cohangxomcali
08-12-2010, 01:49 PM
Gần đây, Cali được đọc một bức thư gửi tới hai vị thầy thuốc tây mà tên tuổi rất quen thuộc với bà con trong cộng đồng người Việt hải ngoại chúng ta là bác sĩ Nguyễn Ý Đức và bác sĩ Bùi Trọng Cường. Tuy nhiên, trong phần “Kính gửi…” ở đầu lá thư, người viết cũng muốn gửi thư tới luôn tất cả đồng hương của mình. Vì thế, thư này tuy là riêng mà cũng là chung. Và vì thế, Cali mới dám trích đăng ở đây. Vì nội dung bức thư có thể giúp ích rất nhiều bà con ta, và vì tác giả bức thư có ý muốn phổ biến điều ích lợi đến càng nhiều người càng tốt, nên Cali dám chắc người viết sẽ chẳng phiền hà việc Cali góp phần thông tin đến mọi người về ích lợi của món ăn mà ông đề cập trong thư.
Trước hết, Cali xin giới thiệu qua về tác giả bức thư.
Người viết và gửi thư là bác Tâm Nghĩa Bùi Đức Ly, tuổi đời 63, đã về hưu, và hiện tình nguyện là vị thủ từ của Tổ Đình Việt Nam để ngày ngày hương khói tại đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương, Đức Thánh Trần và quý liệt vị Anh Hùng Dân Tộc đã vị quốc vong thân. Tổ Đình Việt Nam tọa lạc tại số 2236 SW Orchard Street , thành phố Seattle , tiểu bang Washington , Hoa Kỳ. Bác Ly hiện nay là một cư sĩ.
Bác Ly gặp gỡ, quen biết ông thầy thuốc tây Nguyễn Ý Đức trong trường hợp nào và tại sao bác gửi thư cho bác sĩ Đức? Xin mời nghe lời bác kể:
“… Rất cãm kích công việc làm của bác sĩ đã truyền đạt các tài liệu về y khoa cũng như kiến thức về các khoa liệu trị bệnh được phổ biến đến các nơi qua báo chí và các diễn đàn điện tử. Hơn nữa cũng đã được trao đổi với bác sĩ và phu nhân khi hai vị đến thăm viếng Tổ Đình Việt Nam và Tượng Đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo vào tháng 8 năm 2008, khi bác sĩ có dịp đến vùng Seattle tiểu bang Washington . Nay vài hàng đến thăm sức khoẻ và xin được chia sẽ với bác sĩ và đồng hương kinh nghiệm bản thân về phương thuốc trị bá bệnh “Gạo Lức, Muối Mè” của tiên sinh Oshawa đã được phổ biến trên toàn thế giới và hiện được đồng hương Việt Nam hưởng ứng thực hành…”
Sau đó, bác Ly kể chuyện sức khỏe của mình:
“Hằng năm đi khám sức khoẻ tổng quát, tim mạch (ECG) tốt, bản kết quả thử máu cho biết tất cả mọi thứ như đường (GLUC), prostate cancer (PSA), cholesterol (CHOL), liver (ALT & AST), kidney (BUN) và thyroid (TSH) đều tốt; duy chỉ có chất mỡ Triglycerides là cao đến 175 (trung bình phải dưới chỉ số 150 mới tốt). Vào các trang nhà về y tế thì được biết nếu chất mỡ triglycerides quá cao sẽ biến chứng thành bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, vì bản thử máu về tiểu đường vẫn không có, nên tôi không quan tâm cho lắm.
Năm sau đi thử máu lại. Kết quả tất cả vẫn tốt, chỉ riêng chất mỡ Triglycerides thì tăng lên 201. Kết quả thử máu cho biết tôi vẫn không bị tiểu đường, nhưng bác sĩ gia đình (Dr. Donal Watson) cho toa uống thuốc.
Cô Diệu Thiện, nhà tôi, khuyên ăn cơm gạo lức muối mè theo phương pháp Oshawa . Tuy nhiên, cơm này quá khô khan, khó nuốt; hơn nữa răng thì cái còn cái mất thì làm sao mà nhai cho nhuyễn cơm gạo lức! Vì thế, tôi chịu thua, đầu hàng và đành uống thuốc vậy!
