Dan Lee
08-08-2010, 10:23 AM
Sẵn sàng chờ đợi Chúa đến
Kho truyện cổ Tây Phương có kể tích truyện một anh hề ở cung điện vua, được vua trao cho phủ việt, biểu tượng của vương quyền, để làm cho nhà vua giải phiền.
Nhà vua gọi anh hề lại và nói:
- “Ngươi hãy giữ lấy phủ việt nầy cho đến khi ngươi tìm được một người nào ngây ngô và khờ dại hơn ngươi thì ngươi trao lại cho nó”.
Từ đó, mỗi khi có thết đãi triều, anh hề đến với phủ việt trong tay, dáng điệu vênh váo, ngông nghênh, cốt chọc cười mua vui cho nhà vua. Mấy năm sau, nhà vua lâm bệnh nặng. Biết mình sắp chết, nhà vua cho gọi anh hề lại. Vua buồn bã nói:
- “Ta sắp sửa đi du lịch ở một nơi xa lắm”.
- “Nhà vua đi tận đâu lận?”, anh hề hỏi.
- “Ta chẳng biết nữa”.
- “Nhà vua đi có lâu không?”.
- “Đi hoài và không trở về đây nữa”.
- “Nhà vua đã chuẩn bị hành trang chưa?”
- “Chưa hề”.
Anh hề liền cười hóm hỉnh và lễ phép tâu:
- “Vậy xin Hoàng Thượng cầm lấy phủ việt nầy. Hạ thần xin trao lại cho Hoàng Thượng, bởi vì nay hạ thần đã tìm được một người ngây ngô và khờ dại hơn hạ thần rồi”.
Anh chị em thân mến.
“Hãy sẵn sàng, vì lúc anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến”. Cuộc sống của mỗi người là một cuộc hành trình tiến về đích điểm xa vời, một chân trời xa lạ. Nhưng có mấy ai đã chuẩn bị cho cuộc hành trình không bao giờ trở lại ấy? Một cuộc hành trình đơn độc, chẳng ai đi cùng. Cuộc hành trình có một không hai của mỗi người chúng ta.
Chết là đi về sự sống vĩnh cửu, là về với Chúa, Đấng yêu thương chúng ta. Thế mà sao chúng ta vẫn lo âu? Phải chăng nỗi lo âu là dấu hiệu nói rắng chúng ta sợ có thể không gặp được Chúa? Chúa luôn mong mỏi chờ đợi chúng ta. Phải chăng lo âu sợ hãi là dấu hiệu nói rằng chúng ta chưa chuẩn bị đủ, chưa sẵn sàng khi Chúa đến, là tâm hồn chúng ta còn ngổn ngang, còn tội lỗi và những đam mê, quyến luyến…
Triết gia Platon nói rất đúng: “Ai không bao giờ nghĩ đến sự chết thì không thể biết cách sống”. Điều nầy càng đúng với đời sống của người Kitô hữu. Làm sao một Kitô hữu có thể sống trong thái độ sẵn sàng chờ đợi ngày Chúa đến, nếu những chân lý về đời sống vĩnh cửu, về ngày Chúa trở lại… chỉ là những điều xa xôi, mờ ảo, phi thực trước những cơn sốt của cuộc sống thực tiễn mỗi ngày. Đức tin chỉ cho người tín hữu thấy mình phải đi tới đâu và không cho phép người tín hữu hy sinh vận mạng vĩnh cửu vì những lợi ích ngắn hạn. Người Kitô hữu phải thấy được tất cả chiều dài con đường mình phải đi.
Vì vậy, người Kitô hữu phải luôn thức tỉnh thức và sẵn sàng chờ đợi ngày giờ Chúa đến. Thái độ tỉnh thức sẵn sàng nầy đòi hỏi chúng ta đừng để lòng mình bám chặt vào những của cải vật chất trần gian, mà phải có tâm hồn siêu thoát, luôn hướng về ngày Chúa trở lại. Ai trông chờ Chúa đến thì tự nhiên thấy cần phải sống siêu thoát. Và sống siêu thoát là một cách chuẩn bị đón Chúa. Bởi vì, “kho tàng anh em ở đâu thì lòng anh em cũng ở đó. Hãy sắm lấy kho tàng ở trên trời, kho tàng không bị hư hao, không bị mối mọt, không bị trộm cắp”.
