Dan Lee
07-02-2010, 10:53 PM
TÂM BÃO
Chủ đề: "Sứ vụ của chúng ta là đem bình an của Đức Kitô đến cho thế gian"
Trong năm 1980, một tờ báo phát hành trên toàn quốc có đăng một câu chuyện khác thường. Một người kia ra xe của ông đang đậu trước một trung tâm thương mại lớn. Ngay trên ghế ngồi, có một mẩu giấy viết:
"Thưa ông/bà;
Tôi đã định ăn cắp chiếc xe này cho đến khi tôi chợt nhìn thấy hàng chữ 'Peace-Be-to-You' (Bình An-Cho-Bạn) dán trên kính xe. Nó làm tôi do dự và suy nghĩ. Tôi nghĩ nếu tôi ăn cắp chiếc xe này, ông bà chắc chắn sẽ không có bình an, và ngược lại, tôi cũng không cảm thấy bình an, vì đây là 'chuyến ăn hàng' đầu tiên của tôi.
Do đó, 'bình an cho bạn' và cho tôi. Nhớ lái xe cẩn thận và lần sau đừng quên khóa cửa."
Ký tên: "Người Muốn Ăn Cắp Xe."
Câu chuyện khác thường đó làm sáng tỏ mệnh lệnh khác thường của Chúa Giêsu mà Người đã ban cho các môn đệ trong bài phúc âm hôm nay:
"Vào bất cứ nhà nào, trước hết các con hãy nói, 'Bình an cho nhà này.' Nếu một người yêu chuộng bình an sống ở đó, lời chúc bình an của các con sẽ ở với họ; nếu không, hãy lấy lại lời chúc bình an."
Áp dụng điều này vào câu chuyện nói trên, chúng ta thấy câu "Bình An-Cho-Bạn" đã nới rộng sự bình an của Đức Kitô đến cho người muốn ăn cắp xe. Tên trộm này là người bình an trong tâm hồn, và bình an của Đức Kitô đã ngự trên hắn ta.
Điều đó nêu lên một câu hỏi: Chúng ta muốn nói gì về "bình an của Đức Kitô"? Bình an đó được cấu tạo bởi những gì?
Khi Kinh Thánh dùng chữ bình an, nó có bốn ý nghĩa khác nhau.
Thứ nhất, nó được dùng trong ý nghĩa quân sự--để chỉ về sự thiếu vắng chiến tranh giữa các quốc gia. Do đó, chúng ta nói, "Các quốc gia đang sống bình yên."
Thứ hai, nó được dùng ý nghĩa cá nhân--để chỉ về một cảm giác hạnh phúc của con người. Do đó, chúng ta nói, "Chúng tôi hòa thuận với nhau."
Thứ ba, Kinh Thánh dùng chữ bình an trong ý nghĩa tôn giáo--để chỉ về một tương giao đúng đắn giữa Thiên Chúa và con người. Do đó, chúng ta nói, "Chúng ta hài hòa với Thiên Chúa."
Sau cùng, Kinh Thánh dùng chữ bình an để chỉ một tình trạng mà trong đó mọi người trên mặt đất hài hòa với Thiên Chúa, tha nhân, và với chính mình. Đây là điều chúng ta muốn nói qua chữ "bình an của Đức Kitô".
Đây cũng là điều Đức Giêsu muốn nói khi Người tuyên bố, "Thầy để lại bình an cho các con; chính bình an của Thầy mà Thầy ban cho các con" (Gioan 14:27). Vị linh mục nhắc lại lời này khi cử hành Thánh Lễ. Sự bình an này thì không gì khác hơn là Nước Thiên Chúa được trị đến trên mặt đất-là vương quốc mà chúng ta thường cầu xin trong kinh Lạy Cha khi chúng ta đọc, "Xin cho Nước Cha trị đến..."
Chính sự bình an này mà Đức Giêsu đã truyền cho các môn đệ hãy đem vào thế gian trong thời ấy. Chính sự bình an này mà Đức Giêsu truyền cho chúng ta đem vào thế gian trong thời đại chúng ta.
Chúng ta sẽ là các khí cụ mà sự bình an của Đức Kitô sẽ được trải rộng đến mọi người trong mọi quốc gia trên thế giới.
Một loại suy sau đây có thể giúp chúng ta biết ý Chúa muốn chúng ta thi hành điều này như thế nào.
Khi gió của cơn bão nhiệt đới lên quá 75 dặm một giờ, người ta gọi nó là "typhoon" (bão lớn) khi xảy ra ở Thái Bình Dương, và gọi là "hurricane" (cuồng phong) khi xảy ra ở Đại Tây Dương.
