Dan Lee
07-03-2010, 05:30 PM
BÌNH AN CỦA THIÊN CHÚA
Chiến tranh, lòng thù hận, sự giết chóc… là những sai lầm, mù quáng, cố chấp đến tàn ác của con người đối xử với nhau hàng ngày, đã khiến thế giới ngày càng thêm đau thương, tăm tối và bất ổn. Tin mừng Lc 10, 1–20 hôm nay cho chúng ta thấy sứ mạng của người môn đệ Chúa Giêsu, được tuyển chọn để ra đi loan báo tình thương và trao ban sự bình an của Thiên Chúa cho mọi người. Từ các nhóm người nhỏ nhoi và thấp kém về nhiều phương diện. Nhưng được Đức Giêsu trang bị cho một tâm hồn mới. Những con người bé mọn này đã làm đảo lộn cả thế giới. Họ chính là nhân chứng hùng hồn và dứt khoát với sứ mạng được sai đi công bố Tin mừng Nước Trời.
Mở đầu phần Phụng vụ Lời Chúa của Chúa nhật XIV thường niên năm C, là bài trích sách Tiên tri Is 66, 10-14c, có giá trị cho mọi thời vì nói lên kế hoạch cứu độ trước sau như một của Thiên Chúa. Bài sách nói về cuộc lưu đày ở Babylon của Dân Chúa đã kết thúc, nhưng đứng trước thực trạng đất nước bị tàn phá và thành Thánh bị thiêu hủy, người Do Thái cảm thấy nản lòng khi về tới quê hương. Trước tâm trạng đó của dân chúng, tiên tri đã khơi lên niềm hy vọng trong cảnh tang tóc. Thiên Chúa không bỏ rơi, Ngài luôn luôn yêu thương họ bằng tình mẫu tử của người mẹ âu yếm chăm sóc con cái mình, sẽ làm cho mọi người tìm lại được niềm vui và sự bình an. Bản văn này cho chúng ta một bài học về tình yêu quan phòng của Thiên Chúa : trong thử thách gian nan của cuộc sống, chúng ta hãy hoàn toàn tín thác vào tình thương của Thiên Chúa.
Con người thường bị cám dỗ bởi biết bao danh vọng, tiền tài, quyền lực của thế gian. Sứ giả Tin mừng cũng rất dễ bị lôi cuốn bởi những cám dỗ ấy. Nên khi yêu cầu các môn đệ đừng mang bao bị, giầy dép, gậy gộc, tiền bạc – Chúa Giêsu muốn trang bị cho các môn đệ hành trang lên đường là đời sống khó nghèo, khiêm tốn. Bởi mọi sự đều tín thác vào tình yêu quan phòng của Thiên Chúa : lên đường làm việc của Chúa sai đi, chắc chắn Ngài đã chuẩn bị mọi thứ để ta có thể chu toàn trách nhiệm của mình.
Chúa Giêsu căn dặn việc đầu tiên các ông phải làm đó là chúc bình an :”Trước tiên vào nhà nào các con hãy nói : bình an cho nhà này”. Tất nhiên câu nói đó không phải là câu chào hỏi xã giao lịch sự nhưng hàm chứa một món quà, một ân sủng của Thiên Chúa ban tặng qua vị sứ giả. Thật vậy, Chúa Giêsu đến ban ơn cứu độ chính là mang lại bình an cho nhân loại như lời ca đoàn thiên thần đã hát vang trong đêm Chúa giáng sinh :
Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm.
Bình an ở đây không chỉ là sự an toàn, sự bảo đảm cuộc sống vật chất hay sự thoải mái cho tâm hồn, nhưng đó chính là biểu hiện cụ thể của ơn cứu độ. Lời chào chúc bình an chỉ có ý nghĩa và giá trị khi người chào chúc thực sự có được bình an mà họ cầu chúc cho người khác. Do đó, chúng ta cần nhìn lại đời sống Kitô hữu để xem : khi gặp mình, anh chị em chung quanh nhất là những người chưa biết Chúa có đón nhận được bình an không ? Hay tiếp xúc với Kitô hữu chỉ gặp thêm phiền muộn, đau khổ và bất hạnh?
