Dan Lee
05-28-2010, 10:12 PM
MẦU NHIỆM CHÚA BA NGÔI ĐEM LẠI CHO NGƯỜI TÍN HỮU ĐIỀU GÌ?
“Thiên Chúa là tình yêu”. Phương trình này được tông đồ Gio-an công bố trong thư thứ nhất (4, 8). Đây là một phương trình cách mạng.
Cựu ước không dám tin vào lòng nhân từ của Thiên Chúa, nhưng ki-tô hữu là những người đầu tiên tin rằng Thiên Chúa là tình yêu. Ngài sống trong tương quan liên ngôi vị.
Khi làm dấu Thánh giá, người tín hữu tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi, dấu Thánh giá tóm lại cách tổng quát điều “mắt thấy tai nghe”. Đó chính là trung tâm của đức tin. Lời đọc đó khẳng định rằng Thiên Chúa có Ba Ngôi nhưng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Chúng ta không đọc: “Nhân danh Cha và nhân danh Con...” nhưng đọc: “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Về cử chỉ, dấu Thánh giá nhắc lại bi kịch trên đồi Can-vê, qua đó, Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu cách điên rồ đối với chúng ta.
Đời sống của ki-tô giáo cốt yếu là sống như những người con trong chính cung lòng Thiên Chúa Ba Ngôi như chân phước Ê-li-da-bét, nữ tu dòng kín Ca-mê-lô ở Dijon nói: “Chúa Ba Ngôi là nơi chúng ta cư ngụ, là nhà chúng ta, là nhà của Cha nơi mà chúng ta không nên ra khỏi đó”. Một hôm, Chúa Giê-su đã nói: “Nô lệ không bao giờ ở trong nhà mình, nhưng chỉ có người con mà thôi”.
Nhưng chúng ta cũng đừng nghĩ rằng chiêm ngưỡng Mầu nhiệm Ba Ngôi chỉ dành cho các nữ tu dòng kín. Cũng nên rảo qua các bài giảng hay các bài giáo lý của cha sở họ Ars để xem thính giả đã đón nhận đề tài này ra sao. Trên trang đầu của cuốn sách nguyện, cha Gio-an Ma-ri-a Vi-a-nê đã dán hình Chúa Ba Ngôi.
Ta có thể thấy rất hợp lý từ điều đã được mạc khải, mỗi Ngôi thể hiện đời sống và niềm vui của các Ngài. Các Ngài sống niềm vui trong chúng ta như cha sở họ Ars rất thích nói điều đó, linh hồn chúng ta là “một bầu trời nhỏ”. Niềm vui vô tận, chính là niềm vui Thiên Chúa ở trong lòng chúng ta.
I. NIỀM VUI CỦA CHÚA CHA
“Con là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Con” (Mc 1, 11).
Tất cả niềm vui, tất cả đời sống của Chúa Cha là sinh ra Chúa Con, là nhìn Chúa Con và được Chúa Con yêu mến.
1. Cho đi
Trong trái tim người cha người mẹ, nếu có một ước mơ thì đó là ước muốn cho đi sự sống và là mang hạnh phúc và tình thương yêu cho con cái, đừng ngạc nhiên: họ được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa là Cha và “là nguồn gốc mọi gia tộc” (Ep 3, 15).
Thế nhưng, cha mẹ chúng ta là con trước khi là cha, Cha chúng ta trên trời chỉ là Cha: Nemo tam pater. Đó là lời của Tertulien, tức là không có ai là cha như Cha trên trời”. Ngài không nhận ai là Cha, Ngài không lệ thuộc vào ai cả, Ngài chỉ là Nguồn gốc. Ngài là Tuyệt đối: Mầu nhiệm làm ta chóng mặt và gây ngỡ ngàng: từ đời đời, Chúa Cha tự mình hiện hữu: NGÀI LÀ!
Nhưng tất cả điều Ngài là, tất cả điều Ngài có, Chúa Cha ban cả cho một Đấng Khác, là Con của Ngài, không có gì đánh mất điều Ngài là. Đây là niềm vui, đây là sự sống: Mầu nhiệm vô tiền khoáng hậu do lòng khoan dung và do sức mạnh. Một lòng khoan dung không phải là kết quả của một quyết định khó khăn. Chúa Cha không thể làm cách nào khác: đó là bản chất! Ngài là như thế! Chúa Giê-su nói: “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20, 35), Ngài gián tiếp định nghĩa niềm vui của Cha Ngài.
