Dan Lee
05-20-2010, 11:30 PM
Chúa Thánh Thần với Gíao xứ Nữ Vương Tử Đạo Việt-Nam tại Denver
viết dịp kỷ niệm 20 năm cung hiến Thánh Đường Giáo Xứ
http://www.honnho.org/files/imagecache/main_image/Holyspirit%20copy.jpg
Hôm nay không phải chỉ các giáo xứ, các giáo phận, hay các quốc gia mà toàn thể Giáo hội hoàn vũ hân hoan cử hành Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, là “thần khí” của Giáo Hội nói chung, đặc biệt là thần khí của Cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Nữ Vương Tử Đạo Việt-Nam (NVTĐVN) tại Denver ở Colorado, USA nói riêng.
Trải qua hơn 35 năm kể từ ngày bỏ nước ra đi, mọi thành viên của Giáo xứ đã vượt thắng khó khăn, gian nan để được ngày hôm nay. Tuy 35 năm lịch sử của Cộng đoàn Giáo xứ rất ngắn nếu so với hơn 2000 năm lịch sử của Giáo hội, nhưng chắc chắn mỗi tín hữu chúng ta đều hãnh diện cảm nghiệm được Chúa Thánh Thần luôn hằng ở với, giữ gìn và canh tân GX suốt thời gian qua. Cảm nghiệm để biết ơn và cảm tạ.
Từ một cộng đoàn với số gia đình có thể đếm được trên đầu ngón tay năm 1975, chúng ta tụ tập nơi hầm basement của Nhà thờ chính toà Đức Mẹ Vô Nhiễm trong downtown Denver mỗi chiều Chúa nhật, sau đó dời đến nhà thờ Thánh Ignatiô Loyola ở đường 23rd và York. Rồi từ nhà thờ Our Lady of Presentation ở đường số 8 và Julian, đến việc tạo mãi và xây cất riêng một ngôi thánh đường khang trang rộng rãi trước hồ Lakeside là địa điểm cuối cùng hiện nay, chưa kể đến các nhà thờ khác mà cộng đoàn chúng ta hồi sơ khai vẫn thuê mướn để cử hành những Thánh Lễ và sinh hoạt riêng tư vào những dịp đặc biệt như Nhà thờ St. Bernadette ở Lakewood vào dịp Giáng Sinh, các trường trung học Lincoln, Kennedy vào dịp Tết Nguyên Đán v.v…
Khác hẳn những người ở Êphêsô qua các bài đọc tuần nầy nói tới, chúng ta đều đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần, vì chúng ta đã chịu phép Rửa tội và Thêm sức. Nhưng có lẽ Chúa Thánh Thần vẫn còn là một nhân vật xa lạ trong tâm tư và trong cuộc sống của nhiều người chúng ta. Tuy đã được học về Chúa Thánh Thần, nhưng trong bối cảnh của một dân tộc chìm đắm trong chiến tranh, sau đó đi tị nạn, di tản, và di cư đến một quốc gia xa xôi mới lạ để tránh Cộng sản vô thần và mưu sinh, chương trinh giáo lý học về Chúa Thánh Thần ngày Rước lễ lần đầu hay Thêm sức một số trong chúng ta đã học quá sơ sài, quá vội vàng nên thực sự nhiều khi không để ý rằng Chúa Thánh Thần có liên hệ thật sâu xa đến đời sống của GX, của Giáo hội và cuộc đời mỗi người chúng ta. Nhưng đó lại là điều mà chúng ta có thể nghiệm chứng được một cách rõ ràng khi nhìn lại.