Để có một ý niệm thế nào là trận cuồng phong, hãy tưởng tượng ra đĩa "frisbee" với một lỗ hổng ở giữa.
Bây giờ, thử tưởng tượng đĩa ấy lớn dần cho tới khi nó rộng đến 100 dặm và lỗ hổng ở giữa rộng đến 10 dặm. Và rồi hãy tưởng tượng cái đĩa khổng lồ ấy xoay tròn với tốc độ 100 dặm một giờ. Đó là cơn cuồng phong hay cơn bão.
Phần đáng chú ý của cơn bão là tâm điểm của nó-cái lỗ hổng ở giữa đĩa "frisbee". Mặc dù gió lốc đang gào thét chung quanh tâm bão với tốc độ 100 dặm một giờ, nhưng ở tâm bão thì lại êm ả. Không có một chút gió lốc.
Nếu bạn đứng trong tâm bão và nhìn lên, bạn sẽ thấy bầu trời xanh và ánh nắng chói chang.
Tâm bão là một hình ảnh tốt để nói lên điều Đức Giêsu nhắn nhủ chúng ta trong Tiệc Thánh Thể, khi chúng ta quy tụ để chia sẻ bữa tiệc ấy vào mỗi Chúa Nhật.
Có biết bao cơn bão chung quanh chúng ta ở trong thế giới này. Con người gào thét và lấy của nhau; các nhóm dấy loạn và cướp bóc; quốc gia này đánh nhau với quốc gia khác.
Tuy nhiên, ở bàn Tiệc Thánh Thể thì lại êm ả. Chúng ta nhìn lên và thấy bầu trời xanh cùng ánh nắng chói chang. Chúng ta đang ở tâm bão. Chúng ta vui hưởng "bình an của Đức Kitô."
Đức Giêsu ban cho chúng ta sự bình an này không phải để chúng ta ở mãi trong đó, nhưng để bồi dưỡng trong giây lát.
Cũng như tâm bão chỉ kéo dài chừng một giờ đồng hồ khi bão đi qua, bữa Tiệc Thánh Thể cũng chỉ khoảng một giờ.
Đức Giêsu không bao giờ muốn chúng ta ở mãi trong tâm bão. Người muốn chúng ta đi vào cơn bão. Đức Giêsu muốn từ bàn Tiệc Thánh Thể, chúng ta tiến bước để trở nên tâm bão giữa các trận cuồng phong của thế gian.
Người muốn chúng ta chia sẻ sự bình an của Người, mà chúng ta được cảm nghiệm trong Thánh Lễ, với toàn thế giới.
Người muốn chúng ta trở thành các khí cụ mà qua đó sự bình an của Đức Kitô được trải rộng trên toàn thế giới.
Và vì thế Kinh Thánh nói về bốn loại bình an: sự bình yên giữa các quốc gia, sự hòa thuận giữa chúng ta, sự hài hòa với Thiên Chúa, và bình an của Đức Kitô-đó là một tình trạng mà mọi người trên thế giới hài hòa với Thiên Chúa, tha nhân và chính mình.
Sự bình an sau cùng này, bình an của Đức Kitô, thì không gì khác hơn là sự trị đến của Vương Quốc Thiên Chúa.
Chính sự bình an này mà Đức Giêsu đã thể hiện khi làm người.
Chính sự bình an này mà Đức Giêsu đã truyền cho các môn đệ phải đem vào thế gian trong thời đại của họ.
Chính sự bình an này mà Đức Giêsu truyền chúng ta phải đem vào thế gian trong thời đại chúng ta.
Chính sự bình an này mà chúng ta cầu xin Chúa Giêsu tuôn đổ trên chúng ta vào sáng hôm nay:
"Lạy Chúa, xin giúp con trở nên khí cụ bình an của Chúa,
Để nơi thù hận, con đem đến tình yêu;
nơi xúc phạm, con đem đến tinh thần tha thứ;
nơi nghi kỵ, con đem đến niềm tin;
nơi bất hoà, con đem đến sự hoà hợp;
nơi thất vọng, con đem đến hy vọng;
nơi bóng tối, con đem đến sự sáng;
nơi buồn sầu, con đem đến niềm vui.
Lạy Chúa, xin hãy dạy con
tìm an ủi người hơn được người ủi an,
tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết;
tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.
Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ;
chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân;
chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời."
