Dan Lee
06-18-2010, 02:40 PM
CĂN TÍNH KITÔ HỮU
Xin nhấn vào đây để nghe bài giảng (12 meg)
Paul Gustave Dore, là một hoạ sĩ tài danh của đầu thế kỷ 19, trong chuyến du ngoạn Âu Châu, ông quên đem theo giấy thông hành. Khi sửa soạn vượt sang biên giới, lính biên phòng đã chặn ông lại. Ông cho họ biết tên với hy vọng là họ sẽ nhận ra ông là ai và cho ông đi qua. Tuy nhiên, lính biên phòng cho biết nhiều người cũng muốn vượt qua biên giới bằng cách tự nhận họ là những nhân vật nổi tiếng mà họ không phải như vậy. Ông Dore cố gắng thuyết phục người lính rằng ông chính là hoạ sĩ Paul Gustave Dore. Sau cùng người lính này nói, “Được rồi, chúng tôi sẽ thử ông. Nếu ông qua được sự thử thách này, chúng tôi sẽ cho ông đi.” Người lính đưa cho ông cây bút chì và tấm giấy trắng và bảo ông hãy vẽ những hành khách đứng gần đó. Ông Dore đã phác hoạ một cách mau chóng và mỹ thuật đến độ người lính này phải tin rằng ông đích thực là hoạ sĩ Paul Gustave Dore. Việc làm của ông đã xác nhận lời ông nói. Căn tính của ông đã được tỏ lộ qua hành động.
Trong bài phúc âm chúng ta vừa nghe, Đức Giêsu cũng gián tiếp tiết lộ căn tính của mình bằng cách hỏi các môn đệ rằng, “Đám đông nói Thầy là ai?”
Câu trả lời của các môn đệ phản ảnh cái nhìn sai lầm của dân chúng thời bấy giờ, họ nói: có người nói Thầy là “Gioan Tẩy Giả, người khác nói là Elida”, người khác nữa lại cho rằng Thầy là “một trong những ngôn sứ thời xưa đã sống lại.”
Hầu hết dân chúng đều coi Đức Giêsu là một ngôn sứ chứ chưa nhận ra được căn tính đích thật của Đức Giêsu. Điều này cũng dễ hiểu là vì dân chúng chỉ được nghe lời giảng dậy và nhìn thấy phần nào công việc của Đức Giêsu chứ không được sống với Người như các môn đệ. Đây là điểm quan trọng giúp cho câu trả lời của ông Phêrô được chính xác khi Đức Giêsu hỏi, “Nhưng các con nói Thầy là ai?” và ông đã trả lời rằng, “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa.”
Kitô hay Mêsia là người được xức dầu, được Thiên Chúa chọn để giao cho một công việc nào đó. Đức Giêsu nhìn nhận căn tính này nhưng Người cấm các môn đệ không được nói điều này với ai, bởi vì, ý niệm Kitô hay Mêsia của Do Thái thời bấy giờ ít nhiều có liên can đến chính trị và quân sự.
Nói cách khác, khi công bố Đức Giêsu là Mêsia hay Kitô, đó là một tuyên bố trầm trọng và nguy hiểm vì kẻ thù của Người sẽ có lý do để chống đối, mà thực sự vai trò chính trị đó không phải là căn tính đích thật của Đức Giêsu. Do đó, Đức Giêsu đã tiết lộ ngay cho các môn đệ biết về hành trình thập giá của Người để họ đừng nghĩ đến chiến thắng chính trị hay quân sự.
Không những thế, Đức Giêsu còn đưa ra điều kiện cho những ai muốn theo Người, “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá hàng ngày mà theo.” Đức Giêsu đề cập đến một cuộc chiến đấu nội tâm hơn là cuộc chiến chính trị hay quân sự. Đức Giêsu muốn giải thoát con người khỏi ràng buộc của tội lỗi hơn là xiềng xích nô lệ về thể xác. Đức Giêsu muốn hướng con người đến hạnh phúc vĩnh cửu ở đời sau hơn là sự sung sướng chóng qua ở đời này. Tuy nhiên, chỉ sau biến cố Phục Sinh thì các môn đệ mới thấy được trọn vẹn ý nghĩa đó.
