Dan Lee
07-16-2010, 10:37 PM
Suy Niệm Lời Chúa, Chúa Nhật 16 thường niên năm C
(St 18,1-10; Cl 1,24-28; Lc 10. 38-42)
Kính thưa quí ông bà anh chị em, hiếu khách là một nghĩa cử không những tuyệt đẹp, cao quí và cần phải có trong cuộc sinh hoạt của con người; hiếu khách ở đây không phải là thấy được sự có lợi cho mình hay để lấy lòng người khác hay có một ý trái nào khác; hiếu khách như thế không phải là sự hiếu khách tuyệt đẹp của tổ phụ Ápraham xưa. Khi Ápraham thấy ba người khách lạ không có cuộc hẹn trước, thế mà ông đã niềm nở tiếp đón và còn muốn bày tỏ tấm lòng hiếu khách trong sự kính trọng, qua việc khoản đãi bữa tiệc và chính chủ nhà lại phục vụ hầu bàn các vị khách. Chúng ta thấy Ápraham làm sao: “Vừa trông thấy, từ cửa lều, ông chạy ra đón các vị ấy, rồi sấp mình lạy mà thưa rằng: “Lạy Chúa, nếu con được đẹp lòng Chúa, xin đừng bỏ đi qua, con xin lấy ít nước để các Đấng rửa chân, và nghỉ mát. Con xin đem ít bánh mời các Đấng dùng để lấy sức lại rồi sẽ đi: chính vì thế mà các Đấng đã ghé vào nhà con. Còn ông, ông chạy đến đoàn bò bắt một con bê non hảo hạng, trao cho đầy tớ đem đi nấu. Ông lấy bơ sữa và thịt bê đã chín, dọn ra trước mặt các Đấng. Chính ông đứng hầu các Đấng dưới bóng cây. (St 18,2-5.7-8). Sự quí mến khách chân thành với lòng yêu mến, nên Ápraham và vợ ông đã được phép lạ xẩy ra; bà Sara có con trong khi bà tuổi đã cao, lại còn hiếm muộn. Isaac đứa con của lời hứa, hay nói khác đi: đứa con do lòng hiếu khách qua sự phục vụ của ông Apraham và sự cộng tác của người vợ Sara. Kết qủa của sự hiếu khách mà Ápraham nhận được xưa kia thì nay có những qùa tặng bất ngờ mà Thiên Chúa vẫn không ngừng gởi đến cho những ai có tâm hồn yêu quí người khác, tiếp đón họ như là Chúa Giêsu vậy đó.
Quí ông bà anh chị em thân mến, Chúa Giêsu đã chẳng nói với chúng ta rằng: cho thì có phúc hơn là nhận đó sao? Còn lời Chúa Giêsu dạy về sự quí mến và yêu người trong Tin Mừng theo thánh Matthêu thì sao? Ta hãy nghe Ngài nói: “Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5, 46-48). Trong kinh mười bốn mối dạy chúng ta: “Thứ năm cho khách đỗ nhà”. Phải chăng, hình như sự hiếu khách, lòng quí mến khách như tấm gương của tổ phụ chúng ta là Ápraham, đã phai nhạt đi và hiếm hoi chăng? Vì xem ra, do sự văn minh của nhân loại chú trọng đến gía trị và sản phẩm vật chất, nên họ chỉ quí mến và khoản đãi khách, khi những khách đó là những nhân vật nổi tiếng, những người có thế giá hay giàu sang. Còn khách lạ và những khách sa cơ lỡ bước thì họ là những người xa lạ và cần phải đề phòng cẩn mật, tránh né, từ chối…
Vậy thì, để đi ngược lại với não trạng, thờ ơ, dửng dưng, lãnh đạm qua cung cách và đối xử của người thời nay, thì chi bằng mỗi người cần phải trở về với sự tha thiết lắng nghe lời Chúa và thực hành lời Ngài; Lời Chúa cần phải có và phải ưu tiên với một thái độ tha thiết, chăm chú như hình ảnh Maria trong bài Tin Mừng mà chúng ta nghe trong Chúa Nhật tuần này: Maria ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người. Ngồi bên chân Chúa, thái độ khiêm tốn như người nữ tỳ ngồi bên chân ông chủ để lắng nghe ông chủ dạy bảo. Chúa Giêsu rất vui với bất cứ ai mộ mến, chăm chú, lắng nghe lời của Ngài, như Maria gồi lắng nghe lời Chúa; Ngài vui vì thấy Maria đã xác định được bậc thang giá trị của cuộc sống không phải là của ăn này, thức uống kia, hay những phương tiện này, tiện nghi kia hay cách ăn mặc kiểu này, mốt nọ, nhưng là lời của Chúa, vì: “Lời Ngài là sức sống của con”. Và chính Chúa Giêsu nói: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4).