(Thánh Phanxicô Assisi)
Cha Mark Link, S.J.
Chủ đề: "Sứ vụ của chúng ta là đem bình an của Đức Kitô đến cho thế gian"
Trong năm 1980, một tờ báo phát hành trên toàn quốc có đăng một câu chuyện khác thường. Một người kia ra xe của ông đang đậu trước một trung tâm thương mại lớn. Ngay trên ghế ngồi, có một mẩu giấy viết:
"Thưa ông/bà;
Tôi đã định ăn cắp chiếc xe này cho đến khi tôi chợt nhìn thấy hàng chữ 'Peace-Be-to-You' (Bình An-Cho-Bạn) dán trên kính xe. Nó làm tôi do dự và suy nghĩ. Tôi nghĩ nếu tôi ăn cắp chiếc xe này, ông bà chắc chắn sẽ không có bình an, và ngược lại, tôi cũng không cảm thấy bình an, vì đây là 'chuyến ăn hàng' đầu tiên của tôi.
Do đó, 'bình an cho bạn' và cho tôi. Nhớ lái xe cẩn thận và lần sau đừng quên khóa cửa."
Ký tên: "Người Muốn Ăn Cắp Xe."
Câu chuyện khác thường đó làm sáng tỏ mệnh lệnh khác thường của Chúa Giêsu mà Người đã ban cho các môn đệ trong bài phúc âm hôm nay:
"Vào bất cứ nhà nào, trước hết các con hãy nói, 'Bình an cho nhà này.' Nếu một người yêu chuộng bình an sống ở đó, lời chúc bình an của các con sẽ ở với họ; nếu không, hãy lấy lại lời chúc bình an."
Áp dụng điều này vào câu chuyện nói trên, chúng ta thấy câu "Bình An-Cho-Bạn" đã nới rộng sự bình an của Đức Kitô đến cho người muốn ăn cắp xe. Tên trộm này là người bình an trong tâm hồn, và bình an của Đức Kitô đã ngự trên hắn ta.
Điều đó nêu lên một câu hỏi: Chúng ta muốn nói gì về "bình an của Đức Kitô"? Bình an đó được cấu tạo bởi những gì?
Khi Kinh Thánh dùng chữ bình an, nó có bốn ý nghĩa khác nhau.
Thứ nhất, nó được dùng trong ý nghĩa quân sự--để chỉ về sự thiếu vắng chiến tranh giữa các quốc gia. Do đó, chúng ta nói, "Các quốc gia đang sống bình yên."
Thứ hai, nó được dùng ý nghĩa cá nhân--để chỉ về một cảm giác hạnh phúc của con người. Do đó, chúng ta nói, "Chúng tôi hòa thuận với nhau."
Thứ ba, Kinh Thánh dùng chữ bình an trong ý nghĩa tôn giáo--để chỉ về một tương giao đúng đắn giữa Thiên Chúa và con người. Do đó, chúng ta nói, "Chúng ta hài hòa với Thiên Chúa."
Sau cùng, Kinh Thánh dùng chữ bình an để chỉ một tình trạng mà trong đó mọi người trên mặt đất hài hòa với Thiên Chúa, tha nhân, và với chính mình. Đây là điều chúng ta muốn nói qua chữ "bình an của Đức Kitô".
Đây cũng là điều Đức Giêsu muốn nói khi Người tuyên bố, "Thầy để lại bình an cho các con; chính bình an của Thầy mà Thầy ban cho các con" (Gioan 14:27). Vị linh mục nhắc lại lời này khi cử hành Thánh Lễ. Sự bình an này thì không gì khác hơn là Nước Thiên Chúa được trị đến trên mặt đất-là vương quốc mà chúng ta thường cầu xin trong kinh Lạy Cha khi chúng ta đọc, "Xin cho Nước Cha trị đến..."
Chính sự bình an này mà Đức Giêsu đã truyền cho các môn đệ hãy đem vào thế gian trong thời ấy. Chính sự bình an này mà Đức Giêsu truyền cho chúng ta đem vào thế gian trong thời đại chúng ta.
Chúng ta sẽ là các khí cụ mà sự bình an của Đức Kitô sẽ được trải rộng đến mọi người trong mọi quốc gia trên thế giới.
Một loại suy sau đây có thể giúp chúng ta biết ý Chúa muốn chúng ta thi hành điều này như thế nào.
Khi gió của cơn bão nhiệt đới lên quá 75 dặm một giờ, người ta gọi nó là "typhoon" (bão lớn) khi xảy ra ở Thái Bình Dương, và gọi là "hurricane" (cuồng phong) khi xảy ra ở Đại Tây Dương.
