấn bởi việc đọc 33 kinh tin kính. Kinh được đọc vào khoảng 11 giờ sáng tại tất cả các nhà thờ giáo xứ và giáo họ. Việc đọc kinh được tham dự một cách hồ hởi bởi hầu hết anh chị em từ già tới trẻ. Sau phần kinh nguyện tại nhà thờ cũng là tiệc vui mừng trong mọi gia đình. Đây cũng là dịp vui mừng để tất cả mọi thành viên trong gia đình được gặp gỡ nhau, cùng chia sẻ niềm vui. Đây cũng là những ngày khởi sự một kỳ nghỉ hè. Chính vì thế, dường như không khí của dịp lễ lại thêm phần phấn khởi. Lễ Chúa lên trời thực sự ghi đậm dấu ấn khó quên trong cuộc đời.
Mặc dù ấn tượng về ngày đại lễ Chúa lên trời thật sự in đậm trong cuộc đời, nhưng ý nghĩa của ngày lễ thì không dễ gì chúng ta có thể hiểu được một cách sâu sắc. Bản thân tôi thì thường chú ý vào những niềm vui khi mà gia đình tôi được sum họp đông đủ. Rồi dự tính cho những ước mơ trong kỳ nghỉ hè sau đại lễ. Thực sự ý nghĩa sâu xa của việc Chúa lên trời tôi cũng chưa bao giờ chú tâm tìm hiểu. Một cách chung chung tôi tâm niệm Chúa về trời, rồi ngày tận thế Ngài lại đến phán xét kẻ sống và kẻ chết. Đơn giản là thế. Hôm nay khi chú tâm đọc kỹ hơn những bài đọc, tôi thấy đại lễ Chúa về trời không hề đơn giản như thế. Thực sự, Chúa về trời là một trong những bước ngoặc quan trọng của lịch sử Giáo hội cũng như của nhân loại. Sự kiện này đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời, cách suy nghĩ cũng những bước đi của các thánh Tông đồ. Nó cũng mở ra một viễn tượng thực sự cho tương lai của Giáo hội và của nhân loại. Có lẽ, chính lời trăng trối của Đức Giêsu đối với các Tông đồ: “Chính anh em là những nhân chứng cho những việc này” (Luca 24: 48) đã làm thay đổi cuộc đời của các ông cũng như của thế giới này. Vậy đâu là sức mạnh nơi lời kêu mời của Đức Giêsu cho chúng ta và cho thế giới hôm nay? Chúng ta sẽ cố gắng tìm hiểu sứ điệp mà Đức Giêsu muốn gửi đến chúng ta qua ba câu hỏi này: Ai là những chứng nhân cho Đức Giêsu? Chứng nhân cho những cái gì? Sẽ làm những chứng nhân ở đâu?
1. Ai là những chứng nhân?
Lời nhắn nhủ của Đức Giêsu trực tiếp nhắm đến các thánh Tông đồ. Đây không phải là lần đầu tiên mà Đức Giêsu đã nói với những môn đệ của Ngài: Anh em hãy là chứng nhân của thầy. Chúa Giêsu đã nhiều lần nhắc đến sứ điệp này cho các môn đệ, dưới nhiều hình thức. Cái độc đáo ở đây là sứ điệp “chứng nhân” đã được Chúa Giêsu nhấn mạnh và trao gởi như là lời trăng trối duy nhất mà Ngài muốn được thực hiện bởi những môn đệ của Ngài. Chính anh em, không phải là ai khác! Rất ngắn gọn. Rất rõ ràng. Rất uy lực. Điểm độc đáo thứ hai là khi Đức Giêsu nói, các Tông đồ hiểu ngay. Các ngài cũng thực hiện rất chính xác và rất hiệu quả. Mặc dù không một câu hỏi nào được đưa ra, và dĩ nhiên Đức Giêsu cũng không cần phải giải thích. Đây là một điểm rất khác với trước kia, khi Đức Giêsu nói, hoặc là các ông không hiểu, hiểu cách khác, hoặc đặt câu hỏi. Đức Giêsu đã không ít lần than phiền về vấn đề này. Thậm chí Ngài còn nổi giận, như trường hợp của thánh Phêrô: Satan hãy lui khỏi mặt ta!
