PDA

View Full Version : C - Chúa Nhật Thứ 11 Mùa Thường Niên – Năm C Thực Hiện Lời Chúa là Công Chính



Dan Lee
06-09-2010, 09:39 PM
Chúa Nhật Thứ 11 Mùa Thường Niên – Năm C

Thực Hiện Lời Chúa là Công Chính


Không có gì đau đớn bằng sự hiểu biết về Thiên Chúa mà người ta đánh mất. Thiên Chúa đã vô cùng thiện hảo với David – Người đã kéo ông ra khỏi sự tầm thường, vô nghĩa và tối tăm, và đã phong ông là hoàng đế của Israel, cứu David khỏi tay những kẻ thù của ông theo qui trình. Thiên Chúa đã chất đầy phúc lành trên David và đã được chuẩn bị để thực hiện thậm chí còn nhiều hơn nữa.

Nhưng quyền lực là một thứ dược tố nguy hiểm, tục ngữ có câu:

“Quyền lực xu hướng bất lương;
Quyền lực tuyệt đối bất lương vô vàn.”

(Power tends to corrupt; absolute power corrupts absolutely)

David bắt đầu tin rằng ông vượt lên trên tất cả mọi luật pháp và những giới hạn và rằng ông có thể thực hiện và sở hữu bất cứ thứ gì mà ông muốn. Ông đã phạm tội ngoại tình với Bathsheba và dàn xếp cho chồng bà ta bị giết một cách hợp lý trong lúc thi hành chiến dịch quân sự. Với một cảm giác về sự thanh toán tự mãn ông đang hưởng lạc thú, trong thực tế ông là chúa tể vũ trụ bé con của mình. Nhưng qua tiên tri Nathan, Thiên Chúa đã giải qyết không khoan nhượng với David – tiềm ẩn một dụ ngôn tế nhị - sự tàn bạo và tội lỗi thô bỉ về những hành động của ông ta. David đã vô tình kết án chính mình, không nhận ra rằng dụ ngôn ấy hàm ý về mình.

Giờ đây thực tế phũ phàng chiếm ngự ngôi nhà với ông: ông trở nên vong ân bội nghĩa, ích kỷ, lạm dụng quyền lực và cực kỳ tội lỗi trong những hành động của mình. Ông không còn có thể lừa đảo chính bản thân. Sẽ có những hậu quả, vì điều này sẽ xé nát gia đình ông thành từng mảnh vô cùng bi thảm và những cách gây ra sự tàn phá mà đã được tường thuật trong phần còn lại. Nhưng thậm chí giờ đây, Thiên Chúa tha thứ và dành cho David một cơ hội khác. David được gọi là “thánh nhân và tội nhân” – không biết bao nhiêu đường tội lỗi mà ông đã không gây ra, nhưng ông đã yêu mến Thiên Chúa một cách chân thành và là “trái táo dưới ánh mắt Thiên Chúa.”

Chúng ta – cá nhân hoặc như những quốc gia, đoàn thể và các cơ quan tôn giáo – có thể cư xử bằng những cách ích kỷ và tiêu cực, thiếu tinh thần xây dựng. Điều đó dễ dẫn đến vô ơn bạc nghĩa và đối xử bạc đãi những quà tặng của Thiên Chúa. Sớm hay muộn nó sẽ tóm được tất cả chúng ta và từ chối sẽ không còn sự lựa chọn nào khác. Nhưng Thiên Chúa Người sẽ không bao giờ quay lưng lại với chúng ta – sự ăn năn khiêm nhường và quyết tâm để làm lại từ đầu và đạt được thành công, ngay lập tức nó sẽ quay lại với chúng ta tới hướng đi ấy.

Làm thế nào để chúng ta trở nên hòa giải với tức thì với Thiên Chúa? Thánh Phao-lô đã quả quyết rằng nó không thông qua “những việc làm của Luật Moses.” Phải chăng điều đó muốn nói rằng cái thiện mà chúng ta thực hiện là vô ích? Phải chăng “đức tin” cho chúng ta một con đường tự do với cuộc sống vị kỷ hoặc muốn làm bất cứ điều gì? Không có chút nào – Thậm chí ở những nơi khác chính Thánh Phao-lô cũng mạnh mẽ phát biểu rằng nó không phải là những người nghe mà là những người thực hiện Lời Chúa là minh chính. Thánh Phao-lô đã được đóng đinh và trong một ý nghĩa Thánh Phao-lô đã “biến mất” vì Đức Ki-tô đã ngự trị trong ông như người đỡ đầu phán quyết và hướng dẫn của ông. Nó là sự cự tuyệt cái tôi và đầu hàng trước Thiên Chúa đó là một giải pháp – chúng ta từ bỏ quyền sở hữu những điều tốt đẹp của chúng ta để thực hiện và bất kỳ khả năng suy luận nào để chúng ta được hưởng và chuyển hướng con đường của chúng ta tiến vào Thiên Quốc.

Người phụ nữ trong câu chuyện Tin Mừng (đừng nhầm lẫn với Mary Magdalene) đã vượt qua tất cả mọi ranh giới. Bà đã bước vào “không gian đàn ông” và toàn khách nam. Bà đã chạm vào người khách mời danh dự bằng một cử chỉ thân mật đến nỗi không thể chấp nhận được. Bà ta đã ấp ủ một cảm xúc nồng nàn sâu sắc – những giọt nước mắt của bà ta là sự dâng hiến và biết ơn. Bà ta đã phải chịu đựng sự khinh miệt bởi sự tập trung chuẩn mực tôn giáo và văn hóa, và Chúa Giê-su cũng vậy. Nếu Người thực sự là một tiên tri, Người đã biết rằng bà ta là một kẻ tội lỗi và chắc chắn Người sẽ không để bà ta chạm vào Người.

Dụ ngôn Chúa Giê-su kể, người chủ nhà của Người quay sang những bàn khác. Hai người bị vỡ nợ không thể trả được những món nợ của họ đều được người chủ nợ tha thứ. Người nào biết ơn nhiều nhất, người được tha nợ ít hay người được tha nợ nhiều? Người chủ nhà trả lời rằng đương nhiên người được tha nợ nhiều biết ơn nhiều hơn. Thật chính xác! Chúa Giê-su so sánh thái độ hết mực khiêm nhường và yêu thương mà bà ta thể hiện trước Người với sự tiếp đón khá lạnh nhạt và hời hợt của người chủ nhà.

Một tái tim không yêu thương hoặc khuynh hướng keo kiệt bỉn xỉn có thể là dấu hiệu mà người ta vẫn mãi là kẻ tù đày của tội lỗi, chối từ, thù hận hay căm ghét. Sự tha thứ, hoặc ban phát hoặc lãnh nhận, là hàn gắn và biến đổi. Tha thứ và yêu thương không thể tách rời nhau.


(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Jos. Tú Nạc, NMS