Lời Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ :”Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa về.” cho chúng ta thấy : sứ mạng loan báo Tin mừng không khởi sự từ ý muốn cá nhân mà bắt nguồn từ chính Thiên Chúa là chủ mùa gặt. Ngài sẽ quyết định chọn và sai ai đi gặt lúa. Bên cạnh đó, khi sai các môn đệ lên đường, Chúa Giêsu cũng sai từng hai người đi với nhau, ngụ ý cho thấy việc loan báo Tin mừng là sứ mạng không của riêng ai, mà là việc chung của mọi người, của cả Hội Thánh. Không ai lên đường một mình nhưng là lên đường cùng với Hội Thánh và trong Hội Thánh. Cho dẫu có mang lại kết quả tốt đẹp đến đâu đi nữa thì cũng không tự hào vì có được là do ơn Chúa. Hay có thất bại cũng không vội nản chí, sờn lòng vì còn có Chúa và Hội Thánh tiếp sức. Có thể có những tông đồ bị hất hủi. Nhưng Chúa sẽ phán xét thái độ của người ta. Người tông đồ không nao núng, cứ rao giảng Nước Trời. Tuy mhiên, tác giả Luca không muốn chấm dứt bài tường thuật với giả thiết ít lạc quan ấy. Ông nhìn thấy chung cuộc việc truyền giáo cho các dân ngoại rất có kết quả. Ông kể cho chúng ta ngày các tông đồ trở về hân hoan vì thấy ảnh hưởng của thần dữ đã bớt đi trên thế gian và Đức Giêsu đã nhìn thấy Satan lao mình xuống khỏi trời như một tia chớp. Những tư tưởng này làm chứng rồi đây kế hoạch của Thiên Chúa sẽ toàn thắng. Mọi dân tộc sẽ nhận được ơn cứu độ. Bình an của Thiên Chúa hứa cho loài người sẽ đánh tan ảnh hưởng xấu xa của Satan và tên các tông đồ sẽ được ghi ở trên trời.
Như vậy bài Tin mừng Luca đã thực hiện lời tiên tri trong sách Isaia. Chúng ta được chỉ dẫn cho thấy kế hoạch cứu độ ngàn đời của Thiên Chúa đang diễn ra qua Giêrusalem mới là Hội Thánh với đoàn tông đồ đông đảo được sai đi đến các dân tộc để nhân danh Đức Giêsu đem phúc bình an đến cho mọi người. Và chắc chắn là không ai bằng thánh Phaolô có khả năng nói với chúng ta về kinh nghiệm truyền giáo. Ngài đã mở đường và đi tiên phong trong việc đem Tin mừng đến cho dân ngoại. Trong phần kết của lá thư gửi tín hữu Galat, thánh Phaolô tuyên bố : tất cả niềm tự hào, lòng kiêu hãnh của Ngài là thập giá Đức Kitô. Bởi vì chỉ có thập giá mới mang lại sự bình an và ơn cứu độ. Điều này có nghĩa là người được sai đi phải thấy việc rao giảng Tin mừng là một sứ mệnh đè xuống trên đôi vai của mình và bắt mình phải hy sinh chứ không phải để được tiếng tăm và vinh dự. Người tông đồ chân chính không những phải rao giảng niềm tin vào mầu nhiệm thập giá, mà hơn nữa còn phải nên như thập giá sống động ở trước mặt mọi người. Họ phải nói như Phaolô : Tôi không lấy gì làm vinh dự, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, nhờ đó thế gian đã bị đóng đinh cho tôi và tôi cho thế gian. Chỉ những ai cư xử như vậy mới được bình an và lòng thương xót của Thiên Chúa. Và cũng chỉ tông đồ nào như thế mới đem lại bình an và lòng thương xót của Chúa cho các dân tộc và cho mọi người.
