Cazem
08-18-2010, 07:28 PM
Gà Đông Cảo (hay Tảo), một giống quý – tương truyền là thứ gà tiến vua vì hình dáng kỳ lạ và mùi vị thơm ngon.
Ít ai ngờ giống gia cầm suýt tuyệt chủng này giờ đã có mặt trong thực đơn nhà hàng ở Sài Gòn dành cho những người có tiền ưa săn lùng món ngon vật lạ.
Vảy rồng hầm thuốc bắc
http://www./sites/default/files/news-image/u4/33/ga.jpg
Một đầu bếp gốc Bắc đã giải nghệ cho biết, cách đây hơn ba mươi năm ông còn nấu được sáu món gà theo đúng thể thức “tiến vua” xưa gồm nem công, chả phượng, hấp, xào hành hoặc su hào và lẩu canh gà truyền thống. Nay, ông chủ nhà hàng ở quận 7 mới mang từ Hưng Yên vào Sài Gòn mấy chục con gà loại này, khoe có thể chế biến được tới 15 món theo khẩu vị cả hai miền Nam – Bắc.
Nhưng có lẽ trong mớ món chế biến mà gia chủ liệt kê ra từ hấp giả cầy, nhựa mận, xáo măng, rôti nước dừa, đến quay chảo, nướng lá chanh… thấy đặc sắc nhất là món da gà, đặc biệt là phần da cổ, đem hấp, thái nhỏ trộn với thính, rắc mè lên; kèm với rau mùi, đọt đinh lăng, lá sung non, tỏi ta, ăn giòn và thơm lạ. Dân nhậu xứ Bắc bảo rằng da gà Đông Cảo phải thái chỉ, bỏ vô chảo xào lăn mới hợp khẩu. Kế đến là món nướng, lóc lấy phần thịt ở cánh và lườn, ướp gia vị cho vừa miệng để thật thấm. Nướng vừa tới sao cho phần bên ngoài giòn mà bên trong vẫn mềm, ngọt đậm đà, rắc một chút sợi lá chanh nữa là bắt vị.
Tuy nhiên, người viết đồ rằng cái hồn của món gà này khiến cho nó trở thành thứ đặc sản tiến vua chắc chắn nằm ở… cặp chân kỳ lạ. Gà Đông Cảo có một điểm dị biệt là chân rất to. Lúc nhỏ, các chú gà người đỏ chót, lơ thơ mấy cái lông, giống như gà cánh tiên. Lớn lên, chân to như chân voi, đi đứng từ tốn, thịt chắc nịch. Chân gà Đông Cảo vô địch về tầm vóc và đường nét so với tất cả các giống gà.
Cắn một miếng chân gà Đông Cảo hầm thuốc bắc nghe mềm nhưng vẫn giòn sừn sựt, nước hầm ngọt mà không béo như chân gà thường. Nghe đâu, riêng dân nuôi gà ngay tại vùng Đông Cảo muốn ăn một cặp chân cũng phải mua với giá 50.000 – 70.000đ/cặp. Còn giá gà thịt tại chỗ khoảng 140.000 – 160.000đ/kg, với con cỡ 3kg. Kể cũng không uổng phí công khôi phục nghề nuôi loài gia cầm quý hiếm này.
Nguồn gien quý
Thật ra, gà Đông Cảo được đưa vào danh sách các giống gia cầm quý hiếm được bảo tồn nguồn gien bởi viện Chăn nuôi quốc gia từ năm 1993. Đây là loại gà thuần chủng đã có từ xa xưa ở vùng Khoái Châu, Hưng Yên. Tuy có họ hàng gần xa với giống gà Hồ, gốc ở làng Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nhưng vẫn mang nhiều nét khác biệt. Gà Đông Cảo đầu gộc tre, mình cốc (thân giống con cốc), cánh vỏ trai (cánh giống vỏ trai úp sát vào thân), đuôi nơm (giống nơm úp cá), mào mâm xôi, da đỏ tía hoặc vàng nhạt. Chân gà to có những hàng vảy da đỏ chứ không phải vảy xương và không bao giờ mọc thành hàng, không có cựa, bàn chân dày chia bốn ngón rõ nét trông tựa như chân rồng trong huyền thoại. Gà Đông Cảo đích thực, cân nặng 5 đến 6kg, thậm chí 10kg là thường. Còn gà Hồ nhẹ hơn, đẹp mã, chân vảy xương và có đủ cựa.
Gà Đông Cảo cũng như gà Hồ dường như là những vật nuôi theo chân đoàn tù binh các nước lân bang xưa thất trận bị đưa về làm nô lệ trong thái ấp trù phú của vua quan vùng đồng bằng sông Hồng. Dần dà chúng trở thành phẩm vật của người Việt thường được dùng như vật để cúng tế trong các dịp lễ tiết, hội hè, để dâng vua.
Cả hai giống gà này đều có thịt thơm ngon, rất ít mỡ và kháng bệnh tốt nhưng hiệu quả kinh tế thấp vì hao tốn thực phẩm, sinh sản ít và năng suất không cao. Có lúc tưởng như đã tuyệt chủng, một số người khá giả chỉ nuôi để biếu tặng hoặc làm cảnh. Thời gian gần đây, một vài nơi ở miền Nam đã thử nuôi và nhân giống thành công giống gà này và trên thực đơn một số nhà hàng đã xuất hiện món gà Đông Cảo. Để nhâm nhi được một miếng “vảy rồng” có mùi vị tiến vua ngày xưa phải trả giá 1 – 2 triệu đồng mua cả con gà, có lẽ nhiều thực khách cũng không đáng để chặc lưỡi.