Với bài Tin Mừng, khi nghe lời đề nghị của cô Martha: “Lạy Thầy, em con để con hầu hạ một mình mà Thầy không quan tâm sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với”. Nhưng Chúa Giêsu trả lời: “Martha, Martha, con lo lắng bối rối về nhiều việc, chỉ có một sự cần mà thôi: Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất” (Mt 10, 39-41). Khi Chúa Giêsu trả lời cho Martha như thế không có nghĩa là Chúa Giêsu phủ nhận việc phục vụ của Martha qua các món ăn để thiết đãi Chúa, vì đây cũng là một cách phục vụ Chúa; phục vụ của sự hiếu khách, quí mến khách của cô Martha giống như ông Apraham. Sự phục vụ như thế quả là tốt, nhưng phục vụ với một lòng chấp nhận sự mệt mỏi, chấp nhận sự lẽ loi một mình, và chấp nhận sự thiệt thòi nữa, sự phục vụ như thế cần phải nói như Thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Ðức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20). Còn sự phục như Martha là một sự rất thường; nghĩa là phục vụ của sự yêu thích, quí mến, phấn khởi. chứ không phải phục vụ bởi mình được phục vụ như gương Chúa Giêsu, cho nên Martha đã phân bì với người em của mình; từ sự phân bì, đến bực bội và từ sự bực bội đến lên tiếng than phiền, con đường này hình như ai lại không một lần vướng mắc; thành thử nên chi, Chúa nhắn nhủ Martha cũng là nhắn nhủ tất cả mọi người: phục vụ cần phải có Chúa trong đó; vì sự phục vụ của Chúa Giêsu là phục vụ hết mình, vui vẻ, phục vụ của sự chấp nhận thuơ lỗ, lẻ loi, cô đơn, miễn làm sao cho người khác được vui, hạnh phúc và khi người khác được vui vẽ, hạnh phúc thì mình cũng được hạnh phúc theo luôn. Và hơn thế nữa, nếu một người khi để cho lời Chúa hướng dẫn, lời Chúa hun đúc thì xem ra những khó nhọc, đau khổ, cô đơn, thiệt thòi, lại là niềm vui cho họ, như lời của Thánh Phalo trong thơ gởi giáo đoàn Côlôsê, mà chúng ta nghe trong bài đọc hai, ngài nói: “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Ki-tô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh. Tôi đã trở nên người phục vụ Hội Thánh, theo kế hoạch Thiên Chúa đã uỷ thác cho tôi, liên quan đến anh em: đó là tôi phải rao giảng lời của Người cho trọn vẹn” (Cl 1,24-25).
Kính thưa quí ông bà anh chị em, có nhiều sự phục vụ khác nhau, nhưng để cho sự phục vụ được bền lâu không những trong đời sống sinh hoạt thường ngày của con người, mà còn có một giá trị vĩnh cửu đối với đời sống thiêng liêng thì dù muốn dù không mỗi người cần phải mang trong mình hình ảnh Đức Kitô. Đức Kitô của sự hy sinh phục vụ quên mình, phục vụ đến cả hy sinh tính mạng cho người mình yêu, người mà mình muốn kéo họ ra khỏi tội lỗi, khỏi con người ích kỷ để sống với tha nhân, cho tha nhân và vì tha nhân như chính Chúa Kitô đã làm. Bởi vậy Chúa Giêsu muốn tất cả mọi người phải chọn phần tốt nhất trước đã, đó là: LẮNG NGHE LỜI CHÚA, đây là của cải thiêng liêng mà không ai lấy mất đi được và cũng không có nghịch cảnh nào hủy diệt được. Xin cho mỗi người chúng ta trước hết, biết tha thiết, khao khát lắng nghe lời Chúa như cô Maria, sau là phục vụ như Martha. Lạy Chúa xin ban cho chúng con có được tâm hồn lắng nghe lời Chúa và phục vụ Chúa qua anh em. Amen.
