Dan Lee
06-04-2010, 08:30 PM
ĐIỀU CHÚNG TA TƯỞNG NIỆM LOAN TRUYỀN CAO TRỌNG HƠN CẢ KÍNH SỢ
Mình Và Máu Thánh Chúa Ki-Tô – Năm C (Genesis 14: 18-20; Psalm 110; 1 Corinthians 11: 23-26; Luke 9: 11-17)
Trong nhiều bài tường thuật có ý nghĩa quan trọng hơn đó là những gì mà vẫn còn không được diễn tả và không được giải thích. Đoạn trích từ Sách Sáng thế có vẻ như nhạt nhẽo và vô thưởng vô phạt. Sau khi trở về từ một trận chiến nhỏ với kẻ thù, Abraham đã chia chiến lợi phẩm với một nhân vật bí ẩn tên là Melchizedek. Nhưng sau đó những nghi vấn bắt đầu.
“Thiên Chúa tối cao” này là ai? Đây là tước hiệu phi thường dành cho Thiên Chúa của Israel, và trong thực tế sự kiện này diễn ra trước sự kiện tồn tại của dân Do Thái và giao ước.
Thành phố Salem thực sự là thành phố Jerusalem, vì nó sẽ được đặt tên sau này, nhưng vào thời điểm lịch sử này nó là một thành phố thủ đô của một dân tộc ngoại giáo được biết đến là Jebusites. Nó không phải là thành phần của Israel cho đến triều đại của Vua David gần 1,000 năm sau đó.
Melchizedek – có nghĩa “Hoàng đế Công chính” – được nêu lại trong Thánh vịnh 110 và trong thư gửi cho tín hữu Do Thái chương 5-7. Trong những dòng này ông đã được khắc họa như người sáng lập chức tư tế đời đời và là người không có nguồn gốc con người. Ông hiển nhiên là hình ảnh gây chú ý và duy nhất chúng ta có thể chào mừng nồng nhiệt rằng những tác giả Kinh Thánh đã được cởi mở với nhiều chi tiết hơn một số câu mà chúng ta đã thừa hưởng.
Câu chuyện này đã cho chúng ta biết rằng có rất nhiều tôn giáo diễn ra cách đây lâu hơn so với Kinh Thánh quan tâm liên đới. Điều đó dường như rằng Thiên Chúa luôn được phụng thờ tại Jerusalem, thậm chí trước đó nó đã trở nên trung tâm đền thờ Do Thái.
Thực tế cho thấy rằng hình ảnh linh mục không phải người Do Thái đã được thu hút và sùng kính như vậy tự nó là một điều đáng ngạc nhiên – thậm chí ông còn ban truyền một ơn lành cho sự đáng kính đức tin Do Thái. Thiên Chúa luôn được phụng tự suốt chiều dài lịch sử ở nhiều nơi và nhiều phong cách, và cũng được phục vụ một cách trung tín bởi nhiều người thậm chí những người bên ngoài ranh giới của những gì mà chúng ta gọi là đức tin truyền thống hay tôn giáo.
Điều này đã khuyến cáo chúng ta về việc đặt ranh giới và những giới hạn về Thiên Chúa theo tư duy của chúng ta. Chúng ta không hề biết về toàn bộ câu chuyện của Thiên Chúa và có thể sẽ không bao giờ, nhưng chúng ta có thể nhận thức và ngạc nhiên vào sự khôn ngoan, lòng từ bi và độ lượng của Thiên Chúa.
Sự mô tả của Thánh Phao-lô về Bữa Tiệc ly của Chúa là tham chiếu đầu tiên trong Tân Ước đối với Phép Thánh thể, ngược thời gian trước bốn Tin Mừng vài năm. Đó là hiển nhiên truyền thống thiết yếu buổi bình minh. Có hai từ mà đã hướng về sự suy niệm: tưởng niệm và công bố.
Sự tưởng niệm là tiến trình được dân Do Thái kêu gọi tưởng nhớ đến những kỳ công tuyệt diệu của Thiên Chúa để ngợi khen Người và lĩnh hội linh ứng. Đó là điều gì đó sinh động hơn nhiều so với ký ức thông thường hoặc nghi thức tôn giáo. Đó là một tái cảm nghiệm về một sự kiện như thể nó hiện diện ngay tức khắc.
Thánh Phao-lô khẳng định rằng kỷ niệm về Bữa Tiệc ly của Chúa là một công bố với thế giới đến khi Người trở lại. Ông cũng tạo cho điều đó rõ ràng trong phần còn lại của chương này rằng cách thức mà tổ chức kỷ niệm có tầm quan trọng tối thượng.