Để khích lệ các ki-tô hữu Cô-rin-tô sống rộng rãi trong việc quyên góp mà Phao-lô tổ chức tại các Giáo Hội dành cho người nghèo ở Giê-ru-sa-lem, Phao-lô nhắc cho họ câu trong sách Châm Ngôn (22, 8): “Thiên Chúa yêu thương ai vui vẻ dâng cúng” (2Cr 9,7). Bản dịch la tinh còn diễn tả mạnh hơn: Hilarem datorem diligit Deus, Thiên Chúa yêu ai rất vui vẻ dâng cúng. Vâng, Thiên Chúa yêu thương những ai giống Ngài. Chính trong niềm vui bùng cháy mà Chúa Cha ban sự sống cho Con Ngài. “Con ơi, mọi sự của Cha cũng là của Con” (Lc 15, 31)! Cho đi hoàn toàn, không đứt đoạn! Cho đi trong niềm vui vô bờ.
2. Niềm vui ngây ngất
Niềm vui của Chúa Cha, chính là không ngừng chiêm ngưỡng “Tình yêu Con” mà Cha sinh ra phản ảnh vinh quang chỉ có ở Cha. Không có hội chứng ái kỷ nơi Thiên Chúa. Chúa Cha tuyệt đối không nhìn chính Mình. Trong Chúa Con, Chúa Cha chiêm ngưỡng cái Mình là. Chính trong Con mà Cha tự biết và Ngài yêu Mình. Chúa Cha không hề chán nản khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ diệu của Con Ngài, như một tia sáng trẻ trung không ngớt tỏa ánh diệu quang: “Đúng vậy, Con là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Con” (Mt 17, 5).
Niềm vui Ba Ngôi này giúp chúng ta hiểu rằng con người không thể hạnh phúc khi ở một mình: được tạo dựng theo hình ảnh một Thiên Chúa-hiệp thông, các Ngài không thể sống “tách rời” một mình, nhưng là sống với và vì Ngôi kia. Cũng như lần kia, một em nhỏ đã nói: “Yêu là khi sống hạnh phúc có đôi; cũng là hạnh phúc khi có đông người, vì thật là buồn khi chỉ có một mình”!
3. Được yêu
Niềm vui của Chúa Cha là sau cùng nhìn thấy Chúa Con hướng về phía mình với lòng biết ơn – một sự nhiệt tâm là Chúa Thánh Thần trong con người, chúng ta sẽ thấy. Lời Cảm ơn mãi mãi của Người Con lấp đầy trái tim Cha. Ngài không biết đến thất vọng mà một số cha mẹ biết vì sự bội bạc của con cái họ. Ngài thật là Thiên Chúa hạnh phúc mà chúng ta phải loan truyền sự hiện hữu của Ngài và nếm hưởng sự hiện diện của Ngài (1Tm 1, 11).
II. NIỀM VUI CỦA CHÚA CON
Lạy Cha, con ngợi khen Cha (Mt 11, 25).
Vì chúng ta được mời gọi thực sự trở nên con cái trong gia đình Ba Ngôi, điều quan trọng là chúng ta hiểu hai chiều kích căn bản trong niềm vui của Chúa Con duy nhất là gì.
1. Đón nhận ơn Cha
Niềm vui của Chúa Con trước hết là không ngừng tự mình nhận được nơi Chúa Cha. “Ánh sáng bởi ánh sáng. Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật”, Ngài nhận từ Cha tất cả những gì Ngài đang là. Vì vậy, Chúa Con sống trong thái độ tùy thuộc tận căn đối với Chúa Cha, đôi bàn tay luôn luôn mở rộng trước Chúa Cha nhưng cũng luôn luôn đầy ắp mọi sự.
Khi Chúa Giê-su công bố trong Tin Mừng: “Phúc cho những ai nghèo khó”, Người nói với ý thức đầy đủ về sự việc: với tư cách là Chúa Con, Người là Kẻ Nghèo khó không có kèm theo một cảm tưởng thấp kém nào, vì Người không kém tính Thiên Chúa như Chúa Cha. Khi đón nhận tất cả từ Cha, Người không thua kém Chúa Cha. Không có sự bất bình đẳng giữa các Ngài. Vì thế, Chúa Con không hề ghen tương về sự tùy thuộc hằng có này, Chúa Con lại càng nhận ra tình yêu và niềm vui, với tinh thần đó, Chúa Cha ban cho Người tất cả những gì Người đang là.
Hơn thế nữa, Chúa Cha chỉ có thể hiện diện như Người Cha khi sinh ra Con. Quyền tối cao của Chúa Cha không xóa bỏ được Chúa Con. Ngài là Nguồn gốc, nhưng Ngài không khoe khoang. Sự ghen tương, sự kiêu căng càng không có ở nơi Thiên Chúa! Chúa Cha không ngừng nói lại với Con của Ngài: “Con cũng cần thiết như Cha, không có Con, Ta sẽ không là Cha được”.