Chúng ta là những người theo Chúa Kitô, bởi đó căn tính của chúng ta được rập khuôn theo Đức Kitô. Nếu Đức Kitô là Con Thiên Chúa thì chúng ta, dù là ai, có địa vị hay không, giầu hay nghèo, lành lặn hay tật nguyền, thánh thiện hay tội lỗi, tất cả chúng ta đều là con của Thiên Chúa. Đó là căn tính của chúng ta như trong bài đọc hai Thánh Phaolô viết, “Nhờ đức tin, anh chị em là con cái của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô.” (Galát 3:26)
Chúng ta chỉ có một Thiên Chúa và Người là Cha chung của chúng ta trong một đại gia đình. Trong gia đình ấy có những sinh hoạt đạo đức để giúp chúng ta nhận ra căn tính của mình. Ngay khi còn nhỏ, chúng ta được rửa tội, được dậy đọc kinh, được học giáo lý. Chúng ta noi gương cầu nguyện hàng ngày của cha mẹ, cố gắng sống sạch tội, siêng năng lãnh nhận các bí tích, và cố gắng sống đức tin trong mọi hoàn cảnh. Tất cả những thói quen này tạo nên căn tính của một tín hữu Kitô. Đây là một điều rất cần thiết và tốt đẹp mà mọi gia đình Công Giáo phải thi hành.
Nhưng không may, xã hội ngày nay có khuynh hướng kỳ thị Kitô Giáo, họ tìm cách đẩy Thiên Chúa ra ngoài sinh hoạt xã hội. Nhà trường không còn cho phép cầu nguyện, hay biểu lộ đức tin cách công khai. Trong xã hội, luật buộc người Công Giáo phải thi hành những công việc trái với lương tâm, tỉ như, bác sĩ hay nhà thương Công Giáo phải chấp nhận phá thai để có thể tiếp tục hoạt động. Xã hội ngày nay còn đề cao sự tự do của con người đến độ nguy hiểm. Con người được cho rằng họ có quyền trên tất cả mọi sự, kể cả sự sống của chính mình. Một vài quốc gia đã cho phép người già, người bệnh tật được “quyền tự tử”.
Nói tóm lại, những hoạt động của xã hội đã trở thành mối đe doạ cho căn tính của một tín hữu Kitô. Không nhiều thì ít, chúng ta đã bị ảnh hưởng. Quan điểm về luân lý, đạo giáo của chúng ta đã bị lung lay. Con đường theo Chúa không còn thẳng tắp mà rất nhiều ngã rẽ muốn kéo chúng ta đi theo sự lầm lạc nào đó.
Trước những thử thách ấy, người tín hữu Kitô phải làm gì? Chúng ta có phân biệt được đâu là chân lý và giả trá hay không? Chúng ta có sống đức tin để thấy được giá trị lời Chúa hay không? Chúng ta có nhận ra được các dấu chỉ thời đại để vững tâm đi theo Chúa hay không? Đó là bổn phận của một tín hữu Kitô. Đó là thập giá của mỗi một người chúng ta.
Trong một bản tin vào hồi đầu tháng Ba, 2010 của trang web chiesa, với tựa đề “Tại Sao Mạng Sống Quá Ít Giá Trị trong Quốc Gia Nhật Bản Phồn Thịnh”, người ta được biết Nhật Bản là quốc gia có số người tự tử cao nhất thế giới. “Trung bình, cứ 15 phút lại có một người Nhật tự tử. Trong một năm, có trên 30,000 vụ ‘Kamikaze’ (liều chết) và ‘harakiri’ (mổ bụng tự sát)”. Một phần ba những người tự tử tuổi từ 20 đến 49, và số học sinh Nhật tự tử đứng hàng đầu thế giới, trong năm 2009 có đến 552 em. Tại sao trong một quốc gia tân tiến, kinh tế phồn thịnh như Nhật Bản, vấn đề tự tử lại trở nên một vấn nạn xã hội hàng đầu?
