Dan Lee
07-28-2010, 11:27 PM
Chúa Nhật 18 thường niên - Năm C
XIN THẦY BẢO ANH TÔI...
Có người trong đám đông nói với Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi”
Đây là một vấn đề cụ thể, hiện thực luôn luôn mang tính thời sự. Hỡi ơi! Anh em xung đột nhau trong lúc chia gia tài là chuyện thường thấy!
Để hiểu câu trả lời của Đức Giêsu, phải biết luật pháp thời đó. Theo luật Do Thái (Đnl 21,17), trong việc thừa kế, người con trai cả được hưởng trọn phần di sản nếu là bất động sản nghĩa là đất đai và nhà cửa. Và người con trai cả ấy cũng nhận được, theo luật pháp quy định, phần gấp đôi các động sản. Chỉ có các con trai mới được quyền hưởng di sản. Luật pháp này chung cho toàn bộ Đông Phương cổ đại, và nhiều nền văn minh trong dòng lịch sử; luật ấy muốn gìn giữ di sản của gia tộc với việc lập nên “người gia trưởng” được hưởng đặc quyền: Đó là quyền con trưởng. Đức Giêsu đối diện với điều đó. Vậy hoàn cảnh xem ra đúng nhất có lẽ là một người “con trưởng” đã chiếm hết mọi tài sản và từ chối trả lại cho người em phần nhỏ bé mà người này được hưởng. Ngày nay trong giới Do Thái, người ta thường yêu cầu một giáo trưởng. Do Thái giáo danh tiếng đứng làm trọng tài trong các vấn đề về Luật.
Chính trong bối cảnh rõ ràng đó, người ấy đã cầu cứu uy tín đạo đức của Đức Giêsu. Đối với mọi người, câu trả lời chắc hẳn sẽ sáng tỏ và rõ ràng; phải nói với người anh ấy chia lại cho người em, đó là công lý đơn giản? Đó cũng là chính lộ xuyên suốt, Tin Mừng mà Đức Giêsu đã nhiều lần lặp lại: Anh em hãy yêu thương lẫn nhau... Vả lại, câu trả lời của Đức Giêsu làm người ta ngạc nhiên.
Người đáp: “Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh?
Vậy là một lời từ chối. Đức Giêsu tránh né. Trước một sự bất công lộ liễu, Đức Giêsu từ khước xem xét trường hợp đó là dường như không muốn quan tâm đến. Thật là quá đáng. Điều đó đi ngược lại với toàn bộ Tin Mừng, với mọi lời hướng dẫn của Giáo hội và với cả lương tâm đơn giản và sơ đẳng của con người. Người Kitô hữu không nên làm mọi việc để chấm dứt những bất công của thế giới này đó sao? Phải chăng Kitô hữu có quyền thờ ơ những công việc trần thế để chỉ nghĩ đến Thiên đàng? Vậy phải hiểu sự từ chối này. Có thể có nhiều lời giải thích và có lẽ chúng bổ túc cho nhau:
1. Theo Tin Mừng của Luca, Đức Giêsu đang trên đường đi lên Giêrusalem tức thành phố nơi Người sẽ chết trong vài ngày nữa: Thầy “giáo trưởng” trẻ này còn có nhiều ưu tư khác trong đầu hơn là những cuộc tranh cãi phù du ấy, mà sau cùng cũng được giải quyết ổn thỏa không ngày này thì ngày khác.
2. Với tâm thức cá nhân rất đông phương, Đức Giêsu thường trả lời bằng một “ẩn ngữ”, một “số ý lộn xộn” để làm cho người ta phải suy nghĩ. Thông thường, chúng ta thấy Đức Giêsu đưa ra một câu nghịch lý và gần như thái quá trong lời Người. Người trả lời một câu hỏi người ta đặt ra bằng cách đặt một câu hỏi khác. Tính cách này, Đức Giêsu đã có từ khi còn rất trẻ: Lúc mười hai tuổi, Người trả lời cho mẹ Người một cách bí hiểm. “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy?”. Đó là lúc cậu bé Giêsu trốn ở lại Đền Thờ đáp: “Sao cha mẹ lại tìm con?” Trong nhiều dịp, Đức Giêsu dường như không đáp lại: đó là phương cách tốt nhất của “người bị hiểu lầm”, thường gặp trong các cuộc tranh cãi giữa Đức Giêsu với giới trí thức Do Thái giáo, theo thánh Gioan, có sự chênh lệch, Người nói về các sự việc khác mặc dù cũng dùng những từ ngữ ấy.
