Dan Lee
07-17-2010, 11:56 PM
PHỤC VỤ HAY DỊCH VỤ?
http://www.dunglac.org/upload/article/1279387499.bmp
Trong cuốn sách kể lại cuộc di cư vĩ đại năm 1954, có một vài câu chuyện về hiểu lầm từ ngữ. Chẳng hạn một số cha Hà nội vào tá túc nhà thờ Ngã Sáu (Chợ Lớn), do cha Bùi văn Nho làm cha sở. Cha Nho người miền Tây, vốn hiền hoà và dễ chịu, nói với các cha Hà nội: “Sáng mai các cha cứ thong dong mà dâng lễ”.
Sáng hôm sau, cha Nho dâng lễ xong vẫn còn thấy các Cha Hà nội đi đi lại lại trong sân mà chưa dâng lễ, cha Nho bèn hỏi: “Các cha chưa dâng lễ à?” Các cha Hà nội đáp: “Chúng con nghe cha bảo cứ thong dong mà dâng lễ”. Cha Nho giải thích cho rõ ràng, và hai bên Nam Bắc cười xoà.
Hoá ra cha Nho nói “thong dong” nghĩa là tự do, các Đấng nhà ta từ Hà nội hiểu thong dong nghĩa là từ từ, thư thả.
Chuyện từ ngữ không chỉ làm ngăn trở giao tiếp giữa người đời, mà dường như làm cho con người thời đại hiểu sai cả Lời Thiên Chúa, vốn vô cùng phong phú và sinh hoa quả nơi lòng người.
Tin Mừng nhắc lại từ Phục Vụ nhiều lần, chẳng hạn “Con người đến không phải để được hầu hạ phục vụ” (Mc.10,45). Và hôm nay, Chúa lại trách Matta vì bà cứ mãi lo phục vụ. (Lc. 10,38-42). Người ta không những ngạc nhiên vì lời dường như mâu thuẫn, mà người ta còn bị “nhiễu thông tin” khi thế gian bây giờ dùng từ “phục vụ” hoàn toàn khác nghĩa Kinh Thánh.
“Phục vụ” được hiểu như mua bán. Sáng nào người Sàigòn cũng thấy có tờ quảng cáo nhét vào khe cửa: “Chúng tôi phục vụ gạo ngon, giá rẻ” “Phục vụ nước tinh khiết”. Ai còn kiên nhẫn đọc báo chí Việt nam thế nào cũng thấy câu: “Nhà hàng phục vụ đặc sản…”
“Phục vụ” được hiểu như dịch vụ cao cấp. “Chúng tôi phục vụ quí khách trong chuyến du lịch trọn gói.” “ Phục vụ quí bà quí cô “overweight”, bảo đảm sau ba tuần giảm bốn ký”. (Đọc quảng cáo này chúng tôi xót xa nghĩ đến các em bé thiếu dinh dưỡng).
Như vậy, thế gian ham thích phục vụ quá chứ còn gì nữa. Rõ ràng trong bối cảnh đó, việc Đức Giêsu đến để phục vụ và việc Matta phục vụ khách quí là điều hân hạnh, và có nhiều lợi tức.
Thế nhưng, chuyện “phục vụ” ở cái thời kim tiền vô nghĩa hôm nay lại mang dáng dấp của việc trục lợi, còn việc phục vụ trong Tin Mừng đồng nghĩa với hy sinh, hiến mạng sống mình cho anh chị em đồng loại.
Mở lại Cựu Ước, chúng ta thấy có lẽ từ phục vụ xuất hiện lần đầu tiên trong Sách Dân Số với nghĩa “phụ trách các đồ thờ cực thánh” (Ds.4,1-4). Như vậy, phục vụ phải hướng về Thiên Chúa, chứ không vì lợi lộc chóng qua.
