Dan Lee
08-11-2010, 10:44 PM
THẾ GIỚI BÊN KIA
Cách đây hơn năm năm, lúc ấy tôi bị thất nghiệp nên hùn hạp với một người bạn để mở tiệm in. Tôi không biết gì về ngành in, nhưng vì lúc bấy giờ có một ông chủ tiệm in, người Hoa Kỳ khoảng 60 tuổi, bị ung thư phổi đến thời kỳ cuối cùng—các bác sĩ đã “chê” và không nhà thương nào muốn nhận—nên ông ta ngỏ ý muốn bán lại cơ sở này cho người bạn tôi với giá rẻ. Chúng tôi đặt cọc một số tiền để ông huấn luyện cách điều hành cơ sở cho chúng tôi trước khi thực sự làm chủ.
Sau khi học nghề và đứng tiệm được chừng một tháng, chúng tôi thấy kết quả khả quan, và trước khi trả hết số tiền còn lại để lấy tiệm, chúng tôi đòi ông phải cho biết chủ đất là ai để sang tên, nhưng ông nhất định không chịu. Sự giằng co này kéo dài khoảng hai tuần, sau đó, chúng tôi thấy có những người đến xem tiệm, và vào cuối tuần đó, tất cả máy móc trong tiệm được dọn sạch vì đã ông bán cho người khác, và ông còn thay các ổ khoá ở trong tiệm.
Khoảng một tháng sau tôi được tin ông từ trần. Và người mua tất cả các máy móc của ông cũng trả cho ông một chi phiếu “ma”, không có tiền bảo chứng. Ông đi vào thế giới bên kia với hai bàn tay trắng trong hoàn cảnh cô đơn vì ly dị và không có con. Dĩ nhiên, chúng tôi cũng bị mất tất cả.
Qua kinh nghiệm này, điều tôi ngạc nhiên và muốn nhấn mạnh ở đây là trong hoàn cảnh bệnh tật—dù nặng đến đâu đi nữa—người ta không bao giờ nghĩ rằng họ sẽ chết. Bố tôi cũng vậy, ông từ trần vì thận yếu phải đi lọc máu hàng tuần, lúc đó ông đã 93 tuổi nhưng ông vẫn nghĩ rằng sẽ sống đến 100 tuổi!
Một cách bình thường, có lẽ không ai muốn chết. Vì nói đến sự chết là nói đến sự chia lìa, xa cách mãi mãi những người thân yêu. Dù một người cô độc đi nữa cũng không muốn chết bởi vì họ sẽ mất mát tất cả của cải, tài sản họ có trong tay.
Chúng ta vào đời với hai bàn tay trắng thì chúng ta cũng ra khỏi cuộc đời với hai bàn tay trắng. Có lẽ sự tiếc nuối là điều đau khổ ghê gớm cho một người hấp hối. Càng già thì càng tiếc nuối bởi vì càng sống lâu thì càng tốn nhiều mồ hôi nước mắt đổ ra để gầy dựng sự nghiệp mà giờ đây phải bỏ lại tất cả.
Ngoài sự tiếc nuối, điều làm cho người ta lo sợ khi đối diện với sự chết là họ không biết sẽ có những gì ở thế giới bên kia.
Người vô thần, không có đức tin, thì lo sợ vì họ không biết có Thượng Đế hay không, nếu có Thượng Đế mà cả một cuộc đời của họ đã sống như không có thì tương lai của họ sẽ như thế nào? Người ta thường nói đến Thượng Đế vô cùng công bằng, bởi vậy, nếu họ ăn ngay ở lành, có lẽ họ đỡ lo sợ đỡ hơn là một cuộc đời dành giật, lừa đảo, nhất là những bất công họ đã gây ra cho người khác.
Người có đức tin, khi sắp sửa lìa trần, cũng lo sợ nhìn lại đời sống của mình, không biết đời sống ấy có thực sự bác ái, thực sự phản ảnh tinh thần “mến Chúa yêu người” như Chúa đã dậy trong phúc âm hay không?
