Dan Lee
06-27-2010, 10:22 PM
CÓ THƯỢNG ĐẾ KHÔNG?
Một người quen đến tiệm để hớt tóc. Vừa hớt tóc, vừa trò chuyện. hai người thao thao bàn luận về nhiều vấn đề. Rồi bỗng dưng chuyển sang đề tài: có thượng đế hay không?
Thợ hớt tóc nói:: Trên đời này làm gì có Thượng Đế!
Ông nói tiếp: Thì cứ ra phố mà xem. Nhiều trẻ em phải lang thang kiếm sống. Lắm người già yếu còn phải còng lưng dầm mưa dãi nắng bán rong. Bao kẻ không nhà đêm đêm vẫn mượn vỉa hè nằm co ro, lăn lóc. Chưa kể là vào các bệnh viện lúc nào cũng thấy chen chúc và dẫy đầy nghịch cảnh đau lòng…
Nếu quả thật trên đời này có một Đấng Thượng Đế từ bi luôn thương xót chúng sinh, thì cớ sao những mảnh đời khổ ải đó lại không được Ngài cứu vớt?!
Trả tiền xong, khách bước ra khỏi tiệm hớt tóc và tình cờ bắt gặp bên kia đường một người râu tóc lùm xùm, thậm thượt, rõ ra đã lâu ngày không hớt không cạo.
Khách liền quày trở vào tiệm: Anh biết chứ? Trên đời này làm gì có thợ hớt tóc!
Thợ hớt tóc sửng sốt: Nói vậy mà nghe được à?! Thế tôi là ai. Ai vừa hớt tóc cho anh?
Khách kéo thợ hớt tóc ra cửa, chỉ sang bên kia đường: Đấy! Thợ hớt tóc không hề có, vì nếu có thì người kia đã không phải để râu ria tóc tai lùm xùm như vậy.
Sai bét! Thợ hớt tóc vẫn luôn có, nhưng tay đó không chịu bước vào tiệm hớt tóc thì dẫu có đông có nhiều thế nào chăng nữa, thợ hớt tóc cũng đành bó tay.
Khách mỉm cười: Chính xác! Thượng Đế cũng vậy mà thôi. Ngài luôn luôn đưa tay ra chờ đợi chúng ta nhưng chúng ta không chịu tìm đến mà nắm lấy tay Ngài. Chúng ta luôn tìm đủ cách phủ nhận Thượng Đế, và kiêu ngạo với tài hèn sức mỏng của mình. Đó là nguyên do sâu xa của mọi nỗi đau khổ trên thế gian.
(Công Giáo Và Dân Tộc, số 1756, ngày 07-5-2010 )
Con người thích nói về phần phúc của mình và cũng hay đổ trách nhiệm cho người khác, kể cả Thiên Chúa. Mẩu truyện trên là một ví dụ.
Con người rất nhiều lần, nhiều việc, không chịu nhìn lại bản thân, rút kinh nghiệm, kiểm điểm, mà thường tránh né. Tìm cách đổ lỗi, đẩy trách nhiệm, quy tội cho chó mèo heo gà, cho bà con lối xóm, cho gia đình họ hàng, cho nhà thờ, cho xã hội, cho Thiên Chúa. Mặc dù mọi sự bất ổn đều do mình gây ra.
Con người luôn đòi hỏi người khác, tôn giáo, quốc gia, Thiên Chúa phải làm tốt mọi sự theo ý mình, còn mình lại đứng ngoài cuộc. Hoặc còn gây ra bất ổn nữa.
Nói về đau khổ
Khi nói về đau khổ, người ta nghiên cứu và cho thấy. Có tới:
- 85% đau khổ do con người gây ra.
- 10% đau khổ do ngẫu nhiên
- 5% đau khổ do thiên nhiên như núi lửa, động đất, sóng thần, mưa bão, giông tố…
Nếu con người không gây ra đau khổ, thì 15% kia chia đều cho dân số thế giới, thì mỗi người chỉ phải chịu có một tí tẹo teo đau khổ.
Câu truyện trên chỉ là một trong vô vàn lý do để nói xấu Thiên Chúa, khi nhìn thấy bất hạnh, bất công ở đời. Phải chăng do Thiên Chúa. Ấy là vì họ không chịu đón nhận sự tốt lành từ trời cao, hoặc nhận mà không chịu mang ra sử dụng, làm giàu cho cuộc sống. Đau khổ do con người gây ra thì nhiều vô số.
Đau khổ vì tìm kiếm điều lớn lao
Đức Giêsu nói: "Anh em phải coi chừng những ông kinh sư ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng, thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng. Họ ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường, thích ngồi cỗ nhất trong đám tiệc” (Mc 12,38-39).
Có người quan niệm rằng muốn có hạnh phúc thì phải làm, phải thể hiện được những điều phi thường, kinh thiên động địa. Hay gây được chú ý của tập thể, được nhiều người vỗ tay, hoan hô chúc tụng. Người có thái độ này rất dễ dẫn đến việc coi khinh những sự bé nhỏ trong đời thường.
