Dan Lee
07-03-2010, 05:45 PM
Chúa Nhật XIV Thường Niên Năm C
ƠN AN BÌNH
“Ôi Thần Linh thân ái, xin mở rộng lòng con. Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí, ơn an bình”. Lời ca Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô Axidi như đã ghi tạc vào lòng Kitô hữu Việt Nam chúng ta. Ơn bình an là một ơn trong những mà Kitô hữu thương khát mong. Và sự khát mong ấy được thể hiện qua các ý lễ xin dâng của tín hữu.
Một linh mục bạn tôi dí dỏm rằng lần kia ngài đi cử hành Bí tích Xức Dầu bệnh nhân cho vợ của một người giáo dân trung niên trong xứ. Xức Dầu xong, vừa về, chưa kịp vào nhà xứ, bỗng thấy anh trung niên ấy “hớn hỡ” chạy theo, trên tay cầm một phong thư, lắp bắp: “Thưa cha, cho con xin lễ, xin tạ ơn”.“Gì vậy anh, chị nhà khỏe lại hả?” “Thưa cha, nhà con đi rồi”. Tôi bèn phụ họa. Không bằng chuyện xứ mình. Cũng một lần nọ đi “xức dầu” cho vợ một trung niên về. Lát sau đó anh ta đến nhà xứ, tay cũng cầm phong bì xin lễ. “Sao đó, chị nhà khỏe lại rồi chứ?” “Thưa cha, nhà con khỏe lại rồi. Còn ăn uống và nói chuyện nữa chứ”. “Xin Lễ hả. Xin tạ ơn chứ gì?” “Thưa cha không. Xin cha dâng Lễ cầu bình an”.
Hẳn nhiên đây là chuyện không có thật. Nhưng cảnh đời giữa người với người cũng có thể có thật. Tha nhân cũng có thể là “hỏa ngục” hay là“sói dữ” như cách nói của triết gia Jean Paul Sartre.
Được bình an hay có nền hòa bình là một trong những khát mong cháy bỏng của con người xưa nay. Trước đây khái niệm bình an hay hòa bình vốn thường được hiểu theo nghĩa là không có những sự tiêu cực, xấu xa. Chẳng hạn như hòa bình là tình trạng không có chiến tranh. Bình an là tình trạng không gặp phải những điều khó khăn, bất trắc như tai ương, hoạn nạn…Ngày nay người ta quan niệm sự bình an hay hòa bình theo chiều kích tích cực hơn. Đó là tình trạng hài hòa trong các mối tương quan giữa người với người, giữa tập thể với tập thể, giữa người với môi trường sống, với vũ trụ vạn vật…
Thánh Kinh cho chúng cái nhìn sâu xa hơn về sự bình an. Ngôn sứ Isaia vẽ nên quang canh an bình như sau: “Này Ta tuôn đổ xuống thành Giêrusalem ơn thái bình tựa dòng sông cả, và Ta khiến của cải chư dân chảy về tràn lan như thác vỡ bờ. Các ngươi sẽ được nuôi bằng sữa mẹ, được bồng ẵm bên hông, nâng niu trên đầu gối. Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy.”(Is 66,12-13). Khi sai bảy mươi hai môn đệ ra đi gieo rắc ơn an bình thì Chúa Giêsu đã truyền lệnh các ngài “đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép”. Sự bình an đích thực không hệ tại ở vật chất đủ đầy. Cha ông chúng ta đã từng cảm nghiệm “đa phú, đa ưu”. Tiền của càng chồng chất thì nổi lo càng thêm nhiều. Chức cao, quyền trọng cũng không phải là những cái đem lại sự an bình. Thuyền to thì sóng lớn. Đây là một thực tế khá phổ biến mà ít ai tranh biện.
Sự bình an đích thực là tình trạng cảm nhận mình được yêu thương. Đó là tình trạng được sống trong tình yêu, cảm nhận mình được yêu thương vượt quá sự xứng đáng của mình, từ đó thúc đẩy mình nỗ lực sống yêu thương với một tình yêu vượt quá tình cảm tự nhiên thường tình. Người có sự bình an, khi được tha nhân đón nhận thì tự nhiên ở lại với họ, tự nhiên “dùng những gì người ta dọn cho”, nếu người ta không tiếp đón thì ra đi. Nhưng khi ra đi họ không quên rao truyền chân lý là “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần”.
Sự bình an đích thực cũng không hệ tại ở những thành công, thành quả gặt hái được, cho dù đó là sự khuất phục của Satan. Các hiền nhân xưa đã từng chỉ dạy rằng điều quan trọng không phải ở chỗ thành công mà là thành nhân. Người có được ơn an bình là người xác tín mình được Thiên Chúa đoái thương nhận làm nghĩa tử. “Anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời”(Lc 10,20).
Không ai có thể trao ban điều mình không có. Để trao ban sự an bình cho tha nhân, để xây dựng hòa bình cho thế gian, chúng ta cần phải có sự bình an đích thực tận đáy tâm hồn. Để được điều này, thiết tưởng chúng ta cần noi gương thánh Tông đồ dân ngoại, ngước nhìn, chiêm ngắm thập giá Chúa Kitô. “Thưa anh em, ước gì tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian” (Gl 6,14). Chiêm ngắm thập giá Chúa Kitô để luôn xác tín rằng: “Cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8,38-39).
