Dan Lee
07-10-2010, 12:03 AM
SUY NIỆM CHÚA NHẬT 15 THƯỜNG NIÊN
Ai là người thân cận của tôi?
Lc 10, 25-37
Càng đồng hành với Chúa Giêsu trên hành trình tiến về Giêrusalem, chúng ta càng hiểu rõ hơn ý nghĩa mà Chúa muốn thực hiện khi cương quyết đến nơi mà Người biết chắc sẽ chịu nhiều đau khổ, sỉ nhục và bị giết chết. Tin mừng hôm nay giúp chúng ta khám phá ra rằng con đường tiến về Giêrusalem của Chúa nhất thiết phải là con đường của tình yêu, con đường của cảm thông và chia sẻ với đồng loại. Với dụ ngôn người Samari tốt lành, hẳn Chúa Giêsu muốn mở ra cho chúng ta giới luật yêu thương đồng loại cách nhưng không.
Câu hỏi mà nhà thông luật đưa ra để thử Chúa Giêsu liên quan đến việc “phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp”. Đây chính là thâm ý của viên thông luật. Ông ta muốn làm thầy dạy về đường chân lý cho Chúa Giêsu. Chúng ta biết, lối giáo dục trong xã hội Dothái cũng như Hylạp xưa theo trình tự mô phạm là thầy giáo đặt câu hỏi, trò trả lời và cuối cùng thầy đưa ra nhận định đúng sai của vấn đề. Thấy được như thế, chúng ta mới hiểu ý định thâm độc của nhà thông luật kia. Ông ta tưởng rằng, là thầy, ông có quyền hỏi Chúa Giêsu và dĩ nhiên Chúa Giêsu phải trở thành học trò trả lời điều ông muốn dạy dỗ để rồi sau đó ông sẽ đưa ra nhận định đúng sai cho vấn đề. Trả lời bằng một câu hỏi, Chúa Giêsu đã chuyển đổi vai “thầy – trò” trong cuộc đối thoại với viên thông luật. Chúa Giêsu không trả lời trực tiếp, nhưng câu hỏi của Người đặt nhà thông luật vào một nước cờ không thể không trả lời và, thật hài hước làm sao, viên thông luật tưởng sẽ làm thầy Chúa Giêsu thì giờ đây đành cúi đầu làm trò, ngoan ngoãn làm bài thi vấn đáp về môn học luân lý tôn giáo. Câu hỏi của Chúa Giêsu với nhà thông luật quả là không khó đối với ông. Dựa vào sách Đệ nhị luật và Lêvi, ông đã trả lời vanh vách vấn đề Chúa nêu ra: “Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn ngươi, và người thân cận như chính mình” (x. Đnl 6,4; Lv 19,18). Nhà thông luật quả là một học trò xuất sắc. Câu trả lời của ông được Chúa Giêsu khen ngợi. Đàng sau lời nhận định theo đúng môtíp sư phạm mà Chúa Giêsu đưa ra cho nhà thông luật, chúng ta còn thấy một sự chuyển biến tâm lý đối với nhà thông luật này. Thật thế, câu hỏi tiếp theo của ông “Nhưng ai là người thân cận của tôi” làm cho chúng ta hiểu rằng nhà thông luật giờ đây không còn ý định thử Chúa nữa mà thực tâm muốn tìm hiểu vấn đề – điều không còn nằm trên bình diện lý thuyết như truyền thống đã nêu mà trên bình diện thực hành. Thế nhưng làm sao để hiểu thế nào là người thân cận của mình? Hẳn chúng ta biết, đối với người Dothái, người thân cận chỉ gồm những ai thuộc chủng tộc Dothái mà thôi. Điều này đã được nói đến trong Kinh thánh (x. Lv 19, 11.13.15.18). Dụ ngôn người Samari tốt lành sẽ giúp cho viên thông luật nhận ra cái nhìn hẹp hòi của mình, đồng thời cũng là câu trả lời cho chúng ta về điều mà nhà thông luật thắc mắc.
Đoạn đường từ Giêrusalem xuống Giêrikhô dài khoảng 25 km đi qua nhiều đoạn đèo dốc hiểm trở. Bọn cướp thường lợi dụng địa hình hiểm trở này để ra tay cướp của giết người. Một người chẳng may bị bọn cướp trấn lột, bị đánh đập nhừ tử và đang rất cần sự trợ giúp của người khác.