Trông chờ Chúa đến là điều kiện để sống một cuộc đời Kitô hữu đích thực. “Lạy Chúa, xin Chúa mau đến!” đó là lời cầu nguyện khẩn thiết và niềm tin mạnh mẽ của các tín hữu buổi đầu. Chính vì thế mà Giáo Hội sơ khai đã là một Giáo Hội sốt mến, luôn cầu nguyện và bẻ bánh, sống trong tình huynh đệ, để của chung, chia sẻ của cải với anh em nghèo túng.
Còn chúng ta ngày nay thì sao? Thưa anh chị em,
Ưu tư hàng đầu của đông đảo tín hữu hôm nay là gì? Có còn là lòng khao khát Chúa đến nữa không? Chính tâm tình khao khát đợi chờ nầy sẽ chi phối tất cả cách sống của chúng ta. Chúa Giêsu thúc giục chúng ta hãy tỉnh thức, chờ đợi, thắt lưng, cầm đèn sáng trong tay. Đó là thái độ của người khao khát đợi chờ Chúa đến. Những lời khuyến cáo nầy chẳng những ám chỉ những việc cụ thể người Kitô hữu phải làm để chuẩn bị đón Chúa, mà còn chỉ cho thấy ý nghĩa bao quát, đích thực của đời Kitô hữu. Tất cả đời Kitô hữu là một cuộc chuẩn bị và một sự chờ đợi kiên trì. Nó hướng tới sự hoàn tất cánh chung, tới sự thực hiện chung cuộc các Lời Hứa. Vì thế, tất cả đời Kitô hữu cũng như toàn thể lịch sử loài người là một Mùa Vọng kéo dài, một Mùa Vọng trường kỳ, trong đó tâm tình tiêu biểunhât1 là lòng khao khát Thiên Chúa và niềm hy vọng vui tươi sẽ gặp được Ngài.
Tuy nhiên, niềm hy vọng cánh chung – đợi chờ ngày Chúa đến – không làm giảm giá trị cuộc đời trần thế hiện tại. Cuộc đời của người Kitô hữu luôn có một cuộc dằn co, căng thẳng giữa hai chiều kích, giữa niềm hy vọng cánh chung và việc dấn thân vào đời. Có căng thẳng, dằn co, chứ không có mâu thuẫn. Căng thẳng vì mỗi chiều kích có những đòi hỏi riêng của nó, và người Kitô hữu phải đáp ứng cả hai. Không được chọn bên nầy mà bỏ bên kia: không được dấn thân vào đời mà quên đích điểm là ngày Chúa đến; cũng không vì đợi chờ ngày Chúa đến mà xao lãng bổn phận dấn thân vào đời để xây dựng trần thế nầy. Có dằn có, căng thẳng giữa hai chiều kích, nhưng không mâu thuẫn, vì cả hai đều nhằm thực hiện ơn gọi cuối cùng và toàn diện của con người.
Anh chị em thân mến,
Hy vọng cánh chung chẳng những không miễn trừ các trách nhiệm trần thế mà còn là một động lực thúc đẩy chúng ta chu toàn các trách nhiệm đó một cách tận tụy và chu đáo như người quản gia khôn ngoan và trung tín, biết quản lý và phân phát của cải cho các gia nhân, tôi tớ. “Ai được giao cho nhiều thì phải phân phát nhiều”. “Phúc cho người quản gia nào khi chủ trở về mà gặp thấy đang làm như vậy”. Chu toàn nhiệm vụ được giao phó cũng là một cách tỉnh thức và sẵn sàng chờ đón Chúa. Vì mọi công trình tốt đẹp thực hiện trong cuộc đời hiện tại sẽ được giữ lại làm chất liệu kiến tạo Nước Trời mai sau.
Mỗi lần cử hành Thánh lễ là chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Giêsu – Ngài đã chết và đã sống lại – đồng thời trông đợi Ngài lại đến. Xin cho niềm khát khao Chúa đến sẽ làm chúng ta luôn tỉnh thức sẵn sàng, nhờ đó ta sẽ đón nhận Chúa cách trọn vẹn trong mọi thời điểm bất ngờ nhất của cuộc đời.