Hữu Thể mà Chúa Con duy nhất nhận được không phải là sự hiện hữu được sáng tạo ngẫu nhiên như hữu thể chúng ta; đây là Hữu Thể Thiên Chúa, cũng là Hữu Thể như Hữu Thể Cha, vì nơi Thiên Chúa chỉ có một và chính là Hữu Thể, là một và cũng chính sự thông hiểu, là một và cũng chính ý chí, là một và cũng chính hoạt động!
2. Biết ơn
Khi đón nhận tất cả từ Cha của Ngài, Chúa Con không ngừng vươn lên tới Cha trong một “hy tế tạ ơn” lớn lao: “Cha ơi”, “Lạy Cha, Cha là Nguồn Cội của Hữu Thể Con và là Nguồn Cội của niềm vui trong Con, Con cảm tạ Cha! Vì Cha tốt lành!”
Chính khi nhìn Cha, chiêm ngưỡng Tình yêu Cha mà Con biết và Con yêu bản thân Con. Như niềm vui của Cha, niềm vui của Con mê hồn: đôi tay mà Con dang ra trước Cha để nhận tất cả từ Cha, Con cũng giơ lên để tặng Cha mọi sự, để trao lại cho Cha tất cả. Con không thể nhìn chính Con: hoàn toàn hướng về Cha, Người luôn nói với Cha: “Cha ơi!” cũng không có sự tự mê nơi Con cũng như nơi Cha.
Khi Người đến thế gian, ý muốn của Người là biến mọi người thành những kẻ biết thờ phượng Cha (Ga 4, 24). Người muốn rằng bản giao hưởng mà Người luôn cất lên với Cha đi vào lòng anh chị em mình. Bản giao hương vĩnh hằng, tuyệt diệu là Chúa Thánh Thần!
III. NIỀM VUI CỦA CHÚA THÁNH THẦN
Nguyện cho tình yêu mà Cha đã có nơi Con ở trong họ (Ga 17, 26)!
Vâng, nơi Thiên Chúa, đà hỗ tương của tình yêu giúp cho Con và Cha vui lên, Đấng Này trước Đấng Kia là một Ngôi vị.
Ta hãy mạnh dạn so sánh. Điều xảy ra nơi vợ chồng nói về tình yêu của họ như một thực thể được tách ra từ họ: họ xúc động nhớ đến giây phút mà tình yêu đó được sinh ra, họ ý thức được cảm nhận tình yêu đó lớn lên và chín muồi qua năm tháng, họ tự hào vì đã cố gắng giữ tình yêu khỏi tất cả những nguy hại đôi khi đã đe dọa nó tồn tại. Khi họ nhận biết được niềm vui có con, đứa con như là hoa trái của họ, nó diễn tả cảnh tượng sống động trong tình yêu của họ.
Loại suy tình yêu cao xa làm trổ bông nơi vợ chồng có thể giúp chúng ta thoáng thấy Mầu Nhiệm Tình yêu liên kết Cha và Con trong Gia đình Thiên Chúa. Với điều kiện là không coi Chúa Thánh Thần là con trong gia đình! Chúa Thánh Thần không “sinh” bởi Cha và Con; Ngài “nhiệm xuất” từ Hai Ngôi như lối diễn tả thường hằng của Tình yêu Hai Ngôi. Khi Chúa Cha thì thầm với Con của Ngài: “Con ơi!”, lời thì thầm này, niềm vui yêu thương này là Chúa Thánh Thần. Và khi Chúa Con thì thầm với Cha của Người: “Cha ơi!”, lời thì thầm này, sự kinh ngạc thán phục của tình yêu là chính Chúa Thánh Thần.
Các Giáo phụ đã làm nhiều những so sánh để gợi lên thực tại sống động của Chúa Thánh Thần trong đời sống Ba Ngôi: Ngài là cái đà tình yêu của Cha với Con và của Con với Cha, là bản nhạc mà các Ngài ca lên, là nụ hôn mà các Ngài trao cho nhau. Cũng có thể nói Chúa Thánh Thần là nụ cười vĩnh hằng mà các Ngài luôn trao cho nhau, là lễ hội và niềm vui Tình yêu của các Ngài.
Nhưng không nên chuyển các phạm trù nguyên nhân và kết quả vào mầu nhiệm sự sống thân mật của Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần không phải là hoa trái hoạt động trước của Cha và Con. Ngài là Tình yêu, cũng với tình yêu ấy, Chúa Cha không ngừng sinh Chúa Con và Chúa Con không ngừng nhận từ Cha và vươn lên tới Cha. Ngài không là sự chiêm ngưỡng bổ trợ, có lẽ là do sự sinh hạ của Chúa Con nhờ Chúa Cha. Ngài là Tình yêu chỉ đạo sự sinh hạ này, một tình yêu làm cho Ngài phấn khởi, là lý do của Ngài. Không có Cha cũng không có Con hiện hữu thì không có Tình yêu này.