Cả hai tâm trạng này được thấy phần nào trong bài phúc âm hôm nay. Trong phần đầu, sau khi Chúa kêu gọi các môn đệ hãy sống bác ái để tích trữ công đức trên trời, dường như Chúa Giêsu muốn trả lời cho những người vô thần rằng, ở đời sau không chỉ là một thực tại mà còn là sự gặp gỡ với Chủ Nhân của sự sống. Điều cần lưu ý là họ sẽ gặp Chủ Nhân một cách không ngờ, như kẻ trộm vào nhà. Nhưng nếu họ luôn chuẩn bị để gặp Vị Chủ Nhân thì điều không ngờ là chính Chủ Nhân này lại là người phục vụ họ ở đời sau. Nhưng nếu ngay tự bây giờ họ đã không muốn gặp Chủ Nhân ấy thì ở đời sau họ cũng được một chỗ dành riêng cho họ, xa cách với Chủ Nhân này.
Sau khi nghe Chúa Giêsu nói như vậy, ông Phêrô, với tâm trạng của một người có đức tin vào Thiên Chúa, đã cất tiếng hỏi, “Thưa Chúa, dụ ngôn này dành cho chúng con hay cho tất cả mọi người?”
Ông Phêrô cảm thấy dụ ngôn này thích hợp hơn với những người không tin vào Đức Giêsu là Kitô, là Mêsia, trong khi ông đang sống sát cánh bên Người thì dụ ngôn này áp dụng như thế nào?
Và Chúa Giêsu đã trả lời cho ông Phêrô và cũng là câu trả lời cho những người tin vào Thiên Chúa: họ là những quản lý của Thiên Chúa có trách nhiệm đối với những người không có đức tin. Dù là quản lý hay tôi tớ, dù người có đức tin hay không có đức tin, tất cả chỉ có một Chủ Nhân, và Chủ Nhân ấy muốn tất cả mọi người được cứu độ.
Đặc biệt hơn nữa, Chúa Giêsu đã cảnh giác những người có đức tin về sự đau khổ khi phải đối diện với sự chết nếu họ cứ bám víu lấy đời này.
Với những người có đức tin, Chúa nói, “Tôi tớ nào đã biết ý của chủ mà không chuẩn bị hoặc không làm theo ý của chủ thì họ sẽ bị đánh đòn nhiều.”
Và với những người không có đức tin, Chúa nói, “Còn tôi tớ nào làm những chuyện đáng bị phạt nặng nhưng không biết ý của chủ thì sẽ bị đòn ít.”
Chữ “đánh đòn” ở đây phải hiểu rằng sự đau khổ khi chúng ta phải từ bỏ tất cả những gì thuộc đời này. Nếu đã biết lời Chúa cảnh giác mà chúng ta không chịu nghe, cứ bám víu vào của cải, danh vọng, quyền thế ở đời này thì chúng ta lại càng tuyệt vọng khi đối diện với sự chết.
Mục đích của chúng ta theo Chúa Kitô đã được đề cập đến ngay đầu bài phúc âm hôm nay, Chúa nói: “Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha các con đã vui lòng ban vương quốc của Người cho các con”.
Mục đích đời sống chúng ta là được ở trong vương quốc của Thiên Chúa, được kết hợp với Thiên Chúa ở đời sau. Cuộc sống đời này là để chuẩn bị cho đời sau, và người tín hữu Kitô phải thấy rằng thật hạnh phúc dường nào khi chúng ta theo Chúa Kitô, bởi vì, chúng ta sẽ không còn sợ hãi khi bước qua ngưỡng cửa sự chết, vì Người mà chúng ta sẽ gặp sau cánh cửa sự chết ấy cũng chính là Người mà chúng ta từng gặp gỡ ngay tự bây giờ--nếu chúng ta muốn.
Đây là một đặc điểm vô cùng an ủi của Kitô Giáo mà không tìm thấy ở các tôn giáo khác. Người mà chúng ta gặp gỡ bây giờ cũng chính là Người mà chúng ta sẽ gặp ở đời sau. Chúa Kitô mà chúng ta gặp gỡ trong bẩy bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể, cũng chính là Người phán xét chúng ta sau khi chết.
Để thấy được tin mừng này, hãy thử tưởng tượng chúng ta đến một nơi xa lạ, không người quen biết, không ai giúp đỡ, chúng ta sẽ lo sợ và cô đơn như thế nào. Nhưng nếu ở phương trời xa lạ đó, chúng ta có một Người Bạn cũ, thật thân mến, thật yêu quý, đang chờ đợi chúng ta, sẵn sàng giang rộng đôi tay chào đón chúng ta, chắc chắn đó sẽ là một nơi vô cùng hạnh phúc—và đó là tin mừng của Kitô Giáo. Tin mừng đó sẽ hướng dẫn đời sống chúng ta ngay tự đời này. Tin mừng đó sẽ giúp chúng ta không còn sợ hãi khi đối diện với cái chết.
