Dan Lee
06-28-2010, 07:49 PM
TẠI SAO LẠI LÀ CÔNG GIÁO? (1 của 2)
1.MẠC KHẢI
Có rất nhiều lý do để trở thành một tín hữu Công giáo và có bao nhiêu người,thì có bấy nhiêu sự pha trộn các động cơ trở thành người Công giáo. Với tôi, tuy vậy, lý do đầu tiên hiện ra trong tâm trí tôi ấy là Đạo Công giáo là tôn giáo duy nhất trên toàn thế giới có một bước tiếp cận hợp lý và kiên định vấn đề Mạc Khải.
Tôn giáo đích thực, nếu hiện hữu, phải là tự nhiên hoặc được mạc khải. Ngoài các ý tưởng, lý trí và trực giác con người có thể bổ sung một lượng thông tin nhất định thuộc tôn giáo: sự việc Thiên Chúa hiện hữu; không thể hồ nghi về sự tạo dựng; sự bất toàn và lệ thuộc của con người; bổn phận công bằng phải tôn vinh Đấng Tạo Hoá; và cả ý nghĩa của việc con người ao ước được bất tử và khả năng cảm nhận một cái gì đó lớn lao hơn chính nó. Đó là đạo tự nhiên. Điều nầy gần như trừ phổ quát qua lịch sử, cho dù thường xuyên pha trộn với những ý tưởng đến từ những nguồn khác vốn có thể không ít thì nhiều sai lạc.
Con đường duy nhất để vượt qua tình trạng tôn giáo sơ khai nầy, là Thiên Chúa mạc khải chính Người cho con người. Nếu Thiên Chúa đã làm như vậy (hoặc sẽ làm như vậy trong tương lai), thì điều nầy sẽ đòi hỏi sự nhất trí, do uy quyền của chính Thiên Chúa. Rút cuộc, Thiên Chúa là Đấng duy nhất biết trọn vẹn cả về chính Người hoặc các công trình của Người. Vì thế, đòi buộc đầu tiên để chấp nhận một tôn giáo gọi là được mạc khải, là phải đưa ra được bằng chứng đầy ý nghĩa và có sức thuyết phục rằng thực tế là nó được mạc khải, rằng chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể là tác giả của nó. Như vậy đã đủ chưa? - Một số người sẽ lập luận rằng một tình siêu phàm tín lý nhất định sẽ là một dấu chỉ mạnh mẽ,nhưng một cách rõ ràng lý lẽ mạnh mẽ nhất phải là mạc khải nói tới đây được chứng thực bằng những dấu hiệu và những điều lạ lùng mà chỉ có Thiên Chúa mới làm được.
Trong các tôn giáo được đưa ra suốt nhiều thế kỷ, duy nhất hai tôn giáo có những khẳng định đáng tin rằng mạc khải mà họ dựa trên đó, có đi kèm những dấu hiệu và những điều lạ lùnng như thế : Do Thái giáo và Kitô giáo. Một ít tôn giáo khác cũng tuyên bố tương tự và những tôn giáo chỉ nói đến kinh nghiệm được cho là của một hoặc hai người. Các tôn giáo ngụ ý là được mạc khải, mà không đưa ra một tuyên bố như vậy, thì thất bại ngay cuộc kiểm tra đầu tiên về tính chất xác thực và các tôn giáo thiếu chủ yếu lời tuyên bố nầy - bằng việc hạn chế ‘bằng chứng” về sự dính dự của Thiên Chúa cho một số nhỏ người – thì không thể đưa ra một lý lẽ đáng tin về tính chất xác thực của riêng chúng. Nếu mạc khải, và những dấu chỉ cũng như những điều lạ chứng thực cho nó vừa không rõ ràng lại vừa không công khai, thì những khẳng định của nó không có giá trị.
Hiện nay sự khác biệt giữa một người theo Do Thái giáo đang tin và một Kitô hữu đang tin, là người Kitô hữu nầy chấp nhận một số dấu chỉ về mạc khải công khai,mà người theo đạo Do Thái nầy bác bỏ, chủ yếu (chứ không phải là duy nhất) là sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà các Kitô hữu tin rằng đó cũng là sự hoàn thành tất cả những gì Thiên Chúa đã hứa cho Israel. Ít nhất phải rành mạch rằng bằng chứng về Mạc Khải về sau qua Chúa Giêsu Kitô cũng vững chắc và công khai như bằng chứng về Mạc Khải ban đầu của Thiên Chúa cho người Do Thái. Thiếu xu hướng nầy, sẽ không có căn bản hợp lý để chấp nhận cái có trước [mạc khải cho người Do Thái.ND] và bác bỏ cái đến sau [mạc khải qua Chúa Giêsu Kitô.ND]. Vì thế lập trường hợp lý hơn là nhìn Kitô giáo là như vững mạnh hơn - hoặc hoàn hảo trịn vẹn hơn - khẳng định tốt nhất những gì mạc Khải đem đến.
Nhưng ngay trong các Kitô hữu cũng có những khác biệt quan trọng trong vấn đề Mạc Khải. Tất cả các nhóm Kitô giáo đều nhất trí rằng căn nguyên Mạc Khải của họ, Chúa Giêsu Kitô, đã từ lâu về với Chúa Cha, dù đa số các nhóm Kitô giáo không đưa ra được các biện pháp để bảo đảm với các thế hệ tương lai, rằng họ cũng sẽ được đón nhận chính Mạc Khải mà thế hệ đầu tiên đã nhận được. Như ĐHY John Henry Newman đã chỉ rõ, đây là một thiếu sót ghê gớm. ĐHY Newman lưu ý : Thật không thể tưởng tượng được rằng có một sự khác biệt bao la dường ấy giữa thế hệ Kitô hữu đầu tiên và chính chúng ta, vì họ đã có một người hướng đạo sống động không thể sai lầm,trong khi chúng ta lại không có. Điều nầy chẳng khác nào một hệ thống tôn giáo thứ ba,một tôn giáo khác biệt với những gì được mạc khải trng Chúa Kitô, đến nỗi nó chỉ có thể được coi như một phần của Giao ước với Thiên Chúa.
