Dan Lee
07-19-2010, 11:20 PM
Chúa Nhật XVII thường niên - Năm C
HÃY XIN, HÃY TÌM, HÃY GÕ
Suy Niệm 1. KINH LẠY CHA
Kinh Lạy Cha là kinh đầu tiên và cao trọng nhất trong các kinh nguyện Kitô giáo (Tôi đang nghĩ đến bản kinh của Thánh Mát thêu). Những câu ngắn gọn và đơn giản của nó bao hàm mọi tương quan giữa chúng ta và Thiên Chúa. Nó không chỉ nói với chúng ta phải cầu nguyện điều gì mà còn cầu nguyện điều ấy như thế nào.
Tuy nhiên, người ta có xu hướng đọc kinh ấy quá vội vàng và thiếu suy gẫm đến nỗi làm mất ý nghĩa của nó. Đó là một điều đáng tiếc. Bởi vì, hiểu một cách chính xác, Kinh Lạy Cha chứa đựng trong đó, chúng ta sẽ trở nên hoàn hảo theo tinh thần của của Đức Kitô, bởi vì không chút nghi ngờ đây là cách mà chính Người đã cầu nguyện và đã sống.
Phần đầu tiên đề cập đến Thiên Chúa.
Chúng ta bắt đầu sự hiểu biết hiện hữu của Thiên Chúa, và gọi Người là Cha. Thiên Chúa là cội nguồn của chúng ta và chúng ta là con cái của Người. Một đôi khi, Người hành động như một người cha, và một đôi khi như một người mẹ.
Kế đó chúng ta ca tụng danh Người. Bằng việc ca tụng danh Người, chúng ta cầu nguyện chính Người.
Chúng ta cầu nguyện cho Nước của Người mau đến – một vương quốc của sự thật và sự sống, sự thánh thiện và ân sủng, công lý, tình yêu và hoà bình. Chúng ta đóng góp phần mình để làm cho vương quốc của Người thành hiện thực.
Chúng ta cầu nguyện để ý muốn của Người được thực hiện trên mặt đất. “Trên mặt đất” cũng có nghĩa là trong đời sống của chúng ta. Ý muốn của Thiên Chúa không phải lúc nào cũng là điều dễ làm nhất, nhưng nó luôn luôn là điều tốt nhất.
Phần thứ hai đề cập đến chúng ta và các nhu cầu của chúng ta.
Chúng ta bắt đầu bằng công việc cầu xin lương thực hàng ngày. “Lương thực” thay cho mọi nhu cầu vật chất. Tuy nhiên, mọi nhu cầu thật cần thiết của chúng ta có đủ cho ngày hôm nay.
Chúng ta cầu xin tha thứ các tội lỗi của chúng ta, và xin ơn có thể tha thứ cho người khác đã phạm tội chống lại chúng ta. Không thể tha thứ cho người khác sẽ không thể nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa.
Chúng ta cầu xin không sa chước cám dỗ. Thiên Chúa không đặt sự cám dỗ trong đường lối của chúng ta nhưng cuộc đời làm điều ấy. Và chính chúng ta đôi lúc bước vào cám dỗ với sự đồng tình. Chúng ta xin Thiên Chúa giúp chúng ta đương đầu với sự cám dỗ tự ý đến với chúng ta, và tránh xa những cám dỗ mà chính chúng ta chọn lựa.
Sau cùng, chúng ta cầu xin được cứu khỏi mọi sự dữ, cả sự dữ vật chất lẫn tinh thần. Chúng ta không mong bao giờ gặp sự dữ. Điều mà chúng ta cầu xin Thiên Chúa là có được ân sủng chiến thắng mọi sự dữ, đặc biệt là sự dữ tinh thần.
Hãy ghi nhận rằng toàn bộ kinh Lạy Cha được diễn tả bằng từ ngữ ở số nhiều. Điều ấy cho thấy chúng ta là một gia đình dưới quyền Thiên Chúa, và do đó không thể có sự cứu chuộc chúng ta độc lập với sự cứu chuộc những người khác.
Suy Niệm 2. KHÔNG TRỪNG PHẠT NGƯỜI VÔ TỘI
Hình ảnh của Abraham mặc cả với Thiên Chúa mặc cả với Thiên Chúa để cứu Xơđôm và Gômora là hình ảnh hấp dẫn. Ý tưởng chúng ta bắt gặp ở đây là Thiên Chúa sẽ không trừng phạt một số đông người tội lỗi nếu đồng thời một số ít người công chính cũng bị trừng phạt. Chúng ta thường có thái độ hoàn toàn trái ngược. Chúng ta rất muốn trừng phạt một số đông người vô tội cùng với một số ít người có tội cũng bị phạt. Hãy lấy một ít ví dụ.
