Dan Lee
07-30-2010, 07:13 AM
Nền nhà Hội Thánh
Lời thưa với Bố Matthêu Vũ Khởi Phụng: Con viết bài này xin như lời chia buồn sâu đậm đồng thời cũng là tuyên xưng niềm tin vào Chúa Phục Sinh cùng với Bố và gia đình, thay mặt cho anh chị em sinh viên Công giáo Sàigòn thập niên 1990. Cầu xin Chúa cho linh hồn Bà Cố Maria được sớm ở bên Chúa muôn đời.
Khi nghe tin buồn Cụ Cố Maria ra đi, tôi tìm mở lại Hồi Ký của giáo sư Nguyễn Khắc Dương. Có gì liên quan vậy? Nhiều năm trước khi đọc tác phẩm này, tôi chú ý đến chương “Hành Hương Hà Nội”, trong đó thầy Dương có nhắc đến hình ảnh Ông Bà Cố Vũ Thế Hùng, song thân linh mục Matthêu Vũ Khởi Phụng, người Bố kính yêu của chúng tôi từ thời sinh viên.
Tác giả viết về Ông Bà Cố như sau:
“Đẹp làm sao, tổ ấm của một cặp chim già chung thuỷ với nhau, cũng như chung thuỷ với Chúa! Qua bao nhiêu gian nan thử thách! Cái thằng tôi, mãi rong chơi khắp Paris, Thuỵ Sĩ, Louvain… nay về gặp lại hai cụ dắt nhau đi dự lễ, trên đường phố Hà nội, mà cảm thấy mình xấu hổ! Quả là như tôi đã nói trên kia: “Sực tỉnh khỏi cơn mộng du”! Tôi chỉ biết có một đôi bạn là hai cụ Vũ Thế Hùng, chứ Hà nội có bao nhiêu tín hữu như vậy”.
Hình ảnh khắc hoạ thật đẹp. Nhưng hình ảnh còn được khắc hoạ sâu sắc và đậm nét hơn:
“Témoignage Chrétien, Information catholique internationale (…) làm sao biết được danh tính? Hội Thánh Việt Nam đâu phải chỉ có linh mục X, Y, Z hoặc giáo sư M, T, V được đăng tên trong báo, được các đài đủ loại phát thanh ầm ĩ. Hội Thánh Việt Nam còn có những tâm hồn như tôi nói trên đây, mà đó mới thật là nền móng”.
Bà cụ cố Maria và giáo sư Nguyễn Khắc Dương có nhiều điểm tương đồng trong cuộc đời: cùng niên kỷ (sinh thập niên 1920), cùng trong gia đình khoa bảng quan quyền, gia đình đều ngoài Công giáo, cùng đi học ở Huế và hai cụ còn cò điểm giống nhau trong Đức Kytô: được Chúa mời gọi để trở thành những con người sống chết cho mầu nhiệm ơn cứu độ. Chỉ có khác một điều: thầy Dương lúc mới vào học ở Huế thì câu trả lời cho việc theo Đạo là “không bao giờ”, còn Bà Cố Maria thì đã có cảm tình với Đạo Chúa, và kín đáo học giáo lý khi còn rất trẻ.
Trong xã hội, các cụ có địa vị, có danh tiếng, và trong Hội Thánh, các cụ là những con người trung kiên với Đức Kytô, như Phaolô khi đã được gọi thì “không còn phải là tôi sống, mà là chính Đức Kytô sống trong tôi”. Và như vậy, thầy Dương, viết về Ông Bà Cố quả là sâu sắc với tất cả sự đồng cảm đặc biệt.
Nếu nhìn những con người được coi như nóc nhà Hội Thánh, người ta ngưỡng mộ và đôi khi băn khoăn, nhưng khi nhìn nền móng Hội Thánh là những tâm hồn chung thuỷ với Đức Kytô, chúng ta vững tin như giáo sư Nguyễn Khắc Dương: “nền móng vẫn đứng yên bám chặt vào lòng đất của mọi miền trên đất nước Việt nam này, đã có gần 500 năm giáo sử”
Tiểu sử Bà Cố Maria có những dòng này: “Trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến đầu những năm 2000, Bà cố là một trong những tín hữu trí thức, can đảm ở Hà Nội, thường là người sáng kiến và xúc tiến tổ chức các việc đạo đức của tầng lớp giáo dân tinh hoa ở Hà Nội. Vì hết lòng yêu mến và hy sinh cho Giáo Hội, cho nên Bà cố cũng không ngại đóng góp ý kiến cho các đấng bậc trong Giáo Hội ở Hà Nội.”
Cùng điểm lại nét nổi bật trong cuộc đời tại thế của Bà Cố Maria, chúng ta cầu nguyện cho Bà Cố và cho gia đình Bố Matthêu. Đọc lại cuộc đời Bà cố Maria, hẳn là không còn lời nào phù hợp để diễn tả hơn là chính lời Đức Maria, Bổn mạng Bà cố mà giáo sư Nguyễn khắc Dương chọn làm tựa đề cho Hồi Ký của mình: “Quia respexit humilitatem meam” (Vì Ngài đã đoái thương đến phận hèn của tôi).
Vâng, Chúa muôn đời là Chúa của lòng xót thương. Những chứng nhân của lòng Chúa xót thương đến trần gian này rồi ra đi, nhưng hoa quả các ngài để lại làm chúng ta tin tưởng vào Chúa và vào Hội Thánh, vốn được xây trên Đá tảng Phêrô chẳng thế lực nào làm lung lay nổi.