Cuối cùng, chỉ duy nhất Giáo Hội Công giáo đưa ra được một tiếp cận rõ ràng và kiên định cho vấn đề giữ lại trọn vẹn tính chất tinh tuyền và hoàn hảo trọn vẹn Mạc Khải Thiên Chúa sau sự kiện ấy. Bởi vì Mạc Khải lệ thuộc vào quyền bính của Thiên Chúa mạc khải, tín hữu Công giáo hiểu rằng Thiên Chúa, Đấng hoàn tất và thực hiện trọn vẹn Mạc Khải của Người qua Chúa Giêsu Kitô, cũng phải đã xây dựng một nguyên lý quyền bính qua đó sự thật về Mạc Khải ấy có thể được bảo đảm sau khi Chúa Kitô hiàn tất công trình của Người trên thế gian. Như đã lưu ý khi mở đầu, quyền bính Thiên Chúa là nguyên tắc chủ đạo của Mạc khải đích thực. Giáo Hội Công giáo khẳng định rằng một quyền bính như thế riếp tục tồn tại nơi Thánh Phêrô và nơi các Đấng kế vị Ngài - một bảo chứng do chính Chúa Kitô rằng những gì chúng ta thấu hiểu về Mạc Khải, sẽ mãi vẫn có căn cứ và thẩm quyền qua thời gian.
Một ai đó, dĩ nhiên, có thể đưa ra những lý lẽ theo hoặc chống lại chân lý của niềm tin nầy. Ý kiến của tôi ở đây là bất cứ cái gì ít ruồng bỏ khẳng định của Kitô giáo về Mạc Khải đặc biệt, lãng phí nó trong sự lầm lẫn vô tận của con người, làm cho nó nên vô dụng. Ngay sự tin tưởng của Tin Lành vào các Sách Thánh cũng không cung cấp được hướng dẫn giải thích các Sách nầy, như việc đạo Tin Lành không ngừng chia ra thành nhiều mảnh làm chứng. Bởi vì một nguyên lý quyền bính là quan trọng đối với Mạc Khải và vì duy nhất Giáo Hội Công giáo đưa ra một khẳng định sáng tỏ và nhất quán cho một quyền bính như thế, một điều gì đó rất quan trọng tiếp theo sau. Những gì tiếp theo sau không phải là việc Giáo Hội Công giáo phải đúng, nhưng là Giáo Hội Công giáo là đạo duy nhất đưa ra được một lời khẳng định đáng tin.
Đó là đặc điểm của Giáo Hội như là người giải thích có lý duy nhất về các nguyên lý cần thiết của Mạc Khải đích thực, là nguyên nhân giúp cho nó nỗi bật lên giữa tất cả mọi tôn giáo khác. Kết luận không thể khác được rất đơn giản: Nếu bất cứ tôn giáo đang hiện hữu nào đại diện trọn vẹn Mạc Khải, thì chỉ có thể là Giáo Hội Công giáo. Ngay khi một người nào nhận ra được rằng Mạc Khải Kitô giáo là xác thực, thì con đường tới chân lý không kết thúc cho tới khi đến được Roma.
2. SỰ TỰ DO
Giữa những vấn đề lớn lao được Kitô giáo đề cập đến, hai vấn đề thường đánh động mỗi người chúng ta hơn chỉ là lý thuyết suông. Đó là các vấn đề đau khổ và tự do, vốn đụng chạm đến bản thân chúng ta. Nhiều người còn đặt đau khổ lên hàng đầu. Xét cho cùng, đau khổ là một điều bí ẩn sâu xa, và theo định nghĩa, đó là bí ẩn gây đau khổ buồn phiền cho đời sống con người. Nhưng tôi chuộng xem xét vấn đề tự do trước tiên.
Cũng cần phải báo trước một điều. Tôi không ao ước đề tựa của loạt bài nầy (“Tại sao lại là Công Giáo”) để gây ấn tượng rằng tôi phủ nhận các Kitô hữu ngoài Công giáo sẽ rất hay chia sẻ những cái nhìn sâu sắc đặc trưng cho đức tin Công giáo. Có rất nhiều điều quan trọng cha rẽ các tín hữu Công giáo khỏi các Kitô hữu khác, khởi đầu với việc vận dụng Mạc Khải, như đã thảo luận ở đề tài thứ nhất của loạt bài nầy. Tuy nhiên,trong các lãnh vực trong đó các Kitô hữu khác không ( hoặc chưa) đi trệch thông điệp Kitô giáo nguyên thủy, thì họ chia sẻ chân lý Công giáo. Điều đó rất đúng khi nói về sự tự do.
Với Kitô hữu, tự do không chỉ là vắng bóng sự kiềm chế, dù là bên ngoài hoặc bên trong. Nhiều trường phái tư tưởng nỗi tiếng khác nhau – không có trường phái nào trong đó là Kitô giáo - đồng hoá tư do với không có gò bó ràng buộc bên ngoài, như là những bó buộc chính trị hoặc kinh tế hoặc cả những kìm hãm về văn hoá. Những người khác lại đồng hoá tự do với sự không có những kìm hãm nội tâm, như là những cưỡng bách nhiều loại (một cái nhìn đúng đắn) hoặc sự ngu dốt (một cái nhìn bán hợp ly hoặc tội lỗi, một cái nhìn không đúng, trừ khi là tội ngoài mong muốn). Nhưng với bất cứ ai đã suy nghĩ đủ thấu đáo về vấn đề nầy, tự do chủ yếu chính là sức mạnh tinh thần để tự hoàn thiện mình.
Đây là một chân lý tự nhiên hoặc có tính triết lý, nhưng đó là một trong những chân lý tự nhiên mà đa số trong chúng ta sẽ không đạt được, nếu không có sự trợ giúp của Mạc Khải. Mặc dù vậy, một khi ai đó nắm bắt được ý tưởng nầy, dường như thật ngốc nghếch khi nhìn loại tự do sâu xa nhất ấy, như một cái gì kém hơn là khả năng hướng chính mình tới cùng đích thật sự của chúng ta. Tới một chừng mức mà chúng ta ở một mức độ nầy nọ không còn khả năng làm như thế, đó là vì chúng ta đã biến thành nô lệ cho một điều gì đó. Tớ một chừng mức mà chúng ta có thể tự hoàn thiện mình trong con đường nầy, chúng ta đang được hưởng tự do. Dĩ nhiên, điều nầy bỏ lững không có câu đáp cho vấn đề những cùng đích thật sự của chúng ta sẽ là gì.
