Dan Lee
07-09-2010, 03:26 PM
Bác ái Kitô Giáo – bác ái của Tin Mừng
Tâm lý triết học chia bác ái ra làm nhiều loại tuỳ theo đặc tính của nó : bác ái đổi chác, theo nghĩa “bánh ít đi, bánh qui lại”; bác ái ngân hàng là bác ái kiểu cho vay lấy lãi một cách sòng phẳng; bác ái vị tha là bác ái hoàn toàn cho đi một cách vô vị lợi; bác ái quảng đại tức là biết sẵng sàng trao ban hơn cả những gì mà đối tượng chờ đợi, v.v… Thế còn bác ái Kitô giáo là loại bác ái nào ? Thưa, đó là bác ái của Tin Mừng, bác ái mang các đặc tính : đại đồng, vị tha và quảng đại.
- Tính đại đồng : Câu hỏi của người luật sĩ, “Ai là cận nhân của tôi ?” phản ánh chiều hướng suy nghĩ của ông. Qua đó ông muốn biết ai là đối tượng của đức ái mà luật dạy : người đồng hương, đồng đạo, người lương dân, hay người ngoại kiều cư ngụ tại Israel ? Tôi phải yêu ai mới gọi là giữ lề luật ? Bởi chưng, người Do thái thời đó hiểu người thân cận chỉ là đồng bào Do thái của mình, hay là đồng đạo với mình, nên họ không thể lưu tâm hay giúp đỡ một người ô uế, thờ ngẫu tượng.
Thế còn đối với Chúa Giêsu thì sao ? Đối với Chúa Giêsu, người thân cận là bất cứ ai, không biệt chủng tộc, màu da, tín ngưỡng… Tất cả đều là anh em, con cùng một Cha trên trời. Khi ra tay giúp đỡ một người được xem là kẻ thù của mình, người Samaria đã thực thi lòng bác ái cách bao dung, đại đồng. Và đây cũng là một nét rất đặc trưng của bác ái Kitô giáo. Quả thế, bác ái Kitô giáo luôn mang tính phổ quát, không loại trừ ai, không cục bộ bè phái, không phân biệt lương hay giáo, Bắc hay Nam, xứ này xứ kia, vùng này hay vùng nọ ….
- Tính vị tha : Thái độ của thầy Tư tế và thầy Lêvi là thái độ của những người chỉ biết quan tâm đến lề luật, hay đúng hơn là chỉ biết quan tâm đến bản thân mình. Khi gặp tình huống khó khăn, họ nghĩ đến bản thân họ trước. Họ đã “tránh sang một bên” mà đi, bỏ mặc người bị nạn. Vì sao ? Vì họ sợ bị phiền hà liên lụy, sợ mất thời gian, mất công, sợ bị ô uế khi chạm vào người bị thương hay người chết. Có thể nói, thầy Tư Tế và thầy Lêvi chỉ chú ý giữ luật ở trên sách vở; trái lại, người Samaria giữ luật trong tim.
Khi gặp người bị nạn, người Samaria đã không ngần ngại đến với người xấu số kia, mà không hề nghĩ rằng mình có thể gặp bao điều phiền toái : hành trình sẽ bị gián đoạn và trễ hẹn, sẽ phải tốn kém, thậm chí có thể bị thiệt thân nữa, vì bọn cướp có thể đang rình rập đâu đó. Ông chỉ quan tâm giúp đỡ nạn nhân, mà không ngại hy sinh, không ngại cả hiểm nguy. Lòng bác ái yêu thương nơi người Samaria không phải là thứ bác ái kiểu đổi chác, cũng không phải là thứ bác ái kiểu ngân hàng, càng không phải là thứ bác ái nữa vời, nhưng là thứ bác ái hoàn toàn vị tha, quên mình, không vụ lợi tính toán, không so đo hơn thiệt để chỉ biết nghĩ và quan tâm đến người khác.