Phải đọc lại những câu từ chối bên ngoài của Đức Giêsu. Những câu nói ấy không phải tình cờ. Ở Cana, Người dường như từ chối mẹ ruột Người, phép lạ đầu tiên (Ga 2,3-4) Người nói rằng Người không lên Giêrusalem “một cách công khai”, dù vậy Người cũng lên (Ga 7,3-6) Với các con trai của ông Dêbêđê đã xin được “ngồi bên hữu và bên tả trong Nước Người”, thì Người hỏi họ có uống nổi chén Người sắp uống không (Mt 20,23). Người từ chối nói Ngày quang lâm đồng thời khẳng định rằng Người không biết bởi vì “chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi” (Mt 24,36).
Khi các người Do Thái xin Người các “dấu chỉ”, Người từ chối nói rằng Người chỉ cho họ dấu lạ của ngôn sứ Giôna (Mt 16,1.4-12.38-40). Vậy ở đây cũng thế, từ chối can thiệp vào vấn đề chia di sản không nhất thiết có nghĩa là Đức Giêsu không quan tâm đến: Đã hẳn, diễn tiến của câu chuyện sẽ đem lại cho chúng ta tư tưởng sâu sắc của Người.
3. Chính Đức Giêsu đã nêu ra lý do có khả năng đúng nhất của sự “từ chối” việc can thiệp đó trong một câu hỏi: “Ai đã đặt tôi làm người xử kiện?”. Phải, qua đó Người nói rằng những việc trần thế, hoặc tiền bạc ấy không phải là vai trò và sứ mạng của Người. Con người luôn bị cánh dỗ tìm kiếm trong Tin Mừng một thứ bảo hiểm, một sự thánh thiêng hóa các chọn lựa trần tục: Sáp nhập Tin Mừng vào phe mình, vào các lợi ích của mình. Đức Giêsu từ chối sự lẫn lộn ấy. Người từ chối đặt mình vào vị trí của chúng ta. Trút trách nhiệm của chúng ta qua người khác, hoặc tìm một giải pháp có sẵn là việc quá dễ dàng.
Trong chiều hướng đó, Công đồng Vatican II đã không ngừng đưa giáo dân về với ý thức và năng lực của riêng họ: “Giáo dân hãy mong đợi ánh sáng và sức mạnh tinh thần nơi các linh mục. Tuy nhiên họ đừng vì thế mà nghĩ rằng: Các chủ chăn có đủ thẩm quyền chuyên môn để có thể có ngay một giải pháp cụ thể cho mọi vấn đề xảy ra, kể cả những vấn đề quan trọng” (G.S. 43). Đức Giêsu đã làm điều đó. Người trả vấn đề thừa hưởng di sản cho sự xét xử của cấp thẩm quyền.
Và Người nói với họ: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu”.
Sự từ chối của Đức Giêsu, không trực tiếp đảm nhận một nhiệm vụ trần thế, do đó không có nghĩa Người không có gì để nói về các vấn đề trần thế. Đức Giêsu sẽ nhắc lại một lý tưởng cũng là một nguyên tắc chủ yếu. Vai trò của Người thuộc bình diện này và có tính chính trị theo ý nghĩa sâu xa của từ này; nghĩa là sứ mệnh và sứ điệp của Đức Giêsu liên quan đến đời sống của thành đô trần thế. Giáo Hội cũng như Đức Giêsu không trung lập Giáo Hội có bổn phận phải chuyển giao một sứ điệp, phải đưa ra các phán đoán về những công việc thế trần nhưng đồng thời phải để cho các quan tòa, các thẩm phán, những người phụ trách thế tục trách nhiệm áp dụng cụ thể sứ điệp của Giáo Hội.
