PDA

View Full Version : T - Thiên Chúa là trung gian để gặp gỡ



Dan Lee
05-28-2010, 10:19 PM
THIÊN CHÚA LÀ TRUNG GIAN ĐỂ GẶP GỠ



Chúa Nhật Ba Ngôi – Năm C (Proverbs 8: 22-31; Psalm 8; Romans 5: 1-5; John 16: 12-15)

Hầu như gia đình nào cũng có một quyển Kinh Thánh – đôi khi người ta đọc nó đều đặn, thường có chút ít tô điểm. Thật đáng tiếc, thậm chí nhiều người đọc nó với phong cách hời hợt, thô thiển theo nghĩa đen – hiểu theo nghĩa tường minh.

Thực tế, trong Kinh Thánh có nhiều đoạn đáng ngạc nhiên, những điều mà có thể thách thức sự hiểu biết của bản thân chúng ta về Thiên Chúa. Những dòng thần học và tâm linh chảy qua suốt Thánh Kinh và không phải tất cả đều hoàn toàn phù hợp với nhau.

Đoạn trích từ Sách Châm ngôn là một trường hợp tiêu biểu. Không giống như cách trình bày lý do từ Sách Sáng thế mà trong đó chỉ mình Thiên Chúa được đề cập, hình ảnh trong Sách Châm ngôn sự Khôn ngoan Phụ nữ, mô tả sự sáng tạo như một người bạn đồng hành và một người quan sát. Một đoạn trong Sách Khôn ngoan của Solomon (7: 23- 8: 1) miêu tả sinh động sự Khôn ngoan như “hơi thở của quyền năng Thiên Chúa” và “hiện thân tinh tuyền vinh hiển của Đấng Toàn Năng” và ngụ ý rằng bà thực sự tham gia hoạt động sáng tạo. Những thuật ngữ tương tự mô tả Chúa Giê-su bằng một số câu Kinh Thánh đầu tiên trong Tin Mừng của Thánh Gio-an.

Cả hai Sách Châm ngôn cũng như Sách Khôn ngoan đều đại diện cho phong trào thần học mà bắt nguồn từ ba thế kỷ trước trước khi Chúa Giê-su trị đến. Trường phái thần học này đã giải thích lại những truyền thống tôn giáo của Israel dưới ánh sáng thuộc những ảnh hưởng và tác động của khoa học và triết học Hy Lạp.

Tất cả mọi ngôn ngữ về Thiên Chúa là biểu tượng và là ẩn dụ cho sự vô hạn và vô tả không thể chất chứa bằng bất kỳ định nghĩa, ngôn từ hoặc hình ảnh nào.

Những tác giả của hai tác phẩm này, và những tác giả khác giống như họ, đã không e ngại đặt ra những câu hỏi dưới ánh sáng thuộc những trải nghiệm của chính mình và những ảnh hưởng văn hóa xung quanh họ. Cũng không phải là họ miễn cưỡng dùng những ẩn dụ nữ tính trong cách nói về sự sáng tạo thiêng liêng. Thay vì cảm giác bị đe dọa họ đã thấy một cơ hội để tiếp tục cuộc hội thoại – một cuộc đối thoại mà còn tiếp tục đến thời đại của chính chúng ta. Cuộc hội thoại cởi mở là đường lối duy nhất mà chúng ta tự mình thanh tẩy hành trang tinh thần cùng tri thức lỗi thời và vô ích. Phần thưởng cho lòng can đảm và tin tưởng là sự hiểu biết sâu sắc hơn, phong phú hơn và cuộc sống hiến dâng về Thiên Chúa.

Một tầm nhìn mới về Thiên Chúa là bằng chứng trong thư gửi tín hữu Rô-ma và Thánh Phao-lô vui mừng trong việc tiếp cận với Thiên Chúa mà giờ đây người ta có thể được hưởng qua Chúa Giê-su Ki-tô. Bình an, hy vọng và chia sẻ sự vinh quang của Thiên Chúa là mọi phần trọn vẹn.

Những món quà cao quí nhất trong tất cả là tình yêu rót vào tâm hồn nhân loại – tri thức mà chúng ta được yêu thương và khả năng để quay lại với tình yêu đó. Điều này mang đến ý nghĩa và hy vọng trước những đấu tranh và đau khổ của chính chúng ta và cho chúng ta sức mạnh mà chúng ta cần thiết.

Những món quà này không treo lơ lửng trước chúng ta như một phần thưởng sau khi chết dành cho cuộc sống đạo đức; nó được ban tặng cho chúng ta ngay bây giờ qua đức tin duy nhất của chúng ta những người mà đã được gửi gắm và những gì mà Người khoan dung. Thiên Chúa là trung gian để gặp gỡ và từng trải.

Chúa chắc chắn chính xác. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể cầm nắm bức tranh to lớn hơn. Nếu chúng ta nhìn vào tương lai, chúng ta có thể bị chìm đắm hoặc tê liệt với sợ hãi. Chúng ta duy nhất chỉ được ban cho những gì mà chúng ta cần thiết cho hiện tại và không bao giờ nhiều hơn để chúng ta sinh lợi.

Chân lý là điều gì đó mà mở ra vượt thời gian và tinh thần đồng hành với chúng ta để tác động như một người thầy và dẫn dắt. Chúa Giê-su khẳng định rằng Thiên Chúa sẽ ban thưởng cho những môn đồ của Người với cùng một ý thức tâm linh và mối quan hệ với Thiên Chúa.

Trước đó trong Tin Mừng của Thánh Gio-an, Chúa Giê-su đã hứa với các môn đệ của Người tình bằng hữu cá nhân với Người và cơ hội cho cả hai Chúa Giê-su và Chúa Cha ngự trị trong họ. Một lời hứa tuyệt diệu làm sao – tại sao nó không phù hợp với trải nghiệm của chúng ta? Một thực tế đơn giản là vì chúng ta hiếm khi tạo dựng một nội thất dành cho sự hiện diện thiêng liêng.

Lời hứa mà Chúa Giê-su đã đưa ra cho chúng ta không xảy ra tức thì. Cái tôi của con người cùng với tất cả những sợ hãi và ích kỷ của nó không làm việc một cách hoàn thiện với tinh thần của Thiên Chúa.

Những ai khát khao mối quan hệ hứa hẹn này với Thiên Chúa phải bắt đầu tiến trình từ bỏ cái tôi và bước trên con đường của lòng nhân từ và phục vụ.

Niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi có nghĩa phân tích nhiều hơn những điểm tinh tế khó hiểu được biết đến về học thuyết Ba Ngôi.

Vì những mục đích của mình chúng ta có thể diễn tả bản tình Ba Ngôi Thiên Chúa như một quan hệ hiệp thông, chia sẻ và yêu thương giữa Ba Ngôi. Đây cũng là hệ thống biến cách cho hành vi nhân loại đích thực – nói một cách khác, làm thế nào để được giống như Thiên Chúa.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Jos. Tú Nạc, NMS