Chúa Giêsu cũng nhắm đến tất cả những ai sẽ theo Ngài. Đơn giản, chính anh, chính chị sẽ là những chứng nhân của tôi. Trong lịch sử của Giáo hội, không chỉ riêng các thánh Tông đồ, nhưng rất nhiều người đã thực sự lắng nghe và thi hành mệnh lệnh này của Chúa. Chỉ đọc danh sách mà Giáo hội đã chính thức phong thánh là chúng ta cũng đã không thể đếm hết những chứng nhân kiên dũng của Chúa. Ngoài ra, chúng ta cũng không thể đếm hết và biết hết những con người đã kiên trung bảo vệ cho sự thật, công lý và giá trị của nhân loại trong lịch sử. Dù họ không biết Tin mừng của Đức Giêsu, họ cũng được ánh sáng của Sự Thật soi chiếu bằng nhiều cách. Họ đã nhận ra. Họ cũng đã kiên trì làm chứng cho những điều mà họ được soi sáng.
Cách riêng và thực tế hơn, Chúa nhắm đến mỗi người chúng ta hôm nay: Chính anh, chính chị là những chứng nhân của tôi. Đây có lẽ mới là điều mà chúng ta cần phải quan tâm trong đại lễ hôm nay. Nhiều khi chúng ta biết rõ ràng tên rất nhiều vị thánh. Có những người còn hãnh diện là nhớ hầu hết những ngày kính các thánh. Có nhiều người cũng hãnh diện là nhớ tiểu sử của các thánh. Thế nhưng tôi không thấy ai đoan chắc là biết Chúa đang muốn mình làm gì. Có chăng thì cũng chỉ là cầu nguyện hoặc đang cầu nguyện. Không biết rằng nó có đúng lắm không, nhưng có lẽ đây cũng là một kiểu không thực lòng. Chấp nhận rằng tôi cũng rất là người, và vẫn còn vương vấn đầy đủ những gì của thế giới loài người, vẫn là một điều khó nói ra với hầu hết chúng ta. Chính ví thế, đường đi cũng không rõ, mà đường đời cũng không thông. Ý Chúa thì lại càng mịt mù. Hy vọng rằng đây chỉ là kinh nghiệm của riêng tôi. Nếu ở trong trường hợp này, liệu có thể chúng ta là chứng nhân của Giêsu?
2. Chứng nhân cho điều gì?
Đây có lẽ là câu hỏi hóc búa hơn. Ai trong chúng ta cũng có thể dễ dàng thưa rằng chúng ta được kêu gọi để trở nên nhân chứng của Chúa Kitô. Thế nhưng nếu hỏi chúng ta làm nhân chứng cho cái gì thì không phải ai cũng dễ dàng trả lời. Nó không chỉ khó bởi vì chúng ta không đếm hết được những thứ mà Chúa muốn chúng ta làm chứng. Cái khó hơn ở đây là cái mà Chúa muốn, nhưng tôi lại không. Vì thế nó thường hay lẫn lộn đâu là ý Chúa và đâu là ý của mình. Chính vì thế mà mình cũng không rõ và đời thì lại càng tối hơn. Chẳng ai hiểu ai, và cũng chẳng ai chịu ai. Chẳng phải nói thì những người Kitô hữu biết tiếng Việt và nói tiếng Việt hiện nay đang rơi vào một tình trạng khó xử. Cái từ mà tôi đọc được trên mọi mặt báo, và thuộc nhiều tầng lớp trong Giáo hội đó là: bối rối, ngán ngẩm, ngậm ngùi, cay đắng, chán nản, tuyệt vọng, và tương tự. Điều này đủ cho chúng ta thấy chúng ta đang ở đâu. Rất có thể đơn giản là chẳng ai thực sự biết rõ rằng chúng ta cần làm chứng cho cái gì? Đây là một điều nực cười. Nhưng nếu đây là một sự thực, thì chúng ta có thể nói gì về chúng ta?