Ông Silvio Piersanti, một ký giả người Ý sống ở Tokyo từ lâu, đã làm cuộc phân tích về vấn đề này. Ông nói chuyện với nhiều người trí thức trong nước, trong đó có cả một giám mục Công Giáo ở Tokyo và một sứ thần toà thánh Vatican ở Nhật. Cả hai vị này đều đồng ý rằng, vấn đề Thiên Chúa là nguồn gốc của việc người Nhật tự tử cách dễ dàng như vậy. Hai vị nói, “Khi tín hữu Kitô muốn kết liễu đời mình, họ biết rằng điều đó vi phạm đến luật của Chúa; sự sống được Chúa ban cho, và chỉ có Chúa mới có thể lấy đi sự sống ấy. Người Nhật muốn tự tử thì không bị sự cản trở này. Họ không có ý niệm về tội lỗi. Ngoài thế giới vật chất và văn hoá, họ không có ai để chạy đến xin giúp đỡ. Hơn nữa trong văn hoá Nhật Bản, xin giúp đỡ là một điều sỉ nhục, vì thế họ phải tự giải quyết tình trạng đau khổ của họ, khi không thể chịu đựng nổi. Người Nhật có tám triệu thần thánh, hàng ngàn đền thờ, và hai tôn giáo chính là Phật Giáo và Thần Đạo, nhưng họ sống mà không có một Thiên Chúa quyền năng và giầu lòng thương xót, họ không có ý niệm về Thiên Chúa như một người cha của toàn thể nhân loại và hiện diện trong mỗi một người chúng ta”.1
Vấn đề tự tử của Nhật Bản và sự phân tích của hai giám mục Công Giáo là một nhắc nhở cần thiết cho chúng ta về đời sống đức tin. Nếu một hoạ sĩ phải thường xuyên sáng tác, hay một khoa học gia phải không ngừng tìm tòi để đừng mất căn tính của mình thì người tín hữu Kitô cũng phải siêng năng lãnh nhận các bí tích, vì theo Giáo Lý Công Giáo, bí tích rửa tội kết hợp chúng ta chặt chẽ hơn trong Đức Kitô; bí tích thêm sức gia tăng các ơn sủng của Chúa Thánh Thần trong chúng ta; và bí tích thánh thể đem cho chúng ta sức mạnh để làm chứng cho đức tin (xem #1303).
Trong một xã hội càng văn minh, càng sung túc về vật chất thì chúng ta lại càng phải thận trọng để khôn ngoan phân biệt giữa chân lý và giả trá. Nếu những hào nhoáng bên ngoài làm chúng ta mệt mỏi chạy đua với mãnh lực đồng tiền thì có lẽ đã đến lúc chúng ta phải nghĩ lại căn tính của mình. Nếu chỉ vì muốn có thêm những phương tiện xa hoa mà chúng ta đầu tắt mặt tối đi làm, không còn thời giờ cho gia đình, vợ chồng, con cái, bạn hữu, v.v., đó là lúc chúng ta phải nghĩ lại mục đích của đời sống chúng ta.
Đức Giám Mục Antôninô ở Florence nước Ý trong khoảng thế kỷ thứ 15, một hôm đang đi trên đường thì Thiên Chúa cho ngài thấy có một thiên thần cứ bay lượn trên một căn nhà nghèo nàn lụp xụp. Đức giám mục hỏi thăm cha sở vùng này thì được biết gia đình ấy tuy rất nghèo nhưng rất đạo đức và tốt bụng, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Đức Giám Mục Antôninô động lòng thương nên ngài trích quỹ từ thiện và kín đáo trợ cấp hàng tháng cho gia đình ấy một số tiền vừa đủ để có vốn làm ăn cho bớt nghèo khổ.
Sau một thời gian khá lâu, Đức Cha Antôninô cũng phải đi qua vùng ấy, ngài chợt giật mình khi thấy một tên quỷ xấu xa đang bay lượn trên một tòa nhà khang trang đẹp đẽ nhất vùng. Dò la hỏi thăm thì được biết đó chính là ngôi nhà của gia đình mà ngài đã từng trợ cấp bấy lâu nay. Ngài được biết họ cố gắng làm ăn, nhưng dần dà vì tham lam, họ đã học đòi những thủ đoạn mánh khóe bất lương để làm giàu nhanh chóng. Đời sống của họ không những hoàn toàn vô đạo đức mà còn trở nên ích kỷ và độc ác, họ khinh bỉ xua đuổi những người nghèo khổ trong làng, ngoài ra, họ còn thêm thói ăn chơi trụy lạc.
Sau biến cố đó, Đức Cha Antôninô mới hiểu rằng thập giá của sự nghèo nàn không phải là một bất hạnh cần phải tránh, mà trái lại sự nghèo nàn rất có thể là một chúc lành để giúp người ta đạt được sự sống vĩnh cửu ở đời sau.
Câu chuyện của Đức Cha Antôniô giúp chúng ta hiểu thêm lời Chúa trong bài phúc âm hôm nay, “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi thì sẽ cứu được mạng sống ấy.”
Xin Thiên Chúa giúp chúng ta luôn ý thức về căn tính của mình và mục đích đời sống của một người theo Chúa Kitô.
