Dan Lee
08-18-2010, 11:42 PM
CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN
Chủ Ðề: Chúa ban ơn cứu độ cho mọi người
"Hãy cố gắng qua cửa hẹp để vào Nước Trời"
(Lc 13, 24)
I. Dẫn vào Thánh lễ
Anh chị em thân mến
Dân Do Thái là dân riêng của Chúa. Còn chúng ta chỉ là dân ngoại. Vậy mà chúng ta đã được Chúa thương, cho chúng ta biết Ngài và quy tụ chúng ta lại trong Giáo Hội của Ngài.
Chúng ta hãy cám ơn tình thương của Chúa, và hãy cầu nguyện để ngày càng có thêm nhiều người được biết Chúa và đến với Ngài.
II. Gợi ý sám hối
* Rất ít khi chúng ta biết cám ơn Chúa vì ơn được biết Ngài.
* Cũng rất ít khi chúng ta quan tâm làm cho nhiều người khác cũng được biết Chúa như chúng ta.
* Chúng ta ngại đi qua "cửa hẹp", nghĩa là ngại khó khăn, ngại cố gắng.
III. Lời Chúa
1. Bài đọc I (Is 66, 18-21)
Đây là đoạn kết của sách Isaia, qua đó Thiên Chúa tỏ cho biết giai đoạn cuối của chương trình cứu độ của Ngài là tất cả mọi dân tộc (chứ không riêng gì dân do thái) sẽ tin vào Ngài, đến với Ngài và hưởng hạnh phúc muôn đời với Ngài.
2. Đáp ca (Tv 116)
Thánh vịnh này nhấn mạnh lại ý tưởng của bài đọc I: kêu mời mọi nước mọi dân hãy ca ngợi và chúc tụng Chúa.
3. Tin Mừng (Lc 13, 22-30)
Hai câu trong đoạn Tin Mừng này đáng chú ý nhất:
c. 23: Câu hỏi mà một người kia đặt ra cho Chúa Giêsu phản ánh quan tâm của người Do Thái đương thời về số lượng những kẻ được cứu.
Khi đặt vấn đề dựa theo số lượng, người ta sẽ có thái độ không thích hợp: nếu mọi người đều được cứu thì thái độ sẽ là ỷ lại; còn nếu có một số nhỏ được cứu thì thái độ sẽ là chán nản, cố gắng làm chi cho uổng công.
c. 24: Chúa Giêsu không trả lời thẳng câu hỏi. Người ta hỏi về số lượng. Ngài trả lời về cách thức làm sao cho mình được ở trong số lượng những kẻ được cứu ấy, đó là phải cố gắng, diễn tả bằng hình ảnh "đi qua cửa hẹp".
* "Đi qua": Động từ "qua" diễn ta sự thay đổi cách sống. Có rất nhiều người đứng trước cái của hẹp ấy, nhưng chỉ những ai biết "đi qua" (thay đổi cách sống) thì mới vào nhà được.
* "Cửa hẹp" diễn ta sự cố gắng. Muốn vào Nước Trời thì phải cố gắng nhiều (và khó khăn như lạc đà chui qua lỗ kim: xem Mt 19, 24, Mc 10, 25, Lc 18, 25).
Như thế, số lượng những kẻ vào Nước Trời (nhiều hay ít), và lý lịch của những người ấy (Do Thái hay dân ngoại) đều không quan trọng. Vấn đề quan trọng là phải cố gắng đi qua cửa hẹp mà vào.
4. Bài đọc II (Dt 12, 5-7. 11-13) (Chủ đề phụ)
Đoạn thư Do Thái này bàn đến những gian truân khốn khó.
Như chúng ta đã biết, các kitô hữu gốc Do Thái phải chịu nhiều khốn khó từ phía đế quốc rôma lẫn phía Do thái giáo.
Tác giả cho họ biết rằng những gian nan khốn khó đó là những việc Chúa cho phép xảy ra để thử thách và sửa dạy họ. Mà Chúa thương ai thì mới thử thách và sửa dạy người ấy. Vì thế, họ đừng ngả lòng, trái lại hãy vui mừng vì biết mình được Chúa thương, và kiên trì chịu đựng.
IV. Gợi ý giảng
* 1. "Phải chăng số người được cứu thoát thì ít?"
