Dan Lee
07-09-2010, 02:36 PM
Thiên Chúa có tính hài hước lạ lùng!
Cách đây ba mươi năm, một linh mục người Úc, mới 55 tuổi qua đời, để lại người vợ và ba người con. (Không phải vị linh mục này lôi thôi như quí vị đàn két quốc doanh đâu). Ngài là cha Peter Rushton, linh mục Anh giáo (được phép có vợ), đã về với Giáo Hội Công Giáo và được Toà Thánh cho phép làm linh mục Công giáo sau khi học hỏi và nghiên cứu thêm về thần học Công giáo.
Cha Peter Rushton tâm sự rằng Đức Giám Mục mong muốn ngài đặc biệt làm việc mục vụ trong lãnh vực hôn nhân và gia đình. Nhưng ngài lại cảm thấy thích hợp với việc hướng dẫn thiêng liêng và giảng cấm phòng cho các nữ tu!” Và Ngài nói: “Quả là định mệnh trớ trêu: Thiên Chúa có tính hài hước khôn lường!”.
Chúng ta học biết rằng Thiên Chúa quyền năng, nhân từ, yêu thương, công bằng… vô cùng. Nhưng qua cha Rushton, chúng ta có thể nói Chúa có tính hài hước nữa. Ngài chọn và đặt chúng ta vào những chỗ mà chúng ta không ngờ trước. Do đó mà giáo dân chúng ta lại được sai đi làm những công việc mà thường do các linh mục hay tu sĩ thực hiện, đồng thời các linh mục tu sĩ cũng được mời gọi làm những công việc của các giáo dân có chuyên môn.
Tôi chỉ là một giáo dân, nhưng thỉnh thoảng cũng được sai đi để nói về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo hay Sư Phạm Giáo Lý ở các giáo xứ hay các cộng đoàn, tôi cảm thấy điều này: các linh mục tu sĩ học sâu hơn, kỹ hơn, và công việc chia sẻ giảng dạy dành cho các ngài. Nếu các ngài giảng dạy thì chắc chắn sẽ sâu rộng hơn.
Khi giáo dân cộng tác với các tu sĩ, linh mục, người giáo dân còn hưởng một điều lợi là học từ các ngài rất nhiều. Tôi học nhiều điều từ cách sống, đời cầu nguyện và ý tưởng trong những ngày đến chia sẻ với các soeur khấn sinh Dòng Thánh Phaolô Đà nẵng mùa hè năm ngoái. Tôi học được nhiều từ lớp Truyền Thông của Dòng Chúa Cứu Thế, nhất là từ sự đóng góp đầy tính chuyên môn về các lãnh vực của các cha phụ trách lớp.
Nhưng Thiên Chúa hài hước lại cho giáo dân cái thuận lợi được tiếp xúc với thực tế xã hội, nơi mà Huấn quyền Hội Thánh thấm sâu vào. Do vậy, người giáo dân có bổn phận phải làm tấm kiếng phản chiếu Học Thuyết từ “mảnh đất của con người”, nói theo ngôn ngữ của Saint Exupéry.
Trong tác phẩm lừng danh “Đất của Con Người”, Saint Exupéry nhấn mạnh “Làm người là phải có trách nhiệm”. Trách nhiệm của người tín hữu giáo dân đã được Giáo Hội xác định rõ ràng nhiều lần trong Học Thuyết Xã Hội. Thật vậy, chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viết trong Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Christifideles Laici: “Đối với tín hữu giáo dân, sự hiện diện và hoạt động của họ trong thế giới không chỉ là một thực tại mang tính nhân học và xã hội học, nhưng theo một cách thức đặc biệt, đó còn là một thực tại mang tính Thần học và Giáo Hội học nữa”.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rằng Thiên Chúa hài hước như vậy đâu. Giáo dân thì cho rằng mình cứ lo chuyện đi lễ đọc kinh là đủ. Còn tu sĩ linh mục thì hay nghĩ rằng “giáo dân biết gì mà làm việc!”
Vài năm trước, một nhà thờ nọ thuộc một tu hội ở Tân Bình thiếu lễ sinh. Cha phụ trách nhờ tôi vào tuyển chọn thiếu nhi, đào tạo các em về giáo lý và nghi thức để giúp lễ trong nhà thờ. Khi các em đã sẵn sàng, tôi đưa các em vào phòng thánh để chuẩn bị cho công việc phục vụ bàn thờ. Một tu sĩ nhìn thấy đã phàn nàn việc cha gọi tôi giúp các em: “Trong nhà hết người hay sao phải nhờ đến người ngoài?”.