Cứ theo mạch văn Tin mừng, thì người lâm nạn đúng là một người Dothái. Và, cũng theo quan niệm của Dothái giáo thì con người khốn khổ này hẳn sẽ là ưu tiên hàng đầu đối với bất cứ người Dothái nào gặp phải. Thế nhưng, lạ lùng thay, những bậc vị vọng trong giới thượng tế Dothái giáo là Tư tế và Lêvi lại tỏ ra ghẻ lạnh, thờ ơ đến ngay cả đồng loại của mình! Các ông trong giới thượng tế này không phải không trông thấy đồng loại mình đang quằn quại rên xiết bên vệ đường, nhưng điều gì khiến các ông tỏ ra lạnh lùng đến thế? Đơn giản là vì các ông đã quá chú trọng đến khoản luật cấm được ghi trong sách Dân số khi nói đến việc chạm tay vào xác chết, vào người bị đả thương,… thì sẽ bị ô uế trong 7 ngày (x. Ds 19, 11-13.16). Thế nhưng thưa các ông Tư tế và Lêvi, chẳng lẽ các ông lại không nhớ lời Giavê Thiên Chúa nói qua miệng ngôn sứ Hôsê ư, rằng Người chỉ “muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế” (x. Hs 6,6)? Các ông đã quên mất điều trọng yếu này trong phần thực hành giới luật của mình.
Ngược lại với các nhà thượng tế, người Samari vốn được xem là kẻ đa nguyên về tôn giáo, lai căng về chủng tộc và được người Dothái xem là kẻ xa lạ, cần tránh xa bao có thể lại trở nên khuôn mẫu về lòng nhân từ. Có một thực tế là, điều mà mọi người cho là thân thuộc lại trở nên xa lạ và, kẻ bị xem là xa lạ lại trở thành thân thuộc. Sở dĩ có sự đảo lộn trật tự này chung quy cũng chỉ ở cách nhìn nhận vấn đề và tấm lòng yêu mến đồng loại.
Gặp người hoạn nạn, người Samari đã không suy nghĩ, không lý luận xem “ai là người thân cận, là anh em tôi” rồi mới hành động. Anh chỉ nhìn ra một con người đang đau khổ, cần được cứu giúp mà không xem xét gốc gác của người ấy có đồng chủng tộc, có đồng quan điểm, chính kiến với mình hay không. Người Samari hành động ngay lập tức là cứu giúp nạn nhân và chính hành động này, anh đã trở nên người thân cận, người anh em của nạn nhân. Đối với Chúa Giêsu, khi gặp người hoạn nạn khốn khổ không phải là lúc ngồi xuống để hỏi xem họ có phải “là người thân cận của tôi” hay không, mà là xắn tay áo lên hành động với một trái tim đầy tình yêu mến. Những động tác thuần thục của người Samari khiến chúng ta thấy dường như anh không phải làm công việc này lần đầu mà là nhiều lần, rất quen thuộc như là thói quen, như là hơi thở của mình vậy. Anh đã yêu thương người bị nạn như chính mình. Anh đã hy sinh tất cả chỉ mong sao mọi điều tốt lành sẽ đến với người kém may mắn.
Giáo huấn của Chúa Giêsu về lòng nhân ái thật rõ ràng, không cầu kỳ khó hiểu nhưng rất thực tế. Thiên Chúa không phải là Đấng ở trên cao để con người ngưỡng mộ tôn kính mà là Đấng đang ẩn mình ngay trong chính những người bị thương, khốn khó, nằm vất vưởng bên vệ đường. Tình yêu chân thành của chúng ta đối với Thiên Chúa chỉ có thể thực hiện khi và chỉ khi chúng ta yêu thương những con người gặp khốn khó, bệnh hoạn tật nguyền. Đối với Chúa Giêsu, người thân cận là người thực thi lòng nhân ái bao dung chứ không phải người chỉ biết hưởng thụ lòng xót thương.
“Hãy đi và cũng hãy làm như vậy” là lời nhắn gửi của Chúa Giêsu không chỉ cho nhà thông luật mà còn cho chính mỗi người chúng ta đang sống trong một xã hội đang mất dần lòng nhân hậu và sự bao dung. Ước gì mỗi bước chân của người Kytô sẽ vang vọng lời mời gọi của Chúa là thực thi Đức ái giữa lòng nhân loại.