Tin mừng sẽ nói cho chúng ta biết chúng ta phải làm chứng cho cái gì? Một trong những điều mà nhiều văn kiện của Giáo hội mấy thập niên gần đây thường nhấn mạnh, vì những thách thức của thời đại và hoàn cảnh, đó là: Giáo hội sẽ không còn là mình, nếu Đức Kitô không là trung tâm của lời rao giảng và đời sống của Giáo hội. Điều nay thì không người công giáo nào chối cãi. Thế nhưng Kitô học có lẽ chỉ thực sự cuốn hút và cần cho những nhà nghiên cứu, những người tu trì. Có thể chỉ có cái hệ quả của nó chúng ta mới cần quan tâm ở đây. Vì thế mà tôi mới hỏi: chúng ta cần làm chứng cho cái gì? Về điều này Tin mừng sẽ cung cấp cho chúng ta rất rõ cái mà Đức Giêsu đã thực hiện. Và Ngài cũng nói với chúng ta hôm nay: Anh em hãy là chứng nhân của thầy cho những điều ấy! Thật đơn giản.
Cứ Tin mừng mà dịch thì có lẽ chúng ta cũng dễ dàng gặp nhau. Một điểm cũng đặc biệt trong Tin mừng hôm nay, đó là, sau khi nhận lời trăng trối, các Tông đồ họp nhau để cầu nguyện. Họ vui mừng. Họ chúc tụng Chúa. Họ kiên nhẫn đợi chờ Thánh Thần Chúa soi sáng. Họ biết họ phải làm gì trong hoàn cảnh của họ. Nếu chúng ta đọc tiếp diễn tiến tiếp sau của cuộc đời họ, chúng ta sẽ thấy tất cả đều là chứng nhân kiên dũng cho đến chết. Họ lấy chính máu mình để đoan chứng cho cái mà họ phải làm chứng cũng như tin. Đây là điều có lẽ chúng ta cần lưu ý: là chứng nhân, chứ không phải thỏa hiệp. Đã là chứng nhân thì phải xác tín rõ, phải nói, phải làm. Không có một lý do nào đủ nặng để có thể bào chữa cho chúng ta là chúng tôi biết thế, nhưng trong hoàn cảnh này chúng tôi chưa làm được hoặc không thể làm được. Ngược lại, chính vì cái hoàn cảnh này hoặc hoàn cảnh nào đấy mà chúng ta được sinh ra, được đặt trong đó. Vì thế, câu trả lời phải là của chính chúng ta, và nó có tính cách cấp thiết. Ai trong chúng ta cũng biết đừng để việc hôm nay cho ngày mai. Cũng đừng đổ trách nhiệm cho người khác, ngoại trừ mình tự tố cáo mình là người thiếu trách nhiệm và chỉ là kẻ cơ hội.
Trở lại câu hỏi chúng ta cần làm chứng cho cái gì? Có lẽ để trả lời hết những việc cần làm trong hoàn cảnh hiện tại thì phải lấy cả sách Tin mừng mà đọc rồi đối chiếu với những gì mà cuộc sống thực tế đang đòi hỏi.Ở đây tôi chỉ nhắm một điểm cụ thể, có tính cách thiết thực đặt nền trên lời khẳng định của Chúa Giêsu: “Tôi đến để cho họ được sống và sống dồi dào” (Gioan 10: 10). Để trả lời một cách thiết thực cho đòi hỏi đó, hôm nay Đức Giêsu nói “anh em phải rao giảng về việc sám hối để được ơn tha tội” (Luca 24: 47). Nếu đây là điều mà người công giáo phải làm đầu tiên thì có lẽ đó là việc cấp thiết. Cụ thể mỗi người chúng ta cần phải sám hối về điều gì, có lẽ mỗi người chúng ta tự biết. Nếu chúng ta cần phải rao giảng điều gì, có lẽ chúng ta cũng không cần phải nghĩ nhiều. Chưa cần phải đọc báo lề trái, chỉ cần đọc cái mà chúng ta cho là phải, thì cũng có quá nhiều điều mà chúng ta buộc phải làm. Tình trạng bất công, hối lộ, thiếu trách nhiệm, lạm dụng, xúc phạm quyền căn bản của con người, xúc phạm sự sống… là những gì mà chúng ta có thể đọc và thấy hằng ngày. Đâu là tiếng nói và lập trường của người kitô hữu? Dĩ nhiên chúng ta có thể trả lời rằng nó rành rành trong Tin mừng, giáo huấn của Giáo hội, etc. Thế nhưng những lời dạy bảo của Hội thánh và sứ điệp của Tin mừng sẽ chỉ là những kho tàng cổ quí giá, nếu như chúng không được sống và nói thành lời! Câu hỏi được đặt ra là: Ai là những người chứng? Ở đâu mọi người có thể nghe thấy lời chứng? Chúng ta có thấy hay không? Câu trả lời tôi phải dành cho quí độc giả!