Khái niệm “người trong nhà và người ngoài” như thế không có trong thần học mục vụ, không có trong Giáo Hội học và dĩ nhiên không có trong Học Thuyết Xã Hội Công Giáo. Vị tu sĩ ấy nghiêm trang quá nên không hiểu rằng Chúa chúng ta vốn hài hước. Ngài giao công việc cho những con người thoạt nhìn chẳng thích hợp.
Cha Gioan Vianney có một câu nói đáng cho chúng ta suy nghĩ: “Ngày xưa, Samson chỉ dùng một cái xương hàm của một con lừa để đánh bại được ba ngàn quân Philitinh. Vậy, với cả một con lừa này, Thiên Chúa không làm gì được sao?” Dù cho chúng ta kém cỏi đến mức nào, trong bàn tay Thiên Chúa, cũng trở nên hữu dụng theo Thánh Ý Ngài.
Là người giáo dân của thế kỷ 21, chúng ta đừng làm như Doremon, quay ngược thời gian để trách Hội Thánh thời Cổ đại hay thời Trung cổ thế này thế nọ. Nếu chúng ta sống ở những thời đại ấy, chúng ta cũng không xem TV, không dùng điện thoại và không lướt Internet. Vậy thì chúng ta cũng không thể đòi nơi Hội Thánh mọi thứ như chúng ta có ngày nay.
“Thiên Chúa hài hước”. Điều này làm cho chúng ta hiểu thêm rằng dù ở cương vị nào, chúng ta cũng được hồng ân làm một chi thể hữu dụng của Thân mình mầu nhiệm Chúa Kytô. Đã là chi thể, chúng ta không thể tách ra khỏi Thân mình ấy như chiếc điện thoại di động bị rơi trên đường phố.
Mà cho dù chỉ là chiếc điện thoại, ai cấm chúng ta tự đặt nhạc chuông cho mình bằng bài thánh ca “Hồng ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người”.
Gioan Lê Quang Vinh
Cách đây ba mươi năm, một linh mục người Úc, mới 55 tuổi qua đời, để lại người vợ và ba người con. (Không phải vị linh mục này lôi thôi như quí vị đàn két quốc doanh đâu). Ngài là cha Peter Rushton, linh mục Anh giáo (được phép có vợ), đã về với Giáo Hội Công Giáo và được Toà Thánh cho phép làm linh mục Công giáo sau khi học hỏi và nghiên cứu thêm về thần học Công giáo.
Cha Peter Rushton tâm sự rằng Đức Giám Mục mong muốn ngài đặc biệt làm việc mục vụ trong lãnh vực hôn nhân và gia đình. Nhưng ngài lại cảm thấy thích hợp với việc hướng dẫn thiêng liêng và giảng cấm phòng cho các nữ tu!” Và Ngài nói: “Quả là định mệnh trớ trêu: Thiên Chúa có tính hài hước khôn lường!”.
Chúng ta học biết rằng Thiên Chúa quyền năng, nhân từ, yêu thương, công bằng… vô cùng. Nhưng qua cha Rushton, chúng ta có thể nói Chúa có tính hài hước nữa. Ngài chọn và đặt chúng ta vào những chỗ mà chúng ta không ngờ trước. Do đó mà giáo dân chúng ta lại được sai đi làm những công việc mà thường do các linh mục hay tu sĩ thực hiện, đồng thời các linh mục tu sĩ cũng được mời gọi làm những công việc của các giáo dân có chuyên môn.
Tôi chỉ là một giáo dân, nhưng thỉnh thoảng cũng được sai đi để nói về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo hay Sư Phạm Giáo Lý ở các giáo xứ hay các cộng đoàn, tôi cảm thấy điều này: các linh mục tu sĩ học sâu hơn, kỹ hơn, và công việc chia sẻ giảng dạy dành cho các ngài. Nếu các ngài giảng dạy thì chắc chắn sẽ sâu rộng hơn.
