Dan Lee
07-28-2010, 10:48 PM
Bao Dung Là Tôn Trọng Và Chấp Nhận Sự Khác Biệt
http://www.tthngd.net/i/hoa11.gif
Thiên Chúa tạo dựng vạn vật muôn màu muôn vẻ với tất cả sự phong phú và đa dạng, không cái nào giống cái nào. Trên đời không bao giờ có hai vật hoàn toàn giống nhau, thế nào chúng cũng phải có ít nhiều khác biệt: có thể rất ít mà cũng có thể rất nhiều. Sự khác biệt đó thật là tự nhiên, và chắc chắn nằm trong chương trình của Thiên Chúa. Nhờ sự khác biệt đó, vũ trụ vạn vật mới tươi đẹp, phong phú, rực rỡ. Nếu vạn vật chỉ có một loại duy nhất, cái nào cũng giống cái nào thì vũ trụ và thế giới này sẽ buồn thảm đơn điệu như thế nào!
Nơi con người cũng thế, không ai giống ai, từ khuôn mặt cho tới tính tình, từ thể xác tới tâm hồn, mỗi người một vẻ, mỗi vẻ mỗi khác. Tuy khác nhau, nhưng mỗi người đều có cái hay và cái dở riêng, không ai hoàn hảo cả. Người được cái này thì mất cái kia, người được cái kia thì lại mất cái này. Vì thế, để được cả cái này lẫn cái kia, người được cái này phải hợp với người được cái kia thì sự trọn vẹn cả để con người cần lẫn nhau, bổ túc lẫn nhau, có thế con người mới yêu thương nhau. Nếu ai cũng được đủ mọi mặt thì còn ai cần tới ai nữa, còn ai cần hợp tác với ai nữa, và tình yêu cũng khó phát sinh. Tình yêu phát sinh do sự khác biệt, có khác biệt mới thu hút lẫn nhau. Âm thu hút dương, dương hấp dẫn âm, còn âm với âm, dương với dương thì đẩy lẫn nhau.
Trong chương trình của Thiên Chúa, sự khác biệt và không hoàn hảo khiến người ta phải hợp lại với nhau thành gia đình, xã hội để bổ túc lẫn nhau mà tồn tại và phát triển. Không ai sống một mình mà đầy đủ được. Muốn tồn tại và phát triển ta phải nhờ tới biết bao người khác: Ðể hiện hữu ta phải nhờ cha mẹ, để có gạo ăn ta phải nhờ bác nông dân, để có áo mặc ta nhờ người dệt vải, để có sức khỏe phải nhờ bác sĩ... Sự khác biệt cần thiết và ích lợi như vậy. Nhưng cái lợi nào cũng có mặt trái của nó. Sự khác biệt cũng thế: hễ khác thì thường là khắc. Khắc là không hợp nhau, mâu thuẫn nhau, xung đột lẫn nhau. Mà hễ đã không hợp nhau, hễ có sự xung đột là phải có khó chịu, đau khổ. Ðó là cái giá phải trả của sự khác biệt, của sự hợp tác, bổ túc lẫn nhau. Hễ giống nhau thì đâu bổ túc cho nhau được, có hợp tác với nhau cũng chẳng đi đến đâu. Không chấp nhận khó chịu, đau khổ do sự khác biệt gây ra thì chẳng xây dựng được gì cả.
Thật vậy, con diều bay lượn lơ lửng trên bầu trời được là nhờ hợp tác với sợi dây. Nhưng sự hợp tác đó không phải là không có đau khổ. Con diều cảm thấy thực là bực bội vì sợi dây: nó muốn bay cao hơn, xa hơn, mở rộng phạm vi hoạt động ra, nhưng sợi dây cứ cầm giữ nó lại một cách thật là nghiệt ngã. Còn sợi dây cũng bực bội không kém: nó muốn được tự do bay lơ lửng trên bầu trời một cách thoải mái để ngắm sông núi bên dưới, nhưng con diều lúc nào cũng lôi kéo nó đi hết chỗ này tới chỗ kia, nhiều lúc kéo căng quá làm nó như muốn đứt. Thật là khó! không chịu đựng nổi nhau nữa, hai đứa quyết định chia tay, hy vọng đứa nào cũng sẽ được tự do theo ý mình trên bầu trời rộng thêng thang. Nhưng khi chia tay, sự việc đã không xảy ra như chúng mong ước mà tệ hại hơn trước rất nhiều. Tất cả đều rơi xuống đất! Ðó là kết quả của việc không chịu đựng nhau!