Hôm đó có người hỏi Chúa Giêsu: "Phải chăng số người được cứu thoát thì ít?" Người hỏi câu này là một người Do Thái. Khi hỏi thế, người Do Thái này mong nhận được câu trả lời là "đúng thế". Sở dĩ người này mong như vậy là vì dân Do Thái nghĩ rằng ơn cứu rỗi được dành riêng cho dân tộc họ mà thôi.
Một câu hỏi sai phát xuất từ một quan niệm sai. Cho nên Chúa Giêsu không trả lời. Những điều Ngài nói sau đó cho ta thấy Ngài muốn đặt lại câu hỏi cho đúng: "Ai sẽ được cứu rỗi?" và "Muốn được cứu rỗi thì phải làm gì?"
"Ai sẽ được cứu rỗi?" Thưa: tất cả mọi người: "Thiên hạ sẽ từ Đông Tây Nam Bắc sẽ đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa". Vì thế, đừng ai nghĩ rằng bởi vì mình thuộc thành phần ưu tiên nên chắc chắn sẽ được cứu rỗi, bởi vì rất có thể khi đó họ phải ngỡ ngàng nghe Chúa nói "Ta không biết các ngươi từ đâu tới. Hãy cút đi cho khỏi mắt Ta".
"Muốn được cứu rỗi thì phải làm gì?" Thưa "hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mười vào". "Qua cửa hẹp" nghĩa là phải sám hối, phải uốn nắn đời sống theo những giáo huấn của Tin Mừng, "ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình và vác thập giá hằng ngày mà theo Ta"
* 2. Ai sẽ được cứu rỗi?
Thời Chúa Giêsu nhiều người Do Thái tưởng rằng ơn cứu rỗi chỉ dành riêng cho dân tộc họ mà thôi. Vì thế khi họ hỏi Chúa Giêsu "Thưa Thầy, phải chăng chỉ có một số ít người sẽ được cứu rỗi?" thì họ thầm mong Chúa Giêsu sẽ trả lời "Phải" để xác nhận quan điểm của họ.
Nhưng Chúa Giêsu đâu có muốn xác nhận một quan điểm hẹp hòi như vậy, và Chúa Giêsu cũng không muốn trả lời thẳng câu hỏi của họ. Nếu Chúa đáp "Phải" chỉ có một ít người sẽ được cứu rỗi" thì sẽ sinh hậu quả là những người Do Thái thành ra kiêu căng tự mãn vì nắm chắc phần rỗi: vì tự mãn như thế họ không cần cố gắng gì thêm nữa. Và những người khác không phải là Do Thái thì sẽ nản lòng, tự nhủ "Ơn cứu rỗi không thuộc về mình, thôi thì cố gắng làm chi cũng vô ích". Ngược lại nếu Chúa Giêsu đáp "Ơn cứu rỗi được ban cho số đông" thì cũng làm cho mọi người ỷ lại, không cố gắng, bởi vì cố gắng làm chi vì mình chắc chắn sẽ được rồi mà.
Chính vì những lý do nêu trên mà Chúa Giêsu không trả lời thẳng câu hỏi dựa trên số lượng, Chúa nhắm đến phẩm chất: Ơn cứu rỗi không phải là đặc quyền của một số người nào, của một dân tộc nào, của một phe nhóm nào cả, mà thuộc về bất cứ ai biết sống theo Lời Chúa dạy. Vì thế mà sẽ có những cảnh trớ trêu:
* Những kẻ trước hết sẽ có thể nên sau hết; ngược lại những kẻ sau hết có thể thành trước hết. Dân tộc Do Thái dù được biết Chúa sớm hơn hết nhưng nếu không sống theo Lời Chúa thì có thể đi sau các dân khác tuy biết Chúa muộn hơn nhưng đã biết sống theo Lời Chúa.
* Chúa còn nói:"Nhiều người từ đông sang tây nam bắc sẽ được mời vào nước Chúa đang khi con cái trong nhà bị đuổi ra", nghĩa là có thể các dân tộc khác sẽ vào chiếm chỗ dân Do Thái vì các dân tộc ấy đã biết sống theo Lời Chúa.