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Kho truyện cổ Tây Phương có kể tích truyện một anh hề ở cung điện vua, được vua trao cho phủ việt, biểu tượng của vương quyền, để làm cho nhà vua giải phiền.
Nhà vua gọi anh hề lại và nói:
- “Ngươi hãy giữ lấy phủ việt nầy cho đến khi ngươi tìm được một người nào ngây ngô và khờ dại hơn ngươi thì ngươi trao lại cho nó”.
Từ đó, mỗi khi có thết đãi triều, anh hề đến với phủ việt trong tay, dáng điệu vênh váo, ngông nghênh, cốt chọc cười mua vui cho nhà vua. Mấy năm sau, nhà vua lâm bệnh nặng. Biết mình sắp chết, nhà vua cho gọi anh hề lại. Vua buồn bã nói:
- “Ta sắp sửa đi du lịch ở một nơi xa lắm”.
- “Nhà vua đi tận đâu lận?”, anh hề hỏi.
- “Ta chẳng biết nữa”.
- “Nhà vua đi có lâu không?”.
- “Đi hoài và không trở về đây nữa”.
- “Nhà vua đã chuẩn bị hành trang chưa?”
- “Chưa hề”.
Anh hề liền cười hóm hỉnh và lễ phép tâu:
- “Vậy xin Hoàng Thượng cầm lấy phủ việt nầy. Hạ thần xin trao lại cho Hoàng Thượng, bởi vì nay hạ thần đã tìm được một người ngây ngô và khờ dại hơn hạ thần rồi”.
Anh chị em thân mến.
“Hãy sẵn sàng, vì lúc anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến”. Cuộc sống của mỗi người là một cuộc hành trình tiến về đích điểm xa vời, một chân trời xa lạ. Nhưng có mấy ai đã chuẩn bị cho cuộc hành trình không bao giờ trở lại ấy? Một cuộc hành trình đơn độc, chẳng ai đi cùng. Cuộc hành trình có một không hai của mỗi người chúng ta.
Chết là đi về sự sống vĩnh cửu, là về với Chúa, Đấng yêu thương chúng ta. Thế mà sao chúng ta vẫn lo âu? Phải chăng nỗi lo âu là dấu hiệu nói rắng chúng ta sợ có thể không gặp được Chúa? Chúa luôn mong mỏi chờ đợi chúng ta. Phải chăng lo âu sợ hãi là dấu hiệu nói rằng chúng ta chưa chuẩn bị đủ, chưa sẵn sàng khi Chúa đến, là tâm hồn chúng ta còn ngổn ngang, còn tội lỗi và những đam mê, quyến luyến…
Triết gia Platon nói rất đúng: “Ai không bao giờ nghĩ đến sự chết thì không thể biết cách sống”. Điều nầy càng đúng với đời sống của người Kitô hữu. Làm sao một Kitô hữu có thể sống trong thái độ sẵn sàng chờ đợi ngày Chúa đến, nếu những chân lý về đời sống vĩnh cửu, về ngày Chúa trở lại… chỉ là những điều xa xôi, mờ ảo, phi thực trước những cơn sốt của cuộc sống thực tiễn mỗi ngày. Đức tin chỉ cho người tín hữu thấy mình phải đi tới đâu và không cho phép người tín hữu hy sinh vận mạng vĩnh cửu vì những lợi ích ngắn hạn. Người Kitô hữu phải thấy được tất cả chiều dài con đường mình phải đi.
Vì vậy, người Kitô hữu phải luôn thức tỉnh thức và sẵn sàng chờ đợi ngày giờ Chúa đến. Thái độ tỉnh thức sẵn sàng nầy đòi hỏi chúng ta đừng để lòng mình bám chặt vào những của cải vật chất trần gian, mà phải có tâm hồn siêu thoát, luôn hướng về ngày Chúa trở lại. Ai trông chờ Chúa đến thì tự nhiên thấy cần phải sống siêu thoát. Và sống siêu thoát là một cách chuẩn bị đón Chúa. Bởi vì, “kho tàng anh em ở đâu thì lòng anh em cũng ở đó. Hãy sắm lấy kho tàng ở trên trời, kho tàng không bị hư hao, không bị mối mọt, không bị trộm cắp”.