Lm Joseph Phạm Ngọc Ngôn,Csjb
Ai là người thân cận của tôi?
Lc 10, 25-37
Càng đồng hành với Chúa Giêsu trên hành trình tiến về Giêrusalem, chúng ta càng hiểu rõ hơn ý nghĩa mà Chúa muốn thực hiện khi cương quyết đến nơi mà Người biết chắc sẽ chịu nhiều đau khổ, sỉ nhục và bị giết chết. Tin mừng hôm nay giúp chúng ta khám phá ra rằng con đường tiến về Giêrusalem của Chúa nhất thiết phải là con đường của tình yêu, con đường của cảm thông và chia sẻ với đồng loại. Với dụ ngôn người Samari tốt lành, hẳn Chúa Giêsu muốn mở ra cho chúng ta giới luật yêu thương đồng loại cách nhưng không.
Câu hỏi mà nhà thông luật đưa ra để thử Chúa Giêsu liên quan đến việc “phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp”. Đây chính là thâm ý của viên thông luật. Ông ta muốn làm thầy dạy về đường chân lý cho Chúa Giêsu. Chúng ta biết, lối giáo dục trong xã hội Dothái cũng như Hylạp xưa theo trình tự mô phạm là thầy giáo đặt câu hỏi, trò trả lời và cuối cùng thầy đưa ra nhận định đúng sai của vấn đề. Thấy được như thế, chúng ta mới hiểu ý định thâm độc của nhà thông luật kia. Ông ta tưởng rằng, là thầy, ông có quyền hỏi Chúa Giêsu và dĩ nhiên Chúa Giêsu phải trở thành học trò trả lời điều ông muốn dạy dỗ để rồi sau đó ông sẽ đưa ra nhận định đúng sai cho vấn đề. Trả lời bằng một câu hỏi, Chúa Giêsu đã chuyển đổi vai “thầy – trò” trong cuộc đối thoại với viên thông luật. Chúa Giêsu không trả lời trực tiếp, nhưng câu hỏi của Người đặt nhà thông luật vào một nước cờ không thể không trả lời và, thật hài hước làm sao, viên thông luật tưởng sẽ làm thầy Chúa Giêsu thì giờ đây đành cúi đầu làm trò, ngoan ngoãn làm bài thi vấn đáp về môn học luân lý tôn giáo. Câu hỏi của Chúa Giêsu với nhà thông luật quả là không khó đối với ông. Dựa vào sách Đệ nhị luật và Lêvi, ông đã trả lời vanh vách vấn đề Chúa nêu ra: “Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn ngươi, và người thân cận như chính mình” (x. Đnl 6,4; Lv 19,18). Nhà thông luật quả là một học trò xuất sắc. Câu trả lời của ông được Chúa Giêsu khen ngợi. Đàng sau lời nhận định theo đúng môtíp sư phạm mà Chúa Giêsu đưa ra cho nhà thông luật, chúng ta còn thấy một sự chuyển biến tâm lý đối với nhà thông luật này. Thật thế, câu hỏi tiếp theo của ông “Nhưng ai là người thân cận của tôi” làm cho chúng ta hiểu rằng nhà thông luật giờ đây không còn ý định thử Chúa nữa mà thực tâm muốn tìm hiểu vấn đề – điều không còn nằm trên bình diện lý thuyết như truyền thống đã nêu mà trên bình diện thực hành. Thế nhưng làm sao để hiểu thế nào là người thân cận của mình? Hẳn chúng ta biết, đối với người Dothái, người thân cận chỉ gồm những ai thuộc chủng tộc Dothái mà thôi. Điều này đã được nói đến trong Kinh thánh (x. Lv 19, 11.13.15.18). Dụ ngôn người Samari tốt lành sẽ giúp cho viên thông luật nhận ra cái nhìn hẹp hòi của mình, đồng thời cũng là câu trả lời cho chúng ta về điều mà nhà thông luật thắc mắc.
Đoạn đường từ Giêrusalem xuống Giêrikhô dài khoảng 25 km đi qua nhiều đoạn đèo dốc hiểm trở. Bọn cướp thường lợi dụng địa hình hiểm trở này để ra tay cướp của giết người. Một người chẳng may bị bọn cướp trấn lột, bị đánh đập nhừ tử và đang rất cần sự trợ giúp của người khác.