Tháng sau, trở lại tái khám, chất mở triglycerides lại tăng cao lên 230! Bác sĩ gia đình của tôi lại cho tăng gấp đôi số lượng thuốc!
Tin tưởng vào “Gạo Lức muối Mè” nhà tôi, cô Diệu Thiện, lại tìm phương thức nấu gạo lức sao cho đỡ khô và đỡ cứng. Cách mới này là pha trộn nếp than với gạo lức, chế biến thành xôi nếp than gạo lức muối mè, mà phần chủ lực là gạo lức.
Vì thích ăn xôi, hơn nữa, vô tình khám phá ra là nếp than đã biến gạo lức thành mềm như bún khi nấu chung với nhau, nên tôi ăn món xôi nếp than gạo lức muối mè này một cách dễ dàng! Xôi nếp than gạo lức chẳng những mềm nên dễ ăn hơn vì không phải nhai kỹ như cơm gạo lức trước đây, mà màu xôi còn nhìn bắt mắt, mời gọi hơn!
Thay đổi cách ăn uống, mỗi sáng tôi ăn một chén xôi với muối mè, trưa cũng ăn một chén xôi với muối mè, nhưng đến bữa chiều thì vẫn ăn cơm trắng với thịt cá như thường. Tôi nghiệm thấy là ăn xôi nếp than gạo lức muối mè rất nhuận trường.
Sau hai tháng ăn uống theo kiểu nói trên, tôi đi tái khám. Kết quả thử máu cho thấy tất cả vẫn tốt và chất mỡ Triglycerides thì đã từ 230 hạ xuống 77! Cholesterol cũng hạ xuống theo: từ 185 xuống 177 (Cholesterol trung bình phải dưới chỉ số 200).
Bác sĩ gia đình của tôi ngạc nhiên! Theo ông, uống thuốc chỉ làm cho chất mỡ Triglycerides đừng tăng cao (vì sẽ biến chứng thanh tiểu đường), chứ không thể làm giảm chất mỡ như thế này được! Bác sĩ Watson hỏi tôi có ăn uống thay đổi ra sao mà có sự khác biệt tốt như vậy? Tôi nói với ông rằng có thể nhờ xôi gạo lức muối mè!
Từ đó đến nay, tôi vẫn ăn sáng và ăn trưa với xôi nếp than gạo lức muối mè và ngưng uống thuốc. Điều tôi muốn nói là thay đổi cách ăn uống và thay đổi thức ăn cũng làm cho cơ thể tránh được nhiều thứ bệnh.”
Đã giới thiệu đến mọi người món ăn mới và tốt cho sức khỏe là “Xôi Diệu Thiện”, bây giờ bác Ly muốn bà con ta có cơ hội thưởng thức loại xôi này. Dưới đây là cách nấu “Xôi Diệu Thiện” mà phu nhân của bác Ly đã tìm ra và thử nghiệm trong 6 tháng trời:
A. Vật Liệu:
1. 5 cups gạo lức hiệu “Homai” ( mua tại Costco, Cash & Carry….)
Nếu gạo lức (brown rice) không phải hiệu “Homai”, thì cần phải ngâm với nước qua đêm trước khi nấu.
2. 1 cup rưỡi nếp than (black rice) mua tại chợ VN hay chợ Á châu.
3. 8 cups nước ấm.
4. Nồi cơm điện loại 10 cups.
B. Cách Nấu: (Rất đơn giản và dễ nhớ)
1. Nhặt sạch gạo lức và nếp than.
2. Vo gạo và nếp chung với nhau.
3. Cho vào nồi, nhấn nút nấu.
4. Khi xôi chín (nồi cơm báo hiệu từ “Cook” qua “Warm”) thì mở nắp, lấy đũa xới xôi lên cho đều.
5. Để “warm” chừng 1 đến 2 giờ là có xôi mềm và ngon để ăn.
