Dan Lee
07-09-2010, 02:41 PM
AI CŨNG CÓ LÝ
Câu chuyện tại nhà của một quan toà ở Milano, bên Italia, như sau:
Có hai người tranh chấp với nhau lâu ngày, cuối cùng đã đưa nhau đến nhà quan toà của thành phố nhờ phân xử dùm.
Người thứ nhất trình bày câu chuyện và tự biện hộ cho mình. Anh vừa dứt lời thì quan toà dõng dạc tuyên bố: “Anh có lý”.
Đến lượt người thứ hai phân trần, anh cũng đem ra lọi lý lẽ để làm nghiêng cán cân công lý về với mình. Sau khi nghe anh trình bày, quan toà cũng tuyên bố: “Anh có lý”.
Cậu con trai của quan toà theo dõi câu chuyện từ đầu. Nó ngạc nhiên vô cùng: làm thế nào cả hai đều có lý cả? Quan toà cũng đưa ra phán quyết về nhận xét của con mình như sau: con cũng có lý.
(sưu tầm)
Mỗi người chúng ta ai cũng có lý, cũng có những khả năng, khôn ngoan, khôn khéo và kinh nghiệm riêng. Nhưng có lẽ con người ít muốn nhìn nhận phần công phúc, phần có lý của người khác, cũng như phần lỗi của mình. Và đó chính là đầu mối của xa cách, bất hoà.
Nếu biết nhận ra rằng, con người chẳng ai hoàn toàn tốt và cũng chẳng ai hoàn toàn xấu, thì sẽ bớt kiêu căng tự phụ, tự kiêu tự đại. Bởi so với trời hay nơi đất thấp, thì ta chẳng là gì.
Nếu biết nhận ra rằng, con người, tự bản chất là bất toàn, giới hạn, là khập khễnh, thì sẽ dễ khiêm tốn hơn.
Nếu biết nhận ra rằng, sống là tương quan. Tương quan với thế giới, với con người, với Thiên Chúa, và mở lòng đón nhận chân lý, sự thật, tình yêu, của cuộc sống, thì ta cũng sẽ bớt được nhiều bực bội, căng thẳng, bất mãn về người khác và với chính mình. Vì mình cũng giống như mọi người, tất cả chỉ là tương đối thôi.
Nếu biết chấp nhận và đón nhận, biết cảm thông và thương xót, biết bao dung và tha thứ cho nhau, thì cuộc sống sẽ dễ chịu, nhẹ nhàng, đáng yêu hơn nhiều.
Nếu mỗi người lo tìm phần lý của mình sẽ dẫn tới sự thắng thua, hơn thiệt, phải trái. Và sẽ làm cho người thắng thì mừng vui, người thua thì tức giận.
Nếu mỗi người lo tìm lý mà không tìm tình thì cuộc sống trở nên hình thức. Con người sẽ xử với nhau bằng bề ngoài, gần mặt nhưng xa lòng.
Nếu mỗi người lo tìm phần lý cho mình, thì sẽ làm cho người ta có thể cùng bàn nhưng không đồng bàn, cùng mái nhà nhưng không cùng mái ấm, cùng sàng mà dị mộng. Rồi mỗi người dè dặt nhau trong ứng xử, đối phó trong trách nhiệm và thắng thua trong đúng sai. Cuộc sống mỗi người sẽ trở nên khô khan, cứng cỏi, cằn cỗi, héo úa.
Anh có lý. Tôi có lý. Mọi người đều có lý. Nhưng có lý mà không có tình thì ích gì. Cái lý không mang lại sự hài hòa trong cuộc sống, bình an trong trách nhiệm, hạnh phúc trong nghĩa tình, tin tưởng trong gặp gỡ, gắn gó trong cộng tác, hiệp nhất trong khác biệt, thì cái lý ấy chẳng ích lợi gì, càng không giúp người con người phát triển, càng không giúp cho cuộc sống ấm êm hơn.
Cuộc sống vốn rất đơn giản, nhẹ nhàng, nhưng con người đã làm cho nó trở nên phức tạp, khó hiểu, rối bời, và căng thẳng. Ta chỉ cần nhìn nhận nhau, nhìn nhận sự vật, nhìn nhận mọi vấn đề một cách đơn giản và giải quyết bằng tình nghĩa thì mọi sự sẽ giản đơn, dễ thương.