Cha là Khởi đầu, nhưng từ khởi đầu đã có Tình yêu Ba Ngôi, cho Chúa Thánh Thần. Như Maxime la Confesseur nói rất đúng, “Thiên Chúa là Cha, được tình yêu vĩnh hằng thúc đẩy đã tiến đến cuộc tách biệt các Ngôi”.
Như trong Giáo Hội, Chúa Thánh Thần là lực nổ tung và lực hợp nhất trong chính Đời sống Ba Ngôi. Trong Chúa Thánh Thần, Chúa Cha sinh ra chính Đấng Khác, nhưng Chúa Thánh Thần cũng là Đấng không ngừng dẫn Đấng này đến Đấng kia, dẫn Cha và Con. Chúa Thánh Thần là chính nền tảng của Mầu nhiệm Thiên Chúa, Mầu nhiệm này chỉ có thể vừa là Nhiều vừa là Một.
Ba Ngôi Thiên Chúa thực hiện một giấc mơ của toàn thể cộng đồng nhân loại, thuộc gia đình hay chính trị: chỉ là một, đồng thời là nhiều, hợp nhất trong đa dạng. Điều không tưởng nơi con người lại thực tế có ở nơi Thiên Chúa: các Ngài sống trong sự hợp nhất mà trong Ba Ngôi chỉ có một sự thông hiểu, một ý chí duy nhất, một Hoạt động duy nhất. Chẳng nên nói rằng các Ngài đều nhất trí trong mọi quyết định: chỉ có một Lời duy nhất trong Thiên Chúa, lời mà Chúa Cha công bố cách thân thương, trong sự nhiệt tâm của Chúa Thánh Thần.
Không có gì phải ngạc nhiên nếu người ta tìm thấy trong lòng con người ước muốn thiếp lập những cộng đoàn ở đó nhân cách mỗi người và tính duy nhất giữa mọi người được bảo vệ: chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi!
Người ta cũng hiểu tại sao Chúa Giê-su rất muốn rằng các môn đệ của Người sống trong sự tôn trọng các ơn huệ của mỗi người và trong ý muốn nên một. Đối với Giáo Hội, đó là cách đặc biệt để diễn tả Mầu Nhiệm Ba Ngôi đang ở với Người. Chúa Thánh Thần vừa là Lực ly tâm thúc đẩy mọi thành phần Giáo Hội tản mát đi bốn phương, “đi về chuyên môn của mình”, và là Lực hướng tâm qui tụ tất cả các thành phần này trong một Thân Thể duy nhất!
“Lạy Cha, xin cho họ nên một,
Để thế gian tin rằng Cha đã sai Con” (Ga 17, 21).
Giờ đây, chúng ta dễ dàng trả lời cho vấn nạn được đặt ở đầu đề: MẦU NHIỆM CHÚA BA NGÔI ĐEM LẠI CHO NGƯỜI TÍN HỮU ĐIỀU GÌ? Niềm vui tự nhận biết mình thường xuyên có được trong đại dương tình yêu. Niềm vui hiệp thông với chính sự sống của Con yêu dấu và tham dự vào chuyển động kép của Người Con: Cùng với Người, chúng ta được tràn trề Chúa Thánh Thần trong lòng chúng ta và nhảy lên trong sự nhiệt tâm của chính Chúa Thánh Thần bằng lời ca tụng của ân sủng. Đó là điệu múa Ba Ngôi – “ở trong nhau”, như anh em Phương Đông nói – chúng ta đều được mời gọi đi vào trong đó.
Một nữ tu dòng kín Ca-mê-lô – cũng không còn trẻ nữa – một lần kia đã thổ lộ: “Khi tội bị cám dỗ về sự buồn chán, tôi ngồi trong phòng riêng và tôi nghĩ đến niềm vui của Chúa ở trong tôi”.
Vâng, cho dù có những lo lắng và thử thách của cuộc đời, chúng ta có thể lặp lại lời cầu nguyện của chân phước Ê-li-sa-bét Chúa Ba Ngôi:
[I]“Lạy Chúa Ba Ngôi con tôn thờ,
Xin giúp con quên đi tất cả để cho con được ở trong Chúa,
Ở trong Chúa được bình an mà không gì lay chuyển,
Để linh hồn con đi vào trong vĩnh cửu!
Không gì có thể xáo trộn bình an của con,
Không gì có thể làm con xa rời Chúa,
Lạy Đấng không hề bất biến,
Xin cho con đi sâu vào Mầu Nhiệm của Chúa trong từng phút giây”
[i] Dĩ nhiên, người ta có thể sống hạnh phúc một mình (như các ẩn sĩ, những người sống độc thân, các người sống đời gia đình vì cái chết chia lìa họ). Sự hiện diện phải được ở trong sự đơn độc.