- Tính quảng đại : Dụ ngôn cho biết cả ba người (người Samaria, thầy Tư Tế và thầy Lêvi) đều trông thấy nạn nhân bên đường, song chỉ có người Samaria biết “chạnh lòng thương”. Tuy nhiên, ông không chỉ dừng lại ở mức độ từ “ánh mắt” (trông thấy) “đến trái tim” (chạnh lòng thương) như thế; nhưng còn “đến cả đôi tay”, tức là bằng những hành động rất cụ thể. Ông dừng lại, cúi xuống, đổ dầu rượu (có lẽ ông đã dốc cạn dầu và rượu để làm dịu bớt sự đau đớn cho người bị nạn), và băng bó cẩn thận sau khi đã tẩy trùng cho vết thương. Rồi đặt lên lưng lừa, đưa tới quán trọ mà săn sóc. Hơn thế nữa, ông còn ở lại với người bị nạn : “Hôm sau ông đưa ra hai quan tiền”. Từ ngữ “hôm sau”, mặc nhiên ta có thể hiểu ông đã ở lại với nạn nhân qua đêm để cho người đó qua khỏi cơn nguy kịch đã, rồi mới an lòng ra đi. Chưa hết, ông còn thanh toán mọi chi phí, và dặn dò cặn kẽ với người chủ quán : “Nhờ bác săn sóc người này, có tốn kém bao nhiêu, chính tôi sẽ chi trả khi trở về”. “Chính tôi” sẽ chi trả chứ không phải vợ con anh ta, cha mẹ anh ta, cũng không phải nhà băng, hay dịch vụ bảo hiểm y tế. Lòng quảng đại của ông thật tuyệt vời ! Ông đã không ngại hy sinh thời giờ, sức lực và cả tiền bạc. Nói cách khác, ông đã quảng đại cho đi tấ cả, nhất là cho đi chính mình.
Cách cư xử của người Samaria nói lên một lòng bác ái kiểu mẫu của Tin Mừng. Đó là thứ bác ái Kitô giáo mà dụ ngôn muốn trình bày. Đức Kitô đích thực là người Samaria nhân hậu đối với chúng ta, khi Ngài đã sống trọn hảo đức bác ái đó của Tin Mừng. Đức Kitô đã rời bỏ mọi vinh quang nơi Giêrusalem Thiên Quốc để đến trần gian. Ngài đã cúi xuống trên nhân loại khổ đau để băng bó và chữa lành các vết thương do tội lỗi và sự chết gây ra. Đoạn Ngài ra đi, để nhân loại trong quán trọ là Giáo hội của Ngài, để Giáo hội trông nom chăm sóc hộ Ngài..
Và bây giờ đến lượt chúng ta cũng phải tiếp tục nhiệm vụ của người Samaria nhân lành bên cạnh tất cả những người mà chúng ta gặp và chân tình giúp đỡ, băng bó các vết thương của họ. Vết thương của nghèo đói, đau khổ, bệnh tật, cô đơn, chết chóc,.... Con đường từ Giêrusalem tới Giêricô chính là đường đời, trên đó không thiếu những con người bất hạnh, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị để mặc trong tình trạng sống không ra sống, chết không ra chết. Họ đang là những nạn nhân của bạo lực, bất công, bệnh tật, chiến tranh …. “Hãy đi và làm như thế” luôn là một mệnh lệnh có tính cấp bách.
Sứ điệp Tin Mừng đang thôi thúc chúng ta nỗ lực mỗi ngày làm một việc bác ái cụ thể trong môi trường mà mình đang sống : nơi thôn xóm, nơi công sở, nơi trường học, trên đường đi. Xin hãy làm với một niềm tin tưởng rằng mỗi một cử chỉ bác ái mà ta làm cho tha nhân, dù nhỏ bé đến đâu, cũng đều góp phần làm cho tình yêu của Thiên Chúa lan toả và làm cho nền văn minh tình thương của nhân loại được thăng hoa.
Chính Chúa Giêsu đã dạy rằng : “Không phải những ai cứ kêu: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’ là được vào Nước Trời. Nhưng chỉ những ai thi hành Ý muốn của Cha, mới được vào mà thôi” (Mt 7, 21 ). Ngài cũng đã dạy rằng Thiên Chúa chỉ tính sổ với ta về những hành động yêu thương, bác ái mà ta đã làm hoặc đã không làm cho những người anh em của ta (x. Mt 25).