1. http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1342418?eng=y (http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1342418?eng=y)
Pt Giuse Trần Văn Nhật
Xin nhấn vào đây để nghe bài giảng (12 meg)
Paul Gustave Dore, là một hoạ sĩ tài danh của đầu thế kỷ 19, trong chuyến du ngoạn Âu Châu, ông quên đem theo giấy thông hành. Khi sửa soạn vượt sang biên giới, lính biên phòng đã chặn ông lại. Ông cho họ biết tên với hy vọng là họ sẽ nhận ra ông là ai và cho ông đi qua. Tuy nhiên, lính biên phòng cho biết nhiều người cũng muốn vượt qua biên giới bằng cách tự nhận họ là những nhân vật nổi tiếng mà họ không phải như vậy. Ông Dore cố gắng thuyết phục người lính rằng ông chính là hoạ sĩ Paul Gustave Dore. Sau cùng người lính này nói, “Được rồi, chúng tôi sẽ thử ông. Nếu ông qua được sự thử thách này, chúng tôi sẽ cho ông đi.” Người lính đưa cho ông cây bút chì và tấm giấy trắng và bảo ông hãy vẽ những hành khách đứng gần đó. Ông Dore đã phác hoạ một cách mau chóng và mỹ thuật đến độ người lính này phải tin rằng ông đích thực là hoạ sĩ Paul Gustave Dore. Việc làm của ông đã xác nhận lời ông nói. Căn tính của ông đã được tỏ lộ qua hành động.
Trong bài phúc âm chúng ta vừa nghe, Đức Giêsu cũng gián tiếp tiết lộ căn tính của mình bằng cách hỏi các môn đệ rằng, “Đám đông nói Thầy là ai?”
Câu trả lời của các môn đệ phản ảnh cái nhìn sai lầm của dân chúng thời bấy giờ, họ nói: có người nói Thầy là “Gioan Tẩy Giả, người khác nói là Elida”, người khác nữa lại cho rằng Thầy là “một trong những ngôn sứ thời xưa đã sống lại.”
Hầu hết dân chúng đều coi Đức Giêsu là một ngôn sứ chứ chưa nhận ra được căn tính đích thật của Đức Giêsu. Điều này cũng dễ hiểu là vì dân chúng chỉ được nghe lời giảng dậy và nhìn thấy phần nào công việc của Đức Giêsu chứ không được sống với Người như các môn đệ. Đây là điểm quan trọng giúp cho câu trả lời của ông Phêrô được chính xác khi Đức Giêsu hỏi, “Nhưng các con nói Thầy là ai?” và ông đã trả lời rằng, “Thầy là Đấng Kitô của Thiên Chúa.”
Kitô hay Mêsia là người được xức dầu, được Thiên Chúa chọn để giao cho một công việc nào đó. Đức Giêsu nhìn nhận căn tính này nhưng Người cấm các môn đệ không được nói điều này với ai, bởi vì, ý niệm Kitô hay Mêsia của Do Thái thời bấy giờ ít nhiều có liên can đến chính trị và quân sự.
Nói cách khác, khi công bố Đức Giêsu là Mêsia hay Kitô, đó là một tuyên bố trầm trọng và nguy hiểm vì kẻ thù của Người sẽ có lý do để chống đối, mà thực sự vai trò chính trị đó không phải là căn tính đích thật của Đức Giêsu. Do đó, Đức Giêsu đã tiết lộ ngay cho các môn đệ biết về hành trình thập giá của Người để họ đừng nghĩ đến chiến thắng chính trị hay quân sự.
Không những thế, Đức Giêsu còn đưa ra điều kiện cho những ai muốn theo Người, “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá hàng ngày mà theo.” Đức Giêsu đề cập đến một cuộc chiến đấu nội tâm hơn là cuộc chiến chính trị hay quân sự. Đức Giêsu muốn giải thoát con người khỏi ràng buộc của tội lỗi hơn là xiềng xích nô lệ về thể xác. Đức Giêsu muốn hướng con người đến hạnh phúc vĩnh cửu ở đời sau hơn là sự sung sướng chóng qua ở đời này. Tuy nhiên, chỉ sau biến cố Phục Sinh thì các môn đệ mới thấy được trọn vẹn ý nghĩa đó.
