Dan Lee
06-26-2010, 06:40 AM
Chúa Nhật XIII thường niên - Năm C
XÁC THỊT - THẦN KHÍ
Trong một cuốn sách nói về tu thiền tại Nhật, có thuật lại câu truyện như sau:
“Một sư phụ dạy thiền có rất nhiều đồ đệ. Một lần kia, trong một cuộc tụ tập để an cư nhập định, một anh đệ tử bị bắt quả tang về tội ăn cắp. Việc này được trình lên cho sư phụ với lời yêu cầu trục xuất tên tội phạm. Nhưng vị sư phụ lờ đi, làm như không có gì xảy ra. Mấy hôm sau, người đệ tử kia lại bị bắt tại trận đang khi giở trò chôm chỉa đồ vật của người khác. Vụ việc lại được trình lên, nhưng dường như sư phụ cũng chẳng bận tâm. Điều nầy làm cho các đệ tử nổi nóng. Họ họp nhau lại, cùng soạn ra một tờ kiến nghị, trình bày hành động xấu của tên ăn cắp, và tuyên bố rằng nếu sư phụ không xử tội hắn thì bọn họ sẽ bỏ theo thầy khác hết.
Đọc qua tờ kiến nghị, vị sư phụ cho gọi tất cả mọi người đến và nói:
“Các anh là những người khôn ngoan. Các anh biết việc nào nên làm và việc nào không nên làm. Các anh có thể đi học với bất cứ vị thầy nào các anh muốn. Còn người anh em đáng thương này, anh ta u mê lầm lạc và thiếu can đảm tránh xa điều xấu. Nếu tôi không dạy thì ai sẽ là người dạy anh ta đây? Nếu tôi từ chối thì ai sẽ là người đón nhận anh ấy? Thế cho nên, tôi sẽ giữ người anh em này lại cho dù tất cá các anh có bỏ đi hết.”
Một dòng nước mắt tuôn xuống trên khuôn mặt của người đệ tử ăn cắp. Tất cả lòng tham muốn của cải người ta tự dưng biết mất khỏi anh.
Nhờ cảm được tấm lòng xót thương mà dòng nước mắt thống hối đã tuôn trào. Thế ra tiến trình hoán đổi con người không nhất thiết là cứ phải kết án, khước từ, hay trục xuất. Sức mạnh có khả năng tái sinh và thăng tiến tâm hồn nhất chính là sức mạnh của tình thương. Chỉ có tình thương, với lòng quảng đại bao dung, cùng sự cảm thông nhân ái mới làm tái sinh và phục hồi những nét đẹp cao quí của tâm hồn con người.
“Tình thương thì hết lòng bao dung, hết lòng kính tin, hết lòng trông cây, hết lòng kiên nhẫn” (1 Cor 13:7). Đó chính là giáo lý của Đức Kitô. Yêu thương là thứ lửa Ngài mang xuống từ trời cao để đốt lên trong tâm hồn mọi người dương thế, chứ không phải thứ lửa của hận thù trả đũa. Giáo lý thương yêu này bàng bạc nhiều nơi trong Tân Ước, từ dụ ngôn Tình Cha (Lc 15) cho đến Hiến Chương Nước Trời (Mt 5), từ Bài Ca Đức Mến của thánh Phaolô cho đến lời khuyên muôn thuở của Thánh Gioan. Nhưng nổi bật nhấn vẫn là câu truyện xảy ra nơi một thành dân ngoại.
Số là khi biết gần đến ngày rời khỏi thế gian, Đức Giêsu đã quyết định lên đường đi Giêrusalem. Con đường thẳng từ Galilê đến Giuđêa băng ngang thành Samari, nơi những người Do Thái tạp chủng cư ngụ. Mối bất hoà giữa người Samari và dân Do Thái đã kéo dài từ bao thế kỷ, không chỉ vì lý do đồng chủng và tạp chủng, nhưng còn vì quan niệm về nơi thờ phượng: một bên thì bảo chỉ có Giêrusalem mới là nơi phượng thờ chính đáng, bên kia lại cho rằng trên núi Samari cũng là nơi thờ phượng chân thật. Không ai chịu thua ai.