Khi các chính phủ đánh quân du kích, người ta không ngần ngại tiêu diệt cả một ngôi làng gồm đàn ông, đàn bà và trẻ con. Điều đó đã xảy ra ở Việt Nam, ở Achentina (trong suốt những cuộc chiến tranh được gọi là “chiến tranh bẩn thỉu”) và ở nhiều nơi khác. Các quân du kích cũng không ngần ngại sử dụng chiến thuật tương tự.
Một đôi khi sự việc tương tự có thể xảy ra trong trường học. Thầy giáo ra khỏi lớp một phút. Khi ông trở lại lớp học, ông thấy cái ghế đã bị bẻ gãy. Thuyết phục hoặc đe doạ cũng vô ích, kẻ tội phạm không thú nhận, những học sinh khác không nói tên thủ phạm. Thế là thầy giáo phạt cả lớp. Cả lớp phải ở lại sau giờ học.
Cũng sự việc ấy xảy ra ở nhà. Một vài đồ vật bị ngã đổ vương vãi khi bà mẹ vừa quay lưng đi. Không một ai thú nhận. Vậy tất cả con cái bị trừng phạt. Không được xem tivi buổi tối.
Điều đó có xu hướng trở thành phương thế đầu tiên của chúng ta, và chúng ta coi đó là rất khôn ngoan và công bằng. Nhưng có phải như vậy không? Trừng phạt chín mươi chín người vô tội chỉ vì một người có tội như vậy có đúng không? Dĩ nhiên là không. Điều đó là bất công. Bị trừng phạt vì một điều mà bạn không làm thật là khủng khiếp. Nó để lại trong lòng bạn một cảm giác vô cùng cay đắng.
Dù có vẻ hấp dẫn, đó không phải là một giải pháp của Kitô giáo cũng không phải là một giải pháp nhân bản. Thiên Chúa không bao giờ dùng phương thế đó. Bài đọc 1 nói với chúng ta điều đó. Đức Giêsu cũng dạy chúng ta bài học ấy trong dụ ngôn lúa mì và cỏ lùng. Người gieo hạt sẽ không nhổ những chùm cỏ lùng vì như thế sẽ làm lúa mì cũng bật rễ.
Vấn đề quan trọng nhất trong thời đại chúng ta là làm thế nào vượt qua điều ác mà không gây thêm điều ác. Người ta phải kháng cự điều ác. Nhưng chúng ta phải làm cách nào để trong quá trình đó, chúng ta không gây ra thêm điều ác. Điều ác không thể bị vượt qua bằng điều ác, mà chỉ bị vượt qua bằng điều thiện.
McCarthy
HÃY XIN, HÃY TÌM, HÃY GÕ
Suy Niệm 1. KINH LẠY CHA
Kinh Lạy Cha là kinh đầu tiên và cao trọng nhất trong các kinh nguyện Kitô giáo (Tôi đang nghĩ đến bản kinh của Thánh Mát thêu). Những câu ngắn gọn và đơn giản của nó bao hàm mọi tương quan giữa chúng ta và Thiên Chúa. Nó không chỉ nói với chúng ta phải cầu nguyện điều gì mà còn cầu nguyện điều ấy như thế nào.
Tuy nhiên, người ta có xu hướng đọc kinh ấy quá vội vàng và thiếu suy gẫm đến nỗi làm mất ý nghĩa của nó. Đó là một điều đáng tiếc. Bởi vì, hiểu một cách chính xác, Kinh Lạy Cha chứa đựng trong đó, chúng ta sẽ trở nên hoàn hảo theo tinh thần của của Đức Kitô, bởi vì không chút nghi ngờ đây là cách mà chính Người đã cầu nguyện và đã sống.
Phần đầu tiên đề cập đến Thiên Chúa.
Chúng ta bắt đầu sự hiểu biết hiện hữu của Thiên Chúa, và gọi Người là Cha. Thiên Chúa là cội nguồn của chúng ta và chúng ta là con cái của Người. Một đôi khi, Người hành động như một người cha, và một đôi khi như một người mẹ.
Kế đó chúng ta ca tụng danh Người. Bằng việc ca tụng danh Người, chúng ta cầu nguyện chính Người.
Chúng ta cầu nguyện cho Nước của Người mau đến – một vương quốc của sự thật và sự sống, sự thánh thiện và ân sủng, công lý, tình yêu và hoà bình. Chúng ta đóng góp phần mình để làm cho vương quốc của Người thành hiện thực.
Chúng ta cầu nguyện để ý muốn của Người được thực hiện trên mặt đất. “Trên mặt đất” cũng có nghĩa là trong đời sống của chúng ta. Ý muốn của Thiên Chúa không phải lúc nào cũng là điều dễ làm nhất, nhưng nó luôn luôn là điều tốt nhất.
Phần thứ hai đề cập đến chúng ta và các nhu cầu của chúng ta.