Cắt ngang cả công việc lao động trí tuệ lẫn việc huyện thuyên về triết học, Thánh Phaolô cho chúng ta một khoá học ngắn về tự do dựa trên Mạc Khải Kitô giáo, trong một đoạn mà chúng ta có thể dùng suy niệm cả cuộc đời:
“Anh em không biết sao? Khi đem thân làm nô lệ để vâng phục ai, thì anh em là nô lệ của người mà anh em vâng phục: hoặc làm nô lệ tội lỗi, thì sẽ phải chết; hoặc làm nô lệ phục vụ Thiên Chúa, thì sẽ được nên công chính. Tạ ơn Thiên Chúa! Trước kia anh em làm nô lệ cho tội lỗi, nhưng nay anh em đã hết lòng vâng theo quy luật đạo lý đã đào tạo anh em. Anh em đã được giải thoát khỏi ách tội lỗi, để trở thành nô lệ sự công chính. Ấy là tôi nói theo kiểu người phàm, hợp với tầm hiểu biết yếu kém của anh em. Trước đây anh em đã dùng chi thể của mình, mà làm những điều ô uế và những sự vô luân, để trở thành vô luân, thì nay anh em cũng hãy dùng chi thể làm nô lệ sự công chính, để trở nên thánh thiện.
Khi còn là nô lệ cho tội lỗi, anh em được tự do không phải làm điều công chính. Bấy giờ anh em thu được kết quả nào, bởi đã làm những việc mà ngày nay anh em xấu hổ? Vì rút cuộc những việc ấy đưa đến chỗ chết. Nhưng giờ đây anh em đã được giải thoát khỏi ách nô lệ, mà trở thành nô lệ của Thiên Chúa, anh em thu được kết qủa là được trở nên thánh thiện và vì thế sẽ được sống đời đời. Thật vậy, lương bổng mà tội lỗi trả cho người ta, là cái chết; còn ân huệ của Thiên Chúa ban không, là sự sống đời đời trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 6, 16 – 23)
Sự việc Thánh Phaolô nói về hai loại đời sống nô lệ ở đây không nên làm chúng ta lẫn lộn một giây phút nào. Nô lệ cho tội lỗi dẫn đến sự chết, nhưng việc chúng ta tự nguyện vâng phục Thiên Chúa lại dẫn đến sự sống đời đời qua Chúa Giêsu Kitô. Vi thế Chúa Giêsu đã nói với những người Do Thái bắt đầu tin vào Người :” Nếu các người tiếp tục ở trong lời Ta, thì các ngươi đích thực là môn đệ Ta và các ngươi sẽ biết chân lý và chân lý ấy sẽ giải phóng các ngươi” (Ga 8, 31 – 32)
Một cách tiêu biểu chúng ta sống dưới ảo tưởng rằng chúng ta được tự do nhất, khi chúng ta đã ‘chọn’ lam điều gì đó xấu. Nhưng nói chung, chúng ta nuông chiều các đam mê của chúng ta vốn chúng ta làm nô lệ cho chúng. nếu chúng ta có nghi ngờ nào đó, thì chỉ một trắc nghiệm đơn sơ thử cắt đứt một thói xấu phải cất chúng đi được.
Nhưng khi chúng ta quay về Chúa Kitô, chúng ta được chia sẻ sự sống của Chúa Kitô nhờ đó trí khôn chúng ta được soi sáng và ý chí chúng ta được củng cố. Chính ân sủng nầy – và chỉ ân sủng nầy mà thôi – giúp chúng ta hoàn thiện chính mình, trở nên hoàn thiện như Cha chúng ta ở trên trời là Đấng hoàn thiện ( x. Mt 5,48). Vì cùng đích hoặc mục tiêu của bất cứ thứ gì cũng đơn thuần là sự hoàn thiện riêng của nó, với chúng ta điều đó có nghĩa là sự sống trong Chúa Kitô - sự hoàn thiện trong cuộc sống đời nầy và được chiêm ngắm Thiên Chúa vĩnh viễn đời sau. Hiện nay, chúng ta phải hài lòng với những sự việc về tự do - một lý do mạnh mẽ và cá nhân để trở thành Người Công giáo.
3. CHỊU ĐAU KHỔ
Điều bí ẩn xa xưa nhất và gây đau khổ nhất của cuộc sống con người, là bí ẩn về chịu đau khổ. Ở mọi thời và mọi nơi, con người đi tìm một câu trả lời. Ngoài trừ Mạc Khải Do Thái giáo và Kitô giáo, con người đã không có gì nhiều để nói. Sự chịu đựng dũng cảm của phái khắc kỷ, việc tìm kiếm khoái lạc của phái Epicure (hưởng lạc), sự phủ định của Phật giáo, cách giải qiyết khoái lạc và đau khổ của thuyết thực lợi : Dường như chẳng một ai có được gì hữu ích hay ho để nói về bí ẩn của việc chịu đau khổ, ngoài trừ Thiên Chúa.
Hai bài học được dạy về chịu đau khổ trong Cựu Ước. Bài học thứ nhất là bài học lớn lao trong Sáng Thế Ký liên quan đến các hậu quả của việc Sa Ngã. Ở đây chúng ta học biết rằng đau khổ là kết quả của tội lỗi, nó cắt đứt tạo dựng khỏi Đấng Tạo Hoá và gây nên xáo trộn mọi trật tự. Bài học thứ hai đến qua đỉnh cao của sự khôn ngoan Cựu Ước đạ được trong sách Ông Gióp. Ở đây chúng ta được dạy rằng chúng ta không thể bắt đầu hiểu ý nghĩa của đau khổ trên chính đau khổ của chính chúng ta. Trên thực tế, chúng ta hết mức điên rồ khi, vì cho là mình hiểu đau khổ, chúng ta nghĩ ra một giả thuyết con người nào đó để giải thích đau khổ hoặc, có lẽ chúng ta có ý thử thách sự công bằng trong kế hoạch của Thiên Chúa.