C. Cách Để Dành:
Xôi, vì nấu nhiều, hãy chia thành từng gói nhỏ cỡ 1 chén để vừa đủ ăn cho mỗi lần, rồi cất vào tủ lạnh. Khi lấy ra ăn thì cho gói xôi vào microware hâm 1 phút là có xôi nóng ăn liền. Rất tiện lợi cho người còn đi làm.
Về muối mè thì xin lưu ý như sau: ít muối nhiều mè, rang chín rồi xay nhuyễn.
Chấm dứt lá thư, bác Ly chia sẻ thêm kinh nghiệm sau đây: xôi nếp than gạo lức muối mè, ngoài việc giúp làm giảm chất mở triglycerides trong cơ thể, còn rất tốt cho người bị đau bao tử, bị yếu răng hay bị táo bón.
Thông thường, khi lải nhải trình qúy vị chuyện gì liên quan đến sức khỏe, đến việc trị bệnh theo cách này cách nọ, hay bằng thứ này thứ nọ, thì Cali luôn luôn thưa rõ là chuyện như thế, Cali nghe nói như vậy thì xin trình lại như vậy, chứ không bao giờ dám đề nghị bất cứ điều gì. Lý do: Cali chưa bao giờ được vào học trường thuốc, không phải là thầy thuốc, nên có biết chi mô mà thưa thốt.
Lần này, sau khi biết đến món “Xôi Diệu Thiện”, một món ăn vừa lành (vì chỉ gồm gạo lức, nếp than và muối mè), vừa tốt cho sức khỏe, Cali thấy an tâm đề nghị bà con ta ăn thử. Nếu món xôi nếp than gạo lức muối mè ni giúp chúng ta giảm bớt chất mỡ triglycerides trong cơ thể, giúp nhuận trường, hết táo bón và giúp giảm Cholesterol, thì nó quả là rất tốt cho bà con mình; còn nếu nó chẳng giúp được gì, thì chắc chắn cũng chẳng gây tai hại cho sức khỏe. Ăn gạo lức, nếp than và muối mè thì mần răng mà có hại? Cali tin rằng không ít thì nhiều, không mặt này thì mặt khác, ăn “Xôi Diệu Thiện” chỉ có lợi cho sức khỏe. Cali xin chân thành cảm tạ bác Tâm Nghĩa Bùi Đức Ly cùng phu nhân (bác Diệu Thiện) đã hoan hỉ chia sẻ tác dụng trị bệnh của món xôi nếp than gạo lức muối mè với đồng hương, trong đó có các độc giả thân mến của Cali.
Trước hết, Cali xin giới thiệu qua về tác giả bức thư.
Người viết và gửi thư là bác Tâm Nghĩa Bùi Đức Ly, tuổi đời 63, đã về hưu, và hiện tình nguyện là vị thủ từ của Tổ Đình Việt Nam để ngày ngày hương khói tại đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương, Đức Thánh Trần và quý liệt vị Anh Hùng Dân Tộc đã vị quốc vong thân. Tổ Đình Việt Nam tọa lạc tại số 2236 SW Orchard Street , thành phố Seattle , tiểu bang Washington , Hoa Kỳ. Bác Ly hiện nay là một cư sĩ.