Cứ theo mạch văn Tin mừng, thì người lâm nạn đúng là một người Dothái. Và, cũng theo quan niệm của Dothái giáo thì con người khốn khổ này hẳn sẽ là ưu tiên hàng đầu đối với bất cứ người Dothái nào gặp phải. Thế nhưng, lạ lùng thay, những bậc vị vọng trong giới thượng tế Dothái giáo là Tư tế và Lêvi lại tỏ ra ghẻ lạnh, thờ ơ đến ngay cả đồng loại của mình! Các ông trong giới thượng tế này không phải không trông thấy đồng loại mình đang quằn quại rên xiết bên vệ đường, nhưng điều gì khiến các ông tỏ ra lạnh lùng đến thế? Đơn giản là vì các ông đã quá chú trọng đến khoản luật cấm được ghi trong sách Dân số khi nói đến việc chạm tay vào xác chết, vào người bị đả thương,… thì sẽ bị ô uế trong 7 ngày (x. Ds 19, 11-13.16). Thế nhưng thưa các ông Tư tế và Lêvi, chẳng lẽ các ông lại không nhớ lời Giavê Thiên Chúa nói qua miệng ngôn sứ Hôsê ư, rằng Người chỉ “muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế” (x. Hs 6,6)? Các ông đã quên mất điều trọng yếu này trong phần thực hành giới luật của mình.
Ngược lại với các nhà thượng tế, người Samari vốn được xem là kẻ đa nguyên về tôn giáo, lai căng về chủng tộc và được người Dothái xem là kẻ xa lạ, cần tránh xa bao có thể lại trở nên khuôn mẫu về lòng nhân từ. Có một thực tế là, điều mà mọi người cho là thân thuộc lại trở nên xa lạ và, kẻ bị xem là xa lạ lại trở thành thân thuộc. Sở dĩ có sự đảo lộn trật tự này chung quy cũng chỉ ở cách nhìn nhận vấn đề và tấm lòng yêu mến đồng loại.
Gặp người hoạn nạn, người Samari đã không suy nghĩ, không lý luận xem “ai là người thân cận, là anh em tôi” rồi mới hành động. Anh chỉ nhìn ra một con người đang đau khổ, cần được cứu giúp mà không xem xét gốc gác của người ấy có đồng chủng tộc, có đồng quan điểm, chính kiến với mình hay không. Người Samari hành động ngay lập tức là cứu giúp nạn nhân và chính hành động này, anh đã trở nên người thân cận, người anh em của nạn nhân. Đối với Chúa Giêsu, khi gặp người hoạn nạn khốn khổ không phải là lúc ngồi xuống để hỏi xem họ có phải “là người thân cận của tôi” hay không, mà là xắn tay áo lên hành động với một trái tim đầy tình yêu mến. Những động tác thuần thục của người Samari khiến chúng ta thấy dường như anh không phải làm công việc này lần đầu mà là nhiều lần, rất quen thuộc như là thói quen, như là hơi thở của mình vậy. Anh đã yêu thương người bị nạn như chính mình. Anh đã hy sinh tất cả chỉ mong sao mọi điều tốt lành sẽ đến với người kém may mắn.
Giáo huấn của Chúa Giêsu về lòng nhân ái thật rõ ràng, không cầu kỳ khó hiểu nhưng rất thực tế. Thiên Chúa không phải là Đấng ở trên cao để con người ngưỡng mộ tôn kính mà là Đấng đang ẩn mình ngay trong chính những người bị thương, khốn khó, nằm vất vưởng bên vệ đường. Tình yêu chân thành của chúng ta đối với Thiên Chúa chỉ có thể thực hiện khi và chỉ khi chúng ta yêu thương những con người gặp khốn khó, bệnh hoạn tật nguyền. Đối với Chúa Giêsu, người thân cận là người thực thi lòng nhân ái bao dung chứ không phải người chỉ biết hưởng thụ lòng xót thương.
“Hãy đi và cũng hãy làm như vậy” là lời nhắn gửi của Chúa Giêsu không chỉ cho nhà thông luật mà còn cho chính mỗi người chúng ta đang sống trong một xã hội đang mất dần lòng nhân hậu và sự bao dung. Ước gì mỗi bước chân của người Kytô sẽ vang vọng lời mời gọi của Chúa là thực thi Đức ái giữa lòng nhân loại.
Lm Joseph Phạm Ngọc Ngôn,Csjb