Dan Lee
07-09-2010, 11:00 PM
TÔI ĐÃ ĐỂ ĐI QUA
Chủ đề: "Không phải mất công nhiều để đến với anh chị em đang đau khổ với lòng trắc ẩn, như Đức Giêsu đã làm."
Một bà đứng bên lề đường đang chờ đèn báo để sang đường. Đối diện với bà bên kia đường là một thiếu nữ khoảng 17 tuổi. Cô ta cũng đợi để sang đường.
Bà không thể nào không thấy là thiếu nữ này đang khóc. Thật vậy, nỗi buồn của cô quá lớn đến nỗi cô không thèm giấu nó.
Trong khoảng khắc ánh mắt hai người gặp nhau. Dù chỉ là khoảng khắc nhưng cũng đủ để bà thấy được sự đau khổ lớn lao ngập đầy đôi mắt người thiếu nữ. Cô gái xoay mặt nhìn chỗ khác.
Khi đèn báo bật sáng. Mỗi người bước khỏi lề và khởi sự bước sang đường.
Khi thiếu nữ gần đến, người đàn bà có thể thấy cô thật xinh xắn, ngoại trừ nỗi buồn hiện rõ trên khuôn mặt.
Ngay khi hai người sắp sửa gặp nhau, bản năng làm mẹ của bà bỗng nhiên nổi dậy. Mọi thứ trong người bà như muốn đến với cô ta để an ủi cô.
Ao ước đó lại càng gia tăng vì người thiếu nữ này cũng trạc tuổi cô con gái của bà.
Nhưng bà đã để cô đi qua. Ngay cả một lời thăm hỏi cũng không. Bà chỉ để cô đi qua mà không nói một lời.
Nhiều giờ sau, đôi mắt ngập tràn đau khổ của cô gái vẫn tiếp tục ám ảnh bà. Bà luôn luôn tự hỏi, "Tại sao mình không quay lại hỏi thăm, 'Cưng ơi, tôi có thể giúp gì cho cô không?' Nhưng mình đã không làm vậy. Mình bước đi. Chắc chắc là cô ta có thể khước từ mình và nghĩ mình là người tò mò. Nhưng có sao đâu!
"Chỉ mất có vài giây đồng hồ, nhưng vài giây đó cũng đủ cho cô ấy biết được là có ai đó quan tâm đến cô. Nhưng mình đã bỏ đi. Mình đã làm như thể cô ấy không hiện diện."
Câu chuyện có thật đó là một trong các câu chuyện cho thấy điều Đức Giêsu muốn nói trong dụ ngôn thật hay của bài phúc âm hôm nay. Đó là: Không phải mất công nhiều để đến với anh chị em đang đau khổ với lòng trắc ẩn.
Để hiểu rõ hơn dụ ngôn của Đức Giêsu, chúng ta cần biết chút đỉnh về hoàn cảnh thời bấy giờ.
Con đường trong dụ ngôn của Đức Giêsu không phải trong tưởng tượng. Thật vậy, đó là một con đường rất nổi tiếng. Đó là con đường duy nhất thời xưa đi từ Giêrusalem đến Giêrikhô.
Lúc ấy con đường ngoằn ngoèo vì các tảng đá lớn. Hậu quả là con đường trở thành sào huyệt nổi tiếng của bọn cướp.
Một lá thư viết từ năm 171 AD than phiền với nhà chức trách về tội ác xảy ra trên con đường này. Có những hồ sơ lịch sử ghi nhận việc người đi đường phải nộp tiền mãi lộ cho bọn cướp để được yên ổn băng qua.
Chính con đường nổi tiếng này đã làm khung cảnh thực tế cho dụ ngôn của Đức Giêsu về người Samari nhân hậu.
Trong dụ ngôn, Đức Giêsu vẽ ra ba loại người khác nhau: một người tư tế, một thầy Lêvi, và một người Samari.
Trước hết, người tư tế. Có lẽ ông đang trên đường đến Giêrusalem để tế lễ trong Đền Thờ. Có lẽ ông nghĩ nạn nhân nằm bên vệ đường đã chết nên ông đi qua.