Rốt cuộc, người Samari đã tìm mọi cách ngăn cản, có khi còn đả thương những người hành hương đi ngang lãnh thổ của họ. Thế nên chẳng lại gì khi dân thành Samari “không đón tiếp Đức Giêsu, vì Ngài hướng tới Giêrusalem” (Lc 9:53). Nhưng điều hơi lạ là hai môn đệ thân cận của Chúa Giêsu là Giacôbê và Gioan đã nổi nóng khi bắt gặp thái độ “vô lễ và ngoại đạo” của dân Samari: họ xin Chúa cho phép khiến lửa từ trời xuống tiên diệt cả thành.
Chắc hẳn hai ông đã tức giận vì Chúa. Họ nhớ lại hình ảnh của ngôn sứ Êlia trong cuộc biến hình trên núi Tabor ít ngày trước đó, nên muốn bắt chước Ngài xin lửa từ trời thiêu sạch những kẻ thù nghịch.
Nhưng Đức Giêsu đã quở trách : “Không biết thần khí nào đã xúi giục các ngươi? Vì Con Người đến không phải để hủy diệt, nhưng là để cứu sống” (Lc 9:55-56). Chúa Giêsu không đến để kết án, sát phạt, hay loại bỏ, nhưng để tha thứ, chữa lành và giải thoát.
Thái độ của Giacôbê và Gioan có lẽ cũng là thái độ của một vài Kitô hữu, khi vì quá “sốt sắng việc đạo” mà sẵn sàng bất khoan dung với những kẻ chống đối hay trái nghịch lập trường. Họ muốn có biện pháp mạnh, thậm chí cả bạo lực để giải quyết những rào cản bước chân. Nhưng đó không phải là thái độ của Tin mừng. Thái độ của Tin mừng chính là thái độ cao thượng của Đức Giêsu đối với dân thành Samari: nhân hậu với mọi người : ai chưa hiểu mình thì vẫn khoan dung và đối xử tử tế.
Đường lên Giêrusalem của Chúa Giêsu là đường tiến đến đỉnh cao của yêu thương cứu độ. Nhưng yêu là khổ và cứu độ tất phải bỏ mình. Từ bỏ cách dứt khoát và quyết liệt là điều kiện tất yếu dành cho những ai muốn trở nên đồ đệ chân chính của Đức Kitô. Chấp nhận số phận bị khước từ đến nỗi không có nơi gối đầu, hết lòng lo việc Nước Trời đến nỗi hy sinh những liên hệ tình cảm gia đình, và can đảm từ bỏ mọi sự để tiến vào con đường thánh giá, hầu mang lại ơn tha thứ và giải thoát, chính là nẻo đường Thầy trò Đức Giêsu đang đi qua.
Ngày xưa, khi được ngôn sứ Êlia kêu gọi đang lúc cày ruộng, Êlisê đã lấy ngay chiếc cày của mình để đốt lửa thui các con bò làm bữa tiệc lên đường. Hành động tiêu hủy tất cả những phương tiện làm ăn sinh sống chứng tỏ một thái độ từ bỏ dứt khoát: quyết không vướng bận để từ nay chỉ sống cho lý tưởng. Đây phải là mẫu gương cho người theo Chúa.
Không có sự từ bỏ nào lớn lao và khó khăn cho bằng sự từ bỏ chính mình. Mà từ bỏ chính mình cũng có nghĩa là tháo cởi những đam mê xác thịt và mặc lấy thần khí mới của tình yêu.
Tôi nhớ đến lời nhắc nhở của Thánh Phaolô :
“Anh em đừng thoả mãn các đam mê xác thịc... như dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, ma thuật, hằn thù, kình địch, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè đảng, ganh tị, say sưa, chè chén... Nhưng hãy sống theo thần khí với những gì là mến yêu, vui mừng, bình an, rộng rãi, tốt lành, lương thiện, tín trực, hiền từ, tiết độ” (Gal 5:19-23)
Nhìn tới trước và bước đi trên nẻo đường do Thần khí dẫn lối là ta đang đắp xây cho đời nền an bình và tình hiệp nhất mà Đức Kitô hằng mong ước.
