Phuong12
07-17-2010, 06:56 PM
Cứ đến ngày lễ, ngày rằm, ngày giỗ… gia chủ lại điện thoại cho ôsin mua lễ vật khá to, gồm gà luộc, xôi, hoa quả, giò chả… ngập cả mâm để “dâng” cho người chết.
Mặt trời đã lặn sâu phía sau dãy núi mờ xa bên kia sông Đà, thuộc huyện Thanh Thủy (Phú Thọ), song tôi vẫn thấy những bóng người nhấp nhô trong những khu “biệt thự mộ” nằm im lìm dưới bóng hoàng hôn liêu trai.
Hóa ra, không phải chỉ có chị Phùng Thị Đảm là người duy nhất làm công việc chưa từng có trong từ điển tiếng Việt - ôsin cho người chết. Sau này, trò chuyện với anh Nguyễn Văn Quang, Trưởng Ban quản lý công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng tôi mới biết, trong nghĩa trang có đến vài chục người làm công việc ôsin cho người chết.
Không những phụ nữ làm ôsin cho người chết, mà cả nam giới cũng làm công việc này. Đàn bà thì có chị Hương, chị Tuyến, chị Đảm, chị Huyền, chị Sao, chị Thủy… Đàn ông thì có anh Hòa, anh Loan, anh Tuấn, anh Lý, anh Duẩn…
http://images1.afamily.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2010/07/17/la1.jpg
Nghĩa địa rộng lớn...
http://images1.afamily.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2010/07/17/la2.jpg
Với những ngôi mộ đẹp đẽ thế này, không thể thiếu bàn tay chăm sóc của những ôsin.
Phần lớn số ôsin cho người chết này là công nhân của công ty Vĩnh Hằng, chỉ có một số là người ở ngoài. Họ được người thân của những người đã khuất tìm thuê, tuyển dụng y như tuyển người làm, tuyển công nhân. Cũng phải xem xét xem người làm ôsin cho người chết có chịu khó, cần cù, khéo tay, thậm chí là có lương tâm trong sáng không. Gặp kẻ xấu, chúng bê mất mấy cây tùng, cây bách, cây lộc vừng… là mất bạc triệu.
Trong số những ôsin đang trần lưng cắt cỏ, lau dọn trong các khuôn viên “biệt thự mộ”, tôi chú ý đặc biệt đến cô gái khá xinh xắn. Đó là em Phùng Thị Th.
Dáng Th. quá nhỏ bé so với ngôi mộ đá hoành tráng của gia tộc họ Nguyễn và họ Trịnh. Khu mộ này có khá nhiều phần mộ, toàn bằng đá trắng, đá xanh. Nơi thờ tự to như một ngôi đình, toàn bằng đá nguyên khối. Hai góc mộ có cả hòn giả sơn khổng lồ. Nhìn ngôi mộ này, đủ biết họ giàu có thế nào. Riêng tiền mua đất đã phải bạc tỉ, lượng đá xanh, đá trắng chở từ miền Trung ra cũng phải bạc tỉ nữa. Thế nên, việc bỏ ra chút tiền, thuê ôsin chăm sóc phần mộ, để phần mộ lúc nào cũng sạch sẽ, tinh tươm, đúng là không có gì đáng kể.
http://images1.afamily.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2010/07/17/la3.jpg
Một góc ngôi mộ của hai họ Trịnh - Nguyễn.
http://images1.afamily.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2010/07/17/la4.jpg
Th. quá nhỏ bé so với ngôi mộ khổng lồ bạc tỉ của hai họ Trịnh - Nguyễn.
Cô bé Phùng Thị Th. quê ở mãi xã Phú Sơn (Ba Vì). Nhà nghèo, chỉ có 3 sào ruộng, mà có tới 6 miệng ăn. Bố mẹ đẻ sòn sòn 4 đứa. 18 tuổi, tốt nghiệp cấp 3, Th. không thực hiện được ước mơ vào đại học, vì nhà nghèo. Người quen rủ rê, em đành kiếm sống nuôi thân và cùng cha mẹ nuôi các em bằng công việc ôsin cho người chết.
Công việc cũng chỉ có vậy, lau dọn phần mộ, quét lá, nhặt cỏ dại, gánh nước tưới cây rồi hương khói hàng ngày cho các phần mộ. Những ngày đầu, công việc vất vả, trời xứ đoài nóng như đổ lửa, Th. vừa gánh nước vừa khóc. Chẳng rõ mồ hôi hay nước mắt đầm đìa trên má, thấy mằn mặn. Nhưng làm việc lâu dần rồi cũng quen.