Nếu một tư tế chạm đến xác người chết, ông bị nhiễm uế và tạm thời bị cấm không được vào Đền Thờ. Do đó, người tư tế không muốn dính dáng đến.
Kế đó là người Lêvi. Ông ta cũng giống như thầy phó tế ngày nay. Không rõ lý do tại sao ông lại bỏ qua.
Có lẽ lý do của ông cũng giống như của người tư tế. Hoặc có lẽ ông sợ nạn nhân này chỉ giả vờ và sẽ tấn công ông nếu ông đến giúp. Do đó, thầy Lêvi cũng không muốn dính líu tới.
Sau cùng, đó là người Samari. Khi đề cao người Samari thành anh hùng trong dụ ngôn, Đức Giêsu chắc đã làm thính giả phải bàng hoàng sửng sốt, vì họ thường tránh xa người Samari như quân phản loạn không đạo đức đàng hoàng.
Người Samari bị cấm không được vào Đền Thờ. Tiến lễ của họ bị từ chối, và lời chứng của họ không được chấp nhận ở tòa án.
Nhưng Đức Giêsu biết việc Người làm khi đưa người Samari thành anh hùng trong câu chuyện. Người muốn dạy cho lớp thính giả Do Thái thấy rằng tình yêu thì không có biên giới. Tình yêu đến với mọi người đang có nhu cầu. Nó không bỏ qua. Nó dừng lại để giúp đỡ; nó muốn dính líu, bất kể người đó là ai.
Và điều đó đưa chúng ta trở lại câu chuyện của người phụ nữ và cô gái phiền muộn. Đến với cô ta và giúp đỡ cô ta thì thật dễ. Như chính bà đã nói:
"Chỉ mất có vài giây đồng hồ, nhưng vài giây đó cũng đủ để cô ta biết là có ai đó lưu tâm đến cô."
Và, nhiều khi, đó là điều mà tất cả những gì một người đau buồn muốn được biết.
Thường những gì họ cần thì không phải tốn nhiều sức lực của chúng ta, không phải mất nhiều thời giờ của chúng ta, không phải tốn kém nhiều tiền bạc của chúng ta. Thường tất cả những gì họ cần thì đơn giản là được thấy chúng ta lưu tâm đến họ.
Và dụ ngôn hôm nay mời gọi chúng ta hãy nhìn đến sự tương giao của chúng ta với người khác.
Nó mời gọi chúng ta hãy tự hỏi chính mình: Chúng ta đáp ứng thế nào với nhu cầu của người khác? Chúng ta có dừng bước và sẵn sàng giúp đỡ họ không? Hay chúng ta bỏ đi, làm như họ không hiện diện?
Đặc biệt, chúng ta có thi hành điều này đối với các phần tử trong gia đình chúng ta hay không? Một dữ kiện buồn thảm của đời sống là đôi khi chúng ta đối xử với người lạ còn tốt hơn với người thân, như vợ chồng, cha mẹ, hay con cái.
Dụ ngôn hôm nay không mời gọi chúng ta đi ra xa, nguy hiểm đến tính mạng và trở thành anh hùng. Nó mời gọi chúng ta đến với người khác, liều mất sự tự cao tự đại của mình và trở nên nhân bản hơn. Nó mời gọi chúng ta lên tiếng hỏi, "Tôi có thể giúp gì không?"
Và nếu lời ngỏ ý của chúng ta bị từ chối thì sao? Như người phụ nữ trong câu chuyện nó, "Thì có sao đâu!" Tối thiểu ai đó biết rằng chúng ta lưu tâm đến hộ. Tối thiểu ai đó biết rằng chúng ta đã ngỏ lời, "Tôi có thể giúp gì không?"
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con cặp mắt để nhìn thấy sự đau khổ trong ánh mắt của người khác, nhất là những người trong chính gia đình chúng con.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con đôi tai để nghe tiếng than khóc của người khác, nhất là những người cùng dòng máu với chúng con.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con lòng trắc ẩn để dám dính dáng đến nhu cầu của người khác, nhất là nhu cầu của những người thân yêu của chúng con.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con sự khiêm tốn đừng bao giờ bỏ qua vì sợ bị khước từ. Nhưng xin ban cho chúng con sự can đảm để đến với họ và hỏi họ, "Tôi có thể giúp gì không?"