Do quyền năng Chúa Thánh Thần và sức mạnh của lòng tin đã khiến chúng ta bỏ qua những tỵ hiềm cao hơn núi, nghi kỵ sâu hơn sông, để chào hỏi, cộng tác với người khác trong các Giáo Khu, các Hội Đoàn, và các Ban Ngành trong Giáo Xứ. Chinh Chúa Thánh Thần đã liên kết mọi thành phần: từ người trí thức đến kẻ lao động chân tay, từ người sĩ quan đến binh sĩ, từ những bậc vị vọng trong dân đến kẻ cùng đinh từ quê mẹ sang tị nạn năm 1975 và những thập niên kế tiếp, nên mới có thể ngồi lại với nhau trong việc xây dựng một cộng đoàn huynh đệ có danh xưng “Cộng Đoàn Công Giáo Việt-Nam” trước năm 1990, sau đó được hãnh diện nâng lên thành “GXNVTĐVN” ngày 7 tháng 7 năm 1990. Giáo dân của Giáo xứ gồm đủ mọi người gốc từ 26 Giáo phận của nước Việt-nam. Năm nay (2010) Giáo Xứ NVTĐ/VN tại Denver vừa chẵn 20 tuổi.
Hồng Ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người.
Chính sức mạnh của Chúa Thánh Thần đã giúp cho các cặp vợ chồng trong đời sống Hôn Nhân Gia Đình, giúp cho lòng chung thuỷ của họ với nhau, đã giúp cho các bà mẹ chu toàn bổn phận gia đình trong âm thầm, giúp cho các gia đình trẻ phát triển mọi tài năng của mình trên quốc gia đầy cơ hội nầy, giúp họ giữ gìn được phong tục và văn hoá cũng như đạo giáo của người Việt. Chúa Thánh Thần đã đánh động nhiều tâm hồn tín hữu của Giáo xứ trong ơn gọi Linh mục, Phó tế, và nam nữ Tu sĩ. Đã tăng nghị lực và can đảm cho các bạn trẻ chống lại các cám dỗ và gia nhập đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Đồng Hành Linh Thao, bốn Ca Đoàn, Ngành Giáo Lý, Việt Ngữ, cho những người khác gia nhập Phong Trào Cursillo, Đạo Binh Đức Mẹ, Hội Đền Tạ, Hồn Nhỏ, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Hội Bảo Trợ Ơn Thiên Triệu, Huynh Đoàn Đa Minh, Liên Minh Thánh Tâm, Gia Đình Đồng Công, Hội Tương Trợ Bác Ái, v.v…, đã giúp cho các Ông Bà Anh Chị Em giáo hữu ham thích cầu nguyện trong thinh lặng mỗi chiều Thứ Năm và trọn ngày Thứ Sáu hằng tuần, để biết kiên nhẫn trong lúc đau khổ bệnh tật hay cảm tạ lúc vui mừng, với một lương tâm ngay thẳng, can đảm sống trong công bình bác ái cho dù bị thua thiệt, mất mát. Và trên hết, mỗi Chúa nhật hằng tuần già trẻ lớn bé đều hớn hở hân hoan tụ họp nhau trong ngôi Thánh đường và khuông viên. Ngôi Thánh đường, Hội trường, Nhà nguyện, Trường học của mình, do chính mình tạo mãi và xây cất để cử hành Thánh Lễ, học tập Giáo lý và Việt Ngữ, cũng như gặp nhau ăn uống ở Caféteria gây quỹ cho Giáo xứ, hàn huyên tâm sự hoặc tham dự những nghi thức văn hoá, giáo dục và tôn giáo bằng tiếng mẹ đẻ Việt nam của mình trong cùng một Chúa Thánh Thần. Tưởng cũng cần nhắc thêm một điều là giáo dân của Giáo xứ Denver từ trước đến giờ nổi tiếng là rộng rãi về việc dâng cúng. Mùa hè Giáo xứ nhộn nhịp đón tiếp các Cha, các Soeurs từ Việt-nam qua quyên góp cho các công tác tôn giáo và từ thiện bên quê nhà.
Đó cũng là một hình ảnh quen thuộc trong Kinh Thánh để diễn tả về ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Thánh Luca mô tả: vào ngày lễ Ngũ Tuần các môn đệ tề tựu cầu nguyện. Khi ấy có những lưỡi như lưỡi lửa rải rác đậu xuống trên mỗi người. Lửa là hình tượng Kinh Thánh dùng để diễn tả về Thần Khí của Chúa Thánh Thần trong mỗi người chúng ta.