Khi đã có sự an bình đích thực thì chúng ta sẽ được thôi thúc trao ban nó cho tha nhân. Trong tình yêu chính khi trao ban là lúc lãnh nhận, càng trao ban thì càng được đón nhận lại nhiều lần hơn. “Phúc cho ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được goi là con Thiên Chúa” (Mt 5,9).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Thuận Hiếu – Ban Mê Thuột
ƠN AN BÌNH
“Ôi Thần Linh thân ái, xin mở rộng lòng con. Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí, ơn an bình”. Lời ca Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô Axidi như đã ghi tạc vào lòng Kitô hữu Việt Nam chúng ta. Ơn bình an là một ơn trong những mà Kitô hữu thương khát mong. Và sự khát mong ấy được thể hiện qua các ý lễ xin dâng của tín hữu.
Một linh mục bạn tôi dí dỏm rằng lần kia ngài đi cử hành Bí tích Xức Dầu bệnh nhân cho vợ của một người giáo dân trung niên trong xứ. Xức Dầu xong, vừa về, chưa kịp vào nhà xứ, bỗng thấy anh trung niên ấy “hớn hỡ” chạy theo, trên tay cầm một phong thư, lắp bắp: “Thưa cha, cho con xin lễ, xin tạ ơn”.“Gì vậy anh, chị nhà khỏe lại hả?” “Thưa cha, nhà con đi rồi”. Tôi bèn phụ họa. Không bằng chuyện xứ mình. Cũng một lần nọ đi “xức dầu” cho vợ một trung niên về. Lát sau đó anh ta đến nhà xứ, tay cũng cầm phong bì xin lễ. “Sao đó, chị nhà khỏe lại rồi chứ?” “Thưa cha, nhà con khỏe lại rồi. Còn ăn uống và nói chuyện nữa chứ”. “Xin Lễ hả. Xin tạ ơn chứ gì?” “Thưa cha không. Xin cha dâng Lễ cầu bình an”.
Hẳn nhiên đây là chuyện không có thật. Nhưng cảnh đời giữa người với người cũng có thể có thật. Tha nhân cũng có thể là “hỏa ngục” hay là“sói dữ” như cách nói của triết gia Jean Paul Sartre.
Được bình an hay có nền hòa bình là một trong những khát mong cháy bỏng của con người xưa nay. Trước đây khái niệm bình an hay hòa bình vốn thường được hiểu theo nghĩa là không có những sự tiêu cực, xấu xa. Chẳng hạn như hòa bình là tình trạng không có chiến tranh. Bình an là tình trạng không gặp phải những điều khó khăn, bất trắc như tai ương, hoạn nạn…Ngày nay người ta quan niệm sự bình an hay hòa bình theo chiều kích tích cực hơn. Đó là tình trạng hài hòa trong các mối tương quan giữa người với người, giữa tập thể với tập thể, giữa người với môi trường sống, với vũ trụ vạn vật…
Thánh Kinh cho chúng cái nhìn sâu xa hơn về sự bình an. Ngôn sứ Isaia vẽ nên quang canh an bình như sau: “Này Ta tuôn đổ xuống thành Giêrusalem ơn thái bình tựa dòng sông cả, và Ta khiến của cải chư dân chảy về tràn lan như thác vỡ bờ. Các ngươi sẽ được nuôi bằng sữa mẹ, được bồng ẵm bên hông, nâng niu trên đầu gối. Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy.”(Is 66,12-13). Khi sai bảy mươi hai môn đệ ra đi gieo rắc ơn an bình thì Chúa Giêsu đã truyền lệnh các ngài “đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép”. Sự bình an đích thực không hệ tại ở vật chất đủ đầy. Cha ông chúng ta đã từng cảm nghiệm “đa phú, đa ưu”. Tiền của càng chồng chất thì nổi lo càng thêm nhiều. Chức cao, quyền trọng cũng không phải là những cái đem lại sự an bình. Thuyền to thì sóng lớn. Đây là một thực tế khá phổ biến mà ít ai tranh biện.
Sự bình an đích thực là tình trạng cảm nhận mình được yêu thương. Đó là tình trạng được sống trong tình yêu, cảm nhận mình được yêu thương vượt quá sự xứng đáng của mình, từ đó thúc đẩy mình nỗ lực sống yêu thương với một tình yêu vượt quá tình cảm tự nhiên thường tình. Người có sự bình an, khi được tha nhân đón nhận thì tự nhiên ở lại với họ, tự nhiên “dùng những gì người ta dọn cho”, nếu người ta không tiếp đón thì ra đi. Nhưng khi ra đi họ không quên rao truyền chân lý là “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần”.
Sự bình an đích thực cũng không hệ tại ở những thành công, thành quả gặt hái được, cho dù đó là sự khuất phục của Satan. Các hiền nhân xưa đã từng chỉ dạy rằng điều quan trọng không phải ở chỗ thành công mà là thành nhân. Người có được ơn an bình là người xác tín mình được Thiên Chúa đoái thương nhận làm nghĩa tử. “Anh em chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục anh em, nhưng hãy mừng vì tên anh em đã được ghi trên trời”(Lc 10,20).
Không ai có thể trao ban điều mình không có. Để trao ban sự an bình cho tha nhân, để xây dựng hòa bình cho thế gian, chúng ta cần phải có sự bình an đích thực tận đáy tâm hồn. Để được điều này, thiết tưởng chúng ta cần noi gương thánh Tông đồ dân ngoại, ngước nhìn, chiêm ngắm thập giá Chúa Kitô. “Thưa anh em, ước gì tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian” (Gl 6,14). Chiêm ngắm thập giá Chúa Kitô để luôn xác tín rằng: “Cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8,38-39).
Khi đã có sự an bình đích thực thì chúng ta sẽ được thôi thúc trao ban nó cho tha nhân. Trong tình yêu chính khi trao ban là lúc lãnh nhận, càng trao ban thì càng được đón nhận lại nhiều lần hơn. “Phúc cho ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được goi là con Thiên Chúa” (Mt 5,9).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Thuận Hiếu – Ban Mê Thuột