Dan Lee
05-28-2010, 10:26 PM
TA ĐƯỢC THÚ VUI GIỮA PHÀM TRẦN
Kính thưa quí vị
Trong những ngày lễ lớn này tôi thường lập ra một kế hoạch rao giảng. Tôi không cho là phương pháp giải thích, cắt nghĩa, hoặc phân tích các mầu nhiệm mà chúng ta cử hành trong ngày lễ hôm đó mang lại nhiều ích lợi. Thường thì các phương pháp đó chỉ dẫn đến giáo điều hoặc lạc đề không ăn nhằm gì với các bài đọc và ý nghĩa của ngày lễ trong cuộc đời thường nhật chúng ta. Thánh Patricio đã dùng cỏ ba lá làm biểu tượng giải nghĩa Chúa Ba Ngôi. Nhưng ngày nay nó còn giúp tín hữu nhìn thấy ơn Chúa của ngày hôm nay nữa không ? Giải nghĩa các đề tài lớn thường nảy sinh nhiều tối tăm hơn là sáng sủa. Vậy thì hãy nghĩ đến các thính giả để khai triển đề tài. Họ sẽ làm gì tuần này ? Lao động ra sao ? Cầy ruộng ? Tìm kiếm việc làm để nuôi sống gia đình ? Chăm sóc con cái ? Coi Tv ? Thi tốt nghiệp ? Nuôi nấng bệnh nhân ? … cũng như mọi khi, tôi lựa chọn đề tài tuần này là suy gẫm mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, qua lăng kính lời Chúa trong bài đọc thứ nhất. Hy vọng nó sẽ soi sáng tâm trí chúng ta về một vài khía cạnh Chúa Ba Ngôi và khơi dậy một vài cảm nghĩ để chúng ta cử hành thánh lễ.
Giả dụ tuần này là tuần tốt đẹp nhất trong năm. Mọi người đi lễ đúng giờ, đông đủ, không có người đến muộn làm chia trí các tín hữu khác. Sau bài ca nhập lễ và lời chào của chủ te, thừa tác viên đọc sách giỏi giang nhất giáo xứ đọc bài thứ nhất. Ông đã quá quen thuộc với bản văn, đọc lưu loát, thông minh, đúng chữ, đúng vần và chậm rãi, to tiếng để chuyển đạt nội dung của sứ điệp. Vậy mà tôi phải thừa nhận cộng đoàn ít ai có thể nắm bắt được ý nghĩa của bài đọc hôm nay.
Những lời trong sách Châm Ngôn quá súc tích, quá tối tăm, đến nỗi chủ tế phải chú ý lắng nghe lắm mới có thể lĩnh hội được vài ý nghĩa, nói chi đến những thính giả đang vội vàng lái xe đi làm, đi học, hoặc còn một đống quần áo phải giặt giũ, một danh sách dài các món hàng phải mua cho tuần tới… ấy là chưa kể các hoạt động khác của những người nghèo, người thuộc thế giới thứ ba ăn bữa trưa lo bữa tối vv… thì làm sao có khả năng và thời gian để suy tư về bài đọc ? những câu mở đầu như “sự Khôn ngoan của Thiên Chúa nói…” tôi được đổ ra, tôi được tuôn ra, tôi đã ở bên cạnh Ngài, tôi chơi giỡn… quả là như những bài toán đố đối với người nghe. Thính giả có khuynh hướng bỏ qua bài đọc để nghĩ đến những chuyện dễ hiểu hơn.
Nhưng trong Kinh Thánh của người Do thái, Khôn ngoan không phải chỉ là một lý thuyết, nhưng là những kiến thức rất cụ thể đời thường. Nó bận tâm đến các vấn đề của cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là về luân thường đạo lý: làm lành, lánh dữ. Trong chương 1 và 2 của sách Châm Ngôn, Khôn ngoan được nhân cách hoá thành một phụ nữ: “bà Khôn Ngoan”. Chương 8, bà Khôn ngoan dùng ngôn ngữ của các tiên tri để kêu gọi loài người lắng nghe lời dạy dỗ của bà: “lời dạy dỗ của tôi là cố vấn và khuyên nhủ. Lời dạy dỗ của tôi là sức mạnh. Tôi thấu hiểu mọi sự, hoa quả của tôi tốt hơn vàng bạc” (8,14-19). Bản văn thánh lễ hôm nay là bản văn danh tiếng nhất của toàn sách Châm Ngôn, Khôn ngoan lặp đi lặp lại rằng bà ta đã tồn tại từ nguyên thủy trước khi có thế giới. Bà ta là nghệ sĩ của bàn tay Thiên Chúa.