“ Ngươi ở đâu – Thiên Chúa hỏi ông Gióp – khi Ta đặt nền móng cho trái đất? Hãy nói cho Ta nghe, nếu người hiểu biết. Ai ấn định các số đo cho nó – hẳn ngươi buết rõ!” (G 38, 4 – 5). Câu trả lời của Chúa cho những kêu ca phàn nàn của ông Gióp trong chương 38 đến chương 41 truyền đạt mọt bài học sống còn mà ông Gióp không chậm trễ nắm bắt được :”Tôi đã không nói ra những gì tôi không hiểu, những điều quá tuyệt diệu đối với tôi, mà tôi đã không biết” (G 42,3).
Sự hiểu biết sóng đôi nầy - rằng đau khổ bén rễ trong tội lỗi và rằng chúng ta không thể từ chính đau khổ riêng mình mà hiểu được giả định nó vận hành thế nào - chuẩn bị cho mạc khải sau nầy của Chúa Kitô về tình yêu của Chúa Cha. Vì trong Chúa Kitô chúng ta thấy chính Thiên Chúa mặc lấy bản thề con người nà chịu đau khổ như một lễ vật dâng đối với tội lỗi. Chịu đau khổ, vì thế, cùng lúc vừa là hậu quả của tội tỗi, vừa là phương tiện Thiên Chúa đã gắn vào công trình Tạo Dựng để chiến thắng tội tỗi và mọi tác động của nó. Sự công bình của Thiên Chúa và lòng nhân ái xót thương của Người luôn chỉ là một. Trong Chúa Kitộ, đau khổ trở thành phương tiện sửa chữa vết rạn nứt giữa thiên chúa và con người, đem con người trở về kết hợp lại với Thiên Chúa. Tóm lại, đau khổ mang tính chất cứu chuộc.
Giáo Hội Công giáo dạy có cả hai khía cạnh tự nhiên và siêu nhiên đối với tính chất cứu chuộc của đau khổ con người. Theo mức độ tự nhiên, đau khổ khá rõ ràng là một ông thầy tốt nhất có thể có về những hạn chế của chúng ta. Qua nó, chúng ta học biết được rằng chúng ta không ở trong sự kiểm soát của những điều quan trọng nhất trong cuộc đời và vì thế, nếu có được khả năng lựa chọn để thất vọng, chúng ta phải lệ thuộc vào Một Người Khác. Về mặt tự nhiên, chúng ta có thể có ý niệm lờ mờ rằng đau khổ có một giá trị tích cực giúp chúng ta tăng thêm hiểu biết về những gì chúng ta đang là và những gì chúng ta đang không phải, khắc sâu vào tâm trí một sự khôn ngoan căn bản nhất định.
Về mức độ siêu nhiên, sự hiểu biết căn bản nầy được làm sáng tỏ và nâng lên trong ba cách phân biệt và bổ khuyết cho nhau. Một là, chúng ta học hỏi được qua Mạc Khải căn tính của Người Kia nầy, mà chúng ta phải lệ thuộc vào. Hai là, chúng ta đặc biệt hiểu được rằng món nợ vô tận tội tỗi và các hậu quả của nó trong đau khổ con người, rút cuộc chỉ có thể chiến thắng nhờ vào giá vô tận nhờ chúa Kitổ đã nhận lấy đau khổ vì yêu thương. Ba là, chúng ta học biết rằng đó là một phần trong chương trình của Thiên Chúa mà chúng ta phải hân hoan hoà nhập những đau khổ của riêng chúng ta với Chúa Kitô, để, như lời Thánh Phaolô, “hoàn tất những gì còn thiếu nơi những nỗi ưu phiền của Chúa Kitô vì nhiệm thể người, tức là Giáo Hội “ (Cl 1,24)
Sự hiểu biết Công giáo nầy về đau khổ không chỉ là một câu trả lời độc nhất. Nó là câu trả lời duy nhất có ý nghĩa hiện nay vì nó làm cho ăn khớp với một khuôn mẫu cố kết của sự sống con người. Tất cả mọi Kitô hữu chưa đánh mất khái niệm về tội lỗi và sự cứu chuộc, thì hiểu được vai trò cứu độ của Chúa Kitô. Nhưng nhiều tổ chức Kitô giáo đã đánh mất sự hiểu biết rằng chúng ta là những người được hưởng đau khổ của Chúa Kitô nhưng còn hơn cả là thụ động. Lần nữa, giáo lý Công giáo về đau khổ bao gồm một yếu tố hết sức tích cực. nhờ thánh ý độ lượng của Chúa Cha, mà chúng ta được dự phần vào công cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô, bằng cách hoà nhập đau khổ của chúng ta vào đau khổ của Người.
Đó tất nhiên phải nên mẫu gương cho cuộc sống chúng ta, bằng việc không ngừng dâng cuộc sống chúng ta cho Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Nhưng các tín hữu Công giáo có cơ hội để làm điều đó trong một cách đặc biệt trong mỗi Thánh Lễ, khi qua hành động của linh mục, hy lễ trên đồi Can-vê được tái diễn kần nữa trong một cách thức không đổ máu. Vì thế chúng ta dự phần trịn vẹn trong Phụng Vụ Thánh chính là khi chúng ta hoà nhập bản thân chúng ta với Con Chúa trong lễ dâng hy tế của người lên Chúa Cha. Trong Mình Thánh, là sự nếm trước cuục sống vĩnh cửu với Thiên Chúa, chúng ta cùng hưởng lần nữa Mình và máu Thánh Chúa Kitô được trao ban tự do. Trong những thời khắc Công giáo thánh thiện nầy, ý nghĩa của đau khổ trở nên rõ rệt: Đau khổ trở thành một sự dự phần tình yêu trong công cuộc cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô.