Gioan Lê Quang Vinh
Lời thưa với Bố Matthêu Vũ Khởi Phụng: Con viết bài này xin như lời chia buồn sâu đậm đồng thời cũng là tuyên xưng niềm tin vào Chúa Phục Sinh cùng với Bố và gia đình, thay mặt cho anh chị em sinh viên Công giáo Sàigòn thập niên 1990. Cầu xin Chúa cho linh hồn Bà Cố Maria được sớm ở bên Chúa muôn đời.
Khi nghe tin buồn Cụ Cố Maria ra đi, tôi tìm mở lại Hồi Ký của giáo sư Nguyễn Khắc Dương. Có gì liên quan vậy? Nhiều năm trước khi đọc tác phẩm này, tôi chú ý đến chương “Hành Hương Hà Nội”, trong đó thầy Dương có nhắc đến hình ảnh Ông Bà Cố Vũ Thế Hùng, song thân linh mục Matthêu Vũ Khởi Phụng, người Bố kính yêu của chúng tôi từ thời sinh viên.
Tác giả viết về Ông Bà Cố như sau:
“Đẹp làm sao, tổ ấm của một cặp chim già chung thuỷ với nhau, cũng như chung thuỷ với Chúa! Qua bao nhiêu gian nan thử thách! Cái thằng tôi, mãi rong chơi khắp Paris, Thuỵ Sĩ, Louvain… nay về gặp lại hai cụ dắt nhau đi dự lễ, trên đường phố Hà nội, mà cảm thấy mình xấu hổ! Quả là như tôi đã nói trên kia: “Sực tỉnh khỏi cơn mộng du”! Tôi chỉ biết có một đôi bạn là hai cụ Vũ Thế Hùng, chứ Hà nội có bao nhiêu tín hữu như vậy”.
Hình ảnh khắc hoạ thật đẹp. Nhưng hình ảnh còn được khắc hoạ sâu sắc và đậm nét hơn:
“Témoignage Chrétien, Information catholique internationale (…) làm sao biết được danh tính? Hội Thánh Việt Nam đâu phải chỉ có linh mục X, Y, Z hoặc giáo sư M, T, V được đăng tên trong báo, được các đài đủ loại phát thanh ầm ĩ. Hội Thánh Việt Nam còn có những tâm hồn như tôi nói trên đây, mà đó mới thật là nền móng”.
Bà cụ cố Maria và giáo sư Nguyễn Khắc Dương có nhiều điểm tương đồng trong cuộc đời: cùng niên kỷ (sinh thập niên 1920), cùng trong gia đình khoa bảng quan quyền, gia đình đều ngoài Công giáo, cùng đi học ở Huế và hai cụ còn cò điểm giống nhau trong Đức Kytô: được Chúa mời gọi để trở thành những con người sống chết cho mầu nhiệm ơn cứu độ. Chỉ có khác một điều: thầy Dương lúc mới vào học ở Huế thì câu trả lời cho việc theo Đạo là “không bao giờ”, còn Bà Cố Maria thì đã có cảm tình với Đạo Chúa, và kín đáo học giáo lý khi còn rất trẻ.
Trong xã hội, các cụ có địa vị, có danh tiếng, và trong Hội Thánh, các cụ là những con người trung kiên với Đức Kytô, như Phaolô khi đã được gọi thì “không còn phải là tôi sống, mà là chính Đức Kytô sống trong tôi”. Và như vậy, thầy Dương, viết về Ông Bà Cố quả là sâu sắc với tất cả sự đồng cảm đặc biệt.
Nếu nhìn những con người được coi như nóc nhà Hội Thánh, người ta ngưỡng mộ và đôi khi băn khoăn, nhưng khi nhìn nền móng Hội Thánh là những tâm hồn chung thuỷ với Đức Kytô, chúng ta vững tin như giáo sư Nguyễn Khắc Dương: “nền móng vẫn đứng yên bám chặt vào lòng đất của mọi miền trên đất nước Việt nam này, đã có gần 500 năm giáo sử”
Tiểu sử Bà Cố Maria có những dòng này: “Trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến đầu những năm 2000, Bà cố là một trong những tín hữu trí thức, can đảm ở Hà Nội, thường là người sáng kiến và xúc tiến tổ chức các việc đạo đức của tầng lớp giáo dân tinh hoa ở Hà Nội. Vì hết lòng yêu mến và hy sinh cho Giáo Hội, cho nên Bà cố cũng không ngại đóng góp ý kiến cho các đấng bậc trong Giáo Hội ở Hà Nội.”
Cùng điểm lại nét nổi bật trong cuộc đời tại thế của Bà Cố Maria, chúng ta cầu nguyện cho Bà Cố và cho gia đình Bố Matthêu. Đọc lại cuộc đời Bà cố Maria, hẳn là không còn lời nào phù hợp để diễn tả hơn là chính lời Đức Maria, Bổn mạng Bà cố mà giáo sư Nguyễn khắc Dương chọn làm tựa đề cho Hồi Ký của mình: “Quia respexit humilitatem meam” (Vì Ngài đã đoái thương đến phận hèn của tôi).
Vâng, Chúa muôn đời là Chúa của lòng xót thương. Những chứng nhân của lòng Chúa xót thương đến trần gian này rồi ra đi, nhưng hoa quả các ngài để lại làm chúng ta tin tưởng vào Chúa và vào Hội Thánh, vốn được xây trên Đá tảng Phêrô chẳng thế lực nào làm lung lay nổi.
Gioan Lê Quang Vinh