Lm. Phaolô Cao Thế Bình SDD
(St 18,1-10; Cl 1,24-28; Lc 10. 38-42)
Kính thưa quí ông bà anh chị em, hiếu khách là một nghĩa cử không những tuyệt đẹp, cao quí và cần phải có trong cuộc sinh hoạt của con người; hiếu khách ở đây không phải là thấy được sự có lợi cho mình hay để lấy lòng người khác hay có một ý trái nào khác; hiếu khách như thế không phải là sự hiếu khách tuyệt đẹp của tổ phụ Ápraham xưa. Khi Ápraham thấy ba người khách lạ không có cuộc hẹn trước, thế mà ông đã niềm nở tiếp đón và còn muốn bày tỏ tấm lòng hiếu khách trong sự kính trọng, qua việc khoản đãi bữa tiệc và chính chủ nhà lại phục vụ hầu bàn các vị khách. Chúng ta thấy Ápraham làm sao: “Vừa trông thấy, từ cửa lều, ông chạy ra đón các vị ấy, rồi sấp mình lạy mà thưa rằng: “Lạy Chúa, nếu con được đẹp lòng Chúa, xin đừng bỏ đi qua, con xin lấy ít nước để các Đấng rửa chân, và nghỉ mát. Con xin đem ít bánh mời các Đấng dùng để lấy sức lại rồi sẽ đi: chính vì thế mà các Đấng đã ghé vào nhà con. Còn ông, ông chạy đến đoàn bò bắt một con bê non hảo hạng, trao cho đầy tớ đem đi nấu. Ông lấy bơ sữa và thịt bê đã chín, dọn ra trước mặt các Đấng. Chính ông đứng hầu các Đấng dưới bóng cây. (St 18,2-5.7-8). Sự quí mến khách chân thành với lòng yêu mến, nên Ápraham và vợ ông đã được phép lạ xẩy ra; bà Sara có con trong khi bà tuổi đã cao, lại còn hiếm muộn. Isaac đứa con của lời hứa, hay nói khác đi: đứa con do lòng hiếu khách qua sự phục vụ của ông Apraham và sự cộng tác của người vợ Sara. Kết qủa của sự hiếu khách mà Ápraham nhận được xưa kia thì nay có những qùa tặng bất ngờ mà Thiên Chúa vẫn không ngừng gởi đến cho những ai có tâm hồn yêu quí người khác, tiếp đón họ như là Chúa Giêsu vậy đó.
Quí ông bà anh chị em thân mến, Chúa Giêsu đã chẳng nói với chúng ta rằng: cho thì có phúc hơn là nhận đó sao? Còn lời Chúa Giêsu dạy về sự quí mến và yêu người trong Tin Mừng theo thánh Matthêu thì sao? Ta hãy nghe Ngài nói: “Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5, 46-48). Trong kinh mười bốn mối dạy chúng ta: “Thứ năm cho khách đỗ nhà”. Phải chăng, hình như sự hiếu khách, lòng quí mến khách như tấm gương của tổ phụ chúng ta là Ápraham, đã phai nhạt đi và hiếm hoi chăng? Vì xem ra, do sự văn minh của nhân loại chú trọng đến gía trị và sản phẩm vật chất, nên họ chỉ quí mến và khoản đãi khách, khi những khách đó là những nhân vật nổi tiếng, những người có thế giá hay giàu sang. Còn khách lạ và những khách sa cơ lỡ bước thì họ là những người xa lạ và cần phải đề phòng cẩn mật, tránh né, từ chối…
Vậy thì, để đi ngược lại với não trạng, thờ ơ, dửng dưng, lãnh đạm qua cung cách và đối xử của người thời nay, thì chi bằng mỗi người cần phải trở về với sự tha thiết lắng nghe lời Chúa và thực hành lời Ngài; Lời Chúa cần phải có và phải ưu tiên với một thái độ tha thiết, chăm chú như hình ảnh Maria trong bài Tin Mừng mà chúng ta nghe trong Chúa Nhật tuần này: Maria ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người. Ngồi bên chân Chúa, thái độ khiêm tốn như người nữ tỳ ngồi bên chân ông chủ để lắng nghe ông chủ dạy bảo. Chúa Giêsu rất vui với bất cứ ai mộ mến, chăm chú, lắng nghe lời của Ngài, như Maria gồi lắng nghe lời Chúa; Ngài vui vì thấy Maria đã xác định được bậc thang giá trị của cuộc sống không phải là của ăn này, thức uống kia, hay những phương tiện này, tiện nghi kia hay cách ăn mặc kiểu này, mốt nọ, nhưng là lời của Chúa, vì: “Lời Ngài là sức sống của con”. Và chính Chúa Giêsu nói: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4).