Nguyên tắc mà Đức Giêsu khẳng định ở đây là phần trách nhiệm của Người, sứ giả của Thiên Chúa. Các ông không nên lẫn lộn mục đích! Thành đô trần thế không có mục đích tạo ra và tiêu thụ tối đa của cải! Không, điều chủ yếu không phải là phục vụ tiền bạc và lợi nhuận, mà là phục vụ “con người”!. Chính “sự sống con người” đứng đầu chớ không phải của cải! Và sự sống này không phụ thuộc vào của cải? Đức Giêsu sẽ làm sáng tỏ tư tưởng của Người khi kể lại một dụ ngôn, đầy sự ngẫu hứng để chế giễu nhấn mạnh đến những lối lo toan của một ông phú hộ.
Sau đó Người nói với họ dụ ngôn này: “Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, mới nghĩ bụng rằng: ‘Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa mầu!’ Rồi ông ta tự bảo: ‘Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó. Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!
Người đọc ‘kinh tin kính’ của một tay duy vật hoàn hảo: đức tin dựa vào hạnh phúc do vật chất mang lại? Đức Giêsu lên án ông ta, nhấn mạnh vào tính ích kỷ của ông ta dẫu sao cũng còn được cái chân thật: “Tôi… Tôi… Tôi… Mình… Mình… Mình sẽ làm... mình sẽ phá... mình sẽ xây mùa màng của mình; của cải của mình... kho lẫm của mình... thóc lúa của mình... chính bản thân mình...”.
Nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi! Từ ngữ Hy Lạp dùng ở đây cũng là từ mà Luca sẽ dùng chỉ bữa tiệc tiếp đãi của “đứa con hoang đàng” (Lc 15,23). Phải, Đức Giêsu đã biết xung quanh Người các “tiệc tùng”, ở đó người ta “tiêu tiền như nước” “ăn uống no say” cùng với tiếng đàn, tiếng hát.
Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: ‘Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?
Điên dại! Mọi tính toán của ông phú hộ sai lầm một cách thảm hại. Ông ta nhầm lẫn hoàn toàn: Sự giàu sang không mang lại hạnh phúc. Không có mối liên hệ giữa việc có nhiều của cải trần thế và sự an toàn chân thật. Sự sống của một con người không phụ thuộc vào những của cải của người ấy. Tiền bạc không mua được thời gian! Kinh Thánh không ngừng đặt đối lập kẻ điên dại “nabal” với người khôn ngoan “maskil”. Đức Giêsu cũng khẳng định rằng không biết nhận ra của cải chân thật, ý nghĩa đích thực của đời sống quả là thiếu khôn ngoan. “Điên”, năm thiếu nữ khờ khạo không mang theo dầu dự phòng cho đèn mình trong đêm chờ đón Tân Lang (Mi 25,2). “Điên”, những người đồng thời với Đức Giêsu không biết đọc ra những “dấu chỉ của thời đại” (Lc 12,56). “Dại” người mù để cho người mù khác dẫn đường là liều mình “rơi xuống hố” (Lc 6,39). “Điên” ông nhà giàu giới hạn tầm nhìn của mình vào đất đai, mùa màng, kho lẫm, cái bụng của mình.
Và đây là lý do sâu xa (cũng là lý do thứ tư) khiến Đức Giêsu từ chối can thiệp vào những công việc trần thế một cách tức thời và trực tiếp: Một cách mạnh mẽ và khó nghe; Người khẳng định rằng “đời sống” con người không hoàn tất ở trần gian này. Sứ điệp chủ yếu, sứ mạng ngôn sứ của Đức Giêsu là đây: Phần chính yếu của đời sống, rất hay bị quên lãng thì to lớn vô cùng so với sự hạn hẹp cố chấp của chủ nghĩa duy vật. Còn, Đức Giêsu -người sắp chết trong ít ngày nữa- không muốn làm giàu cho một người, dù đó là quyền lợi chính đáng của anh ta: việc chia gia tài ấy không phải là điều tốt lành đích thực cho anh ta. Chúng ta phải thành thật thú nhận rằng một cách tự phát, chúng ta suy nghĩ ngược lại với Đức Giêsu. Tuy nhiên, có một tiếng nói nhỏ trong chúng ta nói với chúng ta: Người có lý. Người biết rõ điều Người nói.
Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó
Chúng ta chớ hiểu sai tư tưởng của Chúa. Sự giàu sang tự nó không là điều xấu. Tiền bạc có thể trở nên tốt nếu nó không chỉ “vì mình” (Lc 12,33-34).
