Dan Lee
07-13-2010, 11:45 PM
MỘT TÂM HỒN
Một Tâm Hồn đây không phải là tựa sách của Thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu mà là cách nói của tác giả Dũ lan Lê Anh Dũng đã sử dụng để kết bài viết trong mục “Góc Nhà” trên tuần báo CGvDT số 1776. Thật thú vị khi được biết thêm một con người có trái tim vĩ đại: Lm P.A. Nguyễn Đức Quang (NĐQ). Tôi thấy cảm kích!
Là một giáo sư triết dạy tại ĐCV Thánh Giuse, nhưng Lm NĐQ đã tình nguyện lên miền sơn cước để phục vụ và mở mang cộng đoàn. Nơi ngài đến là Đami, thuộc Hàm Thuận Bắc, nghe tên đủ biết vùng sâu vùng xa có những người dân tộc thiểu số “nghèo” nhiều thứ. Tới nay, Lm NĐQ đã khai sinh thêm các cộng đoàn khác là Đaguri, Ladày, Đatro, Đakim I và Đakim II.
Một con người tình nguyện “bỏ phố lên rừng” hẳn là người sâu sắc, đạo đức và chân tu nên mới khả dĩ dấn thân trọn vẹn như thế theo Tôn ý Đức Kitô. Những Linh mục như vậy mới thật là chủ chăn hết lòng yêu thương đoàn chiên, những chủ chăn mà Thiên Chúa và Giáo hội luôn rất cần.
Trước đây, hẳn nhiều người còn nhớ Giám mục Jean Cassaigne – quen gọi thân mật theo âm Việt ngữ là Cha Sanh, thuộc Hội Thừa sai Paris, vị tông đồ người cùi, người sáng lập trại cùi Di linh, và được mệnh danh là “ông tổ của công cuộc truyền giáo cho người dân tộc”. Chính ngài đã rửa tội cho bà Katrút ngày 7/12/1927, người phụ nữ dân tộc Kơho đầu tiên nhập đạo. (Bà này bị phong cùi và qua đời ngày 20/12/1927).
Sau khi đến Việt nam, thứ tư 20/10/1926, Lm Cassaigne lên đường đến thí điểm truyền giáo Di Linh. Ngài đi từ Sàigòn đến Phan Thiết, rồi từ Ma Lâm lên Cao nguyên Di Linh. Nhưng gặp mưa bão càn quét vùng cao nguyên làm con đường từ Ma Lâm lên Di Linh hư hại nặng nên ngài phải trở về Sàigòn. Ngày 24/01/1927, Lm Cassaigne mới có thể từ Đàlạt chính thức đến nhận thí điểm truyền giáo Di Linh.
Rồi Lm Jean Cassaigne được bổ nhiệm làm Giám mục Sàigòn, được tấn phong ngày 24/6/1941 với khẩu hiệu “Bác ái và Yêu thương”. Tòa Giám mục luôn rộng mở đón tiếp bất kỳ ai muốn gặp. Ngài thường xuyên dùng xe đạp hoặc Vespa đi thăm các khu dân cư nghèo ở Sàigòn. Nhưng rồi ngài xin từ chức Giám mục để về sống trọn vẹn với người cùi từ ngày 2/12/1955. Ngài cũng bị phong cùi, ngài được Chúa gọi về lúc 01g25 sáng ngày 31/10/1973.
Di ngôn của Gm Jean Cassaigne giản dị mà thâm thúy: "Tôi là kẻ từng mơ thành một Thừa Sai tầm thường. Tôi, kẻ đã coi sự nghèo khó của mình là niềm hãnh diện và niềm vui, lại trở thành một hoàng tử của Giáo Hội. Nhưng, dù người ta sẽ thay y phục và chỗ ở của tôi, song chẳng ai thay được con người chất phác nơi tôi".
Vâng, đó là một tâm hồn...
Công giáo có từ “bài sai” để diễn tả việc bổ nhiệm một Linh mục về phục vụ một nơi nào đó. Đó là đức vâng lời. Nhưng có thể thâm tâm linh mục đó chưa hẳn muốn. Có một số linh mục còn ra điều kiện với Giám mục thì mới chấp nhận theo “bài sai”. Các tông đồ cũng đã từng mắc phải khi có vị xin được ngồi bên phải và bên trái Chúa.
Tuy nhiên, có những tâm hồn vĩ đại hoàn toàn tự nguyện bỏ cuộc sống thuận lợi mà đến nơi có nhiều khó khăn chỉ vì dấn thân theo Chúa. Đẹp thay những bước chân rao giảng Tin Mừng!
Khổng Tử nói: “Đừng lo mình không có chức vị, chỉ lo mình không đủ tài năng để đảm nhận chức vụ đó”. Câu nói này khiến chúng ta phải suy nghĩ!
TRẦM THIÊN THU
TẤM BÁNH
Đời con là tấm bánh
Muốn được bẻ nhỏ ra
Xin Chúa Trời chí thánh
Giúp con biết sẻ chia
Đời con là tấm bánh
Vị mặn, ngọt, chua, cay
Xin tự nguyện trao tặng
Không phân biệt một ai
Tấm bánh không đặc biệt
Chắc hẳn là khô ngon
Nhưng ước muốn chân thật
Không ác ý, dối gian
TRẦM THIÊN THU
Một Tâm Hồn đây không phải là tựa sách của Thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu mà là cách nói của tác giả Dũ lan Lê Anh Dũng đã sử dụng để kết bài viết trong mục “Góc Nhà” trên tuần báo CGvDT số 1776. Thật thú vị khi được biết thêm một con người có trái tim vĩ đại: Lm P.A. Nguyễn Đức Quang (NĐQ). Tôi thấy cảm kích!