Dr Jeff Mirus, Catholicculture.org
(còn tiếp một kỳ, Xem tiềp bài cuối) (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=36200)
BTGH chuyển ngữ
1.MẠC KHẢI
Có rất nhiều lý do để trở thành một tín hữu Công giáo và có bao nhiêu người,thì có bấy nhiêu sự pha trộn các động cơ trở thành người Công giáo. Với tôi, tuy vậy, lý do đầu tiên hiện ra trong tâm trí tôi ấy là Đạo Công giáo là tôn giáo duy nhất trên toàn thế giới có một bước tiếp cận hợp lý và kiên định vấn đề Mạc Khải.
Tôn giáo đích thực, nếu hiện hữu, phải là tự nhiên hoặc được mạc khải. Ngoài các ý tưởng, lý trí và trực giác con người có thể bổ sung một lượng thông tin nhất định thuộc tôn giáo: sự việc Thiên Chúa hiện hữu; không thể hồ nghi về sự tạo dựng; sự bất toàn và lệ thuộc của con người; bổn phận công bằng phải tôn vinh Đấng Tạo Hoá; và cả ý nghĩa của việc con người ao ước được bất tử và khả năng cảm nhận một cái gì đó lớn lao hơn chính nó. Đó là đạo tự nhiên. Điều nầy gần như trừ phổ quát qua lịch sử, cho dù thường xuyên pha trộn với những ý tưởng đến từ những nguồn khác vốn có thể không ít thì nhiều sai lạc.
Con đường duy nhất để vượt qua tình trạng tôn giáo sơ khai nầy, là Thiên Chúa mạc khải chính Người cho con người. Nếu Thiên Chúa đã làm như vậy (hoặc sẽ làm như vậy trong tương lai), thì điều nầy sẽ đòi hỏi sự nhất trí, do uy quyền của chính Thiên Chúa. Rút cuộc, Thiên Chúa là Đấng duy nhất biết trọn vẹn cả về chính Người hoặc các công trình của Người. Vì thế, đòi buộc đầu tiên để chấp nhận một tôn giáo gọi là được mạc khải, là phải đưa ra được bằng chứng đầy ý nghĩa và có sức thuyết phục rằng thực tế là nó được mạc khải, rằng chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể là tác giả của nó. Như vậy đã đủ chưa? - Một số người sẽ lập luận rằng một tình siêu phàm tín lý nhất định sẽ là một dấu chỉ mạnh mẽ,nhưng một cách rõ ràng lý lẽ mạnh mẽ nhất phải là mạc khải nói tới đây được chứng thực bằng những dấu hiệu và những điều lạ lùng mà chỉ có Thiên Chúa mới làm được.
Trong các tôn giáo được đưa ra suốt nhiều thế kỷ, duy nhất hai tôn giáo có những khẳng định đáng tin rằng mạc khải mà họ dựa trên đó, có đi kèm những dấu hiệu và những điều lạ lùnng như thế : Do Thái giáo và Kitô giáo. Một ít tôn giáo khác cũng tuyên bố tương tự và những tôn giáo chỉ nói đến kinh nghiệm được cho là của một hoặc hai người. Các tôn giáo ngụ ý là được mạc khải, mà không đưa ra một tuyên bố như vậy, thì thất bại ngay cuộc kiểm tra đầu tiên về tính chất xác thực và các tôn giáo thiếu chủ yếu lời tuyên bố nầy - bằng việc hạn chế ‘bằng chứng” về sự dính dự của Thiên Chúa cho một số nhỏ người – thì không thể đưa ra một lý lẽ đáng tin về tính chất xác thực của riêng chúng. Nếu mạc khải, và những dấu chỉ cũng như những điều lạ chứng thực cho nó vừa không rõ ràng lại vừa không công khai, thì những khẳng định của nó không có giá trị.
Hiện nay sự khác biệt giữa một người theo Do Thái giáo đang tin và một Kitô hữu đang tin, là người Kitô hữu nầy chấp nhận một số dấu chỉ về mạc khải công khai,mà người theo đạo Do Thái nầy bác bỏ, chủ yếu (chứ không phải là duy nhất) là sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà các Kitô hữu tin rằng đó cũng là sự hoàn thành tất cả những gì Thiên Chúa đã hứa cho Israel. Ít nhất phải rành mạch rằng bằng chứng về Mạc Khải về sau qua Chúa Giêsu Kitô cũng vững chắc và công khai như bằng chứng về Mạc Khải ban đầu của Thiên Chúa cho người Do Thái. Thiếu xu hướng nầy, sẽ không có căn bản hợp lý để chấp nhận cái có trước [mạc khải cho người Do Thái.ND] và bác bỏ cái đến sau [mạc khải qua Chúa Giêsu Kitô.ND]. Vì thế lập trường hợp lý hơn là nhìn Kitô giáo là như vững mạnh hơn - hoặc hoàn hảo trịn vẹn hơn - khẳng định tốt nhất những gì mạc Khải đem đến.
Nhưng ngay trong các Kitô hữu cũng có những khác biệt quan trọng trong vấn đề Mạc Khải. Tất cả các nhóm Kitô giáo đều nhất trí rằng căn nguyên Mạc Khải của họ, Chúa Giêsu Kitô, đã từ lâu về với Chúa Cha, dù đa số các nhóm Kitô giáo không đưa ra được các biện pháp để bảo đảm với các thế hệ tương lai, rằng họ cũng sẽ được đón nhận chính Mạc Khải mà thế hệ đầu tiên đã nhận được. Như ĐHY John Henry Newman đã chỉ rõ, đây là một thiếu sót ghê gớm. ĐHY Newman lưu ý : Thật không thể tưởng tượng được rằng có một sự khác biệt bao la dường ấy giữa thế hệ Kitô hữu đầu tiên và chính chúng ta, vì họ đã có một người hướng đạo sống động không thể sai lầm,trong khi chúng ta lại không có. Điều nầy chẳng khác nào một hệ thống tôn giáo thứ ba,một tôn giáo khác biệt với những gì được mạc khải trng Chúa Kitô, đến nỗi nó chỉ có thể được coi như một phần của Giao ước với Thiên Chúa.