Cái lý hợp tác sống chung là như thế! Không hợp tác, không sống chung thì không thể làm được việc gì. Hay chỉ hợp tác với những người giống mình thì cũng thế. Mà sống chung, hợp tác với nhau giữa những người khác nhau thì thật là khó chịu. Nhưng thà khó chịu, xung đột mà tồn tại còn hơn! Vấn đề còn lại là làm sao để chấp nhận nhau, chấp nhận những đau khổ khó chịu do những khác biệt của nhau. Tinh thần chấp nhận đó chính là một khía cạnh của Lòng Bao Dung.
Gia đình chính là một nơi sống chung, nơi hợp tác của những đơn vị yêu thương nhau nhất trong xã hội. Nhưng dù có yêu thương nhau đến mấy, gia đình vẫn gồm những phần tử rất khác biệt nhau nên không thể không có những xung đột, khó chịu, thậm chí đau khổ. Càng vui lòng chấp nhận những khác biệt đau khổ đó thì gia đình càng dễ có hạnh phúc. Trái lại, gia đình sẽ trở thành hoả ngục trần gian ngay nếu các phần tử không muốn chấp nhận những phiền toái bực bội gây ra do sự khác biệt lẫn nhau.
Sự khác biệt nhau trong gia đình tuy gây ra nhiều xung khắc nhưng rất cần thiết. Vì thế, Thiên Chúa sinh ra vợ chồng có tâm lý khác biệt để bổ túc nhau. Chẳng hạn người chồng có cái nhìn tổng hợp bao quát, còn người vợ có cái nhìn phân tích chi li nhỏ nhặt. Gia đình tồn tại được, hạnh phúc được đều cần cả hai kiểu nhìn đó, mà một người thì không thể có được cả hai. Ý thức được như vậy, cả hai vợ chồng sẽ lắng nghe lập trường của nhau để có thể nhìn vấn đề một cách đầy đủ hơn, để hành động sáng suốt hơn. Sự sáng suốt thường không nằm ở một bên mà nằm ở giữa, tức là sự dung hoà giữa hai lập trường đối lập.
Vì thế, sự bao dung trong gia đình cũng như ngoài xã hội là điều hết sức cần thiết để gia đình, xã hội tồn tại và hạnh phúc. Người có lòng bao dung là người không những sẵn sàng đón nhận mà còn mong muốn dành chổ đứng và đất sống cho những tư tưởng hay lập trường khác với mình, để gia đình, xa hội, cũng như thế giới phù hợp với luật tự nhiên và chương trình của Thiên Chúa là muốn cho thế giới muôn hình muôn vẻ để cộng tác và yêu thương lẫn nhau.
Giáo sư Nguyễn Chính Kết
http://www.tthngd.net/i/hoa11.gif
Thiên Chúa tạo dựng vạn vật muôn màu muôn vẻ với tất cả sự phong phú và đa dạng, không cái nào giống cái nào. Trên đời không bao giờ có hai vật hoàn toàn giống nhau, thế nào chúng cũng phải có ít nhiều khác biệt: có thể rất ít mà cũng có thể rất nhiều. Sự khác biệt đó thật là tự nhiên, và chắc chắn nằm trong chương trình của Thiên Chúa. Nhờ sự khác biệt đó, vũ trụ vạn vật mới tươi đẹp, phong phú, rực rỡ. Nếu vạn vật chỉ có một loại duy nhất, cái nào cũng giống cái nào thì vũ trụ và thế giới này sẽ buồn thảm đơn điệu như thế nào!
Nơi con người cũng thế, không ai giống ai, từ khuôn mặt cho tới tính tình, từ thể xác tới tâm hồn, mỗi người một vẻ, mỗi vẻ mỗi khác. Tuy khác nhau, nhưng mỗi người đều có cái hay và cái dở riêng, không ai hoàn hảo cả. Người được cái này thì mất cái kia, người được cái kia thì lại mất cái này. Vì thế, để được cả cái này lẫn cái kia, người được cái này phải hợp với người được cái kia thì sự trọn vẹn cả để con người cần lẫn nhau, bổ túc lẫn nhau, có thế con người mới yêu thương nhau. Nếu ai cũng được đủ mọi mặt thì còn ai cần tới ai nữa, còn ai cần hợp tác với ai nữa, và tình yêu cũng khó phát sinh. Tình yêu phát sinh do sự khác biệt, có khác biệt mới thu hút lẫn nhau. Âm thu hút dương, dương hấp dẫn âm, còn âm với âm, dương với dương thì đẩy lẫn nhau.