Không phải làm công nhân trong công ty, nên em nhận trông nom, chăm sóc cho nhiều phần mộ một lúc. Tùy theo yêu cầu của chủ nhân ngôi mộ, mà tính ra lương. Nếu chủ nhân yêu cầu chăm sóc, hương khói hàng ngày thì lương phải cao, còn họ yêu cầu mỗi tuần chăm sóc phần mộ một lần thì lương thấp hơn, còn mỗi tháng chỉ làm việc trong ngày rằm và mùng 1 thì tùy tâm, họ bồi dưỡng bao nhiêu cũng được. Có người tốt bụng, ở xa, ít có điều kiện lên thăm mộ, thì họ trả lương một năm luôn, song có những người mãi chẳng thấy lên, nợ lương của em vài tháng liền.
http://images1.afamily.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2010/07/17/la6.jpg
Gác giấc mơ đại học, em đi làm ôsin cho người chết.
Thu nhập của nghề ôsin cho người chết phụ thuộc vào sức khỏe, nên nhóm đàn ông thường có thu nhập cao hơn. Họ gánh nước khỏe, cắt cỏ nhanh, lau dọn như chớp, nên có thể nhận chăm sóc cả chục phần mộ một lúc. Công nhân, bảo vệ, thậm chí cả nhân nhân viên văn phòng cũng tranh thủ ngoài giờ, ngày nghỉ cuối tuần kiếm thêm vài trăm, thậm chí bạc triệu bằng công việc chăm sóc phần mộ cho người chết.
Gia chủ của những phần mộ đơn giản hơn những “biệt thự mộ” thường thuê ôsin làm vài ngày trong tháng, thì chi phí rẻ hơn, mộ lớn vài trăm ngàn, một bé vài chục ngàn. Mỗi ôsin chăm sóc độ chục ngôi mộ, cũng kiếm được số tiền bằng lương công nhân do công ty trả. Những người có tay nghề cao, khéo léo thường được trả công cao hơn. Họ là những người biết sơn sửa, chăm sóc, cắt tỉa cây cỏ hoa lá đúng kỹ thuật, có ý tưởng tạo hình cao.
http://images1.afamily.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2010/07/17/la7.jpg
Phút giải lao...
“Làm công việc này cũng đặc biệt, lĩnh lương nhân gian, hưởng lộc người chết” -anh Hòa đúc kết ngắn gọn sự đặc biệt của nghề này. Thông thường, những người làm ôsin cho người chết rất… no đủ. Cứ đến ngày lễ, ngày rằm, ngày giỗ… gia chủ lại điện thoại cho ôsin mua lễ vật khá to, gà luộc, xôi, hoa quả, giò chả… ngập cả mâm để “dâng” cho người chết. Nhưng người chết nào có ăn được, thế là những người làm nghề ôsin hưởng cả. Ai đời người chết lại nuôi được người sống!
Theo anh Nguyễn Văn Quang, Trưởng Ban quản lý Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng, hiện tại, lượng đất trong nghĩa trang đã bán gần hết, song người ta mới chỉ mua rồi xây tường bao, trồng cây cảnh để đấy, chứ có rất ít mộ. Nhiều khuôn đất rộng đến 200 mét vuông, song mới chỉ có một nấm mồ.
Các khu mộ được quy hoạch đẹp, trồng hoa, cây cảnh, thì đều phải thuê người chăm sóc. Nếu không có người chăm sóc thường xuyên, chỉ thời gian ngắn, cỏ sẽ mọc um tùm, hoặc cây cối chết héo vì khô cằn. Nghề ôsin nảy nở như một tất yếu cũng vì lý do đó. Những ngôi mộ nhỏ, chỉ có một nấm mồ, thì không cần thuê ôsin, đã có công nhân ở nghĩa trang chăm sóc, hương khói với mức phí rất rẻ, chỉ 10 ngàn đồng/tháng.
Theo anh Quang, sau này, khi mộ có nhiều, nhu cầu thuê ôsin chăm sóc mộ lên cao, thì công ty sẽ đưa công việc của những ôsin vào diện quản lý. Để tránh tình trạng chặt chém, tranh giành, lộn xộn, công ty sẽ đưa ra mức giá chung, đứng ra thu phí, và công nhân của công ty sẽ làm công việc này.
Khi công ty thành lập đội chuyên chăm sóc mồ mả, có thể chị Đảm, em Thủy và những công nhân nghèo sẽ mất đi nguồn thu khá lớn từ công việc của một ôsin cho người chết. Nhắc đến điều này, chị Đảm, em Thủy chợt thẫn thờ.
Tôi rời nghĩa trang Vĩnh Hằng khi bóng đêm sẫm xịt, hương khói liêu trai. Những người đàn bà vẫn còng lưng lau mộ, vẫn kẽo kẹt gánh nước leo những bậc thềm dài tít hút.
