Dan Lee
08-12-2010, 05:42 PM
Cùng Mẹ Lên Trời
Trong mọi lãnh vực của cuộc sống, con người dễ quan sát, chú ý để tìm những bài học hay, những kinh nghiệm quý giá để làm giàu đẹp cho cuộc sống.
Dịp kính Đức Mẹ hồn xác lên trời, ta cùng nhau nhìn những nhân đức quý giá của Mẹ để bắt chước, noi theo và dĩ nhiên cũng sẽ được cùng Mẹ lên trời.
-Vị thế của Mẹ
Pharaô, nói với dân Aicập khi gặp nạn đói: “Các người cứ đến với Giuse,ông bảo gì các người cứ làm theo” (St 41,55). Tại tiệc cưới Cana, Mẹ cũng nói: “Hãy đến với Giêsu. Người bảo sao các người làm y như vậy” (Ga 2,5).
Dù Pharaô là người giàu có nhất trên thế gian, cũng phải nhờ đến Giuse.
Dù tiệc cưới ở Cana có chuẩn bị kỹ lưỡng, cũng phải nhờ đến tiếng nói của Mẹ.
Dù con người có văn tiến bộ, khoa học cao cấp, cuối cùng cũng phải nhờ đến Con của mẹ mới có được đầy đủ khôn ngoan và thánh thiện.
Thánh Giuse trên trời “truyền lệnh hơn là van xin”. Tiếng nói của Mẹ cũng giá trị không kém, vì Mẹ biết rõ trái tim con mình thế nào.
Evà cũ có chỗ đứng chót và còn lôi kéo nhiều người ngồi chung.
Evà mới là Đức Mẹ có chỗ đứng cao nhất, rồi còn mời gọi được nhiều người đến dự tiệc cưới Con Chiên con Mẹ nữa. Vì Mẹ đã có công bảo dưỡng kho tàng ơn cứu độ đời đời một cách tốt đẹp, nên Mẹ thật xứng đáng được về trời cả hồn lẫn xác cùng với các danh hiệu Chúa ban.
-Nhân đức của Mẹ
Đức Mẹ quả là nhạy bén trong cuộc sống, thể hiện bằng cuộc đời quan tâm phục vụ của Mẹ. Có thể nói nhân đức của Đức Mẹ gói gọn trong hai chữ: Phục vụ. Phục vụ Thiên Chúa, phục vụ con Mẹ, phục vụ các tông đồ, phục vụ tha nhân.
Mẹ đã phát huy hết nghệ thuật của phục vụ là: đúng đối tượng, đúng lúc, đúng nơi, đúng phong cách và đúng nhu cầu.
Nhân đức phục vụ của Mẹ được thể hiện qua nhiều thái độ:
Vâng lời. Mẹ vâng lời như người tôi tớ. Tôi tớ thì luôn tìm ý chủ. Mẹ cũng vậy, luôn tìm ý Chúa, lắng nghe và suy gẫm trong lòng, đi theo Con mình trong sứ vụ của Cha trao phó. “Này tôi là tôi tớ Chúa, xin Người cứ làm những gì Người muốn nơi tôi” (Lc 1,38). Trên thập giá, Chúa Giêsu đã trao Mẹ cho thánh Gioan. Ngài nói: “Này là Mẹ anh, từ giờ ấy, người môn đệ rước bà về nhà mình” (Ga 19,27).
Khiêm nhường. Mẹ không nhận mình là người khôn ngoan, chỉ nhận là “tôi tớ và xin Chúa cứ làm những gì Người muốn” (Lc 1, 38). Khi nghe bà Isave nói : “Em có phúc hơn mọi người phụ nữ” (Lc 1,41), Mẹ không lên mặt làm phách, nhưng cất tiếng nhìn nhận sự thật về thân phận của mình. “Này tôi là nữ tỳ hèn mọn mà Người đoái thương nhìn tới. (Lc 1, 48).
Quan sát. Mẹ có mắt chú ý quan sát. Nhiều người cùng đi đến dự tiệc, nhưng chỉ Mẹ phát hiện cái khó và ngượng ngùng của gia chủ khi hết rượu đãi khách. Mẹ sẻ chia nỗi lòng ấy và nói với con mình: họ hết rượu rồi.
Quan tâm. Mẹ chắc chắn đã nhìn thấy những người phụ nữ mang thai, và hiểu được những khó khăn vất vả của các phụ nữ mang thai, nên cần thiết phải đến để giúp chị mình lúc thai nghén.