Noel Quesson
XIN THẦY BẢO ANH TÔI...
Có người trong đám đông nói với Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi”
Đây là một vấn đề cụ thể, hiện thực luôn luôn mang tính thời sự. Hỡi ơi! Anh em xung đột nhau trong lúc chia gia tài là chuyện thường thấy!
Để hiểu câu trả lời của Đức Giêsu, phải biết luật pháp thời đó. Theo luật Do Thái (Đnl 21,17), trong việc thừa kế, người con trai cả được hưởng trọn phần di sản nếu là bất động sản nghĩa là đất đai và nhà cửa. Và người con trai cả ấy cũng nhận được, theo luật pháp quy định, phần gấp đôi các động sản. Chỉ có các con trai mới được quyền hưởng di sản. Luật pháp này chung cho toàn bộ Đông Phương cổ đại, và nhiều nền văn minh trong dòng lịch sử; luật ấy muốn gìn giữ di sản của gia tộc với việc lập nên “người gia trưởng” được hưởng đặc quyền: Đó là quyền con trưởng. Đức Giêsu đối diện với điều đó. Vậy hoàn cảnh xem ra đúng nhất có lẽ là một người “con trưởng” đã chiếm hết mọi tài sản và từ chối trả lại cho người em phần nhỏ bé mà người này được hưởng. Ngày nay trong giới Do Thái, người ta thường yêu cầu một giáo trưởng. Do Thái giáo danh tiếng đứng làm trọng tài trong các vấn đề về Luật.
Chính trong bối cảnh rõ ràng đó, người ấy đã cầu cứu uy tín đạo đức của Đức Giêsu. Đối với mọi người, câu trả lời chắc hẳn sẽ sáng tỏ và rõ ràng; phải nói với người anh ấy chia lại cho người em, đó là công lý đơn giản? Đó cũng là chính lộ xuyên suốt, Tin Mừng mà Đức Giêsu đã nhiều lần lặp lại: Anh em hãy yêu thương lẫn nhau... Vả lại, câu trả lời của Đức Giêsu làm người ta ngạc nhiên.
Người đáp: “Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh?
Vậy là một lời từ chối. Đức Giêsu tránh né. Trước một sự bất công lộ liễu, Đức Giêsu từ khước xem xét trường hợp đó là dường như không muốn quan tâm đến. Thật là quá đáng. Điều đó đi ngược lại với toàn bộ Tin Mừng, với mọi lời hướng dẫn của Giáo hội và với cả lương tâm đơn giản và sơ đẳng của con người. Người Kitô hữu không nên làm mọi việc để chấm dứt những bất công của thế giới này đó sao? Phải chăng Kitô hữu có quyền thờ ơ những công việc trần thế để chỉ nghĩ đến Thiên đàng? Vậy phải hiểu sự từ chối này. Có thể có nhiều lời giải thích và có lẽ chúng bổ túc cho nhau:
1. Theo Tin Mừng của Luca, Đức Giêsu đang trên đường đi lên Giêrusalem tức thành phố nơi Người sẽ chết trong vài ngày nữa: Thầy “giáo trưởng” trẻ này còn có nhiều ưu tư khác trong đầu hơn là những cuộc tranh cãi phù du ấy, mà sau cùng cũng được giải quyết ổn thỏa không ngày này thì ngày khác.
2. Với tâm thức cá nhân rất đông phương, Đức Giêsu thường trả lời bằng một “ẩn ngữ”, một “số ý lộn xộn” để làm cho người ta phải suy nghĩ. Thông thường, chúng ta thấy Đức Giêsu đưa ra một câu nghịch lý và gần như thái quá trong lời Người. Người trả lời một câu hỏi người ta đặt ra bằng cách đặt một câu hỏi khác. Tính cách này, Đức Giêsu đã có từ khi còn rất trẻ: Lúc mười hai tuổi, Người trả lời cho mẹ Người một cách bí hiểm. “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy?”. Đó là lúc cậu bé Giêsu trốn ở lại Đền Thờ đáp: “Sao cha mẹ lại tìm con?” Trong nhiều dịp, Đức Giêsu dường như không đáp lại: đó là phương cách tốt nhất của “người bị hiểu lầm”, thường gặp trong các cuộc tranh cãi giữa Đức Giêsu với giới trí thức Do Thái giáo, theo thánh Gioan, có sự chênh lệch, Người nói về các sự việc khác mặc dù cũng dùng những từ ngữ ấy.