Đức Giêsu đến phục vụ con người với ý nghĩa trọn vẹn nhất của từ ngữ: hy sinh cho con người để đem họ về với Đấng ba lần thánh, Đấng cực thánh. Xét theo nghĩa này, Maria phục vụ tốt hơn Matta vì Maria hướng về Lời Chúa, hướng về sự thánh thiêng. Matta được gọi là “phục vụ”, nhưng dường như chị thiếu một chút tâm tình thánh. Có thể chị đón Giêsu như đón người khách lỡ đường? Hay đón Giêsu như đón một người bạn vô tình tạt ngang?
Xét theo nghĩa nào thì việc phục vụ của Maria vẫn trọn hảo. Đức Giêsu khen chị Maria vì chị hiểu rõ con người cần phải làm gì trước Đấng Tối Cao. Khi Đức Giêsu nói với Matta: “Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá!” không hẳn là Chúa trách chị. Chúa Giêsu thông cảm với sự vất vả của chị đấy. Có điều nó chưa đủ, và nó là cớ cho chị ganh tị với em mình.
Trong bài hát sinh hoạt của Thiếu nhi Thánh Thể, có câu: “Phục vụ là cho đi. Phục vụ là quên mình”. Nói phục vụ thì dễ vô cùng, nhưng phục vụ thật thì không đơn giản. Khi phục vụ mà không mất mát gì, khi phục vụ mà có thêm lợi tức, khi phục vụ mà lãnh bằng khen, khi phục vụ mà ganh tị, thì ấy đích thị là mua bán, là dịch vụ.
Đọc lại bài Tin Mừng Luca về hai chị em Matta và Maria, chúng ta đặt lại vấn đề từ ngữ trước tiên, bởi vì xã hội Việt nam đánh tráo ngữ nghĩa sành điệu quá, phục vụ hay dịch vụ cứ bị tráo qua tráo lại. Hiểu sai nghĩa thì hành động sai lạc rất nhiều. Nguy hiểm nhất là miệng nói phục vụ dân Chúa nhưng lại kéo dân Chúa về phía thế gian điêu ngoa.
Xin Chúa Giêsu, Đấng phục vụ vô vị lợi, cho chúng con phục vụ chỉ vì mục đích: cho Danh Chúa cả sáng, cho công lý toàn trị và cho con người thăng tiến mãi.
Tác giả: Gioan Lê Quang Vinh
http://www.dunglac.org/upload/article/1279387499.bmp
Trong cuốn sách kể lại cuộc di cư vĩ đại năm 1954, có một vài câu chuyện về hiểu lầm từ ngữ. Chẳng hạn một số cha Hà nội vào tá túc nhà thờ Ngã Sáu (Chợ Lớn), do cha Bùi văn Nho làm cha sở. Cha Nho người miền Tây, vốn hiền hoà và dễ chịu, nói với các cha Hà nội: “Sáng mai các cha cứ thong dong mà dâng lễ”.
Sáng hôm sau, cha Nho dâng lễ xong vẫn còn thấy các Cha Hà nội đi đi lại lại trong sân mà chưa dâng lễ, cha Nho bèn hỏi: “Các cha chưa dâng lễ à?” Các cha Hà nội đáp: “Chúng con nghe cha bảo cứ thong dong mà dâng lễ”. Cha Nho giải thích cho rõ ràng, và hai bên Nam Bắc cười xoà.
Hoá ra cha Nho nói “thong dong” nghĩa là tự do, các Đấng nhà ta từ Hà nội hiểu thong dong nghĩa là từ từ, thư thả.
Chuyện từ ngữ không chỉ làm ngăn trở giao tiếp giữa người đời, mà dường như làm cho con người thời đại hiểu sai cả Lời Thiên Chúa, vốn vô cùng phong phú và sinh hoa quả nơi lòng người.
Tin Mừng nhắc lại từ Phục Vụ nhiều lần, chẳng hạn “Con người đến không phải để được hầu hạ phục vụ” (Mc.10,45). Và hôm nay, Chúa lại trách Matta vì bà cứ mãi lo phục vụ. (Lc. 10,38-42). Người ta không những ngạc nhiên vì lời dường như mâu thuẫn, mà người ta còn bị “nhiễu thông tin” khi thế gian bây giờ dùng từ “phục vụ” hoàn toàn khác nghĩa Kinh Thánh.
