Phuong12
06-22-2010, 08:24 PM
(VTC News) - Tumini (54 tuổi), người dân làng Nglanduk, Quận Wungu, huyện Madiun, Đông Java, Indonesia đã bị một căn bệnh lạ trong nhiều thập kỷ. Căn bệnh ăn dần khuôn mặt của bà và biến khuôn mặt thành một hố sâu hoắm.
Chồng Tumini, ông Marto (65 tuổi) hôm 21/6 cho biết vợ ông bị một căn bệnh lạ, một phần khuôn mặt đã bị mất và bị thủng dần. Cả hai mắt, mũi và đôi môi đã biến mất. Còn lại chỉ là phần cằm và trán.
http://image.tin247.com/vtc/100623084705-964-168.jpg
Các bác sĩ cho rằng bà Tumini bị ung thư
"Trong nhiều năm, căn bệnh liên tục phá hủy và ăn mòn khuôn mặt vợ tôi... Vì không có mắt nên bà ấy cũng không thể nhìn thấy. Bà cũng không biết nói, vì đôi môi và các hệ cơ hỗ trợ đã bị mất đi nhiều.
Theo ông, căn bệnh lạ đã tấn công vợ của ông trong gần 30 năm nay. “Tuy nhiên, có lẽ Chúa trời đã ban phúc cho bà bởi bà vẫn có thể thở, nhận thức được nhiều vấn đề mặc dù không hoàn hảo,” ông nói.
Marto nói, căn bệnh tấn công vợ mình khi bà ở độ tuổi 20. Ban đầu chỉ ở dạng các mụn nổi lên trên mũi Tumini. Tuy nhiên, theo thời gian, bà cảm thấy bộ phận mặt trở nên nóng và ngứa.
"Bà ấy đã được kiểm tra bác sĩ ở bệnh viện. Thực tế, vợ tôi cũng có một thời gian ngắn nhập viện Dr. Sutomo Surabaya. Sau ba tháng điều trị ở đó, căn bệnh của vợ của tôi không lành.. Vì không có chi phí, tôi đã mang bà về nhà. Bác sĩ nói vợ tôi bị một căn bệnh ung thư," Marto, người đàn ông hằng ngày sinh sống bằng nghề nông nói.
Sau khi được điều trị tại Surabaya, Tumini cũng một thời gian ngắn điều trị tại bệnh viện Dr. Sudono Madiun. Nhưng tất cả kết quả đều như nhau, và cuối cùng họ đã chọn điều trị tại nhà. Cùng với quá trình đó, chiếc mụn trên mặt Tumini cứ lớn dần lên.
Thậm chí, chiếc mụn trên còn làm cho một số bộ phận trên mặt của Tumini hư hỏng dần, bị lột, và cuối cùng là bong ra. Tất cả những gì còn lại trên khuôn mặt của Tumini là một lỗ sâu rộng 10-15 cm và sâu 70-10 cm.
"Bây giờ, vợ tôi chỉ dựa vào thuốc thảo mộc tìm được trong vùng để hạn chế ruồi bâu và các loại vi khuẩn xâm nhập. Mặc dù có thể đi lại được nhưng bà ấy cần sự chỉ dẫn vì không nhìn thấy gì nữa. Ngoài ra, bà ấy cũng sử dụng các tấm màn để che lỗ hổng trên khuôn mặt của mình," ông Marto cho biết thêm.
http://image.tin247.com/vtc/100623084705-28-409.jpg
Bà Tumini đã sống khép kín trong nhà của mình nhiều năm nay
Hàng ngày, ngoài mò mẫm làm việc nhà và sống với chồng, Tumini cũng sống với một đứa con gái Wasirindra (34 tuổi) chưa có gia đình. Tumini thường tự khóa mình trong nhà và tránh mọi tiếp xúc với những người xung quanh.
"Nhiều khi mẹ tự khóa mình trong phòng. Đôi khi bà cũng rên lên vì phải chịu một số cơn đau nhức trong cơ thể. Gần đây bà có ý định kết thúc cuộc sống của mình", chị Wasirindra buồn buồn nói.
Gia đình chỉ cố gắng để duy trì tình trạng tâm thần của bà Tumini, và hy vọng sẽ có bàn tay giúp đỡ của hàng xóm và chính quyền địa phương. Do chi phí điều trị, Tumini đã tiêu phí khá nhiều tiền mà chưa làm được gì nhiều để thay đổi căn bệnh.
Trong khi đó, Trưởng phòng y tế huyện Madiun, ông Purnomo, cho biết nếu Chính quyền Madiun đã từng thực hiện các hành động y tế đối với bà Tumini. Tuy nhiên, bệnh nhân từ chối điều trị tại bệnh viện bởi lý do bệnh đã rất nặng.