Nói tới lửa tôi nhớ một hình ảnh mà Thánh Gioan Thánh Giá người Tây Ban Nha, Tiến sĩ Hội thánh, một người có kinh nghiệm thần bí về chiêm niệm, đã dùng hình ảnh lửa và củi để diễn tả đời sống người tín hữu trong Chúa Thánh Thần. Chúng ta thử tưởng tượng cảnh mùa đông băng giá ở Âu Châu cũng giống như mùa đông ở Denver. Ngoài vườn là một khúc củi nằm chơ vơ giữa trời tuyết băng. Cái lạnh làm cho làn da của củi sần sùi, xấu xí. Và rồi nó được ông chủ nhà đem vô nhà quăng vào lò sưởi. Hơi nóng làm khúc củi cảm thấy ấm áp, hạnh phúc. Nó cảm nhận được đầy sự an ủi không tả được. Nhưng tiếc rằng sự sung sướng kéo dài chẳng được bao lâu. Trong khỏanh khắc ngọn lửa ôm chặt lấy nó. Sức nóng của lửa nung nấu khiến cho nhựa cây rỉ ra bên ngoài làm thành một lớp da sần sùi như da cóc. Nó tỏa ra một mùi thật khó ngửi. Khúc củi quằn quại trong than hồng một thời gian. Cuối cùng nó trở nên một với lửa. Nó không còn là củi mà chỉ là lửa. Nhìn vào lò sưởi người ta khó nhận ra đâu là củi đâu là lửa. Lửa đem ánh sáng, và lửa cũng đem hơi ấm cho những người trong phòng.
Thánh Gioan Thánh Giá dùng hình ảnh tuyệt vời ấy để diễn tả về tác động của Chúa Thánh Thần trong đời sống chúng ta. Hình ảnh ấy giúp chúng ta thấy được đâu là cùng đích của đời sống trong Thánh Thần. Đó là Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta được kết hiệp nên một với Thiên Chúa như thánh Phaolô nói khi ông gọi Hội Thánh là “thân thể của Chúa Kitô” trong thư gửi các giáo đoàn Ephesô và Corinthô.
Trước khi về trời Chúa Giêsu đã gửi một sứ điệp Tin Mừng cho nhân loại. Sứ điệp ấy sẽ chẳng bao giờ đến được với mọi người nếu Hội Thánh không loan truyền. Hội Thánh là môi miệng nói thay cho Chúa, là đôi chân đi những nơi Ngài cần đến, là đôi tay để làm công việc của Ngài. Sứ điệp của Chúa Kitô được đặt vào Hội Thánh, mà Hội Thánh là chúng ta. Mỗi cá nhân chúng ta làm nên Hội Thánh. Hội Thánh bao gồm đủ hạng người: da trắng, da mầu, da đỏ và da vàng, với nhiều ngôn ngữ riêng, tài năng riêng, và nhiều khả năng khác nhau. Giáo xứ chúng ta đã và đang giang rộng vòng tay chào đón nhiều chủng tộc khác nhau vào trong cộng đoàn giáo xứ, cũng như quốc gia Hiệp Chủng Quốc nầy đã thân thương chào đón người Việt-nam chúng ta vào trong sinh hoạt của Giáo hội địa phương và Xã hội đại đồng cách đây 35 năm. Chúng ta cùng nói với nhau bằng thứ ngôn ngữ của tình yêu, ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần, là thứ ngôn ngữ tạo được sự cảm thông và là thứ ngôn ngữ bất cứ ai cũng có thể hiểu được.
Tuy nhiên, ân sủng của Chúa Thánh Thần không dừng lại trong mỗi cá nhân của Cộng đoàn hay Giáo xứ mà phải loan truyền sứ điệp Chúa Kitô và sự sống đời đời đến cho mọi người, mọi nơi, và nhiều bao nhiêu có thể. Xưa kia, tràn ngập với tình yêu của Chúa Thánh Thần, các môn đệ trong ngày Lễ Hiện Xuống cảm thấy sức mạnh thần thiêng bao trủm họ, cho họ khôn ngoan và can đảm, đánh động họ vượt qua cái giới hạn con người. Nơi đó Thần Khí Thiên Chúa gặp gỡ trái tim con người tạo thành ngôn ngữ cho các môn đệ lớn tiếng rao giảng, chuyên chở sứ điệp Phục Sinh và sự sống đời đời đến tai những người nghe. Chúa Thánh Thần đến để làm chứng cho sự thật về công cuộc cứu chuộc của Ngôi Hai, để thánh hoá và để an ủi cũng như giữ gìn tình nghĩa chúng ta với Ba Ngôi Thiên Chúa.