Lm Vinh Sơn
“Thiên Chúa là tình yêu”. Phương trình này được tông đồ Gio-an công bố trong thư thứ nhất (4, 8). Đây là một phương trình cách mạng.
Cựu ước không dám tin vào lòng nhân từ của Thiên Chúa, nhưng ki-tô hữu là những người đầu tiên tin rằng Thiên Chúa là tình yêu. Ngài sống trong tương quan liên ngôi vị.
Khi làm dấu Thánh giá, người tín hữu tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi, dấu Thánh giá tóm lại cách tổng quát điều “mắt thấy tai nghe”. Đó chính là trung tâm của đức tin. Lời đọc đó khẳng định rằng Thiên Chúa có Ba Ngôi nhưng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Chúng ta không đọc: “Nhân danh Cha và nhân danh Con...” nhưng đọc: “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Về cử chỉ, dấu Thánh giá nhắc lại bi kịch trên đồi Can-vê, qua đó, Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu cách điên rồ đối với chúng ta.
Đời sống của ki-tô giáo cốt yếu là sống như những người con trong chính cung lòng Thiên Chúa Ba Ngôi như chân phước Ê-li-da-bét, nữ tu dòng kín Ca-mê-lô ở Dijon nói: “Chúa Ba Ngôi là nơi chúng ta cư ngụ, là nhà chúng ta, là nhà của Cha nơi mà chúng ta không nên ra khỏi đó”. Một hôm, Chúa Giê-su đã nói: “Nô lệ không bao giờ ở trong nhà mình, nhưng chỉ có người con mà thôi”.
Nhưng chúng ta cũng đừng nghĩ rằng chiêm ngưỡng Mầu nhiệm Ba Ngôi chỉ dành cho các nữ tu dòng kín. Cũng nên rảo qua các bài giảng hay các bài giáo lý của cha sở họ Ars để xem thính giả đã đón nhận đề tài này ra sao. Trên trang đầu của cuốn sách nguyện, cha Gio-an Ma-ri-a Vi-a-nê đã dán hình Chúa Ba Ngôi.
Ta có thể thấy rất hợp lý từ điều đã được mạc khải, mỗi Ngôi thể hiện đời sống và niềm vui của các Ngài. Các Ngài sống niềm vui trong chúng ta như cha sở họ Ars rất thích nói điều đó, linh hồn chúng ta là “một bầu trời nhỏ”. Niềm vui vô tận, chính là niềm vui Thiên Chúa ở trong lòng chúng ta.
I. NIỀM VUI CỦA CHÚA CHA
“Con là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Con” (Mc 1, 11).
Tất cả niềm vui, tất cả đời sống của Chúa Cha là sinh ra Chúa Con, là nhìn Chúa Con và được Chúa Con yêu mến.
1. Cho đi
Trong trái tim người cha người mẹ, nếu có một ước mơ thì đó là ước muốn cho đi sự sống và là mang hạnh phúc và tình thương yêu cho con cái, đừng ngạc nhiên: họ được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa là Cha và “là nguồn gốc mọi gia tộc” (Ep 3, 15).
Thế nhưng, cha mẹ chúng ta là con trước khi là cha, Cha chúng ta trên trời chỉ là Cha: Nemo tam pater. Đó là lời của Tertulien, tức là không có ai là cha như Cha trên trời”. Ngài không nhận ai là Cha, Ngài không lệ thuộc vào ai cả, Ngài chỉ là Nguồn gốc. Ngài là Tuyệt đối: Mầu nhiệm làm ta chóng mặt và gây ngỡ ngàng: từ đời đời, Chúa Cha tự mình hiện hữu: NGÀI LÀ!
Nhưng tất cả điều Ngài là, tất cả điều Ngài có, Chúa Cha ban cả cho một Đấng Khác, là Con của Ngài, không có gì đánh mất điều Ngài là. Đây là niềm vui, đây là sự sống: Mầu nhiệm vô tiền khoáng hậu do lòng khoan dung và do sức mạnh. Một lòng khoan dung không phải là kết quả của một quyết định khó khăn. Chúa Cha không thể làm cách nào khác: đó là bản chất! Ngài là như thế! Chúa Giê-su nói: “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20, 35), Ngài gián tiếp định nghĩa niềm vui của Cha Ngài.
