Dan Lee
07-16-2010, 02:33 PM
HÀ CỚ GÌ PHẢI BỎ ĐẠO?
Cách đây nhiều năm, tôi đi nghe buổi nói chuyện của một linh mục vốn có tiếng giảng hay. Hôm đó ông nói về cuốn sách đang ăn khách “Những Con Chim Ẩn Mình Chờ Chết” của Colleen McCullough. Ông kể đại ý có người nói với ông rằng khi coi phim dựng từ truyện này, họ muốn bỏ đạo. Ông trả lời câu chuyện đó không có thật, mà nếu có thật thì “hà cớ gì phải bỏ đạo?”.
Sau này linh mục ấy làm việc khác, không còn giảng hay như xưa, và cũng hay tuyên bố “cà lăm” về các vấn đề làm thiên hạ ngán ngẩm. Cùng với những chuyện vô lý đến “thấu trời xanh” xảy ra trong Giáo Hội và xã hội Việt nam, có người cũng bảo: “Hay là ta bỏ đạo?”. Vị linh mục kia giảng gì bây giờ chẳng ai muốn nhớ, nhưng ít ra tôi cũng còn nhớ câu “hà cớ gì phải bỏ đạo?”.
Tối thứ 7 tôi ráng chạy vội lên buổi hội thảo Truyền Thông DCCT. Vì công việc, tôi chỉ đến vào giờ sau. Những con người trẻ trung, hoặc “trung bình trẻ”, say mê nghe giảng và hăng hái đóng góp ý kiến. Hội Thánh là đây, là nơi những con người muốn đi tìm công lý, tình yêu, chứ không cần đi tìm Hội Thánh ở đâu xa.
Trong Thông Điệp “Mẹ và Thầy”, Đức Thánh Cha Gioan XXIII viết: “Học thuyết xã hội của Giáo Hội nâng đỡ và chiếu toả ánh sáng lên vai trò của các hiệp hội, các phong trào và các nhóm giáo dân đang dấn thân cho công cuộc canh tân Kitô giáo trong nhiều khu vực khác nhau của trật tự trần thế”.
Trong khi có những con người chán nản, những người khác giận dữ, chỉ trích, thì những người thiện chí “đứng dậy, cùng đi” với Đức Giêsu. Họ kiên trì học hỏi ở các nhóm, các hội đoàn tông đồ ở khắp nơi, đúng như Huấn quyền Hội Thánh căn dặn. Và đó là sức sống của Hội Thánh.
Tôi nhìn ba vị linh mục trẻ, đẹp trai (!), học rộng, đang âm thầm, và rất vui tươi, phục vụ những người giáo dân thiện chí. Hội Thánh vừa kết thúc năm linh mục, và ngày càng có nhiều linh mục nhiệt thành với sứ vụ, để lại cho dân Chúa nhiều ảnh hưởng sâu đậm. Tôi đã gặp và tiếp xúc với nhiều linh mục như thế. Và thấy yêu mến Giáo Hội, là Mẹ và là Thầy.
Điều hiển nhiên là ngày càng có nhiều giáo dân trưởng thành, hiểu và sống niềm tin của mình. Đồng thời họ gắn bó với Hội Thánh một cách mật thiết và đầy lòng hăng say. Cũng chính vì hăng say, họ sẵn sàng phản ứng trước các tiêu cực, khi sự dữ len lỏi vào lòng Hội Thánh. Và vì hăng say như thế, họ dễ bị những chủ chăn “trùm” lên án. Tôi gọi chủ chăn “trùm” vì có những vị làm chủ và trùm chăn không nghe biết gì. Buồn vậy đó.
Điều đáng lo ngại trong Hội Thánh thật ra không phải là những giáo dân nhiệt thành hay lên tiếng, vì họ chính là dấu hiệu của lòng kiên trung. Điều phải lo chính là vẫn còn nhiều “tín hữu giáo dân” thờ ơ với các quyết định và hành động của “tín hữu giáo sĩ”.
Những giáo dân này không tham gia, không học hỏi và cũng chẳng quan tâm đến các biến cố xảy ra trong Giáo Hội. Họ chỉ dành đúng một giờ đi lễ ngày Chúa Nhật, có khi cũng đứng xa xa nhà thờ như lòng vẫn xa xa…
Nếu coi Hội Thánh như một con tàu chở những tạo vật ưu tuyển trong cơn Hồng Thuỷ, thì con tàu ấy phải vớt lên càng nhiều người càng tốt. Và các vị lái tàu phải làm sao để thiên hạ đừng hốt hoảng mà nhảy ra! Và khi con tàu lướt tới, cũng đừng chơi cái trò đánh lận con đen, bẻ lái đi hồng binh!
Bình luận về một người đã theo đạo rồi muốn bỏ đạo, một học giả (hình như giáo sư Nguyễn Khắc Dương) có bảo: “Không dễ gì bỏ Giêsu. Một khi Giêsu đã chạm vào cuộc đời ai, không dễ gì ai thoát khỏi Tình Ngài”.
Nhìn những con người hăng say, từ linh mục đến giáo dân, đang cùng tìm hiểu về cách loan truyền Sự Thật về Thiên Chúa, theo gương Đức Giêsu, người truyền thông Tin Mừng, tôi hiểu rằng đây đích thực là thời đại giáo dân mà Huấn quyền Hội Thánh đã nhắc đến.
Vâng, Đức Giêsu đang tỏ mình ra giữa lòng thời đại. Người là Con Chiên đã chết vì yêu thương và đã phục sinh để nâng cao phẩm giá và nhân vị con người. Chắc chắn Người không để cho con cái Người phải ẩn mình chờ chết.
Và như thế, xin được hỏi nhau: “Hà cớ gì mà phải bỏ đạo?”.