Bác Ly gặp gỡ, quen biết ông thầy thuốc tây Nguyễn Ý Đức trong trường hợp nào và tại sao bác gửi thư cho bác sĩ Đức? Xin mời nghe lời bác kể:
“… Rất cãm kích công việc làm của bác sĩ đã truyền đạt các tài liệu về y khoa cũng như kiến thức về các khoa liệu trị bệnh được phổ biến đến các nơi qua báo chí và các diễn đàn điện tử. Hơn nữa cũng đã được trao đổi với bác sĩ và phu nhân khi hai vị đến thăm viếng Tổ Đình Việt Nam và Tượng Đài Đức Thánh Trần Hưng Đạo vào tháng 8 năm 2008, khi bác sĩ có dịp đến vùng Seattle tiểu bang Washington . Nay vài hàng đến thăm sức khoẻ và xin được chia sẽ với bác sĩ và đồng hương kinh nghiệm bản thân về phương thuốc trị bá bệnh “Gạo Lức, Muối Mè” của tiên sinh Oshawa đã được phổ biến trên toàn thế giới và hiện được đồng hương Việt Nam hưởng ứng thực hành…”
Sau đó, bác Ly kể chuyện sức khỏe của mình:
“Hằng năm đi khám sức khoẻ tổng quát, tim mạch (ECG) tốt, bản kết quả thử máu cho biết tất cả mọi thứ như đường (GLUC), prostate cancer (PSA), cholesterol (CHOL), liver (ALT & AST), kidney (BUN) và thyroid (TSH) đều tốt; duy chỉ có chất mỡ Triglycerides là cao đến 175 (trung bình phải dưới chỉ số 150 mới tốt). Vào các trang nhà về y tế thì được biết nếu chất mỡ triglycerides quá cao sẽ biến chứng thành bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, vì bản thử máu về tiểu đường vẫn không có, nên tôi không quan tâm cho lắm.
Năm sau đi thử máu lại. Kết quả tất cả vẫn tốt, chỉ riêng chất mỡ Triglycerides thì tăng lên 201. Kết quả thử máu cho biết tôi vẫn không bị tiểu đường, nhưng bác sĩ gia đình (Dr. Donal Watson) cho toa uống thuốc.
Cô Diệu Thiện, nhà tôi, khuyên ăn cơm gạo lức muối mè theo phương pháp Oshawa . Tuy nhiên, cơm này quá khô khan, khó nuốt; hơn nữa răng thì cái còn cái mất thì làm sao mà nhai cho nhuyễn cơm gạo lức! Vì thế, tôi chịu thua, đầu hàng và đành uống thuốc vậy!
Tháng sau, trở lại tái khám, chất mở triglycerides lại tăng cao lên 230! Bác sĩ gia đình của tôi lại cho tăng gấp đôi số lượng thuốc!
Tin tưởng vào “Gạo Lức muối Mè” nhà tôi, cô Diệu Thiện, lại tìm phương thức nấu gạo lức sao cho đỡ khô và đỡ cứng. Cách mới này là pha trộn nếp than với gạo lức, chế biến thành xôi nếp than gạo lức muối mè, mà phần chủ lực là gạo lức.
Vì thích ăn xôi, hơn nữa, vô tình khám phá ra là nếp than đã biến gạo lức thành mềm như bún khi nấu chung với nhau, nên tôi ăn món xôi nếp than gạo lức muối mè này một cách dễ dàng! Xôi nếp than gạo lức chẳng những mềm nên dễ ăn hơn vì không phải nhai kỹ như cơm gạo lức trước đây, mà màu xôi còn nhìn bắt mắt, mời gọi hơn!
Thay đổi cách ăn uống, mỗi sáng tôi ăn một chén xôi với muối mè, trưa cũng ăn một chén xôi với muối mè, nhưng đến bữa chiều thì vẫn ăn cơm trắng với thịt cá như thường. Tôi nghiệm thấy là ăn xôi nếp than gạo lức muối mè rất nhuận trường.
Sau hai tháng ăn uống theo kiểu nói trên, tôi đi tái khám. Kết quả thử máu cho thấy tất cả vẫn tốt và chất mỡ Triglycerides thì đã từ 230 hạ xuống 77! Cholesterol cũng hạ xuống theo: từ 185 xuống 177 (Cholesterol trung bình phải dưới chỉ số 200).
Bác sĩ gia đình của tôi ngạc nhiên! Theo ông, uống thuốc chỉ làm cho chất mỡ Triglycerides đừng tăng cao (vì sẽ biến chứng thanh tiểu đường), chứ không thể làm giảm chất mỡ như thế này được! Bác sĩ Watson hỏi tôi có ăn uống thay đổi ra sao mà có sự khác biệt tốt như vậy? Tôi nói với ông rằng có thể nhờ xôi gạo lức muối mè!