Để khích lệ các ki-tô hữu Cô-rin-tô sống rộng rãi trong việc quyên góp mà Phao-lô tổ chức tại các Giáo Hội dành cho người nghèo ở Giê-ru-sa-lem, Phao-lô nhắc cho họ câu trong sách Châm Ngôn (22, 8): “Thiên Chúa yêu thương ai vui vẻ dâng cúng” (2Cr 9,7). Bản dịch la tinh còn diễn tả mạnh hơn: Hilarem datorem diligit Deus, Thiên Chúa yêu ai rất vui vẻ dâng cúng. Vâng, Thiên Chúa yêu thương những ai giống Ngài. Chính trong niềm vui bùng cháy mà Chúa Cha ban sự sống cho Con Ngài. “Con ơi, mọi sự của Cha cũng là của Con” (Lc 15, 31)! Cho đi hoàn toàn, không đứt đoạn! Cho đi trong niềm vui vô bờ.
2. Niềm vui ngây ngất
Niềm vui của Chúa Cha, chính là không ngừng chiêm ngưỡng “Tình yêu Con” mà Cha sinh ra phản ảnh vinh quang chỉ có ở Cha. Không có hội chứng ái kỷ nơi Thiên Chúa. Chúa Cha tuyệt đối không nhìn chính Mình. Trong Chúa Con, Chúa Cha chiêm ngưỡng cái Mình là. Chính trong Con mà Cha tự biết và Ngài yêu Mình. Chúa Cha không hề chán nản khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ diệu của Con Ngài, như một tia sáng trẻ trung không ngớt tỏa ánh diệu quang: “Đúng vậy, Con là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Con” (Mt 17, 5).
Niềm vui Ba Ngôi này giúp chúng ta hiểu rằng con người không thể hạnh phúc khi ở một mình: được tạo dựng theo hình ảnh một Thiên Chúa-hiệp thông, các Ngài không thể sống “tách rời” một mình, nhưng là sống với và vì Ngôi kia. Cũng như lần kia, một em nhỏ đã nói: “Yêu là khi sống hạnh phúc có đôi; cũng là hạnh phúc khi có đông người, vì thật là buồn khi chỉ có một mình”!
3. Được yêu
Niềm vui của Chúa Cha là sau cùng nhìn thấy Chúa Con hướng về phía mình với lòng biết ơn – một sự nhiệt tâm là Chúa Thánh Thần trong con người, chúng ta sẽ thấy. Lời Cảm ơn mãi mãi của Người Con lấp đầy trái tim Cha. Ngài không biết đến thất vọng mà một số cha mẹ biết vì sự bội bạc của con cái họ. Ngài thật là Thiên Chúa hạnh phúc mà chúng ta phải loan truyền sự hiện hữu của Ngài và nếm hưởng sự hiện diện của Ngài (1Tm 1, 11).
II. NIỀM VUI CỦA CHÚA CON
Lạy Cha, con ngợi khen Cha (Mt 11, 25).
Vì chúng ta được mời gọi thực sự trở nên con cái trong gia đình Ba Ngôi, điều quan trọng là chúng ta hiểu hai chiều kích căn bản trong niềm vui của Chúa Con duy nhất là gì.
1. Đón nhận ơn Cha
Niềm vui của Chúa Con trước hết là không ngừng tự mình nhận được nơi Chúa Cha. “Ánh sáng bởi ánh sáng. Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật”, Ngài nhận từ Cha tất cả những gì Ngài đang là. Vì vậy, Chúa Con sống trong thái độ tùy thuộc tận căn đối với Chúa Cha, đôi bàn tay luôn luôn mở rộng trước Chúa Cha nhưng cũng luôn luôn đầy ắp mọi sự.
Khi Chúa Giê-su công bố trong Tin Mừng: “Phúc cho những ai nghèo khó”, Người nói với ý thức đầy đủ về sự việc: với tư cách là Chúa Con, Người là Kẻ Nghèo khó không có kèm theo một cảm tưởng thấp kém nào, vì Người không kém tính Thiên Chúa như Chúa Cha. Khi đón nhận tất cả từ Cha, Người không thua kém Chúa Cha. Không có sự bất bình đẳng giữa các Ngài. Vì thế, Chúa Con không hề ghen tương về sự tùy thuộc hằng có này, Chúa Con lại càng nhận ra tình yêu và niềm vui, với tinh thần đó, Chúa Cha ban cho Người tất cả những gì Người đang là.
Hơn thế nữa, Chúa Cha chỉ có thể hiện diện như Người Cha khi sinh ra Con. Quyền tối cao của Chúa Cha không xóa bỏ được Chúa Con. Ngài là Nguồn gốc, nhưng Ngài không khoe khoang. Sự ghen tương, sự kiêu căng càng không có ở nơi Thiên Chúa! Chúa Cha không ngừng nói lại với Con của Ngài: “Con cũng cần thiết như Cha, không có Con, Ta sẽ không là Cha được”.