Xin cho điều Chúa dạy về đức bác ái của Tin Mừng in sâu vào tâm trí chúng ta, để chúng ta không bao giờ quên; trái lại luôn cố gắng sống theo lời Chúa dạy để “được sự sống đời đời”. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
Tâm lý triết học chia bác ái ra làm nhiều loại tuỳ theo đặc tính của nó : bác ái đổi chác, theo nghĩa “bánh ít đi, bánh qui lại”; bác ái ngân hàng là bác ái kiểu cho vay lấy lãi một cách sòng phẳng; bác ái vị tha là bác ái hoàn toàn cho đi một cách vô vị lợi; bác ái quảng đại tức là biết sẵng sàng trao ban hơn cả những gì mà đối tượng chờ đợi, v.v… Thế còn bác ái Kitô giáo là loại bác ái nào ? Thưa, đó là bác ái của Tin Mừng, bác ái mang các đặc tính : đại đồng, vị tha và quảng đại.
- Tính đại đồng : Câu hỏi của người luật sĩ, “Ai là cận nhân của tôi ?” phản ánh chiều hướng suy nghĩ của ông. Qua đó ông muốn biết ai là đối tượng của đức ái mà luật dạy : người đồng hương, đồng đạo, người lương dân, hay người ngoại kiều cư ngụ tại Israel ? Tôi phải yêu ai mới gọi là giữ lề luật ? Bởi chưng, người Do thái thời đó hiểu người thân cận chỉ là đồng bào Do thái của mình, hay là đồng đạo với mình, nên họ không thể lưu tâm hay giúp đỡ một người ô uế, thờ ngẫu tượng.
Thế còn đối với Chúa Giêsu thì sao ? Đối với Chúa Giêsu, người thân cận là bất cứ ai, không biệt chủng tộc, màu da, tín ngưỡng… Tất cả đều là anh em, con cùng một Cha trên trời. Khi ra tay giúp đỡ một người được xem là kẻ thù của mình, người Samaria đã thực thi lòng bác ái cách bao dung, đại đồng. Và đây cũng là một nét rất đặc trưng của bác ái Kitô giáo. Quả thế, bác ái Kitô giáo luôn mang tính phổ quát, không loại trừ ai, không cục bộ bè phái, không phân biệt lương hay giáo, Bắc hay Nam, xứ này xứ kia, vùng này hay vùng nọ ….
- Tính vị tha : Thái độ của thầy Tư tế và thầy Lêvi là thái độ của những người chỉ biết quan tâm đến lề luật, hay đúng hơn là chỉ biết quan tâm đến bản thân mình. Khi gặp tình huống khó khăn, họ nghĩ đến bản thân họ trước. Họ đã “tránh sang một bên” mà đi, bỏ mặc người bị nạn. Vì sao ? Vì họ sợ bị phiền hà liên lụy, sợ mất thời gian, mất công, sợ bị ô uế khi chạm vào người bị thương hay người chết. Có thể nói, thầy Tư Tế và thầy Lêvi chỉ chú ý giữ luật ở trên sách vở; trái lại, người Samaria giữ luật trong tim.
Khi gặp người bị nạn, người Samaria đã không ngần ngại đến với người xấu số kia, mà không hề nghĩ rằng mình có thể gặp bao điều phiền toái : hành trình sẽ bị gián đoạn và trễ hẹn, sẽ phải tốn kém, thậm chí có thể bị thiệt thân nữa, vì bọn cướp có thể đang rình rập đâu đó. Ông chỉ quan tâm giúp đỡ nạn nhân, mà không ngại hy sinh, không ngại cả hiểm nguy. Lòng bác ái yêu thương nơi người Samaria không phải là thứ bác ái kiểu đổi chác, cũng không phải là thứ bác ái kiểu ngân hàng, càng không phải là thứ bác ái nữa vời, nhưng là thứ bác ái hoàn toàn vị tha, quên mình, không vụ lợi tính toán, không so đo hơn thiệt để chỉ biết nghĩ và quan tâm đến người khác.