Đó là biểu tượng của sự hiệp nhất, giao hòa, liên kết, hiệp thông và xóa bỏ các ranh giới và danh hiệu. Ích kỷ, bè phái, chuyên quyền, tranh giành và bất bình đẳng phải bị triệt tiêu. Chỉ khi những điều kiện này hiện diện thì Phép Thánh thể thực sự là dấu chỉ và loan truyền với thế giới.
Vì những sự tranh giành và xung đột con người sinh ra là bởi tình trạng thiếu thốn – ý tưởng rằng đó là những yếu tố cần thiết của cuộc sống, ngay cả Thiên Chúa, đã bị hạn chế và thế chúng ta trở nên những kẻ thua cuộc.
Sự sợ hãi và tranh giành này do bởi nền tảng hệ thống kinh tế của chúng ta và bị câu thúc với nền văn hóa, cơ cấu chính trị và kiểu cách ứng xử của chúng ta. Câu chuyện cung cấp nguồn thức ăn nhiều một cách kỳ diệu là một minh chứng hùng hồn về những quyền năng của Chúa Giê-su. Chúng ta được thử thách để suy nghĩ lại về những ý tưởng và sự sợ hãi bị nhồi nhét.
Những tông đồ tập trung vào sự thiếu thốn: chúng ta chẳng có gì nhiều hơn năm chiếc bánh và hai con cá. Họ rơi vào khủng hoảng và sẵn sàng từ bỏ.
Nhưng Thiên Chúa với bản tính khoan dung và độ lượng, và tình yêu này tự nó cho thấy những phương thức thiết thực. Chúa Giê-su nhìn lên trời và cầu nguyện điều mà họ cần có – điều gì đó mà chúng ta phải biết để thực hiện. Đã có dư thừa cho tất cả mọi người.
Sự nuôi nấng kỳ diệu ấy đã tiên báo Phép Thánh thể và cả hai ban phát những mẫu mực được Thiên Chúa dành cho hành vi ứng xử của chúng ta. Phép Thánh thể - tạ ơn và chia sẻ. Đó không đơn thuần là nghi lễ mà còn là lối sống và sự sống của nhân loại chỉ có thể phụ thuộc vào đó.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Jos. Tú Nạc, NMS
Mình Và Máu Thánh Chúa Ki-Tô – Năm C (Genesis 14: 18-20; Psalm 110; 1 Corinthians 11: 23-26; Luke 9: 11-17)
Trong nhiều bài tường thuật có ý nghĩa quan trọng hơn đó là những gì mà vẫn còn không được diễn tả và không được giải thích. Đoạn trích từ Sách Sáng thế có vẻ như nhạt nhẽo và vô thưởng vô phạt. Sau khi trở về từ một trận chiến nhỏ với kẻ thù, Abraham đã chia chiến lợi phẩm với một nhân vật bí ẩn tên là Melchizedek. Nhưng sau đó những nghi vấn bắt đầu.
“Thiên Chúa tối cao” này là ai? Đây là tước hiệu phi thường dành cho Thiên Chúa của Israel, và trong thực tế sự kiện này diễn ra trước sự kiện tồn tại của dân Do Thái và giao ước.
Thành phố Salem thực sự là thành phố Jerusalem, vì nó sẽ được đặt tên sau này, nhưng vào thời điểm lịch sử này nó là một thành phố thủ đô của một dân tộc ngoại giáo được biết đến là Jebusites. Nó không phải là thành phần của Israel cho đến triều đại của Vua David gần 1,000 năm sau đó.
Melchizedek – có nghĩa “Hoàng đế Công chính” – được nêu lại trong Thánh vịnh 110 và trong thư gửi cho tín hữu Do Thái chương 5-7. Trong những dòng này ông đã được khắc họa như người sáng lập chức tư tế đời đời và là người không có nguồn gốc con người. Ông hiển nhiên là hình ảnh gây chú ý và duy nhất chúng ta có thể chào mừng nồng nhiệt rằng những tác giả Kinh Thánh đã được cởi mở với nhiều chi tiết hơn một số câu mà chúng ta đã thừa hưởng.
Câu chuyện này đã cho chúng ta biết rằng có rất nhiều tôn giáo diễn ra cách đây lâu hơn so với Kinh Thánh quan tâm liên đới. Điều đó dường như rằng Thiên Chúa luôn được phụng thờ tại Jerusalem, thậm chí trước đó nó đã trở nên trung tâm đền thờ Do Thái.