Hữu Thể mà Chúa Con duy nhất nhận được không phải là sự hiện hữu được sáng tạo ngẫu nhiên như hữu thể chúng ta; đây là Hữu Thể Thiên Chúa, cũng là Hữu Thể như Hữu Thể Cha, vì nơi Thiên Chúa chỉ có một và chính là Hữu Thể, là một và cũng chính sự thông hiểu, là một và cũng chính ý chí, là một và cũng chính hoạt động!
2. Biết ơn
Khi đón nhận tất cả từ Cha của Ngài, Chúa Con không ngừng vươn lên tới Cha trong một “hy tế tạ ơn” lớn lao: “Cha ơi”, “Lạy Cha, Cha là Nguồn Cội của Hữu Thể Con và là Nguồn Cội của niềm vui trong Con, Con cảm tạ Cha! Vì Cha tốt lành!”
Chính khi nhìn Cha, chiêm ngưỡng Tình yêu Cha mà Con biết và Con yêu bản thân Con. Như niềm vui của Cha, niềm vui của Con mê hồn: đôi tay mà Con dang ra trước Cha để nhận tất cả từ Cha, Con cũng giơ lên để tặng Cha mọi sự, để trao lại cho Cha tất cả. Con không thể nhìn chính Con: hoàn toàn hướng về Cha, Người luôn nói với Cha: “Cha ơi!” cũng không có sự tự mê nơi Con cũng như nơi Cha.
Khi Người đến thế gian, ý muốn của Người là biến mọi người thành những kẻ biết thờ phượng Cha (Ga 4, 24). Người muốn rằng bản giao hưởng mà Người luôn cất lên với Cha đi vào lòng anh chị em mình. Bản giao hương vĩnh hằng, tuyệt diệu là Chúa Thánh Thần!
III. NIỀM VUI CỦA CHÚA THÁNH THẦN
Nguyện cho tình yêu mà Cha đã có nơi Con ở trong họ (Ga 17, 26)!
Vâng, nơi Thiên Chúa, đà hỗ tương của tình yêu giúp cho Con và Cha vui lên, Đấng Này trước Đấng Kia là một Ngôi vị.
Ta hãy mạnh dạn so sánh. Điều xảy ra nơi vợ chồng nói về tình yêu của họ như một thực thể được tách ra từ họ: họ xúc động nhớ đến giây phút mà tình yêu đó được sinh ra, họ ý thức được cảm nhận tình yêu đó lớn lên và chín muồi qua năm tháng, họ tự hào vì đã cố gắng giữ tình yêu khỏi tất cả những nguy hại đôi khi đã đe dọa nó tồn tại. Khi họ nhận biết được niềm vui có con, đứa con như là hoa trái của họ, nó diễn tả cảnh tượng sống động trong tình yêu của họ.
Loại suy tình yêu cao xa làm trổ bông nơi vợ chồng có thể giúp chúng ta thoáng thấy Mầu Nhiệm Tình yêu liên kết Cha và Con trong Gia đình Thiên Chúa. Với điều kiện là không coi Chúa Thánh Thần là con trong gia đình! Chúa Thánh Thần không “sinh” bởi Cha và Con; Ngài “nhiệm xuất” từ Hai Ngôi như lối diễn tả thường hằng của Tình yêu Hai Ngôi. Khi Chúa Cha thì thầm với Con của Ngài: “Con ơi!”, lời thì thầm này, niềm vui yêu thương này là Chúa Thánh Thần. Và khi Chúa Con thì thầm với Cha của Người: “Cha ơi!”, lời thì thầm này, sự kinh ngạc thán phục của tình yêu là chính Chúa Thánh Thần.
Các Giáo phụ đã làm nhiều những so sánh để gợi lên thực tại sống động của Chúa Thánh Thần trong đời sống Ba Ngôi: Ngài là cái đà tình yêu của Cha với Con và của Con với Cha, là bản nhạc mà các Ngài ca lên, là nụ hôn mà các Ngài trao cho nhau. Cũng có thể nói Chúa Thánh Thần là nụ cười vĩnh hằng mà các Ngài luôn trao cho nhau, là lễ hội và niềm vui Tình yêu của các Ngài.
Nhưng không nên chuyển các phạm trù nguyên nhân và kết quả vào mầu nhiệm sự sống thân mật của Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần không phải là hoa trái hoạt động trước của Cha và Con. Ngài là Tình yêu, cũng với tình yêu ấy, Chúa Cha không ngừng sinh Chúa Con và Chúa Con không ngừng nhận từ Cha và vươn lên tới Cha. Ngài không là sự chiêm ngưỡng bổ trợ, có lẽ là do sự sinh hạ của Chúa Con nhờ Chúa Cha. Ngài là Tình yêu chỉ đạo sự sinh hạ này, một tình yêu làm cho Ngài phấn khởi, là lý do của Ngài. Không có Cha cũng không có Con hiện hữu thì không có Tình yêu này.
