Dan Lee
07-09-2010, 09:07 AM
Suy Niệm Thánh Kinh Chúa Nhật XV Quanh Năm C
(Đnl 30: 10-14)
Bất cứ tổ chức nào cũng cần có nội qui, có lề luật, không nhiều thì ít, mới tồn tại được. Một tổ chức lớn lao như Dân Chúa không thể không có lề luật. Đấng ban hành lề luật là chính Thiên Chúa.
Bài trích sách Đệ nhị luật hôm nay cho thấy dân Israel đã dần dần xa lìa Thiên Chúa, nên cần phải kêu gọi họ trở lại cách thành thật:
“…Hãy trở về cùng Thiên Chúa các ngươi hết lòng hết linh hồn các ngươi.” (câu 10)
Việc trở về ấy hệ tại tuân giữ luật Chúa:
“Nếu các ngươi nghe tiếng Chúa…hãy tuân giữ các giới răn và huấn thị của Người…(câu 10)
Đấng ban hành lề luật là Thiên Chúa, là Cha nhân hiền, nên luật đó hợp với khả năng và hạnh phúc của họ:
“Thánh chỉ Ta truyền không quá khó khăn, cũng không quá sức các ngươi” (câu 11)
Thánh chỉ ấy cũng không ở xa xôi, chân trời góc biển, không ai tìm đến được để đem về cho dân biết mà tuân hành:
“Nó không phải ở trên trời…cũng không phải ở bên kia biển…” (câu 12, 13)
Nhưng rất gần gủi:
“…Ở sát bên các ngươi, nơi miệng các ngươi, trong lòng các ngươi, để các ngươi thực thi.” (câu 14)
Thực vậy, Chúa đã in vào tâm trí mỗi người biết phải làm lành lánh dữ. Cứ theo tiếng lương tâm mà sống, tức là đã giữ luật Chúa: giữ đạo theo bản tính tự nhiên, đó là thời tính giáo.
Nhưng khốn thay, Adam và Evà đã phạm tội, di truyền nọc độc cho con cháu, lương tâm con người đã ra mờ ám tối tăm, nên lại cần Thiên Chúa can thiệp: Chúa ban hành lề luật qua Môsê và các tiên tri, và luật được ghi chép vào sách vở, đó là thời thư giáo.
Sau hết, Con Một Thiên Chúa đã giáng trần để kiện toàn lề luật và ;làm gương sáng việc thực thi lề luật, đó là thời thân giáo.
Phúc thay cho chúng ta đang sống trong thời thân giáo này, chúng ta đang ở trên đường tuân giữ lề luật Chúa, thẳng tiến tới quê phúc Thiên đàng, dưới sự chỉ dẫn của Giáo hội, đặc biệt là Đức Giáo Hoàng, là đại diện Thiên Chúa ở trần gian.
Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Lưu, SDD
(Đnl 30: 10-14)
Bất cứ tổ chức nào cũng cần có nội qui, có lề luật, không nhiều thì ít, mới tồn tại được. Một tổ chức lớn lao như Dân Chúa không thể không có lề luật. Đấng ban hành lề luật là chính Thiên Chúa.
Bài trích sách Đệ nhị luật hôm nay cho thấy dân Israel đã dần dần xa lìa Thiên Chúa, nên cần phải kêu gọi họ trở lại cách thành thật:
“…Hãy trở về cùng Thiên Chúa các ngươi hết lòng hết linh hồn các ngươi.” (câu 10)
Việc trở về ấy hệ tại tuân giữ luật Chúa:
“Nếu các ngươi nghe tiếng Chúa…hãy tuân giữ các giới răn và huấn thị của Người…(câu 10)
Đấng ban hành lề luật là Thiên Chúa, là Cha nhân hiền, nên luật đó hợp với khả năng và hạnh phúc của họ:
“Thánh chỉ Ta truyền không quá khó khăn, cũng không quá sức các ngươi” (câu 11)
Thánh chỉ ấy cũng không ở xa xôi, chân trời góc biển, không ai tìm đến được để đem về cho dân biết mà tuân hành:
“Nó không phải ở trên trời…cũng không phải ở bên kia biển…” (câu 12, 13)
Nhưng rất gần gủi:
“…Ở sát bên các ngươi, nơi miệng các ngươi, trong lòng các ngươi, để các ngươi thực thi.” (câu 14)
Thực vậy, Chúa đã in vào tâm trí mỗi người biết phải làm lành lánh dữ. Cứ theo tiếng lương tâm mà sống, tức là đã giữ luật Chúa: giữ đạo theo bản tính tự nhiên, đó là thời tính giáo.
Nhưng khốn thay, Adam và Evà đã phạm tội, di truyền nọc độc cho con cháu, lương tâm con người đã ra mờ ám tối tăm, nên lại cần Thiên Chúa can thiệp: Chúa ban hành lề luật qua Môsê và các tiên tri, và luật được ghi chép vào sách vở, đó là thời thư giáo.
Sau hết, Con Một Thiên Chúa đã giáng trần để kiện toàn lề luật và ;làm gương sáng việc thực thi lề luật, đó là thời thân giáo.
Phúc thay cho chúng ta đang sống trong thời thân giáo này, chúng ta đang ở trên đường tuân giữ lề luật Chúa, thẳng tiến tới quê phúc Thiên đàng, dưới sự chỉ dẫn của Giáo hội, đặc biệt là Đức Giáo Hoàng, là đại diện Thiên Chúa ở trần gian.
Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Lưu, SDD