Tác giả: Lê Quang Vinh
Cách đây nhiều năm, tôi đi nghe buổi nói chuyện của một linh mục vốn có tiếng giảng hay. Hôm đó ông nói về cuốn sách đang ăn khách “Những Con Chim Ẩn Mình Chờ Chết” của Colleen McCullough. Ông kể đại ý có người nói với ông rằng khi coi phim dựng từ truyện này, họ muốn bỏ đạo. Ông trả lời câu chuyện đó không có thật, mà nếu có thật thì “hà cớ gì phải bỏ đạo?”.
Sau này linh mục ấy làm việc khác, không còn giảng hay như xưa, và cũng hay tuyên bố “cà lăm” về các vấn đề làm thiên hạ ngán ngẩm. Cùng với những chuyện vô lý đến “thấu trời xanh” xảy ra trong Giáo Hội và xã hội Việt nam, có người cũng bảo: “Hay là ta bỏ đạo?”. Vị linh mục kia giảng gì bây giờ chẳng ai muốn nhớ, nhưng ít ra tôi cũng còn nhớ câu “hà cớ gì phải bỏ đạo?”.
Tối thứ 7 tôi ráng chạy vội lên buổi hội thảo Truyền Thông DCCT. Vì công việc, tôi chỉ đến vào giờ sau. Những con người trẻ trung, hoặc “trung bình trẻ”, say mê nghe giảng và hăng hái đóng góp ý kiến. Hội Thánh là đây, là nơi những con người muốn đi tìm công lý, tình yêu, chứ không cần đi tìm Hội Thánh ở đâu xa.
Trong Thông Điệp “Mẹ và Thầy”, Đức Thánh Cha Gioan XXIII viết: “Học thuyết xã hội của Giáo Hội nâng đỡ và chiếu toả ánh sáng lên vai trò của các hiệp hội, các phong trào và các nhóm giáo dân đang dấn thân cho công cuộc canh tân Kitô giáo trong nhiều khu vực khác nhau của trật tự trần thế”.
Trong khi có những con người chán nản, những người khác giận dữ, chỉ trích, thì những người thiện chí “đứng dậy, cùng đi” với Đức Giêsu. Họ kiên trì học hỏi ở các nhóm, các hội đoàn tông đồ ở khắp nơi, đúng như Huấn quyền Hội Thánh căn dặn. Và đó là sức sống của Hội Thánh.
Tôi nhìn ba vị linh mục trẻ, đẹp trai (!), học rộng, đang âm thầm, và rất vui tươi, phục vụ những người giáo dân thiện chí. Hội Thánh vừa kết thúc năm linh mục, và ngày càng có nhiều linh mục nhiệt thành với sứ vụ, để lại cho dân Chúa nhiều ảnh hưởng sâu đậm. Tôi đã gặp và tiếp xúc với nhiều linh mục như thế. Và thấy yêu mến Giáo Hội, là Mẹ và là Thầy.
Điều hiển nhiên là ngày càng có nhiều giáo dân trưởng thành, hiểu và sống niềm tin của mình. Đồng thời họ gắn bó với Hội Thánh một cách mật thiết và đầy lòng hăng say. Cũng chính vì hăng say, họ sẵn sàng phản ứng trước các tiêu cực, khi sự dữ len lỏi vào lòng Hội Thánh. Và vì hăng say như thế, họ dễ bị những chủ chăn “trùm” lên án. Tôi gọi chủ chăn “trùm” vì có những vị làm chủ và trùm chăn không nghe biết gì. Buồn vậy đó.
Điều đáng lo ngại trong Hội Thánh thật ra không phải là những giáo dân nhiệt thành hay lên tiếng, vì họ chính là dấu hiệu của lòng kiên trung. Điều phải lo chính là vẫn còn nhiều “tín hữu giáo dân” thờ ơ với các quyết định và hành động của “tín hữu giáo sĩ”.
Những giáo dân này không tham gia, không học hỏi và cũng chẳng quan tâm đến các biến cố xảy ra trong Giáo Hội. Họ chỉ dành đúng một giờ đi lễ ngày Chúa Nhật, có khi cũng đứng xa xa nhà thờ như lòng vẫn xa xa…
Nếu coi Hội Thánh như một con tàu chở những tạo vật ưu tuyển trong cơn Hồng Thuỷ, thì con tàu ấy phải vớt lên càng nhiều người càng tốt. Và các vị lái tàu phải làm sao để thiên hạ đừng hốt hoảng mà nhảy ra! Và khi con tàu lướt tới, cũng đừng chơi cái trò đánh lận con đen, bẻ lái đi hồng binh!
Bình luận về một người đã theo đạo rồi muốn bỏ đạo, một học giả (hình như giáo sư Nguyễn Khắc Dương) có bảo: “Không dễ gì bỏ Giêsu. Một khi Giêsu đã chạm vào cuộc đời ai, không dễ gì ai thoát khỏi Tình Ngài”.
Nhìn những con người hăng say, từ linh mục đến giáo dân, đang cùng tìm hiểu về cách loan truyền Sự Thật về Thiên Chúa, theo gương Đức Giêsu, người truyền thông Tin Mừng, tôi hiểu rằng đây đích thực là thời đại giáo dân mà Huấn quyền Hội Thánh đã nhắc đến.
Vâng, Đức Giêsu đang tỏ mình ra giữa lòng thời đại. Người là Con Chiên đã chết vì yêu thương và đã phục sinh để nâng cao phẩm giá và nhân vị con người. Chắc chắn Người không để cho con cái Người phải ẩn mình chờ chết.
Và như thế, xin được hỏi nhau: “Hà cớ gì mà phải bỏ đạo?”.
Tác giả: Lê Quang Vinh