Phải đọc lại những câu từ chối bên ngoài của Đức Giêsu. Những câu nói ấy không phải tình cờ. Ở Cana, Người dường như từ chối mẹ ruột Người, phép lạ đầu tiên (Ga 2,3-4) Người nói rằng Người không lên Giêrusalem “một cách công khai”, dù vậy Người cũng lên (Ga 7,3-6) Với các con trai của ông Dêbêđê đã xin được “ngồi bên hữu và bên tả trong Nước Người”, thì Người hỏi họ có uống nổi chén Người sắp uống không (Mt 20,23). Người từ chối nói Ngày quang lâm đồng thời khẳng định rằng Người không biết bởi vì “chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi” (Mt 24,36).
Khi các người Do Thái xin Người các “dấu chỉ”, Người từ chối nói rằng Người chỉ cho họ dấu lạ của ngôn sứ Giôna (Mt 16,1.4-12.38-40). Vậy ở đây cũng thế, từ chối can thiệp vào vấn đề chia di sản không nhất thiết có nghĩa là Đức Giêsu không quan tâm đến: Đã hẳn, diễn tiến của câu chuyện sẽ đem lại cho chúng ta tư tưởng sâu sắc của Người.
3. Chính Đức Giêsu đã nêu ra lý do có khả năng đúng nhất của sự “từ chối” việc can thiệp đó trong một câu hỏi: “Ai đã đặt tôi làm người xử kiện?”. Phải, qua đó Người nói rằng những việc trần thế, hoặc tiền bạc ấy không phải là vai trò và sứ mạng của Người. Con người luôn bị cánh dỗ tìm kiếm trong Tin Mừng một thứ bảo hiểm, một sự thánh thiêng hóa các chọn lựa trần tục: Sáp nhập Tin Mừng vào phe mình, vào các lợi ích của mình. Đức Giêsu từ chối sự lẫn lộn ấy. Người từ chối đặt mình vào vị trí của chúng ta. Trút trách nhiệm của chúng ta qua người khác, hoặc tìm một giải pháp có sẵn là việc quá dễ dàng.
Trong chiều hướng đó, Công đồng Vatican II đã không ngừng đưa giáo dân về với ý thức và năng lực của riêng họ: “Giáo dân hãy mong đợi ánh sáng và sức mạnh tinh thần nơi các linh mục. Tuy nhiên họ đừng vì thế mà nghĩ rằng: Các chủ chăn có đủ thẩm quyền chuyên môn để có thể có ngay một giải pháp cụ thể cho mọi vấn đề xảy ra, kể cả những vấn đề quan trọng” (G.S. 43). Đức Giêsu đã làm điều đó. Người trả vấn đề thừa hưởng di sản cho sự xét xử của cấp thẩm quyền.
Và Người nói với họ: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu”.
Sự từ chối của Đức Giêsu, không trực tiếp đảm nhận một nhiệm vụ trần thế, do đó không có nghĩa Người không có gì để nói về các vấn đề trần thế. Đức Giêsu sẽ nhắc lại một lý tưởng cũng là một nguyên tắc chủ yếu. Vai trò của Người thuộc bình diện này và có tính chính trị theo ý nghĩa sâu xa của từ này; nghĩa là sứ mệnh và sứ điệp của Đức Giêsu liên quan đến đời sống của thành đô trần thế. Giáo Hội cũng như Đức Giêsu không trung lập Giáo Hội có bổn phận phải chuyển giao một sứ điệp, phải đưa ra các phán đoán về những công việc thế trần nhưng đồng thời phải để cho các quan tòa, các thẩm phán, những người phụ trách thế tục trách nhiệm áp dụng cụ thể sứ điệp của Giáo Hội.
Nguyên tắc mà Đức Giêsu khẳng định ở đây là phần trách nhiệm của Người, sứ giả của Thiên Chúa. Các ông không nên lẫn lộn mục đích! Thành đô trần thế không có mục đích tạo ra và tiêu thụ tối đa của cải! Không, điều chủ yếu không phải là phục vụ tiền bạc và lợi nhuận, mà là phục vụ “con người”!. Chính “sự sống con người” đứng đầu chớ không phải của cải! Và sự sống này không phụ thuộc vào của cải? Đức Giêsu sẽ làm sáng tỏ tư tưởng của Người khi kể lại một dụ ngôn, đầy sự ngẫu hứng để chế giễu nhấn mạnh đến những lối lo toan của một ông phú hộ.