Khi giáo dân cộng tác với các tu sĩ, linh mục, người giáo dân còn hưởng một điều lợi là học từ các ngài rất nhiều. Tôi học nhiều điều từ cách sống, đời cầu nguyện và ý tưởng trong những ngày đến chia sẻ với các soeur khấn sinh Dòng Thánh Phaolô Đà nẵng mùa hè năm ngoái. Tôi học được nhiều từ lớp Truyền Thông của Dòng Chúa Cứu Thế, nhất là từ sự đóng góp đầy tính chuyên môn về các lãnh vực của các cha phụ trách lớp.
Nhưng Thiên Chúa hài hước lại cho giáo dân cái thuận lợi được tiếp xúc với thực tế xã hội, nơi mà Huấn quyền Hội Thánh thấm sâu vào. Do vậy, người giáo dân có bổn phận phải làm tấm kiếng phản chiếu Học Thuyết từ “mảnh đất của con người”, nói theo ngôn ngữ của Saint Exupéry.
Trong tác phẩm lừng danh “Đất của Con Người”, Saint Exupéry nhấn mạnh “Làm người là phải có trách nhiệm”. Trách nhiệm của người tín hữu giáo dân đã được Giáo Hội xác định rõ ràng nhiều lần trong Học Thuyết Xã Hội. Thật vậy, chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viết trong Tông huấn Hậu Thượng Hội đồng Christifideles Laici: “Đối với tín hữu giáo dân, sự hiện diện và hoạt động của họ trong thế giới không chỉ là một thực tại mang tính nhân học và xã hội học, nhưng theo một cách thức đặc biệt, đó còn là một thực tại mang tính Thần học và Giáo Hội học nữa”.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rằng Thiên Chúa hài hước như vậy đâu. Giáo dân thì cho rằng mình cứ lo chuyện đi lễ đọc kinh là đủ. Còn tu sĩ linh mục thì hay nghĩ rằng “giáo dân biết gì mà làm việc!”
Vài năm trước, một nhà thờ nọ thuộc một tu hội ở Tân Bình thiếu lễ sinh. Cha phụ trách nhờ tôi vào tuyển chọn thiếu nhi, đào tạo các em về giáo lý và nghi thức để giúp lễ trong nhà thờ. Khi các em đã sẵn sàng, tôi đưa các em vào phòng thánh để chuẩn bị cho công việc phục vụ bàn thờ. Một tu sĩ nhìn thấy đã phàn nàn việc cha gọi tôi giúp các em: “Trong nhà hết người hay sao phải nhờ đến người ngoài?”.
Khái niệm “người trong nhà và người ngoài” như thế không có trong thần học mục vụ, không có trong Giáo Hội học và dĩ nhiên không có trong Học Thuyết Xã Hội Công Giáo. Vị tu sĩ ấy nghiêm trang quá nên không hiểu rằng Chúa chúng ta vốn hài hước. Ngài giao công việc cho những con người thoạt nhìn chẳng thích hợp.
Cha Gioan Vianney có một câu nói đáng cho chúng ta suy nghĩ: “Ngày xưa, Samson chỉ dùng một cái xương hàm của một con lừa để đánh bại được ba ngàn quân Philitinh. Vậy, với cả một con lừa này, Thiên Chúa không làm gì được sao?” Dù cho chúng ta kém cỏi đến mức nào, trong bàn tay Thiên Chúa, cũng trở nên hữu dụng theo Thánh Ý Ngài.
Là người giáo dân của thế kỷ 21, chúng ta đừng làm như Doremon, quay ngược thời gian để trách Hội Thánh thời Cổ đại hay thời Trung cổ thế này thế nọ. Nếu chúng ta sống ở những thời đại ấy, chúng ta cũng không xem TV, không dùng điện thoại và không lướt Internet. Vậy thì chúng ta cũng không thể đòi nơi Hội Thánh mọi thứ như chúng ta có ngày nay.
“Thiên Chúa hài hước”. Điều này làm cho chúng ta hiểu thêm rằng dù ở cương vị nào, chúng ta cũng được hồng ân làm một chi thể hữu dụng của Thân mình mầu nhiệm Chúa Kytô. Đã là chi thể, chúng ta không thể tách ra khỏi Thân mình ấy như chiếc điện thoại di động bị rơi trên đường phố.
Mà cho dù chỉ là chiếc điện thoại, ai cấm chúng ta tự đặt nhạc chuông cho mình bằng bài thánh ca “Hồng ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người”.
Gioan Lê Quang Vinh