PDA

View Full Version : N - Nhiệt tâm đối với sự công bằng của Thiên Chúa trong tâm hồn



Dan Lee
07-03-2010, 05:25 PM
Chúa nhật XIV Thường Niên – Năm C

NHIỆT TÂM ĐỐI VỚI SỰ CÔNG BẰNG CỦA THIÊN CHÚA TRONG TÂM HỒN

(Isaiah 66: 10-14; Psalm 66; Galatians 6: 14-18; Luke 10: 1-12, 17-20)

Làm thế nào để chúng ta có thể mừng vui khi không có gì đáng để vui mừng? Những tiếng gọi hân hoan khi chúng ta đang lâm vào bi kịch, phiền não hoặc những khó khăn khác có thể gây tổn hại và giận dữ. Và đó lại chính là những gì mà nhà tiên tri nói với dân Do Thái thực hiện. Jerusalem đang trong tình trạng hỗn độn – những người lưu vong đã từ Babylon trở về để thấy những đổ nát, hoang tàn. Sau nhiều thập kỷ ở đó có vẻ như là không có gì thay đổi đáng kể và những hình ảnh mỹ miều từ những lời tiên tri trước đó bắt đầy rung lên khá sáo rỗng. Hãy vui mừng – hãy khôi phục lại.

Nhưng một cuộc kiểm tra chặt chẽ hơn về đoạn trích đã khám phá ra rằng dân chúng đã được yêu cầu mừng vui với những sự việc chưa trông thấy. Ý nguyện của Thiên Chúa là cuộc sống mới, hạnh phúc và phong phú dồi dào – về thực tế, đây là một phản chiếu bản chất của Thiên Chúa. Đây là những món quà mà Thiên Chúa chuẩn bị để ban tặng cho những người ngụ cư Jerusalem, nhưng sự ban tặng và cuộc sống mới này hoàn toàn không đến ngay bây giờ.

Những món quà hứa hẹn vẫn mãi tận chân trời xa xôi. Trong một ý nghĩa mà người dân được khuyến khích để vui mừng trong hiện tại về một điều gì đó còn ở tương lai – và đó là một lời giải thích có tác dụng hữ hiệu của niềm hy vọng. Trong thời đại cùa chính chúng ta niềm hân hoan tột đỉnh là một mặt hàng khan hiếm. Nó như thể bị bồng bềnh trôi nổi trong sợ hãi lo âu, tiêu cực. Chúng ta có tin tưởng vào bản tính từ bi và bao dung của Thiên Chúa không? Chúng ta có tin vào những ơn phúc hứa hẹn của Thiên Chúa Không? Chúng ta phải biết và tin rằng Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta và rằng thoát khỏi bóng tối và sự hỗn độn này sẽ phát triển một điều gì đó tốt đẹp hơn và cuộc sống đầy hứa hẹn. Duy nhất điều đó sẽ trở nên thích đáng để dỗ dành một chút mừng vui từ những tâm hồn sợ hãi và lo âu của chúng ta.

Thập giá có một ý nghĩa đặc biệt đối với Thánh Phao-lô. Đó là thanh tiêu chuẩn hoặc đo lường bởi những gì là quan trọng và giá trị của mọi thứ được đo lường. Không có nhiều nhặn gì để chống chịu được sự thử nghiệm. Thập giá nói về sự từ bỏ, sống cho tha nhân, hiệp nhất và trọn vẹn, chia sẻ, không sở hữu và một loạt những điều khác mà không phải tính đồng bộ và đường lối thuộc những nền văn hóa và xã hội mà con người hoạt động. Thiên Chúa đã đến với công trình sáng tạo một trật tự mới trong Đức Ki-tô và trong trật tự tinh thần mới này nhiều vấn đề giày vò chúng ta dẫn đến một ánh sáng mới. Đối với Thánh Phao-lô, vấn đề cần thiết đối với việc cắt bì để được công nhận vào cộng đồng dân Chúa đã trở nên không phải là vấn đề tranh cãi. Thực tế của Chúa Ki-tô và mọi việc mà Người đã thực hiện là cuộc đời, cái chết và sự sống lại của Người vượt quá những mối quan tâm của con người. Nắm bắt được sự phối cảnh của Thánh Phao-lô có thế giúp chúng ta ai nấy để có một cái nhìn rõ ràng hơn và bình tĩnh hơn – thế giới quan mà chúng ta đang sống.

Chúa Giê-su mong đợi một cuộc đón tiếp tẻ nhạt và có phần nguy hiểm dành cho Bảy Mươi Hai môn đệ mà Người giao thực hiện sứ vụ. Chúa Giê-su khuyên họ đừng gây rắc rối, phức tạp mà hãy đi nhẹ nhàng và tiếp tục chuyến đi. Hãy cho đi một cách hào phóng và nhân từ - những ai tâm hồn họ rộng mở sẽ lãnh nhận phúc lành của các con và sẽ được ủi an, khuyến khích. Phàm sẽ có những người không nhận lãnh và những người có thể là hoàn toàn thù địch. Cuối cùng họ sẽ là kẻ thua cuộc. Và Bảy Mươi Hai môn đệ đừng lãng phí thời gia với họ.

Công việc của các tông đồ chẳng có gì là ngoạn mục. Họ phải hàn gắn, chúc phúc, khuyến khích và khai tâm con người trước sự hiện diện tức thì của Thiên Chúa. Đó là những gì Satan mang xuống và làm cho nó “giáng như sét đánh” – khước từ để được nắm quyền bởi bóng tối thế gian, sợ hãi và bạo lực nhưng vẫn tiếp tục thực hiện sứ mệnh của Thiên Chúa êm đềm và hoan hỷ. Đó là sứ mệnh thuộc môn đệ của Chúa Giê-su đã hoàn thành và đó là sứ mệnh của những ai hôm nay chấp nhận để tự gọi mình là môn đệ hoặc tông đồ của Chúa Giê-su.

Nói về sự kết thúc trật tự của thế giới và khởi sự triều đại của Thiên Chúa quả là khó nếu chúng ta cứ mải mê vương vấn trong trật tự đó. Giáo Hội đối diện một tương lai với sự phong phú vật chất, quyền lực và thanh danh ít hơn mà đã được hưởng trong quá khứ - có lẽ không phải là một điều xấu. Điều này có thể mang lại sự tự do, tự phát và cơ hội để tin vào độc nhất đối với quyền năng và thần khí của Thiên Chúa như Bảy Mươi Hai môn đệ đã thực hiện trong đoạn Tin Mừng. Những người lao động cần thiết thì quá ít nhưng điều đó không chỉ có nghĩa là nguyện cầu thiên hướng truyền thống mà vì sự ủy thác và nhiệt tâm đối với một phần của tất cả mọi người đã được chịu phép rửa. Vì Chúa Giê-su đã nhắc nhở các môn đệ của Người, nó không thuộc về quyền lực và thể hiện bề ngoài mà thuộc về việc có tên của chúng ta trên thiên đàng bởi nhiệt tâm đối với sự công bình và lòng nhân từ thương xót của Thiên Chúa bốc cháy trong tâm hồn chúng ta.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)

Jos. Tú Nạc, NMS