3. Chứng nhân ở đâu?
Bắt đầu từ Jerusalem. Chuyện này thì Đức Giêsu nói với các thánh Tông đồ. Đâu là câu nói của Ngài đối với chúng ta? Hãy bắt đầu ngay tại nơi bạn ở và cái mà bạn đang là. Một cách căn bản, không ai có thể cho cái mà mình không có. Thế thì nó phải bắt đầu nơi chính các bạn và tôi. Chúng ta không ai sống biệt lập riêng lẻ. Thế nên nó lại phải khởi đầu lại từ nơi mà chúng ta thuộc về. Nó có thể khởi sự từ gia đình của bạn, tại giáo xứ của bạn, tại địa phận của bạn. Câu hỏi lại được đặt ra, bao giờ thì có thê bắt đầu?
Có hai nguyên tắc để chúng ta bắt đầu, đó là: không bao giờ quá trễ để khởi sự; đừng để việc mà chúng ta có thể làm hôm nay sang ngày mai. Nếu thế thì không phải ngày mai, nhưng mà ngay hôm nay, chúng ta cần có ngay một buổi họp mặt và cầu nguyện – ngay tại gia đình bạn, hoặc ngay tại giáo xứ, hoặc tại giáo phận, hoặc của bất kỳ cái nhóm và tổ chức nào mang danh nghĩa kitô giáo. Nếu như chúng ta nói vì lý do này hoặc lý do kia mà chúng ta chưa có được câu trả lời cho vấn đề - đây chỉ là lời ngụy biện. Rất có thể chúng ta chỉ đơn giản là kẻ cơ hội – chờ thời cơ nước đục thả câu! Người hiền nhân quân tử thì luôn luôn cảm thấy tủi hổ vì một phần trách nhiệm nào đó thuộc về mình, cách này hoặc cách khác, gián tiếp hay trực tiếp. Phủi tay đổ thừa không là thái độ của người kitô hữu. Chúng ta thú tội đấm ngực trước mỗi lần kinh nguyện và thánh lễ. Không lẽ đó chỉ đơn thuần là một nghi thức không hồn? Nếu nó là như thế thì đáng thương cho hành động giả hình của chúng ta.
Phải bắt đầu từ đâu? Mỗi người chúng ta có thể tự trả lời. Đơn giản, chỉ nhìn tại nơi và với ai mà chúng ta đang sống? Và cũng thật đơn giản hãy nhìn vào chính lòng mình và tự hỏi tôi là ai?
Như vậy Chúa lên trời không phải là dịp để chúng ta ngẩng mặt lên trời để chiêm ngưỡng những vinh quang trên trời. Nó càng không phải là dịp để cho chúng ta chiêm ngưỡng và ước vọng những vinh quang của trần thế. Nếu có đi chăng nữa, thì cái vinh quang này phải là vinh quang của Con Người cũng như con người hay nhân loại. Đó chính là một cuộc sống với đầy đủ những phẩm giá làm người mà chính Thiên Chúa đã ban tặng và chuộc lại cho mỗi người chúng ta. Nếu còn có những người chưa được nhận cái quà tặng làm người và một cuộc sống viên mãn phẩm chất người – đây là công việc mà sứ điệp Đức Giêsu gởi đến cho chúng ta hôm nay – Chính anh em là những chứng nhân cho những điều ấy. Ai là chứng nhân? Chứng nhân điều gì và cho cái gì? Chứng nhân ở đâu? Câu trả lời chỉ có được từ chính mỗi người chúng ta.