Có một người bị bệnh ung thư mà bác sĩ cho biết chỉ còn sống được vài tháng. Hôm đến phòng mạch, ông ta hỏi bác sĩ, là một tín hữu Kitô, rằng sau khi chết, ông ta sẽ đi về đâu. Trong khi bác sĩ lúng túng tìm câu trả lời thì cả hai nghe thấy có tiếng sột soạt như ai đó cào vào cánh cửa phòng đang đóng kín. Bác sĩ nói với bệnh nhân, “Ông có nghe thấy tiếng đó không? Đó là con chó của tôi. Tôi để nó ở nhà dưới, và nó tìm lên đây khi nghe thấy tiếng của tôi. Nó không thấy tôi, nhưng nó biết là tôi đang ở đây, trong căn phòng này. Đó không phải là điều cũng xảy ra cho ông hay sao? Ông không biết những gì ở đằng sau cánh cửa sự chết, nhưng ông biết rằng Chủ Nhân của ông đang ở đó.”
(Christian Theology in Plain Language, p. 208).
Bài phúc âm hôm nay phải là một tin vui cho chúng ta, những người theo Chúa Kitô, vì chúng ta đã được chuẩn bị từ lâu để đối diện với sự chết. Qua các bí tích, chúng ta đã từng gặp gỡ với Chủ Nhân của sự sống, đã từng được tâm sự với Người mỗi khi rước Thánh Thể, bởi đó, sau khi chết, chúng ta sẽ vui mừng, không phải vì nơi chốn chúng ta đến là nơi thanh bình, hạnh phúc, nhưng vì Người mà chúng ta sẽ gặp lại đó là Chúa Giêsu Kitô, một Người Bạn và cũng là người Cha nhân từ của chúng ta.
Pt Giuse Trần Văn Nhật
Cách đây hơn năm năm, lúc ấy tôi bị thất nghiệp nên hùn hạp với một người bạn để mở tiệm in. Tôi không biết gì về ngành in, nhưng vì lúc bấy giờ có một ông chủ tiệm in, người Hoa Kỳ khoảng 60 tuổi, bị ung thư phổi đến thời kỳ cuối cùng—các bác sĩ đã “chê” và không nhà thương nào muốn nhận—nên ông ta ngỏ ý muốn bán lại cơ sở này cho người bạn tôi với giá rẻ. Chúng tôi đặt cọc một số tiền để ông huấn luyện cách điều hành cơ sở cho chúng tôi trước khi thực sự làm chủ.
Sau khi học nghề và đứng tiệm được chừng một tháng, chúng tôi thấy kết quả khả quan, và trước khi trả hết số tiền còn lại để lấy tiệm, chúng tôi đòi ông phải cho biết chủ đất là ai để sang tên, nhưng ông nhất định không chịu. Sự giằng co này kéo dài khoảng hai tuần, sau đó, chúng tôi thấy có những người đến xem tiệm, và vào cuối tuần đó, tất cả máy móc trong tiệm được dọn sạch vì đã ông bán cho người khác, và ông còn thay các ổ khoá ở trong tiệm.
Khoảng một tháng sau tôi được tin ông từ trần. Và người mua tất cả các máy móc của ông cũng trả cho ông một chi phiếu “ma”, không có tiền bảo chứng. Ông đi vào thế giới bên kia với hai bàn tay trắng trong hoàn cảnh cô đơn vì ly dị và không có con. Dĩ nhiên, chúng tôi cũng bị mất tất cả.
Qua kinh nghiệm này, điều tôi ngạc nhiên và muốn nhấn mạnh ở đây là trong hoàn cảnh bệnh tật—dù nặng đến đâu đi nữa—người ta không bao giờ nghĩ rằng họ sẽ chết. Bố tôi cũng vậy, ông từ trần vì thận yếu phải đi lọc máu hàng tuần, lúc đó ông đã 93 tuổi nhưng ông vẫn nghĩ rằng sẽ sống đến 100 tuổi!