Cuối cùng, chỉ duy nhất Giáo Hội Công giáo đưa ra được một tiếp cận rõ ràng và kiên định cho vấn đề giữ lại trọn vẹn tính chất tinh tuyền và hoàn hảo trọn vẹn Mạc Khải Thiên Chúa sau sự kiện ấy. Bởi vì Mạc Khải lệ thuộc vào quyền bính của Thiên Chúa mạc khải, tín hữu Công giáo hiểu rằng Thiên Chúa, Đấng hoàn tất và thực hiện trọn vẹn Mạc Khải của Người qua Chúa Giêsu Kitô, cũng phải đã xây dựng một nguyên lý quyền bính qua đó sự thật về Mạc Khải ấy có thể được bảo đảm sau khi Chúa Kitô hiàn tất công trình của Người trên thế gian. Như đã lưu ý khi mở đầu, quyền bính Thiên Chúa là nguyên tắc chủ đạo của Mạc khải đích thực. Giáo Hội Công giáo khẳng định rằng một quyền bính như thế riếp tục tồn tại nơi Thánh Phêrô và nơi các Đấng kế vị Ngài - một bảo chứng do chính Chúa Kitô rằng những gì chúng ta thấu hiểu về Mạc Khải, sẽ mãi vẫn có căn cứ và thẩm quyền qua thời gian.
Một ai đó, dĩ nhiên, có thể đưa ra những lý lẽ theo hoặc chống lại chân lý của niềm tin nầy. Ý kiến của tôi ở đây là bất cứ cái gì ít ruồng bỏ khẳng định của Kitô giáo về Mạc Khải đặc biệt, lãng phí nó trong sự lầm lẫn vô tận của con người, làm cho nó nên vô dụng. Ngay sự tin tưởng của Tin Lành vào các Sách Thánh cũng không cung cấp được hướng dẫn giải thích các Sách nầy, như việc đạo Tin Lành không ngừng chia ra thành nhiều mảnh làm chứng. Bởi vì một nguyên lý quyền bính là quan trọng đối với Mạc Khải và vì duy nhất Giáo Hội Công giáo đưa ra một khẳng định sáng tỏ và nhất quán cho một quyền bính như thế, một điều gì đó rất quan trọng tiếp theo sau. Những gì tiếp theo sau không phải là việc Giáo Hội Công giáo phải đúng, nhưng là Giáo Hội Công giáo là đạo duy nhất đưa ra được một lời khẳng định đáng tin.
Đó là đặc điểm của Giáo Hội như là người giải thích có lý duy nhất về các nguyên lý cần thiết của Mạc Khải đích thực, là nguyên nhân giúp cho nó nỗi bật lên giữa tất cả mọi tôn giáo khác. Kết luận không thể khác được rất đơn giản: Nếu bất cứ tôn giáo đang hiện hữu nào đại diện trọn vẹn Mạc Khải, thì chỉ có thể là Giáo Hội Công giáo. Ngay khi một người nào nhận ra được rằng Mạc Khải Kitô giáo là xác thực, thì con đường tới chân lý không kết thúc cho tới khi đến được Roma.
2. SỰ TỰ DO
Giữa những vấn đề lớn lao được Kitô giáo đề cập đến, hai vấn đề thường đánh động mỗi người chúng ta hơn chỉ là lý thuyết suông. Đó là các vấn đề đau khổ và tự do, vốn đụng chạm đến bản thân chúng ta. Nhiều người còn đặt đau khổ lên hàng đầu. Xét cho cùng, đau khổ là một điều bí ẩn sâu xa, và theo định nghĩa, đó là bí ẩn gây đau khổ buồn phiền cho đời sống con người. Nhưng tôi chuộng xem xét vấn đề tự do trước tiên.
Cũng cần phải báo trước một điều. Tôi không ao ước đề tựa của loạt bài nầy (“Tại sao lại là Công Giáo”) để gây ấn tượng rằng tôi phủ nhận các Kitô hữu ngoài Công giáo sẽ rất hay chia sẻ những cái nhìn sâu sắc đặc trưng cho đức tin Công giáo. Có rất nhiều điều quan trọng cha rẽ các tín hữu Công giáo khỏi các Kitô hữu khác, khởi đầu với việc vận dụng Mạc Khải, như đã thảo luận ở đề tài thứ nhất của loạt bài nầy. Tuy nhiên,trong các lãnh vực trong đó các Kitô hữu khác không ( hoặc chưa) đi trệch thông điệp Kitô giáo nguyên thủy, thì họ chia sẻ chân lý Công giáo. Điều đó rất đúng khi nói về sự tự do.
Với Kitô hữu, tự do không chỉ là vắng bóng sự kiềm chế, dù là bên ngoài hoặc bên trong. Nhiều trường phái tư tưởng nỗi tiếng khác nhau – không có trường phái nào trong đó là Kitô giáo - đồng hoá tư do với không có gò bó ràng buộc bên ngoài, như là những bó buộc chính trị hoặc kinh tế hoặc cả những kìm hãm về văn hoá. Những người khác lại đồng hoá tự do với sự không có những kìm hãm nội tâm, như là những cưỡng bách nhiều loại (một cái nhìn đúng đắn) hoặc sự ngu dốt (một cái nhìn bán hợp ly hoặc tội lỗi, một cái nhìn không đúng, trừ khi là tội ngoài mong muốn). Nhưng với bất cứ ai đã suy nghĩ đủ thấu đáo về vấn đề nầy, tự do chủ yếu chính là sức mạnh tinh thần để tự hoàn thiện mình.
Đây là một chân lý tự nhiên hoặc có tính triết lý, nhưng đó là một trong những chân lý tự nhiên mà đa số trong chúng ta sẽ không đạt được, nếu không có sự trợ giúp của Mạc Khải. Mặc dù vậy, một khi ai đó nắm bắt được ý tưởng nầy, dường như thật ngốc nghếch khi nhìn loại tự do sâu xa nhất ấy, như một cái gì kém hơn là khả năng hướng chính mình tới cùng đích thật sự của chúng ta. Tới một chừng mức mà chúng ta ở một mức độ nầy nọ không còn khả năng làm như thế, đó là vì chúng ta đã biến thành nô lệ cho một điều gì đó. Tớ một chừng mức mà chúng ta có thể tự hoàn thiện mình trong con đường nầy, chúng ta đang được hưởng tự do. Dĩ nhiên, điều nầy bỏ lững không có câu đáp cho vấn đề những cùng đích thật sự của chúng ta sẽ là gì.