THANH THANH
Câu chuyện tại nhà của một quan toà ở Milano, bên Italia, như sau:
Có hai người tranh chấp với nhau lâu ngày, cuối cùng đã đưa nhau đến nhà quan toà của thành phố nhờ phân xử dùm.
Người thứ nhất trình bày câu chuyện và tự biện hộ cho mình. Anh vừa dứt lời thì quan toà dõng dạc tuyên bố: “Anh có lý”.
Đến lượt người thứ hai phân trần, anh cũng đem ra lọi lý lẽ để làm nghiêng cán cân công lý về với mình. Sau khi nghe anh trình bày, quan toà cũng tuyên bố: “Anh có lý”.
Cậu con trai của quan toà theo dõi câu chuyện từ đầu. Nó ngạc nhiên vô cùng: làm thế nào cả hai đều có lý cả? Quan toà cũng đưa ra phán quyết về nhận xét của con mình như sau: con cũng có lý.
(sưu tầm)
Mỗi người chúng ta ai cũng có lý, cũng có những khả năng, khôn ngoan, khôn khéo và kinh nghiệm riêng. Nhưng có lẽ con người ít muốn nhìn nhận phần công phúc, phần có lý của người khác, cũng như phần lỗi của mình. Và đó chính là đầu mối của xa cách, bất hoà.
Nếu biết nhận ra rằng, con người chẳng ai hoàn toàn tốt và cũng chẳng ai hoàn toàn xấu, thì sẽ bớt kiêu căng tự phụ, tự kiêu tự đại. Bởi so với trời hay nơi đất thấp, thì ta chẳng là gì.
Nếu biết nhận ra rằng, con người, tự bản chất là bất toàn, giới hạn, là khập khễnh, thì sẽ dễ khiêm tốn hơn.
Nếu biết nhận ra rằng, sống là tương quan. Tương quan với thế giới, với con người, với Thiên Chúa, và mở lòng đón nhận chân lý, sự thật, tình yêu, của cuộc sống, thì ta cũng sẽ bớt được nhiều bực bội, căng thẳng, bất mãn về người khác và với chính mình. Vì mình cũng giống như mọi người, tất cả chỉ là tương đối thôi.
Nếu biết chấp nhận và đón nhận, biết cảm thông và thương xót, biết bao dung và tha thứ cho nhau, thì cuộc sống sẽ dễ chịu, nhẹ nhàng, đáng yêu hơn nhiều.
Nếu mỗi người lo tìm phần lý của mình sẽ dẫn tới sự thắng thua, hơn thiệt, phải trái. Và sẽ làm cho người thắng thì mừng vui, người thua thì tức giận.
Nếu mỗi người lo tìm lý mà không tìm tình thì cuộc sống trở nên hình thức. Con người sẽ xử với nhau bằng bề ngoài, gần mặt nhưng xa lòng.
Nếu mỗi người lo tìm phần lý cho mình, thì sẽ làm cho người ta có thể cùng bàn nhưng không đồng bàn, cùng mái nhà nhưng không cùng mái ấm, cùng sàng mà dị mộng. Rồi mỗi người dè dặt nhau trong ứng xử, đối phó trong trách nhiệm và thắng thua trong đúng sai. Cuộc sống mỗi người sẽ trở nên khô khan, cứng cỏi, cằn cỗi, héo úa.
Anh có lý. Tôi có lý. Mọi người đều có lý. Nhưng có lý mà không có tình thì ích gì. Cái lý không mang lại sự hài hòa trong cuộc sống, bình an trong trách nhiệm, hạnh phúc trong nghĩa tình, tin tưởng trong gặp gỡ, gắn gó trong cộng tác, hiệp nhất trong khác biệt, thì cái lý ấy chẳng ích lợi gì, càng không giúp người con người phát triển, càng không giúp cho cuộc sống ấm êm hơn.
Cuộc sống vốn rất đơn giản, nhẹ nhàng, nhưng con người đã làm cho nó trở nên phức tạp, khó hiểu, rối bời, và căng thẳng. Ta chỉ cần nhìn nhận nhau, nhìn nhận sự vật, nhìn nhận mọi vấn đề một cách đơn giản và giải quyết bằng tình nghĩa thì mọi sự sẽ giản đơn, dễ thương.
THANH THANH