Khi suy nghĩ về bài đọc này chúng ta nên để ý là trong nguyên bản bằng tiếng Do thái, các lời dạy bảo của “bà Khôn ngoan” ở hình thức văn vần hay cách ngôn, gồm hai câu song song. Câu thứ nhất giới thiệu đề tài, câu thứ hai lặp lại mở rộng hay tăng cường thêm ý nghĩa bằng các mệnh đề xác định hay phủ định. Các câu cách ngôn này không có ý định giải thích một cách hoàn hảo về Thiên Chúa hay các đường lối của Thiên Chúa, mà chỉ mở một lối vào mầu nhiệm nào đó của Ngài. Mục tiêu là để khơi dậy sự suy tư dẫn đến thán phục các việc làm của Thiên Chúa. khi đọc loại văn chương như thế, chúng ta được tiếp cận với văn hoá phương đông và có một lối khác để ngắm nhìn sự vật cùng các mầu nhiệm của Thiên Chúa.
Những nhà thông thái cổ xưa có ý thức rõ ràng đời là mơ hồ bí ẩn. Họ cố kiếm tìm những nhận thức mới, đường lối mới để đối phó với cuộc đời. Họ khăng khăng áp dụng Khôn ngoan vào mọi vấn đề đời thường như khuyến khích công bằng, lao động khổ cực, thật thà lường thiện, tự kiềm chế… họ giúp cho chúng ta thấy được ý nghĩa thật nằm dưới bề mặt tầm thường của mọi sự việc thuộc đời sống trần gian. Như vậy thật đáng tiếc khi chúng ta không có thêm những bài đọc từ sách Châm Ngôn. Ngày nay thời buổi kỹ thuật vi tính, đi ngoài không gian, thử nhiệm DNA người ta không còn đánh giá cao những câu đầy Khôn ngoan của sách Châm Ngôn. Nhưng đối với những người sống trong thế giới thứ hai hoặc thứ ba và những người còn trí nhớ ông bà tổ tiên ở “quê hương cũ” thì những câu nói như vậy thật vô giá.
Từ sách Châm ngôn chúng ta nhận ra rằng các hiền nhân cổ xưa không hề rụt rè đặt vấn đề các bí ẩn lớn của cuộc sống, như nguồn gốc nhân loại, ý nghĩa đời người, bản tính Thượng Đế… và từ bài đọc hôm nay chúng ta có được ý niệm về Thiên Chúa đã cẩn trọng tạo dựng vũ trụ. Ngài là một kỹ sư, kiếu trúc sư tài giỏi, vượt bậc đo đạc và kiến tạo thế giới nhất mực khôn ngoan, không sai một ly, không thiếu một phân. Ngài tô vẽ vòm trời với ngàn vạn ngôi sao, đặt nền vững chãi cho trái đất, đặt biên cương cho biển cả. Khôn ngoan là con đầu lòng của Ngài. Bà sống bên cạnh Ngài, làm nghệ nhân cho Ngài. Bà tham dự vào công trình tạo dựng vũ trụ, nhảy múa chơi đùa trước mặt Thiên Chúa. Như vậy Thiên Chúa không dựng nên vũ trụ một cách ngẫu nhiên mà ngay từ ban đầu Ngài đã qui định kỹ lưỡng và vui thích trong công việc Ngài làm.
Sách châm ngôn không dạy luân lý bằng luật điều, giới răn, nhưng chúng ta có thể dễ dàng rút ra các nguyên tắc bảo toàn nếp sống trong lành. Thí dụ vấn đề môi trường các khoa học gia lấy làm ngỡ ngàng khi sách châm ngôn trình bày liên hệ hữu cơ giữa Thiên Chúa và vũ trụ của Ngài. Khôn Ngoan, nghệ sĩ của Thiên Chúa, chơi đùa trước mặt Ngài khi Ngài tạo dựng vũ trụ. Như vậy có ý nói khi Thiên Chúa tạo nên vũ trụ thì tinh thần vui tươi, thoả lòng cũng có mặt. Phá hủy môi trường là phá hủy tính tươi mát của vạn vật. Một ý tưởng “dễ sợ” cho thế giới kỹ nghệ ngày nay. Roland Murphy nói: “thần học của sự Khôn ngoan là thần học của sự tạo dựng”. Thế giới chung quang chúng ta không phải là ngẫu nhiên, mà là kết quả của một chương trình có suy sét và được khai triển dần dần. Mỗi ngày qua đi là một ngày cao rao tính vĩ đại của tạo dựng mỗi ngày sắp tới là một ngày đầy ắp tính tôn giáo. Toàn thế giới là một bí tích nhắc nhớ chúng ta vũ trụ này phải lệ thuộc vào bàn tay Thiên Chúa, kể cả loài người. Sự lệ thuộc đó không phải là máy móc mà là sống còn. Thiên Chúa dựng nên vũ trụ một cách đặc biệt đến nỗi tiếp cận với tạo vật là tiếp cận tới sự thánh thiêng của Ngài.