Với bài Tin Mừng, khi nghe lời đề nghị của cô Martha: “Lạy Thầy, em con để con hầu hạ một mình mà Thầy không quan tâm sao? Xin Thầy bảo em con giúp con với”. Nhưng Chúa Giêsu trả lời: “Martha, Martha, con lo lắng bối rối về nhiều việc, chỉ có một sự cần mà thôi: Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất” (Mt 10, 39-41). Khi Chúa Giêsu trả lời cho Martha như thế không có nghĩa là Chúa Giêsu phủ nhận việc phục vụ của Martha qua các món ăn để thiết đãi Chúa, vì đây cũng là một cách phục vụ Chúa; phục vụ của sự hiếu khách, quí mến khách của cô Martha giống như ông Apraham. Sự phục vụ như thế quả là tốt, nhưng phục vụ với một lòng chấp nhận sự mệt mỏi, chấp nhận sự lẽ loi một mình, và chấp nhận sự thiệt thòi nữa, sự phục vụ như thế cần phải nói như Thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Ðức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20). Còn sự phục như Martha là một sự rất thường; nghĩa là phục vụ của sự yêu thích, quí mến, phấn khởi. chứ không phải phục vụ bởi mình được phục vụ như gương Chúa Giêsu, cho nên Martha đã phân bì với người em của mình; từ sự phân bì, đến bực bội và từ sự bực bội đến lên tiếng than phiền, con đường này hình như ai lại không một lần vướng mắc; thành thử nên chi, Chúa nhắn nhủ Martha cũng là nhắn nhủ tất cả mọi người: phục vụ cần phải có Chúa trong đó; vì sự phục vụ của Chúa Giêsu là phục vụ hết mình, vui vẻ, phục vụ của sự chấp nhận thuơ lỗ, lẻ loi, cô đơn, miễn làm sao cho người khác được vui, hạnh phúc và khi người khác được vui vẽ, hạnh phúc thì mình cũng được hạnh phúc theo luôn. Và hơn thế nữa, nếu một người khi để cho lời Chúa hướng dẫn, lời Chúa hun đúc thì xem ra những khó nhọc, đau khổ, cô đơn, thiệt thòi, lại là niềm vui cho họ, như lời của Thánh Phalo trong thơ gởi giáo đoàn Côlôsê, mà chúng ta nghe trong bài đọc hai, ngài nói: “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Ki-tô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh. Tôi đã trở nên người phục vụ Hội Thánh, theo kế hoạch Thiên Chúa đã uỷ thác cho tôi, liên quan đến anh em: đó là tôi phải rao giảng lời của Người cho trọn vẹn” (Cl 1,24-25).
Kính thưa quí ông bà anh chị em, có nhiều sự phục vụ khác nhau, nhưng để cho sự phục vụ được bền lâu không những trong đời sống sinh hoạt thường ngày của con người, mà còn có một giá trị vĩnh cửu đối với đời sống thiêng liêng thì dù muốn dù không mỗi người cần phải mang trong mình hình ảnh Đức Kitô. Đức Kitô của sự hy sinh phục vụ quên mình, phục vụ đến cả hy sinh tính mạng cho người mình yêu, người mà mình muốn kéo họ ra khỏi tội lỗi, khỏi con người ích kỷ để sống với tha nhân, cho tha nhân và vì tha nhân như chính Chúa Kitô đã làm. Bởi vậy Chúa Giêsu muốn tất cả mọi người phải chọn phần tốt nhất trước đã, đó là: LẮNG NGHE LỜI CHÚA, đây là của cải thiêng liêng mà không ai lấy mất đi được và cũng không có nghịch cảnh nào hủy diệt được. Xin cho mỗi người chúng ta trước hết, biết tha thiết, khao khát lắng nghe lời Chúa như cô Maria, sau là phục vụ như Martha. Lạy Chúa xin ban cho chúng con có được tâm hồn lắng nghe lời Chúa và phục vụ Chúa qua anh em. Amen.
Lm. Phaolô Cao Thế Bình SDD