Lm. Jos. Đinh Công Phúc
Một trong những dịp lễ đáng nhớ trong cuộc đời tôi là lễ Chúa lên trời. Lễ Chúa lên trời ghi đậm dấu ấn bởi việc đọc 33 kinh tin kính. Kinh được đọc vào khoảng 11 giờ sáng tại tất cả các nhà thờ giáo xứ và giáo họ. Việc đọc kinh được tham dự một cách hồ hởi bởi hầu hết anh chị em từ già tới trẻ. Sau phần kinh nguyện tại nhà thờ cũng là tiệc vui mừng trong mọi gia đình. Đây cũng là dịp vui mừng để tất cả mọi thành viên trong gia đình được gặp gỡ nhau, cùng chia sẻ niềm vui. Đây cũng là những ngày khởi sự một kỳ nghỉ hè. Chính vì thế, dường như không khí của dịp lễ lại thêm phần phấn khởi. Lễ Chúa lên trời thực sự ghi đậm dấu ấn khó quên trong cuộc đời.
Mặc dù ấn tượng về ngày đại lễ Chúa lên trời thật sự in đậm trong cuộc đời, nhưng ý nghĩa của ngày lễ thì không dễ gì chúng ta có thể hiểu được một cách sâu sắc. Bản thân tôi thì thường chú ý vào những niềm vui khi mà gia đình tôi được sum họp đông đủ. Rồi dự tính cho những ước mơ trong kỳ nghỉ hè sau đại lễ. Thực sự ý nghĩa sâu xa của việc Chúa lên trời tôi cũng chưa bao giờ chú tâm tìm hiểu. Một cách chung chung tôi tâm niệm Chúa về trời, rồi ngày tận thế Ngài lại đến phán xét kẻ sống và kẻ chết. Đơn giản là thế. Hôm nay khi chú tâm đọc kỹ hơn những bài đọc, tôi thấy đại lễ Chúa về trời không hề đơn giản như thế. Thực sự, Chúa về trời là một trong những bước ngoặc quan trọng của lịch sử Giáo hội cũng như của nhân loại. Sự kiện này đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời, cách suy nghĩ cũng những bước đi của các thánh Tông đồ. Nó cũng mở ra một viễn tượng thực sự cho tương lai của Giáo hội và của nhân loại. Có lẽ, chính lời trăng trối của Đức Giêsu đối với các Tông đồ: “Chính anh em là những nhân chứng cho những việc này” (Luca 24: 48) đã làm thay đổi cuộc đời của các ông cũng như của thế giới này. Vậy đâu là sức mạnh nơi lời kêu mời của Đức Giêsu cho chúng ta và cho thế giới hôm nay? Chúng ta sẽ cố gắng tìm hiểu sứ điệp mà Đức Giêsu muốn gửi đến chúng ta qua ba câu hỏi này: Ai là những chứng nhân cho Đức Giêsu? Chứng nhân cho những cái gì? Sẽ làm những chứng nhân ở đâu?
1. Ai là những chứng nhân?
Lời nhắn nhủ của Đức Giêsu trực tiếp nhắm đến các thánh Tông đồ. Đây không phải là lần đầu tiên mà Đức Giêsu đã nói với những môn đệ của Ngài: Anh em hãy là chứng nhân của thầy. Chúa Giêsu đã nhiều lần nhắc đến sứ điệp này cho các môn đệ, dưới nhiều hình thức. Cái độc đáo ở đây là sứ điệp “chứng nhân” đã được Chúa Giêsu nhấn mạnh và trao gởi như là lời trăng trối duy nhất mà Ngài muốn được thực hiện bởi những môn đệ của Ngài. Chính anh em, không phải là ai khác! Rất ngắn gọn. Rất rõ ràng. Rất uy lực. Điểm độc đáo thứ hai là khi Đức Giêsu nói, các Tông đồ hiểu ngay. Các ngài cũng thực hiện rất chính xác và rất hiệu quả. Mặc dù không một câu hỏi nào được đưa ra, và dĩ nhiên Đức Giêsu cũng không cần phải giải thích. Đây là một điểm rất khác với trước kia, khi Đức Giêsu nói, hoặc là các ông không hiểu, hiểu cách khác, hoặc đặt câu hỏi. Đức Giêsu đã không ít lần than phiền về vấn đề này. Thậm chí Ngài còn nổi giận, như trường hợp của thánh Phêrô: Satan hãy lui khỏi mặt ta!