Chúng ta bắt đầu bằng công việc cầu xin lương thực hàng ngày. “Lương thực” thay cho mọi nhu cầu vật chất. Tuy nhiên, mọi nhu cầu thật cần thiết của chúng ta có đủ cho ngày hôm nay.
Chúng ta cầu xin tha thứ các tội lỗi của chúng ta, và xin ơn có thể tha thứ cho người khác đã phạm tội chống lại chúng ta. Không thể tha thứ cho người khác sẽ không thể nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa.
Chúng ta cầu xin không sa chước cám dỗ. Thiên Chúa không đặt sự cám dỗ trong đường lối của chúng ta nhưng cuộc đời làm điều ấy. Và chính chúng ta đôi lúc bước vào cám dỗ với sự đồng tình. Chúng ta xin Thiên Chúa giúp chúng ta đương đầu với sự cám dỗ tự ý đến với chúng ta, và tránh xa những cám dỗ mà chính chúng ta chọn lựa.
Sau cùng, chúng ta cầu xin được cứu khỏi mọi sự dữ, cả sự dữ vật chất lẫn tinh thần. Chúng ta không mong bao giờ gặp sự dữ. Điều mà chúng ta cầu xin Thiên Chúa là có được ân sủng chiến thắng mọi sự dữ, đặc biệt là sự dữ tinh thần.
Hãy ghi nhận rằng toàn bộ kinh Lạy Cha được diễn tả bằng từ ngữ ở số nhiều. Điều ấy cho thấy chúng ta là một gia đình dưới quyền Thiên Chúa, và do đó không thể có sự cứu chuộc chúng ta độc lập với sự cứu chuộc những người khác.
Suy Niệm 2. KHÔNG TRỪNG PHẠT NGƯỜI VÔ TỘI
Hình ảnh của Abraham mặc cả với Thiên Chúa mặc cả với Thiên Chúa để cứu Xơđôm và Gômora là hình ảnh hấp dẫn. Ý tưởng chúng ta bắt gặp ở đây là Thiên Chúa sẽ không trừng phạt một số đông người tội lỗi nếu đồng thời một số ít người công chính cũng bị trừng phạt. Chúng ta thường có thái độ hoàn toàn trái ngược. Chúng ta rất muốn trừng phạt một số đông người vô tội cùng với một số ít người có tội cũng bị phạt. Hãy lấy một ít ví dụ.
Khi các chính phủ đánh quân du kích, người ta không ngần ngại tiêu diệt cả một ngôi làng gồm đàn ông, đàn bà và trẻ con. Điều đó đã xảy ra ở Việt Nam, ở Achentina (trong suốt những cuộc chiến tranh được gọi là “chiến tranh bẩn thỉu”) và ở nhiều nơi khác. Các quân du kích cũng không ngần ngại sử dụng chiến thuật tương tự.
Một đôi khi sự việc tương tự có thể xảy ra trong trường học. Thầy giáo ra khỏi lớp một phút. Khi ông trở lại lớp học, ông thấy cái ghế đã bị bẻ gãy. Thuyết phục hoặc đe doạ cũng vô ích, kẻ tội phạm không thú nhận, những học sinh khác không nói tên thủ phạm. Thế là thầy giáo phạt cả lớp. Cả lớp phải ở lại sau giờ học.
Cũng sự việc ấy xảy ra ở nhà. Một vài đồ vật bị ngã đổ vương vãi khi bà mẹ vừa quay lưng đi. Không một ai thú nhận. Vậy tất cả con cái bị trừng phạt. Không được xem tivi buổi tối.
Điều đó có xu hướng trở thành phương thế đầu tiên của chúng ta, và chúng ta coi đó là rất khôn ngoan và công bằng. Nhưng có phải như vậy không? Trừng phạt chín mươi chín người vô tội chỉ vì một người có tội như vậy có đúng không? Dĩ nhiên là không. Điều đó là bất công. Bị trừng phạt vì một điều mà bạn không làm thật là khủng khiếp. Nó để lại trong lòng bạn một cảm giác vô cùng cay đắng.
Dù có vẻ hấp dẫn, đó không phải là một giải pháp của Kitô giáo cũng không phải là một giải pháp nhân bản. Thiên Chúa không bao giờ dùng phương thế đó. Bài đọc 1 nói với chúng ta điều đó. Đức Giêsu cũng dạy chúng ta bài học ấy trong dụ ngôn lúa mì và cỏ lùng. Người gieo hạt sẽ không nhổ những chùm cỏ lùng vì như thế sẽ làm lúa mì cũng bật rễ.
Vấn đề quan trọng nhất trong thời đại chúng ta là làm thế nào vượt qua điều ác mà không gây thêm điều ác. Người ta phải kháng cự điều ác. Nhưng chúng ta phải làm cách nào để trong quá trình đó, chúng ta không gây ra thêm điều ác. Điều ác không thể bị vượt qua bằng điều ác, mà chỉ bị vượt qua bằng điều thiện.
McCarthy