“Phục vụ” được hiểu như mua bán. Sáng nào người Sàigòn cũng thấy có tờ quảng cáo nhét vào khe cửa: “Chúng tôi phục vụ gạo ngon, giá rẻ” “Phục vụ nước tinh khiết”. Ai còn kiên nhẫn đọc báo chí Việt nam thế nào cũng thấy câu: “Nhà hàng phục vụ đặc sản…”
“Phục vụ” được hiểu như dịch vụ cao cấp. “Chúng tôi phục vụ quí khách trong chuyến du lịch trọn gói.” “ Phục vụ quí bà quí cô “overweight”, bảo đảm sau ba tuần giảm bốn ký”. (Đọc quảng cáo này chúng tôi xót xa nghĩ đến các em bé thiếu dinh dưỡng).
Như vậy, thế gian ham thích phục vụ quá chứ còn gì nữa. Rõ ràng trong bối cảnh đó, việc Đức Giêsu đến để phục vụ và việc Matta phục vụ khách quí là điều hân hạnh, và có nhiều lợi tức.
Thế nhưng, chuyện “phục vụ” ở cái thời kim tiền vô nghĩa hôm nay lại mang dáng dấp của việc trục lợi, còn việc phục vụ trong Tin Mừng đồng nghĩa với hy sinh, hiến mạng sống mình cho anh chị em đồng loại.
Mở lại Cựu Ước, chúng ta thấy có lẽ từ phục vụ xuất hiện lần đầu tiên trong Sách Dân Số với nghĩa “phụ trách các đồ thờ cực thánh” (Ds.4,1-4). Như vậy, phục vụ phải hướng về Thiên Chúa, chứ không vì lợi lộc chóng qua.
Đức Giêsu đến phục vụ con người với ý nghĩa trọn vẹn nhất của từ ngữ: hy sinh cho con người để đem họ về với Đấng ba lần thánh, Đấng cực thánh. Xét theo nghĩa này, Maria phục vụ tốt hơn Matta vì Maria hướng về Lời Chúa, hướng về sự thánh thiêng. Matta được gọi là “phục vụ”, nhưng dường như chị thiếu một chút tâm tình thánh. Có thể chị đón Giêsu như đón người khách lỡ đường? Hay đón Giêsu như đón một người bạn vô tình tạt ngang?
Xét theo nghĩa nào thì việc phục vụ của Maria vẫn trọn hảo. Đức Giêsu khen chị Maria vì chị hiểu rõ con người cần phải làm gì trước Đấng Tối Cao. Khi Đức Giêsu nói với Matta: “Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá!” không hẳn là Chúa trách chị. Chúa Giêsu thông cảm với sự vất vả của chị đấy. Có điều nó chưa đủ, và nó là cớ cho chị ganh tị với em mình.
Trong bài hát sinh hoạt của Thiếu nhi Thánh Thể, có câu: “Phục vụ là cho đi. Phục vụ là quên mình”. Nói phục vụ thì dễ vô cùng, nhưng phục vụ thật thì không đơn giản. Khi phục vụ mà không mất mát gì, khi phục vụ mà có thêm lợi tức, khi phục vụ mà lãnh bằng khen, khi phục vụ mà ganh tị, thì ấy đích thị là mua bán, là dịch vụ.
Đọc lại bài Tin Mừng Luca về hai chị em Matta và Maria, chúng ta đặt lại vấn đề từ ngữ trước tiên, bởi vì xã hội Việt nam đánh tráo ngữ nghĩa sành điệu quá, phục vụ hay dịch vụ cứ bị tráo qua tráo lại. Hiểu sai nghĩa thì hành động sai lạc rất nhiều. Nguy hiểm nhất là miệng nói phục vụ dân Chúa nhưng lại kéo dân Chúa về phía thế gian điêu ngoa.
Xin Chúa Giêsu, Đấng phục vụ vô vị lợi, cho chúng con phục vụ chỉ vì mục đích: cho Danh Chúa cả sáng, cho công lý toàn trị và cho con người thăng tiến mãi.
Tác giả: Gioan Lê Quang Vinh