ĐH (Theo Kompas)
Chồng Tumini, ông Marto (65 tuổi) hôm 21/6 cho biết vợ ông bị một căn bệnh lạ, một phần khuôn mặt đã bị mất và bị thủng dần. Cả hai mắt, mũi và đôi môi đã biến mất. Còn lại chỉ là phần cằm và trán.
http://image.tin247.com/vtc/100623084705-964-168.jpg
Các bác sĩ cho rằng bà Tumini bị ung thư
"Trong nhiều năm, căn bệnh liên tục phá hủy và ăn mòn khuôn mặt vợ tôi... Vì không có mắt nên bà ấy cũng không thể nhìn thấy. Bà cũng không biết nói, vì đôi môi và các hệ cơ hỗ trợ đã bị mất đi nhiều.
Theo ông, căn bệnh lạ đã tấn công vợ của ông trong gần 30 năm nay. “Tuy nhiên, có lẽ Chúa trời đã ban phúc cho bà bởi bà vẫn có thể thở, nhận thức được nhiều vấn đề mặc dù không hoàn hảo,” ông nói.
Marto nói, căn bệnh tấn công vợ mình khi bà ở độ tuổi 20. Ban đầu chỉ ở dạng các mụn nổi lên trên mũi Tumini. Tuy nhiên, theo thời gian, bà cảm thấy bộ phận mặt trở nên nóng và ngứa.
"Bà ấy đã được kiểm tra bác sĩ ở bệnh viện. Thực tế, vợ tôi cũng có một thời gian ngắn nhập viện Dr. Sutomo Surabaya. Sau ba tháng điều trị ở đó, căn bệnh của vợ của tôi không lành.. Vì không có chi phí, tôi đã mang bà về nhà. Bác sĩ nói vợ tôi bị một căn bệnh ung thư," Marto, người đàn ông hằng ngày sinh sống bằng nghề nông nói.
Sau khi được điều trị tại Surabaya, Tumini cũng một thời gian ngắn điều trị tại bệnh viện Dr. Sudono Madiun. Nhưng tất cả kết quả đều như nhau, và cuối cùng họ đã chọn điều trị tại nhà. Cùng với quá trình đó, chiếc mụn trên mặt Tumini cứ lớn dần lên.
Thậm chí, chiếc mụn trên còn làm cho một số bộ phận trên mặt của Tumini hư hỏng dần, bị lột, và cuối cùng là bong ra. Tất cả những gì còn lại trên khuôn mặt của Tumini là một lỗ sâu rộng 10-15 cm và sâu 70-10 cm.
"Bây giờ, vợ tôi chỉ dựa vào thuốc thảo mộc tìm được trong vùng để hạn chế ruồi bâu và các loại vi khuẩn xâm nhập. Mặc dù có thể đi lại được nhưng bà ấy cần sự chỉ dẫn vì không nhìn thấy gì nữa. Ngoài ra, bà ấy cũng sử dụng các tấm màn để che lỗ hổng trên khuôn mặt của mình," ông Marto cho biết thêm.
http://image.tin247.com/vtc/100623084705-28-409.jpg
Bà Tumini đã sống khép kín trong nhà của mình nhiều năm nay
Hàng ngày, ngoài mò mẫm làm việc nhà và sống với chồng, Tumini cũng sống với một đứa con gái Wasirindra (34 tuổi) chưa có gia đình. Tumini thường tự khóa mình trong nhà và tránh mọi tiếp xúc với những người xung quanh.
"Nhiều khi mẹ tự khóa mình trong phòng. Đôi khi bà cũng rên lên vì phải chịu một số cơn đau nhức trong cơ thể. Gần đây bà có ý định kết thúc cuộc sống của mình", chị Wasirindra buồn buồn nói.
Gia đình chỉ cố gắng để duy trì tình trạng tâm thần của bà Tumini, và hy vọng sẽ có bàn tay giúp đỡ của hàng xóm và chính quyền địa phương. Do chi phí điều trị, Tumini đã tiêu phí khá nhiều tiền mà chưa làm được gì nhiều để thay đổi căn bệnh.
Trong khi đó, Trưởng phòng y tế huyện Madiun, ông Purnomo, cho biết nếu Chính quyền Madiun đã từng thực hiện các hành động y tế đối với bà Tumini. Tuy nhiên, bệnh nhân từ chối điều trị tại bệnh viện bởi lý do bệnh đã rất nặng.
ĐH (Theo Kompas)