Chúng ta là những người theo Chúa Kitô, bởi đó căn tính của chúng ta được rập khuôn theo Đức Kitô. Nếu Đức Kitô là Con Thiên Chúa thì chúng ta, dù là ai, có địa vị hay không, giầu hay nghèo, lành lặn hay tật nguyền, thánh thiện hay tội lỗi, tất cả chúng ta đều là con của Thiên Chúa. Đó là căn tính của chúng ta như trong bài đọc hai Thánh Phaolô viết, “Nhờ đức tin, anh chị em là con cái của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô.” (Galát 3:26)
Chúng ta chỉ có một Thiên Chúa và Người là Cha chung của chúng ta trong một đại gia đình. Trong gia đình ấy có những sinh hoạt đạo đức để giúp chúng ta nhận ra căn tính của mình. Ngay khi còn nhỏ, chúng ta được rửa tội, được dậy đọc kinh, được học giáo lý. Chúng ta noi gương cầu nguyện hàng ngày của cha mẹ, cố gắng sống sạch tội, siêng năng lãnh nhận các bí tích, và cố gắng sống đức tin trong mọi hoàn cảnh. Tất cả những thói quen này tạo nên căn tính của một tín hữu Kitô. Đây là một điều rất cần thiết và tốt đẹp mà mọi gia đình Công Giáo phải thi hành.
Nhưng không may, xã hội ngày nay có khuynh hướng kỳ thị Kitô Giáo, họ tìm cách đẩy Thiên Chúa ra ngoài sinh hoạt xã hội. Nhà trường không còn cho phép cầu nguyện, hay biểu lộ đức tin cách công khai. Trong xã hội, luật buộc người Công Giáo phải thi hành những công việc trái với lương tâm, tỉ như, bác sĩ hay nhà thương Công Giáo phải chấp nhận phá thai để có thể tiếp tục hoạt động. Xã hội ngày nay còn đề cao sự tự do của con người đến độ nguy hiểm. Con người được cho rằng họ có quyền trên tất cả mọi sự, kể cả sự sống của chính mình. Một vài quốc gia đã cho phép người già, người bệnh tật được “quyền tự tử”.
Nói tóm lại, những hoạt động của xã hội đã trở thành mối đe doạ cho căn tính của một tín hữu Kitô. Không nhiều thì ít, chúng ta đã bị ảnh hưởng. Quan điểm về luân lý, đạo giáo của chúng ta đã bị lung lay. Con đường theo Chúa không còn thẳng tắp mà rất nhiều ngã rẽ muốn kéo chúng ta đi theo sự lầm lạc nào đó.
Trước những thử thách ấy, người tín hữu Kitô phải làm gì? Chúng ta có phân biệt được đâu là chân lý và giả trá hay không? Chúng ta có sống đức tin để thấy được giá trị lời Chúa hay không? Chúng ta có nhận ra được các dấu chỉ thời đại để vững tâm đi theo Chúa hay không? Đó là bổn phận của một tín hữu Kitô. Đó là thập giá của mỗi một người chúng ta.
Trong một bản tin vào hồi đầu tháng Ba, 2010 của trang web chiesa, với tựa đề “Tại Sao Mạng Sống Quá Ít Giá Trị trong Quốc Gia Nhật Bản Phồn Thịnh”, người ta được biết Nhật Bản là quốc gia có số người tự tử cao nhất thế giới. “Trung bình, cứ 15 phút lại có một người Nhật tự tử. Trong một năm, có trên 30,000 vụ ‘Kamikaze’ (liều chết) và ‘harakiri’ (mổ bụng tự sát)”. Một phần ba những người tự tử tuổi từ 20 đến 49, và số học sinh Nhật tự tử đứng hàng đầu thế giới, trong năm 2009 có đến 552 em. Tại sao trong một quốc gia tân tiến, kinh tế phồn thịnh như Nhật Bản, vấn đề tự tử lại trở nên một vấn nạn xã hội hàng đầu?