Yêu thương là ngôn ngữ và là phương tiện làm cho cuộc đời trần thế được hạnh phúc và sống xứng đáng với phẩm giá làm người. Chúa Thánh Thần đến để làm hoàn hảo đời sống tin mừng mà Chúa Kitô đã vạch ra cho tất cả mọi Anh Chị Em Giáo Xứ trong cuộc sống trần thế nơi Gia đình, Nhà thương, Trường học, Chợ búa, hay Sở làm. Hôm nay, khi nhìn lại hồng ân mà Chúa Thánh Thần đã liên kết chúng ta lại với nhau trong cùng một Chúa Ba Ngôi suốt 35 năm qua, chớ gì mỗi cá nhân chúng ta hãy tiếp tục dùng ngôn ngữ yêu thương nầy để làm chứng cho Tin Mừng với mọi người, mọi nơi mọi chốn mà ai cũng hiểu được. Tin Mừng lúc đó sẽ trở thành một niềm vui lớn lao không thể nào dấu kín được, nhưng sẽ lan toả, sẽ thông truyền cho người khác niềm vui và bình an như ý định của Chúa Kitô trước khi về trời. Được như vậy chúng ta mới không hổ thẹn với các Anh Chị Em khác đã ra đi trước chúng ta và đang sum họp trên nhà Cha trên trời vậy.
Lạy Chúa Thánh Thần, chúng con cúi đầu cảm tạ ơn Ngài. Xin tiếp tục hiện diện và dẫn dắt Giáo Xứ chúng con trên đường làm chứng nhân cho Tin Mừng trong thời đại hôm nay. Amen
Pt. Đặng Phi Hùng
viết dịp kỷ niệm 20 năm cung hiến Thánh Đường Giáo Xứ
http://www.honnho.org/files/imagecache/main_image/Holyspirit%20copy.jpg
Hôm nay không phải chỉ các giáo xứ, các giáo phận, hay các quốc gia mà toàn thể Giáo hội hoàn vũ hân hoan cử hành Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, là “thần khí” của Giáo Hội nói chung, đặc biệt là thần khí của Cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Nữ Vương Tử Đạo Việt-Nam (NVTĐVN) tại Denver ở Colorado, USA nói riêng.
Trải qua hơn 35 năm kể từ ngày bỏ nước ra đi, mọi thành viên của Giáo xứ đã vượt thắng khó khăn, gian nan để được ngày hôm nay. Tuy 35 năm lịch sử của Cộng đoàn Giáo xứ rất ngắn nếu so với hơn 2000 năm lịch sử của Giáo hội, nhưng chắc chắn mỗi tín hữu chúng ta đều hãnh diện cảm nghiệm được Chúa Thánh Thần luôn hằng ở với, giữ gìn và canh tân GX suốt thời gian qua. Cảm nghiệm để biết ơn và cảm tạ.