Trông chờ Chúa đến là điều kiện để sống một cuộc đời Kitô hữu đích thực. “Lạy Chúa, xin Chúa mau đến!” đó là lời cầu nguyện khẩn thiết và niềm tin mạnh mẽ của các tín hữu buổi đầu. Chính vì thế mà Giáo Hội sơ khai đã là một Giáo Hội sốt mến, luôn cầu nguyện và bẻ bánh, sống trong tình huynh đệ, để của chung, chia sẻ của cải với anh em nghèo túng.
Còn chúng ta ngày nay thì sao? Thưa anh chị em,
Ưu tư hàng đầu của đông đảo tín hữu hôm nay là gì? Có còn là lòng khao khát Chúa đến nữa không? Chính tâm tình khao khát đợi chờ nầy sẽ chi phối tất cả cách sống của chúng ta. Chúa Giêsu thúc giục chúng ta hãy tỉnh thức, chờ đợi, thắt lưng, cầm đèn sáng trong tay. Đó là thái độ của người khao khát đợi chờ Chúa đến. Những lời khuyến cáo nầy chẳng những ám chỉ những việc cụ thể người Kitô hữu phải làm để chuẩn bị đón Chúa, mà còn chỉ cho thấy ý nghĩa bao quát, đích thực của đời Kitô hữu. Tất cả đời Kitô hữu là một cuộc chuẩn bị và một sự chờ đợi kiên trì. Nó hướng tới sự hoàn tất cánh chung, tới sự thực hiện chung cuộc các Lời Hứa. Vì thế, tất cả đời Kitô hữu cũng như toàn thể lịch sử loài người là một Mùa Vọng kéo dài, một Mùa Vọng trường kỳ, trong đó tâm tình tiêu biểunhât1 là lòng khao khát Thiên Chúa và niềm hy vọng vui tươi sẽ gặp được Ngài.
Tuy nhiên, niềm hy vọng cánh chung – đợi chờ ngày Chúa đến – không làm giảm giá trị cuộc đời trần thế hiện tại. Cuộc đời của người Kitô hữu luôn có một cuộc dằn co, căng thẳng giữa hai chiều kích, giữa niềm hy vọng cánh chung và việc dấn thân vào đời. Có căng thẳng, dằn co, chứ không có mâu thuẫn. Căng thẳng vì mỗi chiều kích có những đòi hỏi riêng của nó, và người Kitô hữu phải đáp ứng cả hai. Không được chọn bên nầy mà bỏ bên kia: không được dấn thân vào đời mà quên đích điểm là ngày Chúa đến; cũng không vì đợi chờ ngày Chúa đến mà xao lãng bổn phận dấn thân vào đời để xây dựng trần thế nầy. Có dằn có, căng thẳng giữa hai chiều kích, nhưng không mâu thuẫn, vì cả hai đều nhằm thực hiện ơn gọi cuối cùng và toàn diện của con người.
Anh chị em thân mến,
Hy vọng cánh chung chẳng những không miễn trừ các trách nhiệm trần thế mà còn là một động lực thúc đẩy chúng ta chu toàn các trách nhiệm đó một cách tận tụy và chu đáo như người quản gia khôn ngoan và trung tín, biết quản lý và phân phát của cải cho các gia nhân, tôi tớ. “Ai được giao cho nhiều thì phải phân phát nhiều”. “Phúc cho người quản gia nào khi chủ trở về mà gặp thấy đang làm như vậy”. Chu toàn nhiệm vụ được giao phó cũng là một cách tỉnh thức và sẵn sàng chờ đón Chúa. Vì mọi công trình tốt đẹp thực hiện trong cuộc đời hiện tại sẽ được giữ lại làm chất liệu kiến tạo Nước Trời mai sau.
Mỗi lần cử hành Thánh lễ là chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Giêsu – Ngài đã chết và đã sống lại – đồng thời trông đợi Ngài lại đến. Xin cho niềm khát khao Chúa đến sẽ làm chúng ta luôn tỉnh thức sẵn sàng, nhờ đó ta sẽ đón nhận Chúa cách trọn vẹn trong mọi thời điểm bất ngờ nhất của cuộc đời.
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)