Để có một ý niệm thế nào là trận cuồng phong, hãy tưởng tượng ra đĩa "frisbee" với một lỗ hổng ở giữa.
Bây giờ, thử tưởng tượng đĩa ấy lớn dần cho tới khi nó rộng đến 100 dặm và lỗ hổng ở giữa rộng đến 10 dặm. Và rồi hãy tưởng tượng cái đĩa khổng lồ ấy xoay tròn với tốc độ 100 dặm một giờ. Đó là cơn cuồng phong hay cơn bão.
Phần đáng chú ý của cơn bão là tâm điểm của nó-cái lỗ hổng ở giữa đĩa "frisbee". Mặc dù gió lốc đang gào thét chung quanh tâm bão với tốc độ 100 dặm một giờ, nhưng ở tâm bão thì lại êm ả. Không có một chút gió lốc.
Nếu bạn đứng trong tâm bão và nhìn lên, bạn sẽ thấy bầu trời xanh và ánh nắng chói chang.
Tâm bão là một hình ảnh tốt để nói lên điều Đức Giêsu nhắn nhủ chúng ta trong Tiệc Thánh Thể, khi chúng ta quy tụ để chia sẻ bữa tiệc ấy vào mỗi Chúa Nhật.
Có biết bao cơn bão chung quanh chúng ta ở trong thế giới này. Con người gào thét và lấy của nhau; các nhóm dấy loạn và cướp bóc; quốc gia này đánh nhau với quốc gia khác.
Tuy nhiên, ở bàn Tiệc Thánh Thể thì lại êm ả. Chúng ta nhìn lên và thấy bầu trời xanh cùng ánh nắng chói chang. Chúng ta đang ở tâm bão. Chúng ta vui hưởng "bình an của Đức Kitô."
Đức Giêsu ban cho chúng ta sự bình an này không phải để chúng ta ở mãi trong đó, nhưng để bồi dưỡng trong giây lát.
Cũng như tâm bão chỉ kéo dài chừng một giờ đồng hồ khi bão đi qua, bữa Tiệc Thánh Thể cũng chỉ khoảng một giờ.
Đức Giêsu không bao giờ muốn chúng ta ở mãi trong tâm bão. Người muốn chúng ta đi vào cơn bão. Đức Giêsu muốn từ bàn Tiệc Thánh Thể, chúng ta tiến bước để trở nên tâm bão giữa các trận cuồng phong của thế gian.
Người muốn chúng ta chia sẻ sự bình an của Người, mà chúng ta được cảm nghiệm trong Thánh Lễ, với toàn thế giới.
Người muốn chúng ta trở thành các khí cụ mà qua đó sự bình an của Đức Kitô được trải rộng trên toàn thế giới.
Và vì thế Kinh Thánh nói về bốn loại bình an: sự bình yên giữa các quốc gia, sự hòa thuận giữa chúng ta, sự hài hòa với Thiên Chúa, và bình an của Đức Kitô-đó là một tình trạng mà mọi người trên thế giới hài hòa với Thiên Chúa, tha nhân và chính mình.
Sự bình an sau cùng này, bình an của Đức Kitô, thì không gì khác hơn là sự trị đến của Vương Quốc Thiên Chúa.
Chính sự bình an này mà Đức Giêsu đã thể hiện khi làm người.
Chính sự bình an này mà Đức Giêsu đã truyền cho các môn đệ phải đem vào thế gian trong thời đại của họ.
Chính sự bình an này mà Đức Giêsu truyền chúng ta phải đem vào thế gian trong thời đại chúng ta.
Chính sự bình an này mà chúng ta cầu xin Chúa Giêsu tuôn đổ trên chúng ta vào sáng hôm nay:
"Lạy Chúa, xin giúp con trở nên khí cụ bình an của Chúa,
Để nơi thù hận, con đem đến tình yêu;
nơi xúc phạm, con đem đến tinh thần tha thứ;
nơi nghi kỵ, con đem đến niềm tin;
nơi bất hoà, con đem đến sự hoà hợp;
nơi thất vọng, con đem đến hy vọng;
nơi bóng tối, con đem đến sự sáng;
nơi buồn sầu, con đem đến niềm vui.
Lạy Chúa, xin hãy dạy con
tìm an ủi người hơn được người ủi an,
tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết;
tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.
Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ;
chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân;
chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời."
(Thánh Phanxicô Assisi)
Cha Mark Link, S.J.