Cắt ngang cả công việc lao động trí tuệ lẫn việc huyện thuyên về triết học, Thánh Phaolô cho chúng ta một khoá học ngắn về tự do dựa trên Mạc Khải Kitô giáo, trong một đoạn mà chúng ta có thể dùng suy niệm cả cuộc đời:
“Anh em không biết sao? Khi đem thân làm nô lệ để vâng phục ai, thì anh em là nô lệ của người mà anh em vâng phục: hoặc làm nô lệ tội lỗi, thì sẽ phải chết; hoặc làm nô lệ phục vụ Thiên Chúa, thì sẽ được nên công chính. Tạ ơn Thiên Chúa! Trước kia anh em làm nô lệ cho tội lỗi, nhưng nay anh em đã hết lòng vâng theo quy luật đạo lý đã đào tạo anh em. Anh em đã được giải thoát khỏi ách tội lỗi, để trở thành nô lệ sự công chính. Ấy là tôi nói theo kiểu người phàm, hợp với tầm hiểu biết yếu kém của anh em. Trước đây anh em đã dùng chi thể của mình, mà làm những điều ô uế và những sự vô luân, để trở thành vô luân, thì nay anh em cũng hãy dùng chi thể làm nô lệ sự công chính, để trở nên thánh thiện.
Khi còn là nô lệ cho tội lỗi, anh em được tự do không phải làm điều công chính. Bấy giờ anh em thu được kết quả nào, bởi đã làm những việc mà ngày nay anh em xấu hổ? Vì rút cuộc những việc ấy đưa đến chỗ chết. Nhưng giờ đây anh em đã được giải thoát khỏi ách nô lệ, mà trở thành nô lệ của Thiên Chúa, anh em thu được kết qủa là được trở nên thánh thiện và vì thế sẽ được sống đời đời. Thật vậy, lương bổng mà tội lỗi trả cho người ta, là cái chết; còn ân huệ của Thiên Chúa ban không, là sự sống đời đời trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 6, 16 – 23)
Sự việc Thánh Phaolô nói về hai loại đời sống nô lệ ở đây không nên làm chúng ta lẫn lộn một giây phút nào. Nô lệ cho tội lỗi dẫn đến sự chết, nhưng việc chúng ta tự nguyện vâng phục Thiên Chúa lại dẫn đến sự sống đời đời qua Chúa Giêsu Kitô. Vi thế Chúa Giêsu đã nói với những người Do Thái bắt đầu tin vào Người :” Nếu các người tiếp tục ở trong lời Ta, thì các ngươi đích thực là môn đệ Ta và các ngươi sẽ biết chân lý và chân lý ấy sẽ giải phóng các ngươi” (Ga 8, 31 – 32)
Một cách tiêu biểu chúng ta sống dưới ảo tưởng rằng chúng ta được tự do nhất, khi chúng ta đã ‘chọn’ lam điều gì đó xấu. Nhưng nói chung, chúng ta nuông chiều các đam mê của chúng ta vốn chúng ta làm nô lệ cho chúng. nếu chúng ta có nghi ngờ nào đó, thì chỉ một trắc nghiệm đơn sơ thử cắt đứt một thói xấu phải cất chúng đi được.
Nhưng khi chúng ta quay về Chúa Kitô, chúng ta được chia sẻ sự sống của Chúa Kitô nhờ đó trí khôn chúng ta được soi sáng và ý chí chúng ta được củng cố. Chính ân sủng nầy – và chỉ ân sủng nầy mà thôi – giúp chúng ta hoàn thiện chính mình, trở nên hoàn thiện như Cha chúng ta ở trên trời là Đấng hoàn thiện ( x. Mt 5,48). Vì cùng đích hoặc mục tiêu của bất cứ thứ gì cũng đơn thuần là sự hoàn thiện riêng của nó, với chúng ta điều đó có nghĩa là sự sống trong Chúa Kitô - sự hoàn thiện trong cuộc sống đời nầy và được chiêm ngắm Thiên Chúa vĩnh viễn đời sau. Hiện nay, chúng ta phải hài lòng với những sự việc về tự do - một lý do mạnh mẽ và cá nhân để trở thành Người Công giáo.
3. CHỊU ĐAU KHỔ
Điều bí ẩn xa xưa nhất và gây đau khổ nhất của cuộc sống con người, là bí ẩn về chịu đau khổ. Ở mọi thời và mọi nơi, con người đi tìm một câu trả lời. Ngoài trừ Mạc Khải Do Thái giáo và Kitô giáo, con người đã không có gì nhiều để nói. Sự chịu đựng dũng cảm của phái khắc kỷ, việc tìm kiếm khoái lạc của phái Epicure (hưởng lạc), sự phủ định của Phật giáo, cách giải qiyết khoái lạc và đau khổ của thuyết thực lợi : Dường như chẳng một ai có được gì hữu ích hay ho để nói về bí ẩn của việc chịu đau khổ, ngoài trừ Thiên Chúa.
Hai bài học được dạy về chịu đau khổ trong Cựu Ước. Bài học thứ nhất là bài học lớn lao trong Sáng Thế Ký liên quan đến các hậu quả của việc Sa Ngã. Ở đây chúng ta học biết rằng đau khổ là kết quả của tội lỗi, nó cắt đứt tạo dựng khỏi Đấng Tạo Hoá và gây nên xáo trộn mọi trật tự. Bài học thứ hai đến qua đỉnh cao của sự khôn ngoan Cựu Ước đạ được trong sách Ông Gióp. Ở đây chúng ta được dạy rằng chúng ta không thể bắt đầu hiểu ý nghĩa của đau khổ trên chính đau khổ của chính chúng ta. Trên thực tế, chúng ta hết mức điên rồ khi, vì cho là mình hiểu đau khổ, chúng ta nghĩ ra một giả thuyết con người nào đó để giải thích đau khổ hoặc, có lẽ chúng ta có ý thử thách sự công bằng trong kế hoạch của Thiên Chúa.