Hy sinh. Mẹ có thể ở nhà, nhưng dành phần thời gian quý báu cho chị họ mình, mặc dù không đâu cho bằng nhà mình.
Chăm sóc. Mẹ có đủ lý do để ở nhà lo riêng cho cuộc sống bản thân, nhưng Mẹ lại không làm thế. Mẹ vẫn đến chăm sóc chị mình trong lúc tuổi già. Tuy bà có niềm vui sắp sinh con nhưng lại buồn dần vì cánh cửa cuộc đời đang khép lại.
Chia sẻ. Có Mẹ ở nhà chị họ, cả nhà vui vẻ, rộn ràng hẳn lên. Đến cả Gioan tẩy Giả trong bụng cũng phải nhảy mừng.
Truyền giáo. Mẹ ra khỏi xứ sở, quê hương để giới thiệu Chúa cho người khác, chia sẻ hạnh phúc cho tha nhân. Mẹ cũng làm thế khi đến thăm bà Elisabeth.
Trách nhiệm. Mẹ lo cho Thiên Chúa, lo cho Con mình, lo cho họ hàng, lo cho người thân, lo cho những người xung quanh như khi đi hành hương cùng với họ hàng, láng giềng...
Đạo đức. Mẹ, con người của đạo đức. Mẹ hằng lắng nghe và suy gẫm lời Chúa trong lòng. Mẹ không vội nói, nhưng mau nghe. Điều khó hiểu hay không hiểu thì gẫm suy xem ý nghĩa là gì.
Tạ ơn. Mẹ, con người của tạ ơn. Khi được người chị họ chào, Mẹ liền cất lời tạ ơn : “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, Thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn người đã đoái thương nhìn tới. Từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Đấng Toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả. Danh Người thật chí thánh chí tôn” (Lc 1,46-49).
Chịu đựng. Mẹ, con người của chịu đựng và chấp nhận. Chấp nhận chịu lời gièm pha, nghi kỵ, xì xèo của dân chúng khi nhìn, nói và không hiểu đúng về gia đình, về Con mình. Chịu đựng từ phía con mình bởi những lời chẳng tình nghĩa chút nào: Con phải lo việc của cha con…, việc tôi can chi đến bà, giờ ta chưa tới…
Giữ Luật. Mẹ là con người của lề luật. Mẹ thực hiện luật tôn giáo, luật xã hội một cách nghiêm túc.
Đi theo. Mẹ, con người của đi theo như người môn đệ đích thực. Mọi nơi, mọi lúc đều có Mẹ khi có Chúa, có Chúa là có Mẹ. Vui như ở Cana, phấn khởi vui mừng như hành hương Giêrusalem, trầm lặng như ở Nagiaret, náo nhiệt như ở Caphacnaum hay buồn đau khi đứng bên thập giá con mình ở đồi Canvê.
Yêu thương. Mẹ, con người của tình yêu. Chính tình yêu sâu thẳm khiến Mẹ cần phải thể hiện ra cuộc sống và biểu lộ tình yêu mãnh liệt bằng cách gắn bó chặt chẽ với Con Chí Ái trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
Ngôn sứ. Mẹ, con người của ngôn sứ. Mỗi một ngôn sứ, tuỳ vào thời gian mà Thiên Chúa muốn nhắc nhở dân chúng, hoặc muốn làm nổi bật một vài khía cạnh nào đó. Nếu nhìn theo chiều hướng trên thì, Đức Mẹ cũng được kể là một ngôn sứ. Mẹ cũng đã giới thiệu cho ta biết được những điều cao cả, quý giá phát xuất từ Thiên Chúa, từ con Mẹ. Đây cũng là những điều báo trước cho con người biết, rồi đây, con Mẹ sẽ biểu lộ tròn đầy và hoàn hảo sau này.
-Nhiệm vụ của Mẹ
Báo trước. Các nhân đức cho thấy sứ điệp Mẹ đã thực hiện là cho đi và báo trước những điều hoàn hảo lớn lao nơi nguời Con Chí Ái. Qua đó, chương trình cứu độ của Thiên Chúa nơi Con mẹ được biểu lộ rõ dần và rất gần.
Cộng tác. Ngay từ đầu khi gặp thiên sứ Gabriel, Mẹ đã sẵn sàng cộng tác với Thiên Chúa bằng cách để cho Ngài hướng dẫn đời Mẹ theo cách thức khôn ngoan và ý thích của Ngài. Tinh thần này mở ra cho nhân loại con đường cứu độ mới. Là cộng tác bằng sức mạnh của Chúa Thánh Thần làm cho cuộc sáng tạo của Cha mỗi ngày một tốt đẹp, và công trình cứu chuộc của Chúa Con đến được mọi nơi, mọi nhà, mọi người. Nhờ cộng tác với Chúa, nhân loại càng gắn bó và trở nên tốt lành thánh thiện hơn.