Cha Mark Link, S.J.
Chủ đề: "Không phải mất công nhiều để đến với anh chị em đang đau khổ với lòng trắc ẩn, như Đức Giêsu đã làm."
Một bà đứng bên lề đường đang chờ đèn báo để sang đường. Đối diện với bà bên kia đường là một thiếu nữ khoảng 17 tuổi. Cô ta cũng đợi để sang đường.
Bà không thể nào không thấy là thiếu nữ này đang khóc. Thật vậy, nỗi buồn của cô quá lớn đến nỗi cô không thèm giấu nó.
Trong khoảng khắc ánh mắt hai người gặp nhau. Dù chỉ là khoảng khắc nhưng cũng đủ để bà thấy được sự đau khổ lớn lao ngập đầy đôi mắt người thiếu nữ. Cô gái xoay mặt nhìn chỗ khác.
Khi đèn báo bật sáng. Mỗi người bước khỏi lề và khởi sự bước sang đường.
Khi thiếu nữ gần đến, người đàn bà có thể thấy cô thật xinh xắn, ngoại trừ nỗi buồn hiện rõ trên khuôn mặt.
Ngay khi hai người sắp sửa gặp nhau, bản năng làm mẹ của bà bỗng nhiên nổi dậy. Mọi thứ trong người bà như muốn đến với cô ta để an ủi cô.
Ao ước đó lại càng gia tăng vì người thiếu nữ này cũng trạc tuổi cô con gái của bà.
Nhưng bà đã để cô đi qua. Ngay cả một lời thăm hỏi cũng không. Bà chỉ để cô đi qua mà không nói một lời.
Nhiều giờ sau, đôi mắt ngập tràn đau khổ của cô gái vẫn tiếp tục ám ảnh bà. Bà luôn luôn tự hỏi, "Tại sao mình không quay lại hỏi thăm, 'Cưng ơi, tôi có thể giúp gì cho cô không?' Nhưng mình đã không làm vậy. Mình bước đi. Chắc chắc là cô ta có thể khước từ mình và nghĩ mình là người tò mò. Nhưng có sao đâu!
"Chỉ mất có vài giây đồng hồ, nhưng vài giây đó cũng đủ cho cô ấy biết được là có ai đó quan tâm đến cô. Nhưng mình đã bỏ đi. Mình đã làm như thể cô ấy không hiện diện."
Câu chuyện có thật đó là một trong các câu chuyện cho thấy điều Đức Giêsu muốn nói trong dụ ngôn thật hay của bài phúc âm hôm nay. Đó là: Không phải mất công nhiều để đến với anh chị em đang đau khổ với lòng trắc ẩn.
Để hiểu rõ hơn dụ ngôn của Đức Giêsu, chúng ta cần biết chút đỉnh về hoàn cảnh thời bấy giờ.
Con đường trong dụ ngôn của Đức Giêsu không phải trong tưởng tượng. Thật vậy, đó là một con đường rất nổi tiếng. Đó là con đường duy nhất thời xưa đi từ Giêrusalem đến Giêrikhô.
Lúc ấy con đường ngoằn ngoèo vì các tảng đá lớn. Hậu quả là con đường trở thành sào huyệt nổi tiếng của bọn cướp.
Một lá thư viết từ năm 171 AD than phiền với nhà chức trách về tội ác xảy ra trên con đường này. Có những hồ sơ lịch sử ghi nhận việc người đi đường phải nộp tiền mãi lộ cho bọn cướp để được yên ổn băng qua.
Chính con đường nổi tiếng này đã làm khung cảnh thực tế cho dụ ngôn của Đức Giêsu về người Samari nhân hậu.
Trong dụ ngôn, Đức Giêsu vẽ ra ba loại người khác nhau: một người tư tế, một thầy Lêvi, và một người Samari.
Trước hết, người tư tế. Có lẽ ông đang trên đường đến Giêrusalem để tế lễ trong Đền Thờ. Có lẽ ông nghĩ nạn nhân nằm bên vệ đường đã chết nên ông đi qua.
Nếu một tư tế chạm đến xác người chết, ông bị nhiễm uế và tạm thời bị cấm không được vào Đền Thờ. Do đó, người tư tế không muốn dính dáng đến.