Lm Bùi Quang Tuấn CSsr
XÁC THỊT - THẦN KHÍ
Trong một cuốn sách nói về tu thiền tại Nhật, có thuật lại câu truyện như sau:
“Một sư phụ dạy thiền có rất nhiều đồ đệ. Một lần kia, trong một cuộc tụ tập để an cư nhập định, một anh đệ tử bị bắt quả tang về tội ăn cắp. Việc này được trình lên cho sư phụ với lời yêu cầu trục xuất tên tội phạm. Nhưng vị sư phụ lờ đi, làm như không có gì xảy ra. Mấy hôm sau, người đệ tử kia lại bị bắt tại trận đang khi giở trò chôm chỉa đồ vật của người khác. Vụ việc lại được trình lên, nhưng dường như sư phụ cũng chẳng bận tâm. Điều nầy làm cho các đệ tử nổi nóng. Họ họp nhau lại, cùng soạn ra một tờ kiến nghị, trình bày hành động xấu của tên ăn cắp, và tuyên bố rằng nếu sư phụ không xử tội hắn thì bọn họ sẽ bỏ theo thầy khác hết.
Đọc qua tờ kiến nghị, vị sư phụ cho gọi tất cả mọi người đến và nói:
“Các anh là những người khôn ngoan. Các anh biết việc nào nên làm và việc nào không nên làm. Các anh có thể đi học với bất cứ vị thầy nào các anh muốn. Còn người anh em đáng thương này, anh ta u mê lầm lạc và thiếu can đảm tránh xa điều xấu. Nếu tôi không dạy thì ai sẽ là người dạy anh ta đây? Nếu tôi từ chối thì ai sẽ là người đón nhận anh ấy? Thế cho nên, tôi sẽ giữ người anh em này lại cho dù tất cá các anh có bỏ đi hết.”
Một dòng nước mắt tuôn xuống trên khuôn mặt của người đệ tử ăn cắp. Tất cả lòng tham muốn của cải người ta tự dưng biết mất khỏi anh.
Nhờ cảm được tấm lòng xót thương mà dòng nước mắt thống hối đã tuôn trào. Thế ra tiến trình hoán đổi con người không nhất thiết là cứ phải kết án, khước từ, hay trục xuất. Sức mạnh có khả năng tái sinh và thăng tiến tâm hồn nhất chính là sức mạnh của tình thương. Chỉ có tình thương, với lòng quảng đại bao dung, cùng sự cảm thông nhân ái mới làm tái sinh và phục hồi những nét đẹp cao quí của tâm hồn con người.
“Tình thương thì hết lòng bao dung, hết lòng kính tin, hết lòng trông cây, hết lòng kiên nhẫn” (1 Cor 13:7). Đó chính là giáo lý của Đức Kitô. Yêu thương là thứ lửa Ngài mang xuống từ trời cao để đốt lên trong tâm hồn mọi người dương thế, chứ không phải thứ lửa của hận thù trả đũa. Giáo lý thương yêu này bàng bạc nhiều nơi trong Tân Ước, từ dụ ngôn Tình Cha (Lc 15) cho đến Hiến Chương Nước Trời (Mt 5), từ Bài Ca Đức Mến của thánh Phaolô cho đến lời khuyên muôn thuở của Thánh Gioan. Nhưng nổi bật nhấn vẫn là câu truyện xảy ra nơi một thành dân ngoại.
Số là khi biết gần đến ngày rời khỏi thế gian, Đức Giêsu đã quyết định lên đường đi Giêrusalem. Con đường thẳng từ Galilê đến Giuđêa băng ngang thành Samari, nơi những người Do Thái tạp chủng cư ngụ. Mối bất hoà giữa người Samari và dân Do Thái đã kéo dài từ bao thế kỷ, không chỉ vì lý do đồng chủng và tạp chủng, nhưng còn vì quan niệm về nơi thờ phượng: một bên thì bảo chỉ có Giêrusalem mới là nơi phượng thờ chính đáng, bên kia lại cho rằng trên núi Samari cũng là nơi thờ phượng chân thật. Không ai chịu thua ai.