Phanxicô Xaviê
Chiến tranh, lòng thù hận, sự giết chóc… là những sai lầm, mù quáng, cố chấp đến tàn ác của con người đối xử với nhau hàng ngày, đã khiến thế giới ngày càng thêm đau thương, tăm tối và bất ổn. Tin mừng Lc 10, 1–20 hôm nay cho chúng ta thấy sứ mạng của người môn đệ Chúa Giêsu, được tuyển chọn để ra đi loan báo tình thương và trao ban sự bình an của Thiên Chúa cho mọi người. Từ các nhóm người nhỏ nhoi và thấp kém về nhiều phương diện. Nhưng được Đức Giêsu trang bị cho một tâm hồn mới. Những con người bé mọn này đã làm đảo lộn cả thế giới. Họ chính là nhân chứng hùng hồn và dứt khoát với sứ mạng được sai đi công bố Tin mừng Nước Trời.
Mở đầu phần Phụng vụ Lời Chúa của Chúa nhật XIV thường niên năm C, là bài trích sách Tiên tri Is 66, 10-14c, có giá trị cho mọi thời vì nói lên kế hoạch cứu độ trước sau như một của Thiên Chúa. Bài sách nói về cuộc lưu đày ở Babylon của Dân Chúa đã kết thúc, nhưng đứng trước thực trạng đất nước bị tàn phá và thành Thánh bị thiêu hủy, người Do Thái cảm thấy nản lòng khi về tới quê hương. Trước tâm trạng đó của dân chúng, tiên tri đã khơi lên niềm hy vọng trong cảnh tang tóc. Thiên Chúa không bỏ rơi, Ngài luôn luôn yêu thương họ bằng tình mẫu tử của người mẹ âu yếm chăm sóc con cái mình, sẽ làm cho mọi người tìm lại được niềm vui và sự bình an. Bản văn này cho chúng ta một bài học về tình yêu quan phòng của Thiên Chúa : trong thử thách gian nan của cuộc sống, chúng ta hãy hoàn toàn tín thác vào tình thương của Thiên Chúa.
Con người thường bị cám dỗ bởi biết bao danh vọng, tiền tài, quyền lực của thế gian. Sứ giả Tin mừng cũng rất dễ bị lôi cuốn bởi những cám dỗ ấy. Nên khi yêu cầu các môn đệ đừng mang bao bị, giầy dép, gậy gộc, tiền bạc – Chúa Giêsu muốn trang bị cho các môn đệ hành trang lên đường là đời sống khó nghèo, khiêm tốn. Bởi mọi sự đều tín thác vào tình yêu quan phòng của Thiên Chúa : lên đường làm việc của Chúa sai đi, chắc chắn Ngài đã chuẩn bị mọi thứ để ta có thể chu toàn trách nhiệm của mình.
Chúa Giêsu căn dặn việc đầu tiên các ông phải làm đó là chúc bình an :”Trước tiên vào nhà nào các con hãy nói : bình an cho nhà này”. Tất nhiên câu nói đó không phải là câu chào hỏi xã giao lịch sự nhưng hàm chứa một món quà, một ân sủng của Thiên Chúa ban tặng qua vị sứ giả. Thật vậy, Chúa Giêsu đến ban ơn cứu độ chính là mang lại bình an cho nhân loại như lời ca đoàn thiên thần đã hát vang trong đêm Chúa giáng sinh :
Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm.
Bình an ở đây không chỉ là sự an toàn, sự bảo đảm cuộc sống vật chất hay sự thoải mái cho tâm hồn, nhưng đó chính là biểu hiện cụ thể của ơn cứu độ. Lời chào chúc bình an chỉ có ý nghĩa và giá trị khi người chào chúc thực sự có được bình an mà họ cầu chúc cho người khác. Do đó, chúng ta cần nhìn lại đời sống Kitô hữu để xem : khi gặp mình, anh chị em chung quanh nhất là những người chưa biết Chúa có đón nhận được bình an không ? Hay tiếp xúc với Kitô hữu chỉ gặp thêm phiền muộn, đau khổ và bất hạnh?