Một cách bình thường, có lẽ không ai muốn chết. Vì nói đến sự chết là nói đến sự chia lìa, xa cách mãi mãi những người thân yêu. Dù một người cô độc đi nữa cũng không muốn chết bởi vì họ sẽ mất mát tất cả của cải, tài sản họ có trong tay.
Chúng ta vào đời với hai bàn tay trắng thì chúng ta cũng ra khỏi cuộc đời với hai bàn tay trắng. Có lẽ sự tiếc nuối là điều đau khổ ghê gớm cho một người hấp hối. Càng già thì càng tiếc nuối bởi vì càng sống lâu thì càng tốn nhiều mồ hôi nước mắt đổ ra để gầy dựng sự nghiệp mà giờ đây phải bỏ lại tất cả.
Ngoài sự tiếc nuối, điều làm cho người ta lo sợ khi đối diện với sự chết là họ không biết sẽ có những gì ở thế giới bên kia.
Người vô thần, không có đức tin, thì lo sợ vì họ không biết có Thượng Đế hay không, nếu có Thượng Đế mà cả một cuộc đời của họ đã sống như không có thì tương lai của họ sẽ như thế nào? Người ta thường nói đến Thượng Đế vô cùng công bằng, bởi vậy, nếu họ ăn ngay ở lành, có lẽ họ đỡ lo sợ đỡ hơn là một cuộc đời dành giật, lừa đảo, nhất là những bất công họ đã gây ra cho người khác.
Người có đức tin, khi sắp sửa lìa trần, cũng lo sợ nhìn lại đời sống của mình, không biết đời sống ấy có thực sự bác ái, thực sự phản ảnh tinh thần “mến Chúa yêu người” như Chúa đã dậy trong phúc âm hay không?
Cả hai tâm trạng này được thấy phần nào trong bài phúc âm hôm nay. Trong phần đầu, sau khi Chúa kêu gọi các môn đệ hãy sống bác ái để tích trữ công đức trên trời, dường như Chúa Giêsu muốn trả lời cho những người vô thần rằng, ở đời sau không chỉ là một thực tại mà còn là sự gặp gỡ với Chủ Nhân của sự sống. Điều cần lưu ý là họ sẽ gặp Chủ Nhân một cách không ngờ, như kẻ trộm vào nhà. Nhưng nếu họ luôn chuẩn bị để gặp Vị Chủ Nhân thì điều không ngờ là chính Chủ Nhân này lại là người phục vụ họ ở đời sau. Nhưng nếu ngay tự bây giờ họ đã không muốn gặp Chủ Nhân ấy thì ở đời sau họ cũng được một chỗ dành riêng cho họ, xa cách với Chủ Nhân này.
Sau khi nghe Chúa Giêsu nói như vậy, ông Phêrô, với tâm trạng của một người có đức tin vào Thiên Chúa, đã cất tiếng hỏi, “Thưa Chúa, dụ ngôn này dành cho chúng con hay cho tất cả mọi người?”
Ông Phêrô cảm thấy dụ ngôn này thích hợp hơn với những người không tin vào Đức Giêsu là Kitô, là Mêsia, trong khi ông đang sống sát cánh bên Người thì dụ ngôn này áp dụng như thế nào?
Và Chúa Giêsu đã trả lời cho ông Phêrô và cũng là câu trả lời cho những người tin vào Thiên Chúa: họ là những quản lý của Thiên Chúa có trách nhiệm đối với những người không có đức tin. Dù là quản lý hay tôi tớ, dù người có đức tin hay không có đức tin, tất cả chỉ có một Chủ Nhân, và Chủ Nhân ấy muốn tất cả mọi người được cứu độ.
Đặc biệt hơn nữa, Chúa Giêsu đã cảnh giác những người có đức tin về sự đau khổ khi phải đối diện với sự chết nếu họ cứ bám víu lấy đời này.
Với những người có đức tin, Chúa nói, “Tôi tớ nào đã biết ý của chủ mà không chuẩn bị hoặc không làm theo ý của chủ thì họ sẽ bị đánh đòn nhiều.”
Và với những người không có đức tin, Chúa nói, “Còn tôi tớ nào làm những chuyện đáng bị phạt nặng nhưng không biết ý của chủ thì sẽ bị đòn ít.”