“ Ngươi ở đâu – Thiên Chúa hỏi ông Gióp – khi Ta đặt nền móng cho trái đất? Hãy nói cho Ta nghe, nếu người hiểu biết. Ai ấn định các số đo cho nó – hẳn ngươi buết rõ!” (G 38, 4 – 5). Câu trả lời của Chúa cho những kêu ca phàn nàn của ông Gióp trong chương 38 đến chương 41 truyền đạt mọt bài học sống còn mà ông Gióp không chậm trễ nắm bắt được :”Tôi đã không nói ra những gì tôi không hiểu, những điều quá tuyệt diệu đối với tôi, mà tôi đã không biết” (G 42,3).
Sự hiểu biết sóng đôi nầy - rằng đau khổ bén rễ trong tội lỗi và rằng chúng ta không thể từ chính đau khổ riêng mình mà hiểu được giả định nó vận hành thế nào - chuẩn bị cho mạc khải sau nầy của Chúa Kitô về tình yêu của Chúa Cha. Vì trong Chúa Kitô chúng ta thấy chính Thiên Chúa mặc lấy bản thề con người nà chịu đau khổ như một lễ vật dâng đối với tội lỗi. Chịu đau khổ, vì thế, cùng lúc vừa là hậu quả của tội tỗi, vừa là phương tiện Thiên Chúa đã gắn vào công trình Tạo Dựng để chiến thắng tội tỗi và mọi tác động của nó. Sự công bình của Thiên Chúa và lòng nhân ái xót thương của Người luôn chỉ là một. Trong Chúa Kitộ, đau khổ trở thành phương tiện sửa chữa vết rạn nứt giữa thiên chúa và con người, đem con người trở về kết hợp lại với Thiên Chúa. Tóm lại, đau khổ mang tính chất cứu chuộc.
Giáo Hội Công giáo dạy có cả hai khía cạnh tự nhiên và siêu nhiên đối với tính chất cứu chuộc của đau khổ con người. Theo mức độ tự nhiên, đau khổ khá rõ ràng là một ông thầy tốt nhất có thể có về những hạn chế của chúng ta. Qua nó, chúng ta học biết được rằng chúng ta không ở trong sự kiểm soát của những điều quan trọng nhất trong cuộc đời và vì thế, nếu có được khả năng lựa chọn để thất vọng, chúng ta phải lệ thuộc vào Một Người Khác. Về mặt tự nhiên, chúng ta có thể có ý niệm lờ mờ rằng đau khổ có một giá trị tích cực giúp chúng ta tăng thêm hiểu biết về những gì chúng ta đang là và những gì chúng ta đang không phải, khắc sâu vào tâm trí một sự khôn ngoan căn bản nhất định.
Về mức độ siêu nhiên, sự hiểu biết căn bản nầy được làm sáng tỏ và nâng lên trong ba cách phân biệt và bổ khuyết cho nhau. Một là, chúng ta học hỏi được qua Mạc Khải căn tính của Người Kia nầy, mà chúng ta phải lệ thuộc vào. Hai là, chúng ta đặc biệt hiểu được rằng món nợ vô tận tội tỗi và các hậu quả của nó trong đau khổ con người, rút cuộc chỉ có thể chiến thắng nhờ vào giá vô tận nhờ chúa Kitổ đã nhận lấy đau khổ vì yêu thương. Ba là, chúng ta học biết rằng đó là một phần trong chương trình của Thiên Chúa mà chúng ta phải hân hoan hoà nhập những đau khổ của riêng chúng ta với Chúa Kitô, để, như lời Thánh Phaolô, “hoàn tất những gì còn thiếu nơi những nỗi ưu phiền của Chúa Kitô vì nhiệm thể người, tức là Giáo Hội “ (Cl 1,24)
Sự hiểu biết Công giáo nầy về đau khổ không chỉ là một câu trả lời độc nhất. Nó là câu trả lời duy nhất có ý nghĩa hiện nay vì nó làm cho ăn khớp với một khuôn mẫu cố kết của sự sống con người. Tất cả mọi Kitô hữu chưa đánh mất khái niệm về tội lỗi và sự cứu chuộc, thì hiểu được vai trò cứu độ của Chúa Kitô. Nhưng nhiều tổ chức Kitô giáo đã đánh mất sự hiểu biết rằng chúng ta là những người được hưởng đau khổ của Chúa Kitô nhưng còn hơn cả là thụ động. Lần nữa, giáo lý Công giáo về đau khổ bao gồm một yếu tố hết sức tích cực. nhờ thánh ý độ lượng của Chúa Cha, mà chúng ta được dự phần vào công cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô, bằng cách hoà nhập đau khổ của chúng ta vào đau khổ của Người.
Đó tất nhiên phải nên mẫu gương cho cuộc sống chúng ta, bằng việc không ngừng dâng cuộc sống chúng ta cho Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Nhưng các tín hữu Công giáo có cơ hội để làm điều đó trong một cách đặc biệt trong mỗi Thánh Lễ, khi qua hành động của linh mục, hy lễ trên đồi Can-vê được tái diễn kần nữa trong một cách thức không đổ máu. Vì thế chúng ta dự phần trịn vẹn trong Phụng Vụ Thánh chính là khi chúng ta hoà nhập bản thân chúng ta với Con Chúa trong lễ dâng hy tế của người lên Chúa Cha. Trong Mình Thánh, là sự nếm trước cuục sống vĩnh cửu với Thiên Chúa, chúng ta cùng hưởng lần nữa Mình và máu Thánh Chúa Kitô được trao ban tự do. Trong những thời khắc Công giáo thánh thiện nầy, ý nghĩa của đau khổ trở nên rõ rệt: Đau khổ trở thành một sự dự phần tình yêu trong công cuộc cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô.
Dr Jeff Mirus, Catholicculture.org
(còn tiếp một kỳ, Xem tiềp bài cuối) (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=36200)
BTGH chuyển ngữ