Dan Lee
07-12-2010, 12:20 AM
Suy Niệm Lời Chúa, Chúa Nhật 15 thường niên năm C (Đnl 30,10-14; Lc 10,25-37)
Kính thưa quí ông bà anh chị em, trong mọi sinh hoạt của cuộc sống hằng ngày, không biết có người nào tìm ra được việc gì mà không có điều kiện của nó không, cho dù là việc rấr nhỏ, điều kiện là “ Nếu-if”. Nhất là trong thị trường kinh tế ngày hôm nay thì ‘điều kiện’ lại đòi hỏi hơn bao giờ hết. Chẳng hạn, nếu anh có tiền thì anh sẽ có cái này cái kia. Nếu anh giữ hợp đồng đúng, thì anh sẽ được những điều như trong hợp đồng đã nói… Hôm nay trong bài đọc 1, sách Đệ Nhị Luật cũng nói cho chúng ta về điều điện cần phải có nơi mỗi người đó là: “Nếu các người nghe tiếng Chúa, thì hãy tuân giữ các giới răn của Ngài”. Nghe và tuân giữ là điều kiện cần phải có đối với bất kỳ ai. Nhưng ông Môsê sợ nhiều người biện hộ rằng: “Chúng tôi không tuân giữ lời Chúa, vì chúng tôi không nghe tiếng Chúa”. Chính vì thế mà Môsê đã nói cho họ biết: “Lời Chúa không ở đâu xa và không phải dày công để đi tìm ở đâu; mà Lời Chúa ngay bên cạnh các ngươi, nơi miệng các ngươi, trong lòng các ngươi, để các ngươi thực thi. Thánh Phaolo cũng đã nói về sự nhận biết Thiên Chúa rất hiển nhiên trong thơ Rôma, nên không ai biện hộ được điều này, thánh nhân nói: “Những gì người ta có thể biết về Thiên Chúa, thì thật là hiển nhiên trước mắt họ, vì chính Thiên Chúa đã cho họ thấy rõ. Quả vậy, những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa, tức là quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người. Do đó, họ không thể tự bào chữa được” (Rm 1,19-20).
Lời của của ông Môsê và của thánh Phaolo vẫn luôn hiện thực cho mọi thời đại và cho mỗi người; vì con người hay dùng lý lẽ để biện minh cho điều mình muốn tránh né, không muốn biết, như thầy thông luật mà trong bài Tin Mừng đến hỏi Chúa Giêsu: để được sự sống đời đời thì ông cần phải làm gì? Cũng như ngày hôm nay không thiếu những người là Kitô hữu vẫn hỏi “Tôi phải làm gì để được vào thiên đàng”. Làm gì thì sách luật, giáo lý của Giáo Hội, kinh Thánh và nhất là qua lời của Chúa Giêsu dạy thật rõ ràng: “Hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết tâm trí ngươi, và hãy yêu mến anh em như chính mình ngươi”. Đây là trọng tâm của đạo Thiên Chúa, đây là chìa khóa giúp mọi người mở của nước hằng sống, không ai có thể biện minh hay lấy cái gì thay thế cho hai điều quan trọng thiết yếu này; Mến Chúa- yêu người là hai vế song đôi, không thể tách rời nhau được, như hình với bóng, như hơi thở: hít vào- thởi ra vậy.