Chữ “đánh đòn” ở đây phải hiểu rằng sự đau khổ khi chúng ta phải từ bỏ tất cả những gì thuộc đời này. Nếu đã biết lời Chúa cảnh giác mà chúng ta không chịu nghe, cứ bám víu vào của cải, danh vọng, quyền thế ở đời này thì chúng ta lại càng tuyệt vọng khi đối diện với sự chết.
Mục đích của chúng ta theo Chúa Kitô đã được đề cập đến ngay đầu bài phúc âm hôm nay, Chúa nói: “Hỡi đoàn chiên nhỏ bé, đừng sợ, vì Cha các con đã vui lòng ban vương quốc của Người cho các con”.
Mục đích đời sống chúng ta là được ở trong vương quốc của Thiên Chúa, được kết hợp với Thiên Chúa ở đời sau. Cuộc sống đời này là để chuẩn bị cho đời sau, và người tín hữu Kitô phải thấy rằng thật hạnh phúc dường nào khi chúng ta theo Chúa Kitô, bởi vì, chúng ta sẽ không còn sợ hãi khi bước qua ngưỡng cửa sự chết, vì Người mà chúng ta sẽ gặp sau cánh cửa sự chết ấy cũng chính là Người mà chúng ta từng gặp gỡ ngay tự bây giờ--nếu chúng ta muốn.
Đây là một đặc điểm vô cùng an ủi của Kitô Giáo mà không tìm thấy ở các tôn giáo khác. Người mà chúng ta gặp gỡ bây giờ cũng chính là Người mà chúng ta sẽ gặp ở đời sau. Chúa Kitô mà chúng ta gặp gỡ trong bẩy bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể, cũng chính là Người phán xét chúng ta sau khi chết.
Để thấy được tin mừng này, hãy thử tưởng tượng chúng ta đến một nơi xa lạ, không người quen biết, không ai giúp đỡ, chúng ta sẽ lo sợ và cô đơn như thế nào. Nhưng nếu ở phương trời xa lạ đó, chúng ta có một Người Bạn cũ, thật thân mến, thật yêu quý, đang chờ đợi chúng ta, sẵn sàng giang rộng đôi tay chào đón chúng ta, chắc chắn đó sẽ là một nơi vô cùng hạnh phúc—và đó là tin mừng của Kitô Giáo. Tin mừng đó sẽ hướng dẫn đời sống chúng ta ngay tự đời này. Tin mừng đó sẽ giúp chúng ta không còn sợ hãi khi đối diện với cái chết.
Có một người bị bệnh ung thư mà bác sĩ cho biết chỉ còn sống được vài tháng. Hôm đến phòng mạch, ông ta hỏi bác sĩ, là một tín hữu Kitô, rằng sau khi chết, ông ta sẽ đi về đâu. Trong khi bác sĩ lúng túng tìm câu trả lời thì cả hai nghe thấy có tiếng sột soạt như ai đó cào vào cánh cửa phòng đang đóng kín. Bác sĩ nói với bệnh nhân, “Ông có nghe thấy tiếng đó không? Đó là con chó của tôi. Tôi để nó ở nhà dưới, và nó tìm lên đây khi nghe thấy tiếng của tôi. Nó không thấy tôi, nhưng nó biết là tôi đang ở đây, trong căn phòng này. Đó không phải là điều cũng xảy ra cho ông hay sao? Ông không biết những gì ở đằng sau cánh cửa sự chết, nhưng ông biết rằng Chủ Nhân của ông đang ở đó.”
(Christian Theology in Plain Language, p. 208).
Bài phúc âm hôm nay phải là một tin vui cho chúng ta, những người theo Chúa Kitô, vì chúng ta đã được chuẩn bị từ lâu để đối diện với sự chết. Qua các bí tích, chúng ta đã từng gặp gỡ với Chủ Nhân của sự sống, đã từng được tâm sự với Người mỗi khi rước Thánh Thể, bởi đó, sau khi chết, chúng ta sẽ vui mừng, không phải vì nơi chốn chúng ta đến là nơi thanh bình, hạnh phúc, nhưng vì Người mà chúng ta sẽ gặp lại đó là Chúa Giêsu Kitô, một Người Bạn và cũng là người Cha nhân từ của chúng ta.
Pt Giuse Trần Văn Nhật