Chúa Giêsu cũng nhắm đến tất cả những ai sẽ theo Ngài. Đơn giản, chính anh, chính chị sẽ là những chứng nhân của tôi. Trong lịch sử của Giáo hội, không chỉ riêng các thánh Tông đồ, nhưng rất nhiều người đã thực sự lắng nghe và thi hành mệnh lệnh này của Chúa. Chỉ đọc danh sách mà Giáo hội đã chính thức phong thánh là chúng ta cũng đã không thể đếm hết những chứng nhân kiên dũng của Chúa. Ngoài ra, chúng ta cũng không thể đếm hết và biết hết những con người đã kiên trung bảo vệ cho sự thật, công lý và giá trị của nhân loại trong lịch sử. Dù họ không biết Tin mừng của Đức Giêsu, họ cũng được ánh sáng của Sự Thật soi chiếu bằng nhiều cách. Họ đã nhận ra. Họ cũng đã kiên trì làm chứng cho những điều mà họ được soi sáng.
Cách riêng và thực tế hơn, Chúa nhắm đến mỗi người chúng ta hôm nay: Chính anh, chính chị là những chứng nhân của tôi. Đây có lẽ mới là điều mà chúng ta cần phải quan tâm trong đại lễ hôm nay. Nhiều khi chúng ta biết rõ ràng tên rất nhiều vị thánh. Có những người còn hãnh diện là nhớ hầu hết những ngày kính các thánh. Có nhiều người cũng hãnh diện là nhớ tiểu sử của các thánh. Thế nhưng tôi không thấy ai đoan chắc là biết Chúa đang muốn mình làm gì. Có chăng thì cũng chỉ là cầu nguyện hoặc đang cầu nguyện. Không biết rằng nó có đúng lắm không, nhưng có lẽ đây cũng là một kiểu không thực lòng. Chấp nhận rằng tôi cũng rất là người, và vẫn còn vương vấn đầy đủ những gì của thế giới loài người, vẫn là một điều khó nói ra với hầu hết chúng ta. Chính ví thế, đường đi cũng không rõ, mà đường đời cũng không thông. Ý Chúa thì lại càng mịt mù. Hy vọng rằng đây chỉ là kinh nghiệm của riêng tôi. Nếu ở trong trường hợp này, liệu có thể chúng ta là chứng nhân của Giêsu?
2. Chứng nhân cho điều gì?
Đây có lẽ là câu hỏi hóc búa hơn. Ai trong chúng ta cũng có thể dễ dàng thưa rằng chúng ta được kêu gọi để trở nên nhân chứng của Chúa Kitô. Thế nhưng nếu hỏi chúng ta làm nhân chứng cho cái gì thì không phải ai cũng dễ dàng trả lời. Nó không chỉ khó bởi vì chúng ta không đếm hết được những thứ mà Chúa muốn chúng ta làm chứng. Cái khó hơn ở đây là cái mà Chúa muốn, nhưng tôi lại không. Vì thế nó thường hay lẫn lộn đâu là ý Chúa và đâu là ý của mình. Chính vì thế mà mình cũng không rõ và đời thì lại càng tối hơn. Chẳng ai hiểu ai, và cũng chẳng ai chịu ai. Chẳng phải nói thì những người Kitô hữu biết tiếng Việt và nói tiếng Việt hiện nay đang rơi vào một tình trạng khó xử. Cái từ mà tôi đọc được trên mọi mặt báo, và thuộc nhiều tầng lớp trong Giáo hội đó là: bối rối, ngán ngẩm, ngậm ngùi, cay đắng, chán nản, tuyệt vọng, và tương tự. Điều này đủ cho chúng ta thấy chúng ta đang ở đâu. Rất có thể đơn giản là chẳng ai thực sự biết rõ rằng chúng ta cần làm chứng cho cái gì? Đây là một điều nực cười. Nhưng nếu đây là một sự thực, thì chúng ta có thể nói gì về chúng ta?