Từ đó đến nay, tôi vẫn ăn sáng và ăn trưa với xôi nếp than gạo lức muối mè và ngưng uống thuốc. Điều tôi muốn nói là thay đổi cách ăn uống và thay đổi thức ăn cũng làm cho cơ thể tránh được nhiều thứ bệnh.”
Đã giới thiệu đến mọi người món ăn mới và tốt cho sức khỏe là “Xôi Diệu Thiện”, bây giờ bác Ly muốn bà con ta có cơ hội thưởng thức loại xôi này. Dưới đây là cách nấu “Xôi Diệu Thiện” mà phu nhân của bác Ly đã tìm ra và thử nghiệm trong 6 tháng trời:
A. Vật Liệu:
1. 5 cups gạo lức hiệu “Homai” ( mua tại Costco, Cash & Carry….)
Nếu gạo lức (brown rice) không phải hiệu “Homai”, thì cần phải ngâm với nước qua đêm trước khi nấu.
2. 1 cup rưỡi nếp than (black rice) mua tại chợ VN hay chợ Á châu.
3. 8 cups nước ấm.
4. Nồi cơm điện loại 10 cups.
B. Cách Nấu: (Rất đơn giản và dễ nhớ)
1. Nhặt sạch gạo lức và nếp than.
2. Vo gạo và nếp chung với nhau.
3. Cho vào nồi, nhấn nút nấu.
4. Khi xôi chín (nồi cơm báo hiệu từ “Cook” qua “Warm”) thì mở nắp, lấy đũa xới xôi lên cho đều.
5. Để “warm” chừng 1 đến 2 giờ là có xôi mềm và ngon để ăn.
C. Cách Để Dành:
Xôi, vì nấu nhiều, hãy chia thành từng gói nhỏ cỡ 1 chén để vừa đủ ăn cho mỗi lần, rồi cất vào tủ lạnh. Khi lấy ra ăn thì cho gói xôi vào microware hâm 1 phút là có xôi nóng ăn liền. Rất tiện lợi cho người còn đi làm.
Về muối mè thì xin lưu ý như sau: ít muối nhiều mè, rang chín rồi xay nhuyễn.
Chấm dứt lá thư, bác Ly chia sẻ thêm kinh nghiệm sau đây: xôi nếp than gạo lức muối mè, ngoài việc giúp làm giảm chất mở triglycerides trong cơ thể, còn rất tốt cho người bị đau bao tử, bị yếu răng hay bị táo bón.
Thông thường, khi lải nhải trình qúy vị chuyện gì liên quan đến sức khỏe, đến việc trị bệnh theo cách này cách nọ, hay bằng thứ này thứ nọ, thì Cali luôn luôn thưa rõ là chuyện như thế, Cali nghe nói như vậy thì xin trình lại như vậy, chứ không bao giờ dám đề nghị bất cứ điều gì. Lý do: Cali chưa bao giờ được vào học trường thuốc, không phải là thầy thuốc, nên có biết chi mô mà thưa thốt.
Lần này, sau khi biết đến món “Xôi Diệu Thiện”, một món ăn vừa lành (vì chỉ gồm gạo lức, nếp than và muối mè), vừa tốt cho sức khỏe, Cali thấy an tâm đề nghị bà con ta ăn thử. Nếu món xôi nếp than gạo lức muối mè ni giúp chúng ta giảm bớt chất mỡ triglycerides trong cơ thể, giúp nhuận trường, hết táo bón và giúp giảm Cholesterol, thì nó quả là rất tốt cho bà con mình; còn nếu nó chẳng giúp được gì, thì chắc chắn cũng chẳng gây tai hại cho sức khỏe. Ăn gạo lức, nếp than và muối mè thì mần răng mà có hại? Cali tin rằng không ít thì nhiều, không mặt này thì mặt khác, ăn “Xôi Diệu Thiện” chỉ có lợi cho sức khỏe. Cali xin chân thành cảm tạ bác Tâm Nghĩa Bùi Đức Ly cùng phu nhân (bác Diệu Thiện) đã hoan hỉ chia sẻ tác dụng trị bệnh của món xôi nếp than gạo lức muối mè với đồng hương, trong đó có các độc giả thân mến của Cali.