- Tính quảng đại : Dụ ngôn cho biết cả ba người (người Samaria, thầy Tư Tế và thầy Lêvi) đều trông thấy nạn nhân bên đường, song chỉ có người Samaria biết “chạnh lòng thương”. Tuy nhiên, ông không chỉ dừng lại ở mức độ từ “ánh mắt” (trông thấy) “đến trái tim” (chạnh lòng thương) như thế; nhưng còn “đến cả đôi tay”, tức là bằng những hành động rất cụ thể. Ông dừng lại, cúi xuống, đổ dầu rượu (có lẽ ông đã dốc cạn dầu và rượu để làm dịu bớt sự đau đớn cho người bị nạn), và băng bó cẩn thận sau khi đã tẩy trùng cho vết thương. Rồi đặt lên lưng lừa, đưa tới quán trọ mà săn sóc. Hơn thế nữa, ông còn ở lại với người bị nạn : “Hôm sau ông đưa ra hai quan tiền”. Từ ngữ “hôm sau”, mặc nhiên ta có thể hiểu ông đã ở lại với nạn nhân qua đêm để cho người đó qua khỏi cơn nguy kịch đã, rồi mới an lòng ra đi. Chưa hết, ông còn thanh toán mọi chi phí, và dặn dò cặn kẽ với người chủ quán : “Nhờ bác săn sóc người này, có tốn kém bao nhiêu, chính tôi sẽ chi trả khi trở về”. “Chính tôi” sẽ chi trả chứ không phải vợ con anh ta, cha mẹ anh ta, cũng không phải nhà băng, hay dịch vụ bảo hiểm y tế. Lòng quảng đại của ông thật tuyệt vời ! Ông đã không ngại hy sinh thời giờ, sức lực và cả tiền bạc. Nói cách khác, ông đã quảng đại cho đi tấ cả, nhất là cho đi chính mình.
Cách cư xử của người Samaria nói lên một lòng bác ái kiểu mẫu của Tin Mừng. Đó là thứ bác ái Kitô giáo mà dụ ngôn muốn trình bày. Đức Kitô đích thực là người Samaria nhân hậu đối với chúng ta, khi Ngài đã sống trọn hảo đức bác ái đó của Tin Mừng. Đức Kitô đã rời bỏ mọi vinh quang nơi Giêrusalem Thiên Quốc để đến trần gian. Ngài đã cúi xuống trên nhân loại khổ đau để băng bó và chữa lành các vết thương do tội lỗi và sự chết gây ra. Đoạn Ngài ra đi, để nhân loại trong quán trọ là Giáo hội của Ngài, để Giáo hội trông nom chăm sóc hộ Ngài..
Và bây giờ đến lượt chúng ta cũng phải tiếp tục nhiệm vụ của người Samaria nhân lành bên cạnh tất cả những người mà chúng ta gặp và chân tình giúp đỡ, băng bó các vết thương của họ. Vết thương của nghèo đói, đau khổ, bệnh tật, cô đơn, chết chóc,.... Con đường từ Giêrusalem tới Giêricô chính là đường đời, trên đó không thiếu những con người bất hạnh, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị để mặc trong tình trạng sống không ra sống, chết không ra chết. Họ đang là những nạn nhân của bạo lực, bất công, bệnh tật, chiến tranh …. “Hãy đi và làm như thế” luôn là một mệnh lệnh có tính cấp bách.
Sứ điệp Tin Mừng đang thôi thúc chúng ta nỗ lực mỗi ngày làm một việc bác ái cụ thể trong môi trường mà mình đang sống : nơi thôn xóm, nơi công sở, nơi trường học, trên đường đi. Xin hãy làm với một niềm tin tưởng rằng mỗi một cử chỉ bác ái mà ta làm cho tha nhân, dù nhỏ bé đến đâu, cũng đều góp phần làm cho tình yêu của Thiên Chúa lan toả và làm cho nền văn minh tình thương của nhân loại được thăng hoa.
Chính Chúa Giêsu đã dạy rằng : “Không phải những ai cứ kêu: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’ là được vào Nước Trời. Nhưng chỉ những ai thi hành Ý muốn của Cha, mới được vào mà thôi” (Mt 7, 21 ). Ngài cũng đã dạy rằng Thiên Chúa chỉ tính sổ với ta về những hành động yêu thương, bác ái mà ta đã làm hoặc đã không làm cho những người anh em của ta (x. Mt 25).
Xin cho điều Chúa dạy về đức bác ái của Tin Mừng in sâu vào tâm trí chúng ta, để chúng ta không bao giờ quên; trái lại luôn cố gắng sống theo lời Chúa dạy để “được sự sống đời đời”. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long