Kế đó là người Lêvi. Ông ta cũng giống như thầy phó tế ngày nay. Không rõ lý do tại sao ông lại bỏ qua.
Có lẽ lý do của ông cũng giống như của người tư tế. Hoặc có lẽ ông sợ nạn nhân này chỉ giả vờ và sẽ tấn công ông nếu ông đến giúp. Do đó, thầy Lêvi cũng không muốn dính líu tới.
Sau cùng, đó là người Samari. Khi đề cao người Samari thành anh hùng trong dụ ngôn, Đức Giêsu chắc đã làm thính giả phải bàng hoàng sửng sốt, vì họ thường tránh xa người Samari như quân phản loạn không đạo đức đàng hoàng.
Người Samari bị cấm không được vào Đền Thờ. Tiến lễ của họ bị từ chối, và lời chứng của họ không được chấp nhận ở tòa án.
Nhưng Đức Giêsu biết việc Người làm khi đưa người Samari thành anh hùng trong câu chuyện. Người muốn dạy cho lớp thính giả Do Thái thấy rằng tình yêu thì không có biên giới. Tình yêu đến với mọi người đang có nhu cầu. Nó không bỏ qua. Nó dừng lại để giúp đỡ; nó muốn dính líu, bất kể người đó là ai.
Và điều đó đưa chúng ta trở lại câu chuyện của người phụ nữ và cô gái phiền muộn. Đến với cô ta và giúp đỡ cô ta thì thật dễ. Như chính bà đã nói:
"Chỉ mất có vài giây đồng hồ, nhưng vài giây đó cũng đủ để cô ta biết là có ai đó lưu tâm đến cô."
Và, nhiều khi, đó là điều mà tất cả những gì một người đau buồn muốn được biết.
Thường những gì họ cần thì không phải tốn nhiều sức lực của chúng ta, không phải mất nhiều thời giờ của chúng ta, không phải tốn kém nhiều tiền bạc của chúng ta. Thường tất cả những gì họ cần thì đơn giản là được thấy chúng ta lưu tâm đến họ.
Và dụ ngôn hôm nay mời gọi chúng ta hãy nhìn đến sự tương giao của chúng ta với người khác.
Nó mời gọi chúng ta hãy tự hỏi chính mình: Chúng ta đáp ứng thế nào với nhu cầu của người khác? Chúng ta có dừng bước và sẵn sàng giúp đỡ họ không? Hay chúng ta bỏ đi, làm như họ không hiện diện?
Đặc biệt, chúng ta có thi hành điều này đối với các phần tử trong gia đình chúng ta hay không? Một dữ kiện buồn thảm của đời sống là đôi khi chúng ta đối xử với người lạ còn tốt hơn với người thân, như vợ chồng, cha mẹ, hay con cái.
Dụ ngôn hôm nay không mời gọi chúng ta đi ra xa, nguy hiểm đến tính mạng và trở thành anh hùng. Nó mời gọi chúng ta đến với người khác, liều mất sự tự cao tự đại của mình và trở nên nhân bản hơn. Nó mời gọi chúng ta lên tiếng hỏi, "Tôi có thể giúp gì không?"
Và nếu lời ngỏ ý của chúng ta bị từ chối thì sao? Như người phụ nữ trong câu chuyện nó, "Thì có sao đâu!" Tối thiểu ai đó biết rằng chúng ta lưu tâm đến hộ. Tối thiểu ai đó biết rằng chúng ta đã ngỏ lời, "Tôi có thể giúp gì không?"
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con cặp mắt để nhìn thấy sự đau khổ trong ánh mắt của người khác, nhất là những người trong chính gia đình chúng con.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con đôi tai để nghe tiếng than khóc của người khác, nhất là những người cùng dòng máu với chúng con.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con lòng trắc ẩn để dám dính dáng đến nhu cầu của người khác, nhất là nhu cầu của những người thân yêu của chúng con.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con sự khiêm tốn đừng bao giờ bỏ qua vì sợ bị khước từ. Nhưng xin ban cho chúng con sự can đảm để đến với họ và hỏi họ, "Tôi có thể giúp gì không?"
Cha Mark Link, S.J.