Cha là Khởi đầu, nhưng từ khởi đầu đã có Tình yêu Ba Ngôi, cho Chúa Thánh Thần. Như Maxime la Confesseur nói rất đúng, “Thiên Chúa là Cha, được tình yêu vĩnh hằng thúc đẩy đã tiến đến cuộc tách biệt các Ngôi”.
Như trong Giáo Hội, Chúa Thánh Thần là lực nổ tung và lực hợp nhất trong chính Đời sống Ba Ngôi. Trong Chúa Thánh Thần, Chúa Cha sinh ra chính Đấng Khác, nhưng Chúa Thánh Thần cũng là Đấng không ngừng dẫn Đấng này đến Đấng kia, dẫn Cha và Con. Chúa Thánh Thần là chính nền tảng của Mầu nhiệm Thiên Chúa, Mầu nhiệm này chỉ có thể vừa là Nhiều vừa là Một.
Ba Ngôi Thiên Chúa thực hiện một giấc mơ của toàn thể cộng đồng nhân loại, thuộc gia đình hay chính trị: chỉ là một, đồng thời là nhiều, hợp nhất trong đa dạng. Điều không tưởng nơi con người lại thực tế có ở nơi Thiên Chúa: các Ngài sống trong sự hợp nhất mà trong Ba Ngôi chỉ có một sự thông hiểu, một ý chí duy nhất, một Hoạt động duy nhất. Chẳng nên nói rằng các Ngài đều nhất trí trong mọi quyết định: chỉ có một Lời duy nhất trong Thiên Chúa, lời mà Chúa Cha công bố cách thân thương, trong sự nhiệt tâm của Chúa Thánh Thần.
Không có gì phải ngạc nhiên nếu người ta tìm thấy trong lòng con người ước muốn thiếp lập những cộng đoàn ở đó nhân cách mỗi người và tính duy nhất giữa mọi người được bảo vệ: chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi!
Người ta cũng hiểu tại sao Chúa Giê-su rất muốn rằng các môn đệ của Người sống trong sự tôn trọng các ơn huệ của mỗi người và trong ý muốn nên một. Đối với Giáo Hội, đó là cách đặc biệt để diễn tả Mầu Nhiệm Ba Ngôi đang ở với Người. Chúa Thánh Thần vừa là Lực ly tâm thúc đẩy mọi thành phần Giáo Hội tản mát đi bốn phương, “đi về chuyên môn của mình”, và là Lực hướng tâm qui tụ tất cả các thành phần này trong một Thân Thể duy nhất!
“Lạy Cha, xin cho họ nên một,
Để thế gian tin rằng Cha đã sai Con” (Ga 17, 21).
Giờ đây, chúng ta dễ dàng trả lời cho vấn nạn được đặt ở đầu đề: MẦU NHIỆM CHÚA BA NGÔI ĐEM LẠI CHO NGƯỜI TÍN HỮU ĐIỀU GÌ? Niềm vui tự nhận biết mình thường xuyên có được trong đại dương tình yêu. Niềm vui hiệp thông với chính sự sống của Con yêu dấu và tham dự vào chuyển động kép của Người Con: Cùng với Người, chúng ta được tràn trề Chúa Thánh Thần trong lòng chúng ta và nhảy lên trong sự nhiệt tâm của chính Chúa Thánh Thần bằng lời ca tụng của ân sủng. Đó là điệu múa Ba Ngôi – “ở trong nhau”, như anh em Phương Đông nói – chúng ta đều được mời gọi đi vào trong đó.
Một nữ tu dòng kín Ca-mê-lô – cũng không còn trẻ nữa – một lần kia đã thổ lộ: “Khi tội bị cám dỗ về sự buồn chán, tôi ngồi trong phòng riêng và tôi nghĩ đến niềm vui của Chúa ở trong tôi”.
Vâng, cho dù có những lo lắng và thử thách của cuộc đời, chúng ta có thể lặp lại lời cầu nguyện của chân phước Ê-li-sa-bét Chúa Ba Ngôi:
[I]“Lạy Chúa Ba Ngôi con tôn thờ,
Xin giúp con quên đi tất cả để cho con được ở trong Chúa,
Ở trong Chúa được bình an mà không gì lay chuyển,
Để linh hồn con đi vào trong vĩnh cửu!
Không gì có thể xáo trộn bình an của con,
Không gì có thể làm con xa rời Chúa,
Lạy Đấng không hề bất biến,
Xin cho con đi sâu vào Mầu Nhiệm của Chúa trong từng phút giây”
[i] Dĩ nhiên, người ta có thể sống hạnh phúc một mình (như các ẩn sĩ, những người sống độc thân, các người sống đời gia đình vì cái chết chia lìa họ). Sự hiện diện phải được ở trong sự đơn độc.
Lm Vinh Sơn