Theo VTC
Mặt trời đã lặn sâu phía sau dãy núi mờ xa bên kia sông Đà, thuộc huyện Thanh Thủy (Phú Thọ), song tôi vẫn thấy những bóng người nhấp nhô trong những khu “biệt thự mộ” nằm im lìm dưới bóng hoàng hôn liêu trai.
Hóa ra, không phải chỉ có chị Phùng Thị Đảm là người duy nhất làm công việc chưa từng có trong từ điển tiếng Việt - ôsin cho người chết. Sau này, trò chuyện với anh Nguyễn Văn Quang, Trưởng Ban quản lý công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng tôi mới biết, trong nghĩa trang có đến vài chục người làm công việc ôsin cho người chết.
Không những phụ nữ làm ôsin cho người chết, mà cả nam giới cũng làm công việc này. Đàn bà thì có chị Hương, chị Tuyến, chị Đảm, chị Huyền, chị Sao, chị Thủy… Đàn ông thì có anh Hòa, anh Loan, anh Tuấn, anh Lý, anh Duẩn…
http://images1.afamily.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2010/07/17/la1.jpg
Nghĩa địa rộng lớn...
http://images1.afamily.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2010/07/17/la2.jpg
Với những ngôi mộ đẹp đẽ thế này, không thể thiếu bàn tay chăm sóc của những ôsin.
Phần lớn số ôsin cho người chết này là công nhân của công ty Vĩnh Hằng, chỉ có một số là người ở ngoài. Họ được người thân của những người đã khuất tìm thuê, tuyển dụng y như tuyển người làm, tuyển công nhân. Cũng phải xem xét xem người làm ôsin cho người chết có chịu khó, cần cù, khéo tay, thậm chí là có lương tâm trong sáng không. Gặp kẻ xấu, chúng bê mất mấy cây tùng, cây bách, cây lộc vừng… là mất bạc triệu.
Trong số những ôsin đang trần lưng cắt cỏ, lau dọn trong các khuôn viên “biệt thự mộ”, tôi chú ý đặc biệt đến cô gái khá xinh xắn. Đó là em Phùng Thị Th.
Dáng Th. quá nhỏ bé so với ngôi mộ đá hoành tráng của gia tộc họ Nguyễn và họ Trịnh. Khu mộ này có khá nhiều phần mộ, toàn bằng đá trắng, đá xanh. Nơi thờ tự to như một ngôi đình, toàn bằng đá nguyên khối. Hai góc mộ có cả hòn giả sơn khổng lồ. Nhìn ngôi mộ này, đủ biết họ giàu có thế nào. Riêng tiền mua đất đã phải bạc tỉ, lượng đá xanh, đá trắng chở từ miền Trung ra cũng phải bạc tỉ nữa. Thế nên, việc bỏ ra chút tiền, thuê ôsin chăm sóc phần mộ, để phần mộ lúc nào cũng sạch sẽ, tinh tươm, đúng là không có gì đáng kể.
http://images1.afamily.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2010/07/17/la3.jpg
Một góc ngôi mộ của hai họ Trịnh - Nguyễn.
http://images1.afamily.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2010/07/17/la4.jpg
Th. quá nhỏ bé so với ngôi mộ khổng lồ bạc tỉ của hai họ Trịnh - Nguyễn.
Cô bé Phùng Thị Th. quê ở mãi xã Phú Sơn (Ba Vì). Nhà nghèo, chỉ có 3 sào ruộng, mà có tới 6 miệng ăn. Bố mẹ đẻ sòn sòn 4 đứa. 18 tuổi, tốt nghiệp cấp 3, Th. không thực hiện được ước mơ vào đại học, vì nhà nghèo. Người quen rủ rê, em đành kiếm sống nuôi thân và cùng cha mẹ nuôi các em bằng công việc ôsin cho người chết.
Công việc cũng chỉ có vậy, lau dọn phần mộ, quét lá, nhặt cỏ dại, gánh nước tưới cây rồi hương khói hàng ngày cho các phần mộ. Những ngày đầu, công việc vất vả, trời xứ đoài nóng như đổ lửa, Th. vừa gánh nước vừa khóc. Chẳng rõ mồ hôi hay nước mắt đầm đìa trên má, thấy mằn mặn. Nhưng làm việc lâu dần rồi cũng quen.