Lời Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ :”Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa về.” cho chúng ta thấy : sứ mạng loan báo Tin mừng không khởi sự từ ý muốn cá nhân mà bắt nguồn từ chính Thiên Chúa là chủ mùa gặt. Ngài sẽ quyết định chọn và sai ai đi gặt lúa. Bên cạnh đó, khi sai các môn đệ lên đường, Chúa Giêsu cũng sai từng hai người đi với nhau, ngụ ý cho thấy việc loan báo Tin mừng là sứ mạng không của riêng ai, mà là việc chung của mọi người, của cả Hội Thánh. Không ai lên đường một mình nhưng là lên đường cùng với Hội Thánh và trong Hội Thánh. Cho dẫu có mang lại kết quả tốt đẹp đến đâu đi nữa thì cũng không tự hào vì có được là do ơn Chúa. Hay có thất bại cũng không vội nản chí, sờn lòng vì còn có Chúa và Hội Thánh tiếp sức. Có thể có những tông đồ bị hất hủi. Nhưng Chúa sẽ phán xét thái độ của người ta. Người tông đồ không nao núng, cứ rao giảng Nước Trời. Tuy mhiên, tác giả Luca không muốn chấm dứt bài tường thuật với giả thiết ít lạc quan ấy. Ông nhìn thấy chung cuộc việc truyền giáo cho các dân ngoại rất có kết quả. Ông kể cho chúng ta ngày các tông đồ trở về hân hoan vì thấy ảnh hưởng của thần dữ đã bớt đi trên thế gian và Đức Giêsu đã nhìn thấy Satan lao mình xuống khỏi trời như một tia chớp. Những tư tưởng này làm chứng rồi đây kế hoạch của Thiên Chúa sẽ toàn thắng. Mọi dân tộc sẽ nhận được ơn cứu độ. Bình an của Thiên Chúa hứa cho loài người sẽ đánh tan ảnh hưởng xấu xa của Satan và tên các tông đồ sẽ được ghi ở trên trời.
Như vậy bài Tin mừng Luca đã thực hiện lời tiên tri trong sách Isaia. Chúng ta được chỉ dẫn cho thấy kế hoạch cứu độ ngàn đời của Thiên Chúa đang diễn ra qua Giêrusalem mới là Hội Thánh với đoàn tông đồ đông đảo được sai đi đến các dân tộc để nhân danh Đức Giêsu đem phúc bình an đến cho mọi người. Và chắc chắn là không ai bằng thánh Phaolô có khả năng nói với chúng ta về kinh nghiệm truyền giáo. Ngài đã mở đường và đi tiên phong trong việc đem Tin mừng đến cho dân ngoại. Trong phần kết của lá thư gửi tín hữu Galat, thánh Phaolô tuyên bố : tất cả niềm tự hào, lòng kiêu hãnh của Ngài là thập giá Đức Kitô. Bởi vì chỉ có thập giá mới mang lại sự bình an và ơn cứu độ. Điều này có nghĩa là người được sai đi phải thấy việc rao giảng Tin mừng là một sứ mệnh đè xuống trên đôi vai của mình và bắt mình phải hy sinh chứ không phải để được tiếng tăm và vinh dự. Người tông đồ chân chính không những phải rao giảng niềm tin vào mầu nhiệm thập giá, mà hơn nữa còn phải nên như thập giá sống động ở trước mặt mọi người. Họ phải nói như Phaolô : Tôi không lấy gì làm vinh dự, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, nhờ đó thế gian đã bị đóng đinh cho tôi và tôi cho thế gian. Chỉ những ai cư xử như vậy mới được bình an và lòng thương xót của Thiên Chúa. Và cũng chỉ tông đồ nào như thế mới đem lại bình an và lòng thương xót của Chúa cho các dân tộc và cho mọi người.
Phanxicô Xaviê