Có lẽ, sự yêu mến con người tự nhiên thì dễ như: yêu những người mà ta thích, ta thấy dễ yêu, yêu những người giúp đỡ ta, những người cùng cảnh ngộ, yêu như thế là cái yêu tự nhiên, nhưng để có được tình yêu nhưng không, yêu không mong đền đáp, yêu bất kỳ ai và yêu ngay cả những người ghét mình, những thù địch của mình, muốn có được tình yêu này, chúng ta cần phải đạt đến tình yêu của Thiên Chúa, nhưng phải yêu Chúa đến mức độ trên hết mọi sự hay nói khác đi yêu như Chúa đã yêu ta, Ngài yêu chúng ta ngay khi chúng ta còn là tội lỗi, là phản nghịch, như lời của thánh Phaolo tông đồ trong thơ gởi tín hữu Rôma: “Quả vậy, khi chúng ta không có sức làm được gì vì còn là hạng người vô đạo, thì theo đúng kỳ hạn, Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta. Hầu như không ai chết vì người công chính, hoạ may có ai dám chết vì một người lương thiện chăng. Thế mà Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta. (Rm 5, 6-8). Và ngay cả trong cơn đau khổ tột cùng trên thánh gía, lại bị nhạo báng chê cười của kể thù thì Chúa Giêsu vẫn yêu họ nên Ngài đã tha thứ cho họ: “Bấy giờ Đức Giê-su cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm." ( Lc, 23,34)
Vậy thì ngày hôm nay, thế giới, gia đình và mỗi một cá nhân muốn có hoà bình đích thực, muốn có hạnh phúc đích thực và nhất là muốn có được sự sống đời đời thì hơn bao giờ hết cần phải trở lại Kinh Thánh, sống triệt để với lời của Chúa và phải thực hành bằng được khuôn vàng thước ngọc mà qua bài Tin Mừng hôm nay Chúa nói với thầy thông luật cũng là nói với tất cả mọi người rằng: hãy làm điều mà chính thầy thông luật biết rất rõ và đã trả lời rất đúng. “Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức, và hết trí khôn ngươi, và hãy yêu mến anh em như chính mình ngươi”. ( LC 10,26).
Lạy Chúa, có lẽ hằng ngày chúng con đọc và nói thuộc lòng thật dễ dàng câu: “ Mến Chúa, yêu người” nhưng trong thực hành qủa là không dễ chút nào, nhưng dù muốn dù không, nếu chúng con muốn có được sự sống đời đời thì buộc chúng con phải làm, đây là điều kiện không có gì thay thế được. Xin Chúa cho chúng con có được tình yêu như Chúa, có như thế chúng con sẽ dễ dàng mến yêu Chúa hết lòng hết sức và yêu mến tha nhân như chính mình. Xin Mẹ La Vang, thánh cả Giuse, các thánh trên trời cầu thay nguyện giúp cho chúng con để chúng con thực hành được lời Chúa đòi hỏi chúng con. Amen.
Lm. Phaolô Cao Thế Bình, SDD
Kính thưa quí ông bà anh chị em, trong mọi sinh hoạt của cuộc sống hằng ngày, không biết có người nào tìm ra được việc gì mà không có điều kiện của nó không, cho dù là việc rấr nhỏ, điều kiện là “ Nếu-if”. Nhất là trong thị trường kinh tế ngày hôm nay thì ‘điều kiện’ lại đòi hỏi hơn bao giờ hết. Chẳng hạn, nếu anh có tiền thì anh sẽ có cái này cái kia. Nếu anh giữ hợp đồng đúng, thì anh sẽ được những điều như trong hợp đồng đã nói… Hôm nay trong bài đọc 1, sách Đệ Nhị Luật cũng nói cho chúng ta về điều điện cần phải có nơi mỗi người đó là: “Nếu các người nghe tiếng Chúa, thì hãy tuân giữ các giới răn của Ngài”. Nghe và tuân giữ là điều kiện cần phải có đối với bất kỳ ai. Nhưng ông Môsê sợ nhiều người biện hộ rằng: “Chúng tôi không tuân giữ lời Chúa, vì chúng tôi không nghe tiếng Chúa”. Chính vì thế mà Môsê đã nói cho họ biết: “Lời Chúa không ở đâu xa và không phải dày công để đi tìm ở đâu; mà Lời Chúa ngay bên cạnh các ngươi, nơi miệng các ngươi, trong lòng các ngươi, để các ngươi thực thi. Thánh Phaolo cũng đã nói về sự nhận biết Thiên Chúa rất hiển nhiên trong thơ Rôma, nên không ai biện hộ được điều này, thánh nhân nói: “Những gì người ta có thể biết về Thiên Chúa, thì thật là hiển nhiên trước mắt họ, vì chính Thiên Chúa đã cho họ thấy rõ. Quả vậy, những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa, tức là quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người. Do đó, họ không thể tự bào chữa được” (Rm 1,19-20).