-Cùng Mẹ lên trời
Công phúc của Mẹ thật lớn. Mẹ đã được Thiên Chúa thương ban nhiều đặc ân. Hình ảnh của Mẹ, sách Khải huyền diễn tả: “Một người phụ nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Kh 12,1).
Vinh quang lớn lao này là sức mạnh để chúng ta phấn đấu vươn lên xây dựng nước trời. Mà nước trời không phải chờ đến khi chết, mà ngay đời này, lúc này và ở đây. Chúa Giêsu trả lời: “Nước Trời đang ở giữa các người” (Lc 17,21). Nước trời thể hiện khi có Chúa Giêsu xuất hiện, đặc biệt ở đồi Calvê, dịp Chúa lên trời, ngày Phục sinh.
Nước trời ở giữa chúng ta, chính trong hy tế tạ ơn mà Hội thánh cử hành mỗi ngày.
Tiệc cưới Cana báo trước hình ảnh tiệc Cưới Con Chiên. Hy tế tạ ơn là tiệc thánh đời đời cho ta nếm trước, dù ta vẫn còn là xác đất vật hèn nay còn mai mất, mà Thiên Chúa vẫn rộng rãi chúc phúc và trao ban cho ta hưởng dừng.
Bất cứ nơi đâu, trái tim, hơi thở và nhịp đập của mẹ luôn có Chúa Giêsu. Ta cũng hãy bắt chước Mẹ, dành cho Chúa Giêsu một vị thế quan trọng nhất trong đời mình.
“Những ai được Thiên Chúa đã tiền định, thì người cũng kêu gọi, và những ai được Người kêu gọi thì Người cũng làm cho nên công chính; những ai Người đã làm cho nên công chính, thì Người cũng cho hưởng phúc vinh quang” (Rm 8,30). Mẹ đã lên trời, nhưng không lìa bỏ, không cách xa chúng ta, bởi Mẹ đã mời gọi ta: “hãy đến với Giêsu, Người bảo sao, các con hãy làm như vậy” (Ga 2,5).
Thanh Thanh
Trong mọi lãnh vực của cuộc sống, con người dễ quan sát, chú ý để tìm những bài học hay, những kinh nghiệm quý giá để làm giàu đẹp cho cuộc sống.
Dịp kính Đức Mẹ hồn xác lên trời, ta cùng nhau nhìn những nhân đức quý giá của Mẹ để bắt chước, noi theo và dĩ nhiên cũng sẽ được cùng Mẹ lên trời.
-Vị thế của Mẹ
Pharaô, nói với dân Aicập khi gặp nạn đói: “Các người cứ đến với Giuse,ông bảo gì các người cứ làm theo” (St 41,55). Tại tiệc cưới Cana, Mẹ cũng nói: “Hãy đến với Giêsu. Người bảo sao các người làm y như vậy” (Ga 2,5).
Dù Pharaô là người giàu có nhất trên thế gian, cũng phải nhờ đến Giuse.
Dù tiệc cưới ở Cana có chuẩn bị kỹ lưỡng, cũng phải nhờ đến tiếng nói của Mẹ.
Dù con người có văn tiến bộ, khoa học cao cấp, cuối cùng cũng phải nhờ đến Con của mẹ mới có được đầy đủ khôn ngoan và thánh thiện.
Thánh Giuse trên trời “truyền lệnh hơn là van xin”. Tiếng nói của Mẹ cũng giá trị không kém, vì Mẹ biết rõ trái tim con mình thế nào.
Evà cũ có chỗ đứng chót và còn lôi kéo nhiều người ngồi chung.
Evà mới là Đức Mẹ có chỗ đứng cao nhất, rồi còn mời gọi được nhiều người đến dự tiệc cưới Con Chiên con Mẹ nữa. Vì Mẹ đã có công bảo dưỡng kho tàng ơn cứu độ đời đời một cách tốt đẹp, nên Mẹ thật xứng đáng được về trời cả hồn lẫn xác cùng với các danh hiệu Chúa ban.
-Nhân đức của Mẹ
Đức Mẹ quả là nhạy bén trong cuộc sống, thể hiện bằng cuộc đời quan tâm phục vụ của Mẹ. Có thể nói nhân đức của Đức Mẹ gói gọn trong hai chữ: Phục vụ. Phục vụ Thiên Chúa, phục vụ con Mẹ, phục vụ các tông đồ, phục vụ tha nhân.