Sau đó Người nói với họ dụ ngôn này: “Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, mới nghĩ bụng rằng: ‘Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa mầu!’ Rồi ông ta tự bảo: ‘Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ tất cả thóc lúa và của cải mình vào đó. Lúc ấy ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!
Người đọc ‘kinh tin kính’ của một tay duy vật hoàn hảo: đức tin dựa vào hạnh phúc do vật chất mang lại? Đức Giêsu lên án ông ta, nhấn mạnh vào tính ích kỷ của ông ta dẫu sao cũng còn được cái chân thật: “Tôi… Tôi… Tôi… Mình… Mình… Mình sẽ làm... mình sẽ phá... mình sẽ xây mùa màng của mình; của cải của mình... kho lẫm của mình... thóc lúa của mình... chính bản thân mình...”.
Nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi! Từ ngữ Hy Lạp dùng ở đây cũng là từ mà Luca sẽ dùng chỉ bữa tiệc tiếp đãi của “đứa con hoang đàng” (Lc 15,23). Phải, Đức Giêsu đã biết xung quanh Người các “tiệc tùng”, ở đó người ta “tiêu tiền như nước” “ăn uống no say” cùng với tiếng đàn, tiếng hát.
Nhưng Thiên Chúa bảo ông ta: ‘Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?
Điên dại! Mọi tính toán của ông phú hộ sai lầm một cách thảm hại. Ông ta nhầm lẫn hoàn toàn: Sự giàu sang không mang lại hạnh phúc. Không có mối liên hệ giữa việc có nhiều của cải trần thế và sự an toàn chân thật. Sự sống của một con người không phụ thuộc vào những của cải của người ấy. Tiền bạc không mua được thời gian! Kinh Thánh không ngừng đặt đối lập kẻ điên dại “nabal” với người khôn ngoan “maskil”. Đức Giêsu cũng khẳng định rằng không biết nhận ra của cải chân thật, ý nghĩa đích thực của đời sống quả là thiếu khôn ngoan. “Điên”, năm thiếu nữ khờ khạo không mang theo dầu dự phòng cho đèn mình trong đêm chờ đón Tân Lang (Mi 25,2). “Điên”, những người đồng thời với Đức Giêsu không biết đọc ra những “dấu chỉ của thời đại” (Lc 12,56). “Dại” người mù để cho người mù khác dẫn đường là liều mình “rơi xuống hố” (Lc 6,39). “Điên” ông nhà giàu giới hạn tầm nhìn của mình vào đất đai, mùa màng, kho lẫm, cái bụng của mình.
Và đây là lý do sâu xa (cũng là lý do thứ tư) khiến Đức Giêsu từ chối can thiệp vào những công việc trần thế một cách tức thời và trực tiếp: Một cách mạnh mẽ và khó nghe; Người khẳng định rằng “đời sống” con người không hoàn tất ở trần gian này. Sứ điệp chủ yếu, sứ mạng ngôn sứ của Đức Giêsu là đây: Phần chính yếu của đời sống, rất hay bị quên lãng thì to lớn vô cùng so với sự hạn hẹp cố chấp của chủ nghĩa duy vật. Còn, Đức Giêsu -người sắp chết trong ít ngày nữa- không muốn làm giàu cho một người, dù đó là quyền lợi chính đáng của anh ta: việc chia gia tài ấy không phải là điều tốt lành đích thực cho anh ta. Chúng ta phải thành thật thú nhận rằng một cách tự phát, chúng ta suy nghĩ ngược lại với Đức Giêsu. Tuy nhiên, có một tiếng nói nhỏ trong chúng ta nói với chúng ta: Người có lý. Người biết rõ điều Người nói.
Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó
Chúng ta chớ hiểu sai tư tưởng của Chúa. Sự giàu sang tự nó không là điều xấu. Tiền bạc có thể trở nên tốt nếu nó không chỉ “vì mình” (Lc 12,33-34).
Noel Quesson