Đây là loại người đi tìm sự đồng thuận. Nên mọi việc làm đều mong sự chấp nhận của người khác, còn nếu không thì sẽ bất an, lo lắng.
Hạnh phúc là hạnh phúc. Hạnh phúc không cần phải chứng minh là có hay không. Và cũng không lệ thuộc bởi bề ngoài.
Hạnh phúc thật nằm trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người. Trái tim sẽ nhẹ nhàng đón nhận cuộc sống và làm cho ta hài lòng.
Mỗi giây phút trôi qua đều quý giá, ta biết trân trong thì sẽ thấy hạnh phúc.
Mỗi lời nói, việc làm, mỗi lần gặp gỡ đều là nguồn hạnh phúc cho ta.
Nếu biết yêu mến cuộc sống, quý trọng thời gian, và chu toàn trách nhiệm, bổn phận riêng theo từng ơn gọi của mình, thì ta sẽ có quá nhiều hạnh phúc trong cuộc đời của mình.
Đau khổ do tham vọng
“Có một bà goá nghèo đến bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm, trị giá một phần tư đồng xu Rôma. Đức Giêsu lên tiếng: bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết. Vì bà rút từ cái túng thiếu của mình mà bỏ vào đó tất cả tài sản, tất cả những gì bà có để nuôi sống mình" (Mc 12,38-44)
Tham vọng không xấu. Nó chỉ xấu khi ta không biết lượng sức, không biết dừng lại và trở nên thái quá.
Quả thật, tham vọng có sức hấp dẫn cao nên có thể lôi cuốn rất nhiều người đến đường hạnh phúc, bình an, thành đạt, phát triển, thăng tiến, hoàn thiện. Nhưng nó cũng nhận chìm quá nhiều người vào u mê tăm tối, thất bại, bất hạnh, đau khổ, tuyệt vọng, tự tử.
Tham vọng làm cho con người mệt mỏi, tranh đấu, bon chen đến mệt nhoài, quên cả bản thân, gia đình, quên cả hiện tại để sống cho tương lai, đến độ thành hão huyền.
Nếu biết hài lòng với cuộc sống hiện tại thì hạnh phúc biết bao.
Nếu biết hạnh phúc với thành quả do cố gắng của mình sau mỗi ngày thì dễ chịu dường nào.
Thanh Thanh
Một người quen đến tiệm để hớt tóc. Vừa hớt tóc, vừa trò chuyện. hai người thao thao bàn luận về nhiều vấn đề. Rồi bỗng dưng chuyển sang đề tài: có thượng đế hay không?
Thợ hớt tóc nói:: Trên đời này làm gì có Thượng Đế!
Ông nói tiếp: Thì cứ ra phố mà xem. Nhiều trẻ em phải lang thang kiếm sống. Lắm người già yếu còn phải còng lưng dầm mưa dãi nắng bán rong. Bao kẻ không nhà đêm đêm vẫn mượn vỉa hè nằm co ro, lăn lóc. Chưa kể là vào các bệnh viện lúc nào cũng thấy chen chúc và dẫy đầy nghịch cảnh đau lòng…
Nếu quả thật trên đời này có một Đấng Thượng Đế từ bi luôn thương xót chúng sinh, thì cớ sao những mảnh đời khổ ải đó lại không được Ngài cứu vớt?!
Trả tiền xong, khách bước ra khỏi tiệm hớt tóc và tình cờ bắt gặp bên kia đường một người râu tóc lùm xùm, thậm thượt, rõ ra đã lâu ngày không hớt không cạo.
Khách liền quày trở vào tiệm: Anh biết chứ? Trên đời này làm gì có thợ hớt tóc!
Thợ hớt tóc sửng sốt: Nói vậy mà nghe được à?! Thế tôi là ai. Ai vừa hớt tóc cho anh?
Khách kéo thợ hớt tóc ra cửa, chỉ sang bên kia đường: Đấy! Thợ hớt tóc không hề có, vì nếu có thì người kia đã không phải để râu ria tóc tai lùm xùm như vậy.
Sai bét! Thợ hớt tóc vẫn luôn có, nhưng tay đó không chịu bước vào tiệm hớt tóc thì dẫu có đông có nhiều thế nào chăng nữa, thợ hớt tóc cũng đành bó tay.
Khách mỉm cười: Chính xác! Thượng Đế cũng vậy mà thôi. Ngài luôn luôn đưa tay ra chờ đợi chúng ta nhưng chúng ta không chịu tìm đến mà nắm lấy tay Ngài. Chúng ta luôn tìm đủ cách phủ nhận Thượng Đế, và kiêu ngạo với tài hèn sức mỏng của mình. Đó là nguyên do sâu xa của mọi nỗi đau khổ trên thế gian.