Những linh hồn đạo đức cao thượng nhìn thấy nơi tạo vật, gió, mây, nước, lửa, sông núi… quyền năng của Thiên Chúa. chúng ta không cần đến một nghi lễ phụng vụ đặc biệt nào để nhắc nhớ về sự thánh thiện đó. Nó được tỏ bày khắp mọi nơi. Câu cuối cùng của bài đọc hôm nay viết : “Ta được vui thú giữa phàm nhân” như vậy chúng ta đang sống không phải dưới lời nguyền rủa, mà là dưới lời chúc phúc, vì chúng ta là sự vui thoả của Thiên Chúa, mặc dầu cuộc sống này đầy dẫy những giây phút khổ cực. Cho nên chẳng lạ gì Thiên Chúa đã vui lòng ban cho chúng ta Người Con Môt của Ngài làm giá cứu chuộc, và Thánh Thần của Ngài để bảo đảm Ngài hiện diện giữa chúng ta luôn mãi.
Chúa Ba Ngôi là căn nguyên và hy vọng của vũ trụ, của loài người. Mỗi giây phút sống là mỗi giây phúc chúng ta tiếp cận với Thiên Chúa qua sự thánh thiêng của Ngài nơi tạo vật. Không có sự thánh thiêng này chẳng hiểu thế giới sẽ ra sao ? Ý nghĩa cuộc sống sẽ ra thế nào ? Hy vọng của vạn vật, nhất là của chúng ta sẽ nằm ở đâu ? Sách châm ngôn đã khẳng định số phận hạnh phúc của vũ trụ hệ tại ở tài khéo, Khôn ngoan của Thiên Chúa, cho nên hy vọng giải thoát của nhân loại và của toàn thế giới nằm ở sự Khôn ngoan của Chúa Ba Ngôi, là Cha và Con và Thánh Thần. Amen.
Fr. Jude Siciliano, OP
Kính thưa quí vị
Trong những ngày lễ lớn này tôi thường lập ra một kế hoạch rao giảng. Tôi không cho là phương pháp giải thích, cắt nghĩa, hoặc phân tích các mầu nhiệm mà chúng ta cử hành trong ngày lễ hôm đó mang lại nhiều ích lợi. Thường thì các phương pháp đó chỉ dẫn đến giáo điều hoặc lạc đề không ăn nhằm gì với các bài đọc và ý nghĩa của ngày lễ trong cuộc đời thường nhật chúng ta. Thánh Patricio đã dùng cỏ ba lá làm biểu tượng giải nghĩa Chúa Ba Ngôi. Nhưng ngày nay nó còn giúp tín hữu nhìn thấy ơn Chúa của ngày hôm nay nữa không ? Giải nghĩa các đề tài lớn thường nảy sinh nhiều tối tăm hơn là sáng sủa. Vậy thì hãy nghĩ đến các thính giả để khai triển đề tài. Họ sẽ làm gì tuần này ? Lao động ra sao ? Cầy ruộng ? Tìm kiếm việc làm để nuôi sống gia đình ? Chăm sóc con cái ? Coi Tv ? Thi tốt nghiệp ? Nuôi nấng bệnh nhân ? … cũng như mọi khi, tôi lựa chọn đề tài tuần này là suy gẫm mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, qua lăng kính lời Chúa trong bài đọc thứ nhất. Hy vọng nó sẽ soi sáng tâm trí chúng ta về một vài khía cạnh Chúa Ba Ngôi và khơi dậy một vài cảm nghĩ để chúng ta cử hành thánh lễ.
Giả dụ tuần này là tuần tốt đẹp nhất trong năm. Mọi người đi lễ đúng giờ, đông đủ, không có người đến muộn làm chia trí các tín hữu khác. Sau bài ca nhập lễ và lời chào của chủ te, thừa tác viên đọc sách giỏi giang nhất giáo xứ đọc bài thứ nhất. Ông đã quá quen thuộc với bản văn, đọc lưu loát, thông minh, đúng chữ, đúng vần và chậm rãi, to tiếng để chuyển đạt nội dung của sứ điệp. Vậy mà tôi phải thừa nhận cộng đoàn ít ai có thể nắm bắt được ý nghĩa của bài đọc hôm nay.