Mẹ đã phát huy hết nghệ thuật của phục vụ là: đúng đối tượng, đúng lúc, đúng nơi, đúng phong cách và đúng nhu cầu.
Nhân đức phục vụ của Mẹ được thể hiện qua nhiều thái độ:
Vâng lời. Mẹ vâng lời như người tôi tớ. Tôi tớ thì luôn tìm ý chủ. Mẹ cũng vậy, luôn tìm ý Chúa, lắng nghe và suy gẫm trong lòng, đi theo Con mình trong sứ vụ của Cha trao phó. “Này tôi là tôi tớ Chúa, xin Người cứ làm những gì Người muốn nơi tôi” (Lc 1,38). Trên thập giá, Chúa Giêsu đã trao Mẹ cho thánh Gioan. Ngài nói: “Này là Mẹ anh, từ giờ ấy, người môn đệ rước bà về nhà mình” (Ga 19,27).
Khiêm nhường. Mẹ không nhận mình là người khôn ngoan, chỉ nhận là “tôi tớ và xin Chúa cứ làm những gì Người muốn” (Lc 1, 38). Khi nghe bà Isave nói : “Em có phúc hơn mọi người phụ nữ” (Lc 1,41), Mẹ không lên mặt làm phách, nhưng cất tiếng nhìn nhận sự thật về thân phận của mình. “Này tôi là nữ tỳ hèn mọn mà Người đoái thương nhìn tới. (Lc 1, 48).
Quan sát. Mẹ có mắt chú ý quan sát. Nhiều người cùng đi đến dự tiệc, nhưng chỉ Mẹ phát hiện cái khó và ngượng ngùng của gia chủ khi hết rượu đãi khách. Mẹ sẻ chia nỗi lòng ấy và nói với con mình: họ hết rượu rồi.
Quan tâm. Mẹ chắc chắn đã nhìn thấy những người phụ nữ mang thai, và hiểu được những khó khăn vất vả của các phụ nữ mang thai, nên cần thiết phải đến để giúp chị mình lúc thai nghén.
Hy sinh. Mẹ có thể ở nhà, nhưng dành phần thời gian quý báu cho chị họ mình, mặc dù không đâu cho bằng nhà mình.
Chăm sóc. Mẹ có đủ lý do để ở nhà lo riêng cho cuộc sống bản thân, nhưng Mẹ lại không làm thế. Mẹ vẫn đến chăm sóc chị mình trong lúc tuổi già. Tuy bà có niềm vui sắp sinh con nhưng lại buồn dần vì cánh cửa cuộc đời đang khép lại.
Chia sẻ. Có Mẹ ở nhà chị họ, cả nhà vui vẻ, rộn ràng hẳn lên. Đến cả Gioan tẩy Giả trong bụng cũng phải nhảy mừng.
Truyền giáo. Mẹ ra khỏi xứ sở, quê hương để giới thiệu Chúa cho người khác, chia sẻ hạnh phúc cho tha nhân. Mẹ cũng làm thế khi đến thăm bà Elisabeth.
Trách nhiệm. Mẹ lo cho Thiên Chúa, lo cho Con mình, lo cho họ hàng, lo cho người thân, lo cho những người xung quanh như khi đi hành hương cùng với họ hàng, láng giềng...
Đạo đức. Mẹ, con người của đạo đức. Mẹ hằng lắng nghe và suy gẫm lời Chúa trong lòng. Mẹ không vội nói, nhưng mau nghe. Điều khó hiểu hay không hiểu thì gẫm suy xem ý nghĩa là gì.
Tạ ơn. Mẹ, con người của tạ ơn. Khi được người chị họ chào, Mẹ liền cất lời tạ ơn : “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, Thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi. Phận nữ tỳ hèn mọn người đã đoái thương nhìn tới. Từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Đấng Toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả. Danh Người thật chí thánh chí tôn” (Lc 1,46-49).
Chịu đựng. Mẹ, con người của chịu đựng và chấp nhận. Chấp nhận chịu lời gièm pha, nghi kỵ, xì xèo của dân chúng khi nhìn, nói và không hiểu đúng về gia đình, về Con mình. Chịu đựng từ phía con mình bởi những lời chẳng tình nghĩa chút nào: Con phải lo việc của cha con…, việc tôi can chi đến bà, giờ ta chưa tới…
Giữ Luật. Mẹ là con người của lề luật. Mẹ thực hiện luật tôn giáo, luật xã hội một cách nghiêm túc.