Lời của của ông Môsê và của thánh Phaolo vẫn luôn hiện thực cho mọi thời đại và cho mỗi người; vì con người hay dùng lý lẽ để biện minh cho điều mình muốn tránh né, không muốn biết, như thầy thông luật mà trong bài Tin Mừng đến hỏi Chúa Giêsu: để được sự sống đời đời thì ông cần phải làm gì? Cũng như ngày hôm nay không thiếu những người là Kitô hữu vẫn hỏi “Tôi phải làm gì để được vào thiên đàng”. Làm gì thì sách luật, giáo lý của Giáo Hội, kinh Thánh và nhất là qua lời của Chúa Giêsu dạy thật rõ ràng: “Hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết tâm trí ngươi, và hãy yêu mến anh em như chính mình ngươi”. Đây là trọng tâm của đạo Thiên Chúa, đây là chìa khóa giúp mọi người mở của nước hằng sống, không ai có thể biện minh hay lấy cái gì thay thế cho hai điều quan trọng thiết yếu này; Mến Chúa- yêu người là hai vế song đôi, không thể tách rời nhau được, như hình với bóng, như hơi thở: hít vào- thởi ra vậy.
Có lẽ, sự yêu mến con người tự nhiên thì dễ như: yêu những người mà ta thích, ta thấy dễ yêu, yêu những người giúp đỡ ta, những người cùng cảnh ngộ, yêu như thế là cái yêu tự nhiên, nhưng để có được tình yêu nhưng không, yêu không mong đền đáp, yêu bất kỳ ai và yêu ngay cả những người ghét mình, những thù địch của mình, muốn có được tình yêu này, chúng ta cần phải đạt đến tình yêu của Thiên Chúa, nhưng phải yêu Chúa đến mức độ trên hết mọi sự hay nói khác đi yêu như Chúa đã yêu ta, Ngài yêu chúng ta ngay khi chúng ta còn là tội lỗi, là phản nghịch, như lời của thánh Phaolo tông đồ trong thơ gởi tín hữu Rôma: “Quả vậy, khi chúng ta không có sức làm được gì vì còn là hạng người vô đạo, thì theo đúng kỳ hạn, Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta. Hầu như không ai chết vì người công chính, hoạ may có ai dám chết vì một người lương thiện chăng. Thế mà Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta. (Rm 5, 6-8). Và ngay cả trong cơn đau khổ tột cùng trên thánh gía, lại bị nhạo báng chê cười của kể thù thì Chúa Giêsu vẫn yêu họ nên Ngài đã tha thứ cho họ: “Bấy giờ Đức Giê-su cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm." ( Lc, 23,34)
Vậy thì ngày hôm nay, thế giới, gia đình và mỗi một cá nhân muốn có hoà bình đích thực, muốn có hạnh phúc đích thực và nhất là muốn có được sự sống đời đời thì hơn bao giờ hết cần phải trở lại Kinh Thánh, sống triệt để với lời của Chúa và phải thực hành bằng được khuôn vàng thước ngọc mà qua bài Tin Mừng hôm nay Chúa nói với thầy thông luật cũng là nói với tất cả mọi người rằng: hãy làm điều mà chính thầy thông luật biết rất rõ và đã trả lời rất đúng. “Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức, và hết trí khôn ngươi, và hãy yêu mến anh em như chính mình ngươi”. ( LC 10,26).
Lạy Chúa, có lẽ hằng ngày chúng con đọc và nói thuộc lòng thật dễ dàng câu: “ Mến Chúa, yêu người” nhưng trong thực hành qủa là không dễ chút nào, nhưng dù muốn dù không, nếu chúng con muốn có được sự sống đời đời thì buộc chúng con phải làm, đây là điều kiện không có gì thay thế được. Xin Chúa cho chúng con có được tình yêu như Chúa, có như thế chúng con sẽ dễ dàng mến yêu Chúa hết lòng hết sức và yêu mến tha nhân như chính mình. Xin Mẹ La Vang, thánh cả Giuse, các thánh trên trời cầu thay nguyện giúp cho chúng con để chúng con thực hành được lời Chúa đòi hỏi chúng con. Amen.
Lm. Phaolô Cao Thế Bình, SDD