Theo
Ít ai ngờ giống gia cầm suýt tuyệt chủng này giờ đã có mặt trong thực đơn nhà hàng ở Sài Gòn dành cho những người có tiền ưa săn lùng món ngon vật lạ.
Vảy rồng hầm thuốc bắc
http://www./sites/default/files/news-image/u4/33/ga.jpg
Một đầu bếp gốc Bắc đã giải nghệ cho biết, cách đây hơn ba mươi năm ông còn nấu được sáu món gà theo đúng thể thức “tiến vua” xưa gồm nem công, chả phượng, hấp, xào hành hoặc su hào và lẩu canh gà truyền thống. Nay, ông chủ nhà hàng ở quận 7 mới mang từ Hưng Yên vào Sài Gòn mấy chục con gà loại này, khoe có thể chế biến được tới 15 món theo khẩu vị cả hai miền Nam – Bắc.
Nhưng có lẽ trong mớ món chế biến mà gia chủ liệt kê ra từ hấp giả cầy, nhựa mận, xáo măng, rôti nước dừa, đến quay chảo, nướng lá chanh… thấy đặc sắc nhất là món da gà, đặc biệt là phần da cổ, đem hấp, thái nhỏ trộn với thính, rắc mè lên; kèm với rau mùi, đọt đinh lăng, lá sung non, tỏi ta, ăn giòn và thơm lạ. Dân nhậu xứ Bắc bảo rằng da gà Đông Cảo phải thái chỉ, bỏ vô chảo xào lăn mới hợp khẩu. Kế đến là món nướng, lóc lấy phần thịt ở cánh và lườn, ướp gia vị cho vừa miệng để thật thấm. Nướng vừa tới sao cho phần bên ngoài giòn mà bên trong vẫn mềm, ngọt đậm đà, rắc một chút sợi lá chanh nữa là bắt vị.
Tuy nhiên, người viết đồ rằng cái hồn của món gà này khiến cho nó trở thành thứ đặc sản tiến vua chắc chắn nằm ở… cặp chân kỳ lạ. Gà Đông Cảo có một điểm dị biệt là chân rất to. Lúc nhỏ, các chú gà người đỏ chót, lơ thơ mấy cái lông, giống như gà cánh tiên. Lớn lên, chân to như chân voi, đi đứng từ tốn, thịt chắc nịch. Chân gà Đông Cảo vô địch về tầm vóc và đường nét so với tất cả các giống gà.
Cắn một miếng chân gà Đông Cảo hầm thuốc bắc nghe mềm nhưng vẫn giòn sừn sựt, nước hầm ngọt mà không béo như chân gà thường. Nghe đâu, riêng dân nuôi gà ngay tại vùng Đông Cảo muốn ăn một cặp chân cũng phải mua với giá 50.000 – 70.000đ/cặp. Còn giá gà thịt tại chỗ khoảng 140.000 – 160.000đ/kg, với con cỡ 3kg. Kể cũng không uổng phí công khôi phục nghề nuôi loài gia cầm quý hiếm này.
Nguồn gien quý
Thật ra, gà Đông Cảo được đưa vào danh sách các giống gia cầm quý hiếm được bảo tồn nguồn gien bởi viện Chăn nuôi quốc gia từ năm 1993. Đây là loại gà thuần chủng đã có từ xa xưa ở vùng Khoái Châu, Hưng Yên. Tuy có họ hàng gần xa với giống gà Hồ, gốc ở làng Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nhưng vẫn mang nhiều nét khác biệt. Gà Đông Cảo đầu gộc tre, mình cốc (thân giống con cốc), cánh vỏ trai (cánh giống vỏ trai úp sát vào thân), đuôi nơm (giống nơm úp cá), mào mâm xôi, da đỏ tía hoặc vàng nhạt. Chân gà to có những hàng vảy da đỏ chứ không phải vảy xương và không bao giờ mọc thành hàng, không có cựa, bàn chân dày chia bốn ngón rõ nét trông tựa như chân rồng trong huyền thoại. Gà Đông Cảo đích thực, cân nặng 5 đến 6kg, thậm chí 10kg là thường. Còn gà Hồ nhẹ hơn, đẹp mã, chân vảy xương và có đủ cựa.
Gà Đông Cảo cũng như gà Hồ dường như là những vật nuôi theo chân đoàn tù binh các nước lân bang xưa thất trận bị đưa về làm nô lệ trong thái ấp trù phú của vua quan vùng đồng bằng sông Hồng. Dần dà chúng trở thành phẩm vật của người Việt thường được dùng như vật để cúng tế trong các dịp lễ tiết, hội hè, để dâng vua.
Cả hai giống gà này đều có thịt thơm ngon, rất ít mỡ và kháng bệnh tốt nhưng hiệu quả kinh tế thấp vì hao tốn thực phẩm, sinh sản ít và năng suất không cao. Có lúc tưởng như đã tuyệt chủng, một số người khá giả chỉ nuôi để biếu tặng hoặc làm cảnh. Thời gian gần đây, một vài nơi ở miền Nam đã thử nuôi và nhân giống thành công giống gà này và trên thực đơn một số nhà hàng đã xuất hiện món gà Đông Cảo. Để nhâm nhi được một miếng “vảy rồng” có mùi vị tiến vua ngày xưa phải trả giá 1 – 2 triệu đồng mua cả con gà, có lẽ nhiều thực khách cũng không đáng để chặc lưỡi.
Theo