Thực tế cho thấy rằng hình ảnh linh mục không phải người Do Thái đã được thu hút và sùng kính như vậy tự nó là một điều đáng ngạc nhiên – thậm chí ông còn ban truyền một ơn lành cho sự đáng kính đức tin Do Thái. Thiên Chúa luôn được phụng tự suốt chiều dài lịch sử ở nhiều nơi và nhiều phong cách, và cũng được phục vụ một cách trung tín bởi nhiều người thậm chí những người bên ngoài ranh giới của những gì mà chúng ta gọi là đức tin truyền thống hay tôn giáo.
Điều này đã khuyến cáo chúng ta về việc đặt ranh giới và những giới hạn về Thiên Chúa theo tư duy của chúng ta. Chúng ta không hề biết về toàn bộ câu chuyện của Thiên Chúa và có thể sẽ không bao giờ, nhưng chúng ta có thể nhận thức và ngạc nhiên vào sự khôn ngoan, lòng từ bi và độ lượng của Thiên Chúa.
Sự mô tả của Thánh Phao-lô về Bữa Tiệc ly của Chúa là tham chiếu đầu tiên trong Tân Ước đối với Phép Thánh thể, ngược thời gian trước bốn Tin Mừng vài năm. Đó là hiển nhiên truyền thống thiết yếu buổi bình minh. Có hai từ mà đã hướng về sự suy niệm: tưởng niệm và công bố.
Sự tưởng niệm là tiến trình được dân Do Thái kêu gọi tưởng nhớ đến những kỳ công tuyệt diệu của Thiên Chúa để ngợi khen Người và lĩnh hội linh ứng. Đó là điều gì đó sinh động hơn nhiều so với ký ức thông thường hoặc nghi thức tôn giáo. Đó là một tái cảm nghiệm về một sự kiện như thể nó hiện diện ngay tức khắc.
Thánh Phao-lô khẳng định rằng kỷ niệm về Bữa Tiệc ly của Chúa là một công bố với thế giới đến khi Người trở lại. Ông cũng tạo cho điều đó rõ ràng trong phần còn lại của chương này rằng cách thức mà tổ chức kỷ niệm có tầm quan trọng tối thượng.
Đó là biểu tượng của sự hiệp nhất, giao hòa, liên kết, hiệp thông và xóa bỏ các ranh giới và danh hiệu. Ích kỷ, bè phái, chuyên quyền, tranh giành và bất bình đẳng phải bị triệt tiêu. Chỉ khi những điều kiện này hiện diện thì Phép Thánh thể thực sự là dấu chỉ và loan truyền với thế giới.
Vì những sự tranh giành và xung đột con người sinh ra là bởi tình trạng thiếu thốn – ý tưởng rằng đó là những yếu tố cần thiết của cuộc sống, ngay cả Thiên Chúa, đã bị hạn chế và thế chúng ta trở nên những kẻ thua cuộc.
Sự sợ hãi và tranh giành này do bởi nền tảng hệ thống kinh tế của chúng ta và bị câu thúc với nền văn hóa, cơ cấu chính trị và kiểu cách ứng xử của chúng ta. Câu chuyện cung cấp nguồn thức ăn nhiều một cách kỳ diệu là một minh chứng hùng hồn về những quyền năng của Chúa Giê-su. Chúng ta được thử thách để suy nghĩ lại về những ý tưởng và sự sợ hãi bị nhồi nhét.
Những tông đồ tập trung vào sự thiếu thốn: chúng ta chẳng có gì nhiều hơn năm chiếc bánh và hai con cá. Họ rơi vào khủng hoảng và sẵn sàng từ bỏ.
Nhưng Thiên Chúa với bản tính khoan dung và độ lượng, và tình yêu này tự nó cho thấy những phương thức thiết thực. Chúa Giê-su nhìn lên trời và cầu nguyện điều mà họ cần có – điều gì đó mà chúng ta phải biết để thực hiện. Đã có dư thừa cho tất cả mọi người.
Sự nuôi nấng kỳ diệu ấy đã tiên báo Phép Thánh thể và cả hai ban phát những mẫu mực được Thiên Chúa dành cho hành vi ứng xử của chúng ta. Phép Thánh thể - tạ ơn và chia sẻ. Đó không đơn thuần là nghi lễ mà còn là lối sống và sự sống của nhân loại chỉ có thể phụ thuộc vào đó.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Jos. Tú Nạc, NMS