Tin mừng sẽ nói cho chúng ta biết chúng ta phải làm chứng cho cái gì? Một trong những điều mà nhiều văn kiện của Giáo hội mấy thập niên gần đây thường nhấn mạnh, vì những thách thức của thời đại và hoàn cảnh, đó là: Giáo hội sẽ không còn là mình, nếu Đức Kitô không là trung tâm của lời rao giảng và đời sống của Giáo hội. Điều nay thì không người công giáo nào chối cãi. Thế nhưng Kitô học có lẽ chỉ thực sự cuốn hút và cần cho những nhà nghiên cứu, những người tu trì. Có thể chỉ có cái hệ quả của nó chúng ta mới cần quan tâm ở đây. Vì thế mà tôi mới hỏi: chúng ta cần làm chứng cho cái gì? Về điều này Tin mừng sẽ cung cấp cho chúng ta rất rõ cái mà Đức Giêsu đã thực hiện. Và Ngài cũng nói với chúng ta hôm nay: Anh em hãy là chứng nhân của thầy cho những điều ấy! Thật đơn giản.
Cứ Tin mừng mà dịch thì có lẽ chúng ta cũng dễ dàng gặp nhau. Một điểm cũng đặc biệt trong Tin mừng hôm nay, đó là, sau khi nhận lời trăng trối, các Tông đồ họp nhau để cầu nguyện. Họ vui mừng. Họ chúc tụng Chúa. Họ kiên nhẫn đợi chờ Thánh Thần Chúa soi sáng. Họ biết họ phải làm gì trong hoàn cảnh của họ. Nếu chúng ta đọc tiếp diễn tiến tiếp sau của cuộc đời họ, chúng ta sẽ thấy tất cả đều là chứng nhân kiên dũng cho đến chết. Họ lấy chính máu mình để đoan chứng cho cái mà họ phải làm chứng cũng như tin. Đây là điều có lẽ chúng ta cần lưu ý: là chứng nhân, chứ không phải thỏa hiệp. Đã là chứng nhân thì phải xác tín rõ, phải nói, phải làm. Không có một lý do nào đủ nặng để có thể bào chữa cho chúng ta là chúng tôi biết thế, nhưng trong hoàn cảnh này chúng tôi chưa làm được hoặc không thể làm được. Ngược lại, chính vì cái hoàn cảnh này hoặc hoàn cảnh nào đấy mà chúng ta được sinh ra, được đặt trong đó. Vì thế, câu trả lời phải là của chính chúng ta, và nó có tính cách cấp thiết. Ai trong chúng ta cũng biết đừng để việc hôm nay cho ngày mai. Cũng đừng đổ trách nhiệm cho người khác, ngoại trừ mình tự tố cáo mình là người thiếu trách nhiệm và chỉ là kẻ cơ hội.
Trở lại câu hỏi chúng ta cần làm chứng cho cái gì? Có lẽ để trả lời hết những việc cần làm trong hoàn cảnh hiện tại thì phải lấy cả sách Tin mừng mà đọc rồi đối chiếu với những gì mà cuộc sống thực tế đang đòi hỏi.Ở đây tôi chỉ nhắm một điểm cụ thể, có tính cách thiết thực đặt nền trên lời khẳng định của Chúa Giêsu: “Tôi đến để cho họ được sống và sống dồi dào” (Gioan 10: 10). Để trả lời một cách thiết thực cho đòi hỏi đó, hôm nay Đức Giêsu nói “anh em phải rao giảng về việc sám hối để được ơn tha tội” (Luca 24: 47). Nếu đây là điều mà người công giáo phải làm đầu tiên thì có lẽ đó là việc cấp thiết. Cụ thể mỗi người chúng ta cần phải sám hối về điều gì, có lẽ mỗi người chúng ta tự biết. Nếu chúng ta cần phải rao giảng điều gì, có lẽ chúng ta cũng không cần phải nghĩ nhiều. Chưa cần phải đọc báo lề trái, chỉ cần đọc cái mà chúng ta cho là phải, thì cũng có quá nhiều điều mà chúng ta buộc phải làm. Tình trạng bất công, hối lộ, thiếu trách nhiệm, lạm dụng, xúc phạm quyền căn bản của con người, xúc phạm sự sống… là những gì mà chúng ta có thể đọc và thấy hằng ngày. Đâu là tiếng nói và lập trường của người kitô hữu? Dĩ nhiên chúng ta có thể trả lời rằng nó rành rành trong Tin mừng, giáo huấn của Giáo hội, etc. Thế nhưng những lời dạy bảo của Hội thánh và sứ điệp của Tin mừng sẽ chỉ là những kho tàng cổ quí giá, nếu như chúng không được sống và nói thành lời! Câu hỏi được đặt ra là: Ai là những người chứng? Ở đâu mọi người có thể nghe thấy lời chứng? Chúng ta có thấy hay không? Câu trả lời tôi phải dành cho quí độc giả!