Từ một cộng đoàn với số gia đình có thể đếm được trên đầu ngón tay năm 1975, chúng ta tụ tập nơi hầm basement của Nhà thờ chính toà Đức Mẹ Vô Nhiễm trong downtown Denver mỗi chiều Chúa nhật, sau đó dời đến nhà thờ Thánh Ignatiô Loyola ở đường 23rd và York. Rồi từ nhà thờ Our Lady of Presentation ở đường số 8 và Julian, đến việc tạo mãi và xây cất riêng một ngôi thánh đường khang trang rộng rãi trước hồ Lakeside là địa điểm cuối cùng hiện nay, chưa kể đến các nhà thờ khác mà cộng đoàn chúng ta hồi sơ khai vẫn thuê mướn để cử hành những Thánh Lễ và sinh hoạt riêng tư vào những dịp đặc biệt như Nhà thờ St. Bernadette ở Lakewood vào dịp Giáng Sinh, các trường trung học Lincoln, Kennedy vào dịp Tết Nguyên Đán v.v…
Khác hẳn những người ở Êphêsô qua các bài đọc tuần nầy nói tới, chúng ta đều đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần, vì chúng ta đã chịu phép Rửa tội và Thêm sức. Nhưng có lẽ Chúa Thánh Thần vẫn còn là một nhân vật xa lạ trong tâm tư và trong cuộc sống của nhiều người chúng ta. Tuy đã được học về Chúa Thánh Thần, nhưng trong bối cảnh của một dân tộc chìm đắm trong chiến tranh, sau đó đi tị nạn, di tản, và di cư đến một quốc gia xa xôi mới lạ để tránh Cộng sản vô thần và mưu sinh, chương trinh giáo lý học về Chúa Thánh Thần ngày Rước lễ lần đầu hay Thêm sức một số trong chúng ta đã học quá sơ sài, quá vội vàng nên thực sự nhiều khi không để ý rằng Chúa Thánh Thần có liên hệ thật sâu xa đến đời sống của GX, của Giáo hội và cuộc đời mỗi người chúng ta. Nhưng đó lại là điều mà chúng ta có thể nghiệm chứng được một cách rõ ràng khi nhìn lại.
Do quyền năng Chúa Thánh Thần và sức mạnh của lòng tin đã khiến chúng ta bỏ qua những tỵ hiềm cao hơn núi, nghi kỵ sâu hơn sông, để chào hỏi, cộng tác với người khác trong các Giáo Khu, các Hội Đoàn, và các Ban Ngành trong Giáo Xứ. Chinh Chúa Thánh Thần đã liên kết mọi thành phần: từ người trí thức đến kẻ lao động chân tay, từ người sĩ quan đến binh sĩ, từ những bậc vị vọng trong dân đến kẻ cùng đinh từ quê mẹ sang tị nạn năm 1975 và những thập niên kế tiếp, nên mới có thể ngồi lại với nhau trong việc xây dựng một cộng đoàn huynh đệ có danh xưng “Cộng Đoàn Công Giáo Việt-Nam” trước năm 1990, sau đó được hãnh diện nâng lên thành “GXNVTĐVN” ngày 7 tháng 7 năm 1990. Giáo dân của Giáo xứ gồm đủ mọi người gốc từ 26 Giáo phận của nước Việt-nam. Năm nay (2010) Giáo Xứ NVTĐ/VN tại Denver vừa chẵn 20 tuổi.
Hồng Ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người.
Chính sức mạnh của Chúa Thánh Thần đã giúp cho các cặp vợ chồng trong đời sống Hôn Nhân Gia Đình, giúp cho lòng chung thuỷ của họ với nhau, đã giúp cho các bà mẹ chu toàn bổn phận gia đình trong âm thầm, giúp cho các gia đình trẻ phát triển mọi tài năng của mình trên quốc gia đầy cơ hội nầy, giúp họ giữ gìn được phong tục và văn hoá cũng như đạo giáo của người Việt. Chúa Thánh Thần đã đánh động nhiều tâm hồn tín hữu của Giáo xứ trong ơn gọi Linh mục, Phó tế, và nam nữ Tu sĩ. Đã tăng nghị lực và can đảm cho các bạn trẻ chống lại các cám dỗ và gia nhập đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Đồng Hành Linh Thao, bốn Ca Đoàn, Ngành Giáo Lý, Việt