Những lời trong sách Châm Ngôn quá súc tích, quá tối tăm, đến nỗi chủ tế phải chú ý lắng nghe lắm mới có thể lĩnh hội được vài ý nghĩa, nói chi đến những thính giả đang vội vàng lái xe đi làm, đi học, hoặc còn một đống quần áo phải giặt giũ, một danh sách dài các món hàng phải mua cho tuần tới… ấy là chưa kể các hoạt động khác của những người nghèo, người thuộc thế giới thứ ba ăn bữa trưa lo bữa tối vv… thì làm sao có khả năng và thời gian để suy tư về bài đọc ? những câu mở đầu như “sự Khôn ngoan của Thiên Chúa nói…” tôi được đổ ra, tôi được tuôn ra, tôi đã ở bên cạnh Ngài, tôi chơi giỡn… quả là như những bài toán đố đối với người nghe. Thính giả có khuynh hướng bỏ qua bài đọc để nghĩ đến những chuyện dễ hiểu hơn.
Nhưng trong Kinh Thánh của người Do thái, Khôn ngoan không phải chỉ là một lý thuyết, nhưng là những kiến thức rất cụ thể đời thường. Nó bận tâm đến các vấn đề của cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là về luân thường đạo lý: làm lành, lánh dữ. Trong chương 1 và 2 của sách Châm Ngôn, Khôn ngoan được nhân cách hoá thành một phụ nữ: “bà Khôn Ngoan”. Chương 8, bà Khôn ngoan dùng ngôn ngữ của các tiên tri để kêu gọi loài người lắng nghe lời dạy dỗ của bà: “lời dạy dỗ của tôi là cố vấn và khuyên nhủ. Lời dạy dỗ của tôi là sức mạnh. Tôi thấu hiểu mọi sự, hoa quả của tôi tốt hơn vàng bạc” (8,14-19). Bản văn thánh lễ hôm nay là bản văn danh tiếng nhất của toàn sách Châm Ngôn, Khôn ngoan lặp đi lặp lại rằng bà ta đã tồn tại từ nguyên thủy trước khi có thế giới. Bà ta là nghệ sĩ của bàn tay Thiên Chúa.
Khi suy nghĩ về bài đọc này chúng ta nên để ý là trong nguyên bản bằng tiếng Do thái, các lời dạy bảo của “bà Khôn ngoan” ở hình thức văn vần hay cách ngôn, gồm hai câu song song. Câu thứ nhất giới thiệu đề tài, câu thứ hai lặp lại mở rộng hay tăng cường thêm ý nghĩa bằng các mệnh đề xác định hay phủ định. Các câu cách ngôn này không có ý định giải thích một cách hoàn hảo về Thiên Chúa hay các đường lối của Thiên Chúa, mà chỉ mở một lối vào mầu nhiệm nào đó của Ngài. Mục tiêu là để khơi dậy sự suy tư dẫn đến thán phục các việc làm của Thiên Chúa. khi đọc loại văn chương như thế, chúng ta được tiếp cận với văn hoá phương đông và có một lối khác để ngắm nhìn sự vật cùng các mầu nhiệm của Thiên Chúa.
Những nhà thông thái cổ xưa có ý thức rõ ràng đời là mơ hồ bí ẩn. Họ cố kiếm tìm những nhận thức mới, đường lối mới để đối phó với cuộc đời. Họ khăng khăng áp dụng Khôn ngoan vào mọi vấn đề đời thường như khuyến khích công bằng, lao động khổ cực, thật thà lường thiện, tự kiềm chế… họ giúp cho chúng ta thấy được ý nghĩa thật nằm dưới bề mặt tầm thường của mọi sự việc thuộc đời sống trần gian. Như vậy thật đáng tiếc khi chúng ta không có thêm những bài đọc từ sách Châm Ngôn. Ngày nay thời buổi kỹ thuật vi tính, đi ngoài không gian, thử nhiệm DNA người ta không còn đánh giá cao những câu đầy Khôn ngoan của sách Châm Ngôn. Nhưng đối với những người sống trong thế giới thứ hai hoặc thứ ba và những người còn trí nhớ ông bà tổ tiên ở “quê hương cũ” thì những câu nói như vậy thật vô giá.