Ông Silvio Piersanti, một ký giả người Ý sống ở Tokyo từ lâu, đã làm cuộc phân tích về vấn đề này. Ông nói chuyện với nhiều người trí thức trong nước, trong đó có cả một giám mục Công Giáo ở Tokyo và một sứ thần toà thánh Vatican ở Nhật. Cả hai vị này đều đồng ý rằng, vấn đề Thiên Chúa là nguồn gốc của việc người Nhật tự tử cách dễ dàng như vậy. Hai vị nói, “Khi tín hữu Kitô muốn kết liễu đời mình, họ biết rằng điều đó vi phạm đến luật của Chúa; sự sống được Chúa ban cho, và chỉ có Chúa mới có thể lấy đi sự sống ấy. Người Nhật muốn tự tử thì không bị sự cản trở này. Họ không có ý niệm về tội lỗi. Ngoài thế giới vật chất và văn hoá, họ không có ai để chạy đến xin giúp đỡ. Hơn nữa trong văn hoá Nhật Bản, xin giúp đỡ là một điều sỉ nhục, vì thế họ phải tự giải quyết tình trạng đau khổ của họ, khi không thể chịu đựng nổi. Người Nhật có tám triệu thần thánh, hàng ngàn đền thờ, và hai tôn giáo chính là Phật Giáo và Thần Đạo, nhưng họ sống mà không có một Thiên Chúa quyền năng và giầu lòng thương xót, họ không có ý niệm về Thiên Chúa như một người cha của toàn thể nhân loại và hiện diện trong mỗi một người chúng ta”.1
Vấn đề tự tử của Nhật Bản và sự phân tích của hai giám mục Công Giáo là một nhắc nhở cần thiết cho chúng ta về đời sống đức tin. Nếu một hoạ sĩ phải thường xuyên sáng tác, hay một khoa học gia phải không ngừng tìm tòi để đừng mất căn tính của mình thì người tín hữu Kitô cũng phải siêng năng lãnh nhận các bí tích, vì theo Giáo Lý Công Giáo, bí tích rửa tội kết hợp chúng ta chặt chẽ hơn trong Đức Kitô; bí tích thêm sức gia tăng các ơn sủng của Chúa Thánh Thần trong chúng ta; và bí tích thánh thể đem cho chúng ta sức mạnh để làm chứng cho đức tin (xem #1303).
Trong một xã hội càng văn minh, càng sung túc về vật chất thì chúng ta lại càng phải thận trọng để khôn ngoan phân biệt giữa chân lý và giả trá. Nếu những hào nhoáng bên ngoài làm chúng ta mệt mỏi chạy đua với mãnh lực đồng tiền thì có lẽ đã đến lúc chúng ta phải nghĩ lại căn tính của mình. Nếu chỉ vì muốn có thêm những phương tiện xa hoa mà chúng ta đầu tắt mặt tối đi làm, không còn thời giờ cho gia đình, vợ chồng, con cái, bạn hữu, v.v., đó là lúc chúng ta phải nghĩ lại mục đích của đời sống chúng ta.
Đức Giám Mục Antôninô ở Florence nước Ý trong khoảng thế kỷ thứ 15, một hôm đang đi trên đường thì Thiên Chúa cho ngài thấy có một thiên thần cứ bay lượn trên một căn nhà nghèo nàn lụp xụp. Đức giám mục hỏi thăm cha sở vùng này thì được biết gia đình ấy tuy rất nghèo nhưng rất đạo đức và tốt bụng, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Đức Giám Mục Antôninô động lòng thương nên ngài trích quỹ từ thiện và kín đáo trợ cấp hàng tháng cho gia đình ấy một số tiền vừa đủ để có vốn làm ăn cho bớt nghèo khổ.
Sau một thời gian khá lâu, Đức Cha Antôninô cũng phải đi qua vùng ấy, ngài chợt giật mình khi thấy một tên quỷ xấu xa đang bay lượn trên một tòa nhà khang trang đẹp đẽ nhất vùng. Dò la hỏi thăm thì được biết đó chính là ngôi nhà của gia đình mà ngài đã từng trợ cấp bấy lâu nay. Ngài được biết họ cố gắng làm ăn, nhưng dần dà vì tham lam, họ đã học đòi những thủ đoạn mánh khóe bất lương để làm giàu nhanh chóng. Đời sống của họ không những hoàn toàn vô đạo đức mà còn trở nên ích kỷ và độc ác, họ khinh bỉ xua đuổi những người nghèo khổ trong làng, ngoài ra, họ còn thêm thói ăn chơi trụy lạc.
Sau biến cố đó, Đức Cha Antôninô mới hiểu rằng thập giá của sự nghèo nàn không phải là một bất hạnh cần phải tránh, mà trái lại sự nghèo nàn rất có thể là một chúc lành để giúp người ta đạt được sự sống vĩnh cửu ở đời sau.
Câu chuyện của Đức Cha Antôniô giúp chúng ta hiểu thêm lời Chúa trong bài phúc âm hôm nay, “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi thì sẽ cứu được mạng sống ấy.”
Xin Thiên Chúa giúp chúng ta luôn ý thức về căn tính của mình và mục đích đời sống của một người theo Chúa Kitô.
1. http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1342418?eng=y (http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1342418?eng=y)
Pt Giuse Trần Văn Nhật