Ngữ, cho những người khác gia nhập Phong Trào Cursillo, Đạo Binh Đức Mẹ, Hội Đền Tạ, Hồn Nhỏ, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Hội Bảo Trợ Ơn Thiên Triệu, Huynh Đoàn Đa Minh, Liên Minh Thánh Tâm, Gia Đình Đồng Công, Hội Tương Trợ Bác Ái, v.v…, đã giúp cho các Ông Bà Anh Chị Em giáo hữu ham thích cầu nguyện trong thinh lặng mỗi chiều Thứ Năm và trọn ngày Thứ Sáu hằng tuần, để biết kiên nhẫn trong lúc đau khổ bệnh tật hay cảm tạ lúc vui mừng, với một lương tâm ngay thẳng, can đảm sống trong công bình bác ái cho dù bị thua thiệt, mất mát. Và trên hết, mỗi Chúa nhật hằng tuần già trẻ lớn bé đều hớn hở hân hoan tụ họp nhau trong ngôi Thánh đường và khuông viên. Ngôi Thánh đường, Hội trường, Nhà nguyện, Trường học của mình, do chính mình tạo mãi và xây cất để cử hành Thánh Lễ, học tập Giáo lý và Việt Ngữ, cũng như gặp nhau ăn uống ở Caféteria gây quỹ cho Giáo xứ, hàn huyên tâm sự hoặc tham dự những nghi thức văn hoá, giáo dục và tôn giáo bằng tiếng mẹ đẻ Việt nam của mình trong cùng một Chúa Thánh Thần. Tưởng cũng cần nhắc thêm một điều là giáo dân của Giáo xứ Denver từ trước đến giờ nổi tiếng là rộng rãi về việc dâng cúng. Mùa hè Giáo xứ nhộn nhịp đón tiếp các Cha, các Soeurs từ Việt-nam qua quyên góp cho các công tác tôn giáo và từ thiện bên quê nhà.
Đó cũng là một hình ảnh quen thuộc trong Kinh Thánh để diễn tả về ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Thánh Luca mô tả: vào ngày lễ Ngũ Tuần các môn đệ tề tựu cầu nguyện. Khi ấy có những lưỡi như lưỡi lửa rải rác đậu xuống trên mỗi người. Lửa là hình tượng Kinh Thánh dùng để diễn tả về Thần Khí của Chúa Thánh Thần trong mỗi người chúng ta.
Nói tới lửa tôi nhớ một hình ảnh mà Thánh Gioan Thánh Giá người Tây Ban Nha, Tiến sĩ Hội thánh, một người có kinh nghiệm thần bí về chiêm niệm, đã dùng hình ảnh lửa và củi để diễn tả đời sống người tín hữu trong Chúa Thánh Thần. Chúng ta thử tưởng tượng cảnh mùa đông băng giá ở Âu Châu cũng giống như mùa đông ở Denver. Ngoài vườn là một khúc củi nằm chơ vơ giữa trời tuyết băng. Cái lạnh làm cho làn da của củi sần sùi, xấu xí. Và rồi nó được ông chủ nhà đem vô nhà quăng vào lò sưởi. Hơi nóng làm khúc củi cảm thấy ấm áp, hạnh phúc. Nó cảm nhận được đầy sự an ủi không tả được. Nhưng tiếc rằng sự sung sướng kéo dài chẳng được bao lâu. Trong khỏanh khắc ngọn lửa ôm chặt lấy nó. Sức nóng của lửa nung nấu khiến cho nhựa cây rỉ ra bên ngoài làm thành một lớp da sần sùi như da cóc. Nó tỏa ra một mùi thật khó ngửi. Khúc củi quằn quại trong than hồng một thời gian. Cuối cùng nó trở nên một với lửa. Nó không còn là củi mà chỉ là lửa. Nhìn vào lò sưởi người ta khó nhận ra đâu là củi đâu là lửa. Lửa đem ánh sáng, và lửa cũng đem hơi ấm cho những người trong phòng.
Thánh Gioan Thánh Giá dùng hình ảnh tuyệt vời ấy để diễn tả về tác động của Chúa Thánh Thần trong đời sống chúng ta. Hình ảnh ấy giúp chúng ta thấy được đâu là cùng đích của đời sống trong Thánh Thần. Đó là Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta được kết hiệp nên một với Thiên Chúa như thánh Phaolô nói khi ông gọi Hội Thánh là “thân thể của Chúa Kitô” trong thư gửi các giáo đoàn Ephesô và Corinthô.