3. Chứng nhân ở đâu?
Bắt đầu từ Jerusalem. Chuyện này thì Đức Giêsu nói với các thánh Tông đồ. Đâu là câu nói của Ngài đối với chúng ta? Hãy bắt đầu ngay tại nơi bạn ở và cái mà bạn đang là. Một cách căn bản, không ai có thể cho cái mà mình không có. Thế thì nó phải bắt đầu nơi chính các bạn và tôi. Chúng ta không ai sống biệt lập riêng lẻ. Thế nên nó lại phải khởi đầu lại từ nơi mà chúng ta thuộc về. Nó có thể khởi sự từ gia đình của bạn, tại giáo xứ của bạn, tại địa phận của bạn. Câu hỏi lại được đặt ra, bao giờ thì có thê bắt đầu?
Có hai nguyên tắc để chúng ta bắt đầu, đó là: không bao giờ quá trễ để khởi sự; đừng để việc mà chúng ta có thể làm hôm nay sang ngày mai. Nếu thế thì không phải ngày mai, nhưng mà ngay hôm nay, chúng ta cần có ngay một buổi họp mặt và cầu nguyện – ngay tại gia đình bạn, hoặc ngay tại giáo xứ, hoặc tại giáo phận, hoặc của bất kỳ cái nhóm và tổ chức nào mang danh nghĩa kitô giáo. Nếu như chúng ta nói vì lý do này hoặc lý do kia mà chúng ta chưa có được câu trả lời cho vấn đề - đây chỉ là lời ngụy biện. Rất có thể chúng ta chỉ đơn giản là kẻ cơ hội – chờ thời cơ nước đục thả câu! Người hiền nhân quân tử thì luôn luôn cảm thấy tủi hổ vì một phần trách nhiệm nào đó thuộc về mình, cách này hoặc cách khác, gián tiếp hay trực tiếp. Phủi tay đổ thừa không là thái độ của người kitô hữu. Chúng ta thú tội đấm ngực trước mỗi lần kinh nguyện và thánh lễ. Không lẽ đó chỉ đơn thuần là một nghi thức không hồn? Nếu nó là như thế thì đáng thương cho hành động giả hình của chúng ta.
Phải bắt đầu từ đâu? Mỗi người chúng ta có thể tự trả lời. Đơn giản, chỉ nhìn tại nơi và với ai mà chúng ta đang sống? Và cũng thật đơn giản hãy nhìn vào chính lòng mình và tự hỏi tôi là ai?
Như vậy Chúa lên trời không phải là dịp để chúng ta ngẩng mặt lên trời để chiêm ngưỡng những vinh quang trên trời. Nó càng không phải là dịp để cho chúng ta chiêm ngưỡng và ước vọng những vinh quang của trần thế. Nếu có đi chăng nữa, thì cái vinh quang này phải là vinh quang của Con Người cũng như con người hay nhân loại. Đó chính là một cuộc sống với đầy đủ những phẩm giá làm người mà chính Thiên Chúa đã ban tặng và chuộc lại cho mỗi người chúng ta. Nếu còn có những người chưa được nhận cái quà tặng làm người và một cuộc sống viên mãn phẩm chất người – đây là công việc mà sứ điệp Đức Giêsu gởi đến cho chúng ta hôm nay – Chính anh em là những chứng nhân cho những điều ấy. Ai là chứng nhân? Chứng nhân điều gì và cho cái gì? Chứng nhân ở đâu? Câu trả lời chỉ có được từ chính mỗi người chúng ta.
Lm. Jos. Đinh Công Phúc