Không phải làm công nhân trong công ty, nên em nhận trông nom, chăm sóc cho nhiều phần mộ một lúc. Tùy theo yêu cầu của chủ nhân ngôi mộ, mà tính ra lương. Nếu chủ nhân yêu cầu chăm sóc, hương khói hàng ngày thì lương phải cao, còn họ yêu cầu mỗi tuần chăm sóc phần mộ một lần thì lương thấp hơn, còn mỗi tháng chỉ làm việc trong ngày rằm và mùng 1 thì tùy tâm, họ bồi dưỡng bao nhiêu cũng được. Có người tốt bụng, ở xa, ít có điều kiện lên thăm mộ, thì họ trả lương một năm luôn, song có những người mãi chẳng thấy lên, nợ lương của em vài tháng liền.
http://images1.afamily.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2010/07/17/la6.jpg
Gác giấc mơ đại học, em đi làm ôsin cho người chết.
Thu nhập của nghề ôsin cho người chết phụ thuộc vào sức khỏe, nên nhóm đàn ông thường có thu nhập cao hơn. Họ gánh nước khỏe, cắt cỏ nhanh, lau dọn như chớp, nên có thể nhận chăm sóc cả chục phần mộ một lúc. Công nhân, bảo vệ, thậm chí cả nhân nhân viên văn phòng cũng tranh thủ ngoài giờ, ngày nghỉ cuối tuần kiếm thêm vài trăm, thậm chí bạc triệu bằng công việc chăm sóc phần mộ cho người chết.
Gia chủ của những phần mộ đơn giản hơn những “biệt thự mộ” thường thuê ôsin làm vài ngày trong tháng, thì chi phí rẻ hơn, mộ lớn vài trăm ngàn, một bé vài chục ngàn. Mỗi ôsin chăm sóc độ chục ngôi mộ, cũng kiếm được số tiền bằng lương công nhân do công ty trả. Những người có tay nghề cao, khéo léo thường được trả công cao hơn. Họ là những người biết sơn sửa, chăm sóc, cắt tỉa cây cỏ hoa lá đúng kỹ thuật, có ý tưởng tạo hình cao.
http://images1.afamily.channelvn.net/Images/Uploaded/Share/2010/07/17/la7.jpg
Phút giải lao...
“Làm công việc này cũng đặc biệt, lĩnh lương nhân gian, hưởng lộc người chết” -anh Hòa đúc kết ngắn gọn sự đặc biệt của nghề này. Thông thường, những người làm ôsin cho người chết rất… no đủ. Cứ đến ngày lễ, ngày rằm, ngày giỗ… gia chủ lại điện thoại cho ôsin mua lễ vật khá to, gà luộc, xôi, hoa quả, giò chả… ngập cả mâm để “dâng” cho người chết. Nhưng người chết nào có ăn được, thế là những người làm nghề ôsin hưởng cả. Ai đời người chết lại nuôi được người sống!
Theo anh Nguyễn Văn Quang, Trưởng Ban quản lý Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng, hiện tại, lượng đất trong nghĩa trang đã bán gần hết, song người ta mới chỉ mua rồi xây tường bao, trồng cây cảnh để đấy, chứ có rất ít mộ. Nhiều khuôn đất rộng đến 200 mét vuông, song mới chỉ có một nấm mồ.
Các khu mộ được quy hoạch đẹp, trồng hoa, cây cảnh, thì đều phải thuê người chăm sóc. Nếu không có người chăm sóc thường xuyên, chỉ thời gian ngắn, cỏ sẽ mọc um tùm, hoặc cây cối chết héo vì khô cằn. Nghề ôsin nảy nở như một tất yếu cũng vì lý do đó. Những ngôi mộ nhỏ, chỉ có một nấm mồ, thì không cần thuê ôsin, đã có công nhân ở nghĩa trang chăm sóc, hương khói với mức phí rất rẻ, chỉ 10 ngàn đồng/tháng.
Theo anh Quang, sau này, khi mộ có nhiều, nhu cầu thuê ôsin chăm sóc mộ lên cao, thì công ty sẽ đưa công việc của những ôsin vào diện quản lý. Để tránh tình trạng chặt chém, tranh giành, lộn xộn, công ty sẽ đưa ra mức giá chung, đứng ra thu phí, và công nhân của công ty sẽ làm công việc này.
Khi công ty thành lập đội chuyên chăm sóc mồ mả, có thể chị Đảm, em Thủy và những công nhân nghèo sẽ mất đi nguồn thu khá lớn từ công việc của một ôsin cho người chết. Nhắc đến điều này, chị Đảm, em Thủy chợt thẫn thờ.
Tôi rời nghĩa trang Vĩnh Hằng khi bóng đêm sẫm xịt, hương khói liêu trai. Những người đàn bà vẫn còng lưng lau mộ, vẫn kẽo kẹt gánh nước leo những bậc thềm dài tít hút.
Theo VTC