Trước khi về trời Chúa Giêsu đã gửi một sứ điệp Tin Mừng cho nhân loại. Sứ điệp ấy sẽ chẳng bao giờ đến được với mọi người nếu Hội Thánh không loan truyền. Hội Thánh là môi miệng nói thay cho Chúa, là đôi chân đi những nơi Ngài cần đến, là đôi tay để làm công việc của Ngài. Sứ điệp của Chúa Kitô được đặt vào Hội Thánh, mà Hội Thánh là chúng ta. Mỗi cá nhân chúng ta làm nên Hội Thánh. Hội Thánh bao gồm đủ hạng người: da trắng, da mầu, da đỏ và da vàng, với nhiều ngôn ngữ riêng, tài năng riêng, và nhiều khả năng khác nhau. Giáo xứ chúng ta đã và đang giang rộng vòng tay chào đón nhiều chủng tộc khác nhau vào trong cộng đoàn giáo xứ, cũng như quốc gia Hiệp Chủng Quốc nầy đã thân thương chào đón người Việt-nam chúng ta vào trong sinh hoạt của Giáo hội địa phương và Xã hội đại đồng cách đây 35 năm. Chúng ta cùng nói với nhau bằng thứ ngôn ngữ của tình yêu, ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần, là thứ ngôn ngữ tạo được sự cảm thông và là thứ ngôn ngữ bất cứ ai cũng có thể hiểu được.
Tuy nhiên, ân sủng của Chúa Thánh Thần không dừng lại trong mỗi cá nhân của Cộng đoàn hay Giáo xứ mà phải loan truyền sứ điệp Chúa Kitô và sự sống đời đời đến cho mọi người, mọi nơi, và nhiều bao nhiêu có thể. Xưa kia, tràn ngập với tình yêu của Chúa Thánh Thần, các môn đệ trong ngày Lễ Hiện Xuống cảm thấy sức mạnh thần thiêng bao trủm họ, cho họ khôn ngoan và can đảm, đánh động họ vượt qua cái giới hạn con người. Nơi đó Thần Khí Thiên Chúa gặp gỡ trái tim con người tạo thành ngôn ngữ cho các môn đệ lớn tiếng rao giảng, chuyên chở sứ điệp Phục Sinh và sự sống đời đời đến tai những người nghe. Chúa Thánh Thần đến để làm chứng cho sự thật về công cuộc cứu chuộc của Ngôi Hai, để thánh hoá và để an ủi cũng như giữ gìn tình nghĩa chúng ta với Ba Ngôi Thiên Chúa.
Yêu thương là ngôn ngữ và là phương tiện làm cho cuộc đời trần thế được hạnh phúc và sống xứng đáng với phẩm giá làm người. Chúa Thánh Thần đến để làm hoàn hảo đời sống tin mừng mà Chúa Kitô đã vạch ra cho tất cả mọi Anh Chị Em Giáo Xứ trong cuộc sống trần thế nơi Gia đình, Nhà thương, Trường học, Chợ búa, hay Sở làm. Hôm nay, khi nhìn lại hồng ân mà Chúa Thánh Thần đã liên kết chúng ta lại với nhau trong cùng một Chúa Ba Ngôi suốt 35 năm qua, chớ gì mỗi cá nhân chúng ta hãy tiếp tục dùng ngôn ngữ yêu thương nầy để làm chứng cho Tin Mừng với mọi người, mọi nơi mọi chốn mà ai cũng hiểu được. Tin Mừng lúc đó sẽ trở thành một niềm vui lớn lao không thể nào dấu kín được, nhưng sẽ lan toả, sẽ thông truyền cho người khác niềm vui và bình an như ý định của Chúa Kitô trước khi về trời. Được như vậy chúng ta mới không hổ thẹn với các Anh Chị Em khác đã ra đi trước chúng ta và đang sum họp trên nhà Cha trên trời vậy.
Lạy Chúa Thánh Thần, chúng con cúi đầu cảm tạ ơn Ngài. Xin tiếp tục hiện diện và dẫn dắt Giáo Xứ chúng con trên đường làm chứng nhân cho Tin Mừng trong thời đại hôm nay. Amen
Pt. Đặng Phi Hùng