Từ sách Châm ngôn chúng ta nhận ra rằng các hiền nhân cổ xưa không hề rụt rè đặt vấn đề các bí ẩn lớn của cuộc sống, như nguồn gốc nhân loại, ý nghĩa đời người, bản tính Thượng Đế… và từ bài đọc hôm nay chúng ta có được ý niệm về Thiên Chúa đã cẩn trọng tạo dựng vũ trụ. Ngài là một kỹ sư, kiếu trúc sư tài giỏi, vượt bậc đo đạc và kiến tạo thế giới nhất mực khôn ngoan, không sai một ly, không thiếu một phân. Ngài tô vẽ vòm trời với ngàn vạn ngôi sao, đặt nền vững chãi cho trái đất, đặt biên cương cho biển cả. Khôn ngoan là con đầu lòng của Ngài. Bà sống bên cạnh Ngài, làm nghệ nhân cho Ngài. Bà tham dự vào công trình tạo dựng vũ trụ, nhảy múa chơi đùa trước mặt Thiên Chúa. Như vậy Thiên Chúa không dựng nên vũ trụ một cách ngẫu nhiên mà ngay từ ban đầu Ngài đã qui định kỹ lưỡng và vui thích trong công việc Ngài làm.
Sách châm ngôn không dạy luân lý bằng luật điều, giới răn, nhưng chúng ta có thể dễ dàng rút ra các nguyên tắc bảo toàn nếp sống trong lành. Thí dụ vấn đề môi trường các khoa học gia lấy làm ngỡ ngàng khi sách châm ngôn trình bày liên hệ hữu cơ giữa Thiên Chúa và vũ trụ của Ngài. Khôn Ngoan, nghệ sĩ của Thiên Chúa, chơi đùa trước mặt Ngài khi Ngài tạo dựng vũ trụ. Như vậy có ý nói khi Thiên Chúa tạo nên vũ trụ thì tinh thần vui tươi, thoả lòng cũng có mặt. Phá hủy môi trường là phá hủy tính tươi mát của vạn vật. Một ý tưởng “dễ sợ” cho thế giới kỹ nghệ ngày nay. Roland Murphy nói: “thần học của sự Khôn ngoan là thần học của sự tạo dựng”. Thế giới chung quang chúng ta không phải là ngẫu nhiên, mà là kết quả của một chương trình có suy sét và được khai triển dần dần. Mỗi ngày qua đi là một ngày cao rao tính vĩ đại của tạo dựng mỗi ngày sắp tới là một ngày đầy ắp tính tôn giáo. Toàn thế giới là một bí tích nhắc nhớ chúng ta vũ trụ này phải lệ thuộc vào bàn tay Thiên Chúa, kể cả loài người. Sự lệ thuộc đó không phải là máy móc mà là sống còn. Thiên Chúa dựng nên vũ trụ một cách đặc biệt đến nỗi tiếp cận với tạo vật là tiếp cận tới sự thánh thiêng của Ngài.
Những linh hồn đạo đức cao thượng nhìn thấy nơi tạo vật, gió, mây, nước, lửa, sông núi… quyền năng của Thiên Chúa. chúng ta không cần đến một nghi lễ phụng vụ đặc biệt nào để nhắc nhớ về sự thánh thiện đó. Nó được tỏ bày khắp mọi nơi. Câu cuối cùng của bài đọc hôm nay viết : “Ta được vui thú giữa phàm nhân” như vậy chúng ta đang sống không phải dưới lời nguyền rủa, mà là dưới lời chúc phúc, vì chúng ta là sự vui thoả của Thiên Chúa, mặc dầu cuộc sống này đầy dẫy những giây phút khổ cực. Cho nên chẳng lạ gì Thiên Chúa đã vui lòng ban cho chúng ta Người Con Môt của Ngài làm giá cứu chuộc, và Thánh Thần của Ngài để bảo đảm Ngài hiện diện giữa chúng ta luôn mãi.
Chúa Ba Ngôi là căn nguyên và hy vọng của vũ trụ, của loài người. Mỗi giây phút sống là mỗi giây phúc chúng ta tiếp cận với Thiên Chúa qua sự thánh thiêng của Ngài nơi tạo vật. Không có sự thánh thiêng này chẳng hiểu thế giới sẽ ra sao ? Ý nghĩa cuộc sống sẽ ra thế nào ? Hy vọng của vạn vật, nhất là của chúng ta sẽ nằm ở đâu ? Sách châm ngôn đã khẳng định số phận hạnh phúc của vũ trụ hệ tại ở tài khéo, Khôn ngoan của Thiên Chúa, cho nên hy vọng giải thoát của nhân loại và của toàn thế giới nằm ở sự Khôn ngoan của Chúa Ba Ngôi, là Cha và Con và Thánh Thần. Amen.
Fr. Jude Siciliano, OP