Trong chương trình của Thiên Chúa, sự khác biệt và không hoàn hảo khiến người ta phải hợp lại với nhau thành gia đình, xã hội để bổ túc lẫn nhau mà tồn tại và phát triển. Không ai sống một mình mà đầy đủ được. Muốn tồn tại và phát triển ta phải nhờ tới biết bao người khác: Ðể hiện hữu ta phải nhờ cha mẹ, để có gạo ăn ta phải nhờ bác nông dân, để có áo mặc ta nhờ người dệt vải, để có sức khỏe phải nhờ bác sĩ... Sự khác biệt cần thiết và ích lợi như vậy. Nhưng cái lợi nào cũng có mặt trái của nó. Sự khác biệt cũng thế: hễ khác thì thường là khắc. Khắc là không hợp nhau, mâu thuẫn nhau, xung đột lẫn nhau. Mà hễ đã không hợp nhau, hễ có sự xung đột là phải có khó chịu, đau khổ. Ðó là cái giá phải trả của sự khác biệt, của sự hợp tác, bổ túc lẫn nhau. Hễ giống nhau thì đâu bổ túc cho nhau được, có hợp tác với nhau cũng chẳng đi đến đâu. Không chấp nhận khó chịu, đau khổ do sự khác biệt gây ra thì chẳng xây dựng được gì cả.
Thật vậy, con diều bay lượn lơ lửng trên bầu trời được là nhờ hợp tác với sợi dây. Nhưng sự hợp tác đó không phải là không có đau khổ. Con diều cảm thấy thực là bực bội vì sợi dây: nó muốn bay cao hơn, xa hơn, mở rộng phạm vi hoạt động ra, nhưng sợi dây cứ cầm giữ nó lại một cách thật là nghiệt ngã. Còn sợi dây cũng bực bội không kém: nó muốn được tự do bay lơ lửng trên bầu trời một cách thoải mái để ngắm sông núi bên dưới, nhưng con diều lúc nào cũng lôi kéo nó đi hết chỗ này tới chỗ kia, nhiều lúc kéo căng quá làm nó như muốn đứt. Thật là khó! không chịu đựng nổi nhau nữa, hai đứa quyết định chia tay, hy vọng đứa nào cũng sẽ được tự do theo ý mình trên bầu trời rộng thêng thang. Nhưng khi chia tay, sự việc đã không xảy ra như chúng mong ước mà tệ hại hơn trước rất nhiều. Tất cả đều rơi xuống đất! Ðó là kết quả của việc không chịu đựng nhau!
Cái lý hợp tác sống chung là như thế! Không hợp tác, không sống chung thì không thể làm được việc gì. Hay chỉ hợp tác với những người giống mình thì cũng thế. Mà sống chung, hợp tác với nhau giữa những người khác nhau thì thật là khó chịu. Nhưng thà khó chịu, xung đột mà tồn tại còn hơn! Vấn đề còn lại là làm sao để chấp nhận nhau, chấp nhận những đau khổ khó chịu do những khác biệt của nhau. Tinh thần chấp nhận đó chính là một khía cạnh của Lòng Bao Dung.
Gia đình chính là một nơi sống chung, nơi hợp tác của những đơn vị yêu thương nhau nhất trong xã hội. Nhưng dù có yêu thương nhau đến mấy, gia đình vẫn gồm những phần tử rất khác biệt nhau nên không thể không có những xung đột, khó chịu, thậm chí đau khổ. Càng vui lòng chấp nhận những khác biệt đau khổ đó thì gia đình càng dễ có hạnh phúc. Trái lại, gia đình sẽ trở thành hoả ngục trần gian ngay nếu các phần tử không muốn chấp nhận những phiền toái bực bội gây ra do sự khác biệt lẫn nhau.
Sự khác biệt nhau trong gia đình tuy gây ra nhiều xung khắc nhưng rất cần thiết. Vì thế, Thiên Chúa sinh ra vợ chồng có tâm lý khác biệt để bổ túc nhau. Chẳng hạn người chồng có cái nhìn tổng hợp bao quát, còn người vợ có cái nhìn phân tích chi li nhỏ nhặt. Gia đình tồn tại được, hạnh phúc được đều cần cả hai kiểu nhìn đó, mà một người thì không thể có được cả hai. Ý thức được như vậy, cả hai vợ chồng sẽ lắng nghe lập trường của nhau để có thể nhìn vấn đề một cách đầy đủ hơn, để hành động sáng suốt hơn. Sự sáng suốt thường không nằm ở một bên mà nằm ở giữa, tức là sự dung hoà giữa hai lập trường đối lập.
Vì thế, sự bao dung trong gia đình cũng như ngoài xã hội là điều hết sức cần thiết để gia đình, xã hội tồn tại và hạnh phúc. Người có lòng bao dung là người không những sẵn sàng đón nhận mà còn mong muốn dành chổ đứng và đất sống cho những tư tưởng hay lập trường khác với mình, để gia đình, xa hội, cũng như thế giới phù hợp với luật tự nhiên và chương trình của Thiên Chúa là muốn cho thế giới muôn hình muôn vẻ để cộng tác và yêu thương lẫn nhau.
Giáo sư Nguyễn Chính Kết