(Công Giáo Và Dân Tộc, số 1756, ngày 07-5-2010 )
Con người thích nói về phần phúc của mình và cũng hay đổ trách nhiệm cho người khác, kể cả Thiên Chúa. Mẩu truyện trên là một ví dụ.
Con người rất nhiều lần, nhiều việc, không chịu nhìn lại bản thân, rút kinh nghiệm, kiểm điểm, mà thường tránh né. Tìm cách đổ lỗi, đẩy trách nhiệm, quy tội cho chó mèo heo gà, cho bà con lối xóm, cho gia đình họ hàng, cho nhà thờ, cho xã hội, cho Thiên Chúa. Mặc dù mọi sự bất ổn đều do mình gây ra.
Con người luôn đòi hỏi người khác, tôn giáo, quốc gia, Thiên Chúa phải làm tốt mọi sự theo ý mình, còn mình lại đứng ngoài cuộc. Hoặc còn gây ra bất ổn nữa.
Nói về đau khổ
Khi nói về đau khổ, người ta nghiên cứu và cho thấy. Có tới:
- 85% đau khổ do con người gây ra.
- 10% đau khổ do ngẫu nhiên
- 5% đau khổ do thiên nhiên như núi lửa, động đất, sóng thần, mưa bão, giông tố…
Nếu con người không gây ra đau khổ, thì 15% kia chia đều cho dân số thế giới, thì mỗi người chỉ phải chịu có một tí tẹo teo đau khổ.
Câu truyện trên chỉ là một trong vô vàn lý do để nói xấu Thiên Chúa, khi nhìn thấy bất hạnh, bất công ở đời. Phải chăng do Thiên Chúa. Ấy là vì họ không chịu đón nhận sự tốt lành từ trời cao, hoặc nhận mà không chịu mang ra sử dụng, làm giàu cho cuộc sống. Đau khổ do con người gây ra thì nhiều vô số.
Đau khổ vì tìm kiếm điều lớn lao
Đức Giêsu nói: "Anh em phải coi chừng những ông kinh sư ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng, thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng. Họ ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường, thích ngồi cỗ nhất trong đám tiệc” (Mc 12,38-39).
Có người quan niệm rằng muốn có hạnh phúc thì phải làm, phải thể hiện được những điều phi thường, kinh thiên động địa. Hay gây được chú ý của tập thể, được nhiều người vỗ tay, hoan hô chúc tụng. Người có thái độ này rất dễ dẫn đến việc coi khinh những sự bé nhỏ trong đời thường.
Đây là loại người đi tìm sự đồng thuận. Nên mọi việc làm đều mong sự chấp nhận của người khác, còn nếu không thì sẽ bất an, lo lắng.
Hạnh phúc là hạnh phúc. Hạnh phúc không cần phải chứng minh là có hay không. Và cũng không lệ thuộc bởi bề ngoài.
Hạnh phúc thật nằm trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người. Trái tim sẽ nhẹ nhàng đón nhận cuộc sống và làm cho ta hài lòng.
Mỗi giây phút trôi qua đều quý giá, ta biết trân trong thì sẽ thấy hạnh phúc.
Mỗi lời nói, việc làm, mỗi lần gặp gỡ đều là nguồn hạnh phúc cho ta.
Nếu biết yêu mến cuộc sống, quý trọng thời gian, và chu toàn trách nhiệm, bổn phận riêng theo từng ơn gọi của mình, thì ta sẽ có quá nhiều hạnh phúc trong cuộc đời của mình.
Đau khổ do tham vọng
“Có một bà goá nghèo đến bỏ vào đó hai đồng tiền kẽm, trị giá một phần tư đồng xu Rôma. Đức Giêsu lên tiếng: bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết. Vì bà rút từ cái túng thiếu của mình mà bỏ vào đó tất cả tài sản, tất cả những gì bà có để nuôi sống mình" (Mc 12,38-44)
Tham vọng không xấu. Nó chỉ xấu khi ta không biết lượng sức, không biết dừng lại và trở nên thái quá.
Quả thật, tham vọng có sức hấp dẫn cao nên có thể lôi cuốn rất nhiều người đến đường hạnh phúc, bình an, thành đạt, phát triển, thăng tiến, hoàn thiện. Nhưng nó cũng nhận chìm quá nhiều người vào u mê tăm tối, thất bại, bất hạnh, đau khổ, tuyệt vọng, tự tử.
Tham vọng làm cho con người mệt mỏi, tranh đấu, bon chen đến mệt nhoài, quên cả bản thân, gia đình, quên cả hiện tại để sống cho tương lai, đến độ thành hão huyền.
Nếu biết hài lòng với cuộc sống hiện tại thì hạnh phúc biết bao.
Nếu biết hạnh phúc với thành quả do cố gắng của mình sau mỗi ngày thì dễ chịu dường nào.
Thanh Thanh