Rốt cuộc, người Samari đã tìm mọi cách ngăn cản, có khi còn đả thương những người hành hương đi ngang lãnh thổ của họ. Thế nên chẳng lại gì khi dân thành Samari “không đón tiếp Đức Giêsu, vì Ngài hướng tới Giêrusalem” (Lc 9:53). Nhưng điều hơi lạ là hai môn đệ thân cận của Chúa Giêsu là Giacôbê và Gioan đã nổi nóng khi bắt gặp thái độ “vô lễ và ngoại đạo” của dân Samari: họ xin Chúa cho phép khiến lửa từ trời xuống tiên diệt cả thành.
Chắc hẳn hai ông đã tức giận vì Chúa. Họ nhớ lại hình ảnh của ngôn sứ Êlia trong cuộc biến hình trên núi Tabor ít ngày trước đó, nên muốn bắt chước Ngài xin lửa từ trời thiêu sạch những kẻ thù nghịch.
Nhưng Đức Giêsu đã quở trách : “Không biết thần khí nào đã xúi giục các ngươi? Vì Con Người đến không phải để hủy diệt, nhưng là để cứu sống” (Lc 9:55-56). Chúa Giêsu không đến để kết án, sát phạt, hay loại bỏ, nhưng để tha thứ, chữa lành và giải thoát.
Thái độ của Giacôbê và Gioan có lẽ cũng là thái độ của một vài Kitô hữu, khi vì quá “sốt sắng việc đạo” mà sẵn sàng bất khoan dung với những kẻ chống đối hay trái nghịch lập trường. Họ muốn có biện pháp mạnh, thậm chí cả bạo lực để giải quyết những rào cản bước chân. Nhưng đó không phải là thái độ của Tin mừng. Thái độ của Tin mừng chính là thái độ cao thượng của Đức Giêsu đối với dân thành Samari: nhân hậu với mọi người : ai chưa hiểu mình thì vẫn khoan dung và đối xử tử tế.
Đường lên Giêrusalem của Chúa Giêsu là đường tiến đến đỉnh cao của yêu thương cứu độ. Nhưng yêu là khổ và cứu độ tất phải bỏ mình. Từ bỏ cách dứt khoát và quyết liệt là điều kiện tất yếu dành cho những ai muốn trở nên đồ đệ chân chính của Đức Kitô. Chấp nhận số phận bị khước từ đến nỗi không có nơi gối đầu, hết lòng lo việc Nước Trời đến nỗi hy sinh những liên hệ tình cảm gia đình, và can đảm từ bỏ mọi sự để tiến vào con đường thánh giá, hầu mang lại ơn tha thứ và giải thoát, chính là nẻo đường Thầy trò Đức Giêsu đang đi qua.
Ngày xưa, khi được ngôn sứ Êlia kêu gọi đang lúc cày ruộng, Êlisê đã lấy ngay chiếc cày của mình để đốt lửa thui các con bò làm bữa tiệc lên đường. Hành động tiêu hủy tất cả những phương tiện làm ăn sinh sống chứng tỏ một thái độ từ bỏ dứt khoát: quyết không vướng bận để từ nay chỉ sống cho lý tưởng. Đây phải là mẫu gương cho người theo Chúa.
Không có sự từ bỏ nào lớn lao và khó khăn cho bằng sự từ bỏ chính mình. Mà từ bỏ chính mình cũng có nghĩa là tháo cởi những đam mê xác thịt và mặc lấy thần khí mới của tình yêu.
Tôi nhớ đến lời nhắc nhở của Thánh Phaolô :
“Anh em đừng thoả mãn các đam mê xác thịc... như dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, ma thuật, hằn thù, kình địch, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè đảng, ganh tị, say sưa, chè chén... Nhưng hãy sống theo thần khí với những gì là mến yêu, vui mừng, bình an, rộng rãi, tốt lành, lương thiện, tín trực, hiền từ, tiết độ” (Gal 5:19-23)
Nhìn tới trước và bước đi trên nẻo đường do Thần khí dẫn lối là ta đang đắp xây cho đời nền an bình và tình hiệp nhất mà Đức Kitô hằng mong ước.
Lm Bùi Quang Tuấn CSsr