PDA

View Full Version : C - Chúa Nhật Hiện Xuống – Năm C (Acts 2: 1-11; Psalm 104; Corinthians 12: 3-7, 12-13; John 20: 19-23)



Dan Lee
05-20-2010, 10:52 PM
Chúa Nhật Hiện Xuống – Năm C (Acts 2: 1-11; Psalm 104; Corinthians 12: 3-7, 12-13; John 20: 19-23)


THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA CHÚA GIÊ-SU HÀN GẮN VÀ CỨU ĐỘ


“Cái mà chúng ta có ở đây là một thất bại để giao tiếp!” Đây là một câu nói bất hủ từ phim Cool Hand Luke. Trong thực tế, người ta thường bị phân hóa và xa lánh nhau do một ngôn ngữ chung. Mặt khác, phàm những ai không nói một lời của ngôn ngữ giao tiếp để biểu đạt ý tưởng thì họ thường thể hiện qua nụ cười, thân ái, khoan dung, và phương tiện âm nhạc.

Sự mô tả của Thánh Lu-ca về hậu duệ của Chúa Thánh Thần vào Lễ Ngũ Tuần đã nói lên dấu hiệu đảo chiều của sự hiểu lầm và ngăn cách hậu quả do thảm họa của tháp Babel. Trật tự mới được Chúa Thánh Thần đem đến sẽ vượt mọi ngăn cách và rào cản để thắt chặt nhân loại cùng nhau dưới quyền Thiên Chúa. Thực tế là mỗi thành viên trong đám đông tụ họp đã nghe lời loan truyền của Thánh Phao-lô bằng ngôn ngữ của riêng họ có nghĩa là sự mặc khải và cứu độ của Thiên Chúa đã được dự định cho tất cả mọi người – không phải chỉ dành cho những người được yêu thích.

Cùng thần Khí đó là nhu cầu cần thiết ngày nay. Công nghệ và giáo dục của chúng ta có thể giúp chúng ta nói những ngôn ngữ khác nhau và những khoảng cách vượt quá sự hiểu biết, nhưng chúng không dạy chúng ta giao tiếp (vì bất kỳ người nào đọc lời bình trên một trang web đều biết rất rõ). Ngôn ngữ mà chúng ta nói vẫn còn đó nỗi lo sợ, thù địch, cạnh tranh, giận dữ và tham lam. Chúng ta dùng ngôn ngữ chung của chúng ta để chia rẽ hoặc tách biệt bằng cách tôn vinh và tán dương quá mức hoặc những mối bất hòa xét đoán từ những người khác để làm giảm uy tín giá trị của họ. Sự lạm dụng ngôn ngữ này làm nền tảng cho những tranh chấp và hiểu lầm giữa những quốc gia và những tôn giáo. Thật chẳng may nó cũng là ngôn ngữ của những cuộc tranh luận về văn hóa, đạo đức và chính trị của chúng ta. Trong một bài phát biểu thường có sự thừa thãi dài dòng: gay gắt và luẩn quẩn, hiệu quả thông tin và hiểu biết chẳng có bao nhiêu. Món quà của Chúa Thánh Thần không có ý định đặt Berlitz ra khỏi sự liên quan cá nhân mà để dạy cho chúng ta ngôn ngữ thống nhất về tình yêu, kiên nhẫn và hòa giải. Thông điệp của Chúa Thánh Thần đó là duy nhất một Trái Đất, Nhân Loại, Thiên Chúa – và khi chúng ta khích bác người khác tức chúng ta tự khích bác chúng ta.

Điểm này được minh họa bằng hình ảnh của một thân thể mà Thánh Phao-lô dùng để mô tả cộng đồng Ki-tô giáo. Mặc dù duy nhất thể hiện bề ngoài, tất cả các thành viên của cộng đồng đều được ban phúc và bảo bọc một cách công bằng bởi Thiên Chúa. Những món quà cá nhân bất cứ là gì hầu như để có vẫn đang vay mượn từ Thiên Chúa và duy nhất chỉ được dành cho sự phục vụ và công ích. Thần Khí duy nhất từ Thiên Chúa tràn đầy đem lại sự sống và hiệp nhất họ lại với nhau. Điều này cho thấy rằng sự vô lý nực cười và phù phiếm của những thái độ tranh giành sở hữu và hành vi cũng như những nhu cầu hợp tác và chia sẻ. Không có thứ bậc gía trị dựa trên căn bản chủng tộc, giai tầng xã hội, tôn giáo hay giới tính trong Vương quốc của Thiên Chúa. Cho đến khi chúng ta hiểu biết để suy nghĩ và hành động như một chỉnh thể thống nhất sự đau khổ đó xé nát thế giới chúng ta thành từng mảnh sẽ còn tiếp tục. Thật là mỉa mai và chua chát mà những tôn giáo, cần được các nhà lãnh đạo và điển hình trong việc hỗ trợ suy nghĩ và hành động, thường là nguồn mạch chính của vấn đề.

Hơi thở của Thiên Chúa – trong Sách Sáng thế là “Thần Khí” cuốn trôi những rối loạn tiềm ẩn và tạo ra thế giới của chúng ta. Trong Tin Mừng của Thánh Gio-an Chúa Giê-su là Đấng ban cho hơi thở hoặc nguồn lực sự sống này. Đó là hành động mới của Thiên Chúa về sự sáng tạo và Tin Mừng thậm chí bắt đầu với những từ “vào lúc bắt đầu” như trong Sách Sáng thế.

Trước khi bị bắt giữ Chúa Giê-su đã hứa với các môn đệ rằng người sẽ không để họ phải mồ côi mà sẽ ở đằng sau an ủi hay bảo trợ để giảng dạy và dẫn dắt họ. Mà giờ đây Người đã bị “treo trên” thập giá và đã phục sinh. Chúa Giê-su đã truyền hơi thở thiêng liêng cho những môn đồ của Người. Đó là nguồn mạch của uy lực và uy quyền tinh thần đáng kính sợ và họ có thể thực hiện được những điều mà họ tưởng rằng không bao giờ mình có thể.

Khi chúng ta trải qua những tiêu cực và sợ hãi của thế gian này thì luôn có sự cám dỗ để đòi hỏi Thiên Chúa ở khắp mọi nơi bề bộn này – hoặc vì sao mà thiên Chúa lại để những bi kịch đa dạng diễn ra hàng ngày. Nhưng thực tế của vấn đề là khi chúng ta nổi cơn thịnh nộ với Thiên Chúa thực ra chúng ta đang nổi cơn thịnh nộ với bản thân. Quả thực Thiên Chúa đang hiện diện, hơi thở và nguồn lực sự sống mãnh liệt này dao động qua chúng ta và qua mọi sự sáng tạo. Khi Người truyền hơi thở trên các tông đồ, Chúa Giê-su ban cho họ một sứ vụ đáng kính sợ, “Như Cha thầy đã sai thầy, nên thầy cũng sai các con!” Điều đó muốn nói rằng, mỗi chúng ta đều mong mỏi gia sức cố gắng thực hiện để thay thế dấu giày của Chúa Giê-su. Là môn đệ của Chúa Giê-su đừng bao giờ nói “hưởng thụ” mà hãy phục vụ và tiếp tục công việc của Người hàn gắn và cứu độ.

(Nguồn: Regis College – The Shool of Theology)
Jos. Tú Nạc, NMS