Là một giáo sư triết dạy tại ĐCV Thánh Giuse, nhưng Lm NĐQ đã tình nguyện lên miền sơn cước để phục vụ và mở mang cộng đoàn. Nơi ngài đến là Đami, thuộc Hàm Thuận Bắc, nghe tên đủ biết vùng sâu vùng xa có những người dân tộc thiểu số “nghèo” nhiều thứ. Tới nay, Lm NĐQ đã khai sinh thêm các cộng đoàn khác là Đaguri, Ladày, Đatro, Đakim I và Đakim II.
Một con người tình nguyện “bỏ phố lên rừng” hẳn là người sâu sắc, đạo đức và chân tu nên mới khả dĩ dấn thân trọn vẹn như thế theo Tôn ý Đức Kitô. Những Linh mục như vậy mới thật là chủ chăn hết lòng yêu thương đoàn chiên, những chủ chăn mà Thiên Chúa và Giáo hội luôn rất cần.
Trước đây, hẳn nhiều người còn nhớ Giám mục Jean Cassaigne – quen gọi thân mật theo âm Việt ngữ là Cha Sanh, thuộc Hội Thừa sai Paris, vị tông đồ người cùi, người sáng lập trại cùi Di linh, và được mệnh danh là “ông tổ của công cuộc truyền giáo cho người dân tộc”. Chính ngài đã rửa tội cho bà Katrút ngày 7/12/1927, người phụ nữ dân tộc Kơho đầu tiên nhập đạo. (Bà này bị phong cùi và qua đời ngày 20/12/1927).
Sau khi đến Việt nam, thứ tư 20/10/1926, Lm Cassaigne lên đường đến thí điểm truyền giáo Di Linh. Ngài đi từ Sàigòn đến Phan Thiết, rồi từ Ma Lâm lên Cao nguyên Di Linh. Nhưng gặp mưa bão càn quét vùng cao nguyên làm con đường từ Ma Lâm lên Di Linh hư hại nặng nên ngài phải trở về Sàigòn. Ngày 24/01/1927, Lm Cassaigne mới có thể từ Đàlạt chính thức đến nhận thí điểm truyền giáo Di Linh.
Rồi Lm Jean Cassaigne được bổ nhiệm làm Giám mục Sàigòn, được tấn phong ngày 24/6/1941 với khẩu hiệu “Bác ái và Yêu thương”. Tòa Giám mục luôn rộng mở đón tiếp bất kỳ ai muốn gặp. Ngài thường xuyên dùng xe đạp hoặc Vespa đi thăm các khu dân cư nghèo ở Sàigòn. Nhưng rồi ngài xin từ chức Giám mục để về sống trọn vẹn với người cùi từ ngày 2/12/1955. Ngài cũng bị phong cùi, ngài được Chúa gọi về lúc 01g25 sáng ngày 31/10/1973.
Di ngôn của Gm Jean Cassaigne giản dị mà thâm thúy: "Tôi là kẻ từng mơ thành một Thừa Sai tầm thường. Tôi, kẻ đã coi sự nghèo khó của mình là niềm hãnh diện và niềm vui, lại trở thành một hoàng tử của Giáo Hội. Nhưng, dù người ta sẽ thay y phục và chỗ ở của tôi, song chẳng ai thay được con người chất phác nơi tôi".
Vâng, đó là một tâm hồn...
Công giáo có từ “bài sai” để diễn tả việc bổ nhiệm một Linh mục về phục vụ một nơi nào đó. Đó là đức vâng lời. Nhưng có thể thâm tâm linh mục đó chưa hẳn muốn. Có một số linh mục còn ra điều kiện với Giám mục thì mới chấp nhận theo “bài sai”. Các tông đồ cũng đã từng mắc phải khi có vị xin được ngồi bên phải và bên trái Chúa.
Tuy nhiên, có những tâm hồn vĩ đại hoàn toàn tự nguyện bỏ cuộc sống thuận lợi mà đến nơi có nhiều khó khăn chỉ vì dấn thân theo Chúa. Đẹp thay những bước chân rao giảng Tin Mừng!
Khổng Tử nói: “Đừng lo mình không có chức vị, chỉ lo mình không đủ tài năng để đảm nhận chức vụ đó”. Câu nói này khiến chúng ta phải suy nghĩ!
TRẦM THIÊN THU
TẤM BÁNH
Đời con là tấm bánh
Muốn được bẻ nhỏ ra
Xin Chúa Trời chí thánh
Giúp con biết sẻ chia
Đời con là tấm bánh
Vị mặn, ngọt, chua, cay
Xin tự nguyện trao tặng
Không phân biệt một ai
Tấm bánh không đặc biệt
Chắc hẳn là khô ngon
Nhưng ước muốn chân thật
Không ác ý, dối gian
TRẦM THIÊN THU