Đi theo. Mẹ, con người của đi theo như người môn đệ đích thực. Mọi nơi, mọi lúc đều có Mẹ khi có Chúa, có Chúa là có Mẹ. Vui như ở Cana, phấn khởi vui mừng như hành hương Giêrusalem, trầm lặng như ở Nagiaret, náo nhiệt như ở Caphacnaum hay buồn đau khi đứng bên thập giá con mình ở đồi Canvê.
Yêu thương. Mẹ, con người của tình yêu. Chính tình yêu sâu thẳm khiến Mẹ cần phải thể hiện ra cuộc sống và biểu lộ tình yêu mãnh liệt bằng cách gắn bó chặt chẽ với Con Chí Ái trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
Ngôn sứ. Mẹ, con người của ngôn sứ. Mỗi một ngôn sứ, tuỳ vào thời gian mà Thiên Chúa muốn nhắc nhở dân chúng, hoặc muốn làm nổi bật một vài khía cạnh nào đó. Nếu nhìn theo chiều hướng trên thì, Đức Mẹ cũng được kể là một ngôn sứ. Mẹ cũng đã giới thiệu cho ta biết được những điều cao cả, quý giá phát xuất từ Thiên Chúa, từ con Mẹ. Đây cũng là những điều báo trước cho con người biết, rồi đây, con Mẹ sẽ biểu lộ tròn đầy và hoàn hảo sau này.
-Nhiệm vụ của Mẹ
Báo trước. Các nhân đức cho thấy sứ điệp Mẹ đã thực hiện là cho đi và báo trước những điều hoàn hảo lớn lao nơi nguời Con Chí Ái. Qua đó, chương trình cứu độ của Thiên Chúa nơi Con mẹ được biểu lộ rõ dần và rất gần.
Cộng tác. Ngay từ đầu khi gặp thiên sứ Gabriel, Mẹ đã sẵn sàng cộng tác với Thiên Chúa bằng cách để cho Ngài hướng dẫn đời Mẹ theo cách thức khôn ngoan và ý thích của Ngài. Tinh thần này mở ra cho nhân loại con đường cứu độ mới. Là cộng tác bằng sức mạnh của Chúa Thánh Thần làm cho cuộc sáng tạo của Cha mỗi ngày một tốt đẹp, và công trình cứu chuộc của Chúa Con đến được mọi nơi, mọi nhà, mọi người. Nhờ cộng tác với Chúa, nhân loại càng gắn bó và trở nên tốt lành thánh thiện hơn.
-Cùng Mẹ lên trời
Công phúc của Mẹ thật lớn. Mẹ đã được Thiên Chúa thương ban nhiều đặc ân. Hình ảnh của Mẹ, sách Khải huyền diễn tả: “Một người phụ nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Kh 12,1).
Vinh quang lớn lao này là sức mạnh để chúng ta phấn đấu vươn lên xây dựng nước trời. Mà nước trời không phải chờ đến khi chết, mà ngay đời này, lúc này và ở đây. Chúa Giêsu trả lời: “Nước Trời đang ở giữa các người” (Lc 17,21). Nước trời thể hiện khi có Chúa Giêsu xuất hiện, đặc biệt ở đồi Calvê, dịp Chúa lên trời, ngày Phục sinh.
Nước trời ở giữa chúng ta, chính trong hy tế tạ ơn mà Hội thánh cử hành mỗi ngày.
Tiệc cưới Cana báo trước hình ảnh tiệc Cưới Con Chiên. Hy tế tạ ơn là tiệc thánh đời đời cho ta nếm trước, dù ta vẫn còn là xác đất vật hèn nay còn mai mất, mà Thiên Chúa vẫn rộng rãi chúc phúc và trao ban cho ta hưởng dừng.
Bất cứ nơi đâu, trái tim, hơi thở và nhịp đập của mẹ luôn có Chúa Giêsu. Ta cũng hãy bắt chước Mẹ, dành cho Chúa Giêsu một vị thế quan trọng nhất trong đời mình.
“Những ai được Thiên Chúa đã tiền định, thì người cũng kêu gọi, và những ai được Người kêu gọi thì Người cũng làm cho nên công chính; những ai Người đã làm cho nên công chính, thì Người cũng cho hưởng phúc vinh quang” (Rm 8,30). Mẹ đã lên trời, nhưng không lìa bỏ, không cách xa chúng ta, bởi Mẹ đã mời gọi ta: “hãy đến với Giêsu, Người bảo sao, các con hãy làm như vậy” (Ga 2,5).
Thanh Thanh