Trên đây là ý nghĩa trực tiếp của đoạn Tin mừng, áp dụng cho dân Do Thái và các dân khác thời Chúa Giêsu. Còn ý nghĩa hiện thực áp dụng cho thời đại chúng ta ngày nay là: không phải hễ có rửa tội, có đạo, có dự lễ, rước lễ, xưng tội, đọc kinh, nghe giảng, v.v. thì đương nhiên sẽ được cứu rỗi đâu. Nhưng ơn cứu rỗi được ban cho bất cứ kẻ nào sống theo Lời Chúa, cho dù người đó có đạo hay là không có đạo. Thực vậy, có đạo mà không sống theo Lời Chúa thì không bằng người tuy không có đạo, không biết Chúa nhưng cuộc sống của họ lại theo đúng những điều Chúa dạy.
Giáo thuyết này đưa đến 2 quan niệm mới trong nền thần học ngày nay: (1) thứ nhất là quan niệm về những người Kitô hữu vô danh: đó là những người tuy không có đạo, nhưng vì cuộc sống của họ phù hợp với tinh thần Tin mừng nên vẫn được cái là Kitô hữu mặc dù họ không có danh hiệu Kitô hữu. (2) Còn quan niệm thứ hai là về những người "Kitô hữu ngoại đao", nghĩa là những người tuy có đạo nhưng lại không sống theo tinh thần Tin mừng nên bị coi là ngoại đạo mặc dù họ có danh hiệu Kitô hữu.
Nếu danh hiệu không làm nên thực chất của người Kitô hữu, thì là cái gì? Thưa là cuộc sống được thể hiện qua những phản ứng của mình trước mọi tình huống trong đời.
Một nữ tu già ngồi sau một chiếc xe đạp, rồi có một chiếc xe hơi trên đó có một số cán bộ chạy lướt qua. Chiếc he hơi lái hơi ẩu nên chạm chiếc xe đạp làm cho bà sơ già té ngửa xuống, dập đầu xuống đường. Những cán bộ trên xe hơi vội vả xuống đỡ bà dậy. Mặc dầu đau lắm nhưng bà cố gắng nói "Không sao đâu các con, xin Chúa chúc lành cho các con". Câu nói đột ngột đó làm cho các ông cán bộ kia vừa tức cười vừa nghĩ ngợi: tức cười vì các ông ấy đâu có tin Chúa mà cần tới phúc lành của Chúa, nhưng các ông phải nghĩ ngợi vì phản ứng đầy bác ái và đầy đức tin của bà sơ: chỉ có kẻ nào quá quen với tha thứ và lúc nào cũng luôn nhớ tới Chúa mới có thể thốt ra một câu như vậy". Và sau đó những ông cán bộ ấy hay tới lui chăm sóc và thăm viếng vị nữ tu ấy, lòng rất mến phục.
Đó là những phản ứng, phản ứng thì lẹ làng, bất ngờ nhưng rất trung thực. Trước một tình huống xảy ra, trong lòng mình thế nào thì mình sẽ phản ứng đúng như vậy. Người nào chỉ có đạo trên danh nghĩa nhưng không quen sống theo Lời Chúa thì không thể nào có được phản ứng mang tính chất Kitô giáo đích thực. Như thế, thước đo của lòng đạo chúng ta chính là những phản ứng của chúng ta.
Thí dụ như khi bị trộm mất đồ, không ít người có đạo đã đi coi thầy bói để đoán xem ai đã lấy đồ của mình. Đây rõ ràng là phản ứng của người không đạo.
Còn ông Gióp khi dồn dập nhà cửa bị cháy rụi, các vật bị cướp đi, con cháu bị chết hết, bản thân mang chứng phong cùi gớm ghiếc đã biết nói "Xưa Chúa đã ban, nay Chúa lấy lại, xin ngợi khen Chúa". Ông còn khuyên người khác "Mình biết lãnh nhận những ơn lành của Chúa thì sao không biết chịu đựng những thử thách của Chúa, . Đó mới là phản ứng của người có lòng đạo thực.
Thế nhưng không thiếu người cho rằng: sống giữa một xã hội đầy tráo trở mà phản ứng theo tinh thần Tin mừng thì là khờ dại quá. Xin hỏi lại: Thế thì đạo không có ăn nhập gì với cuộc đời sao? Con người chúng ta phải chia ra làm hai sao: một con người hiền lành lúc ở nhà thờ đọc kinh dự lễ và một con người tráo trở gian manh khi cư xử với người đời sao! Không được, con người chúng ta phải là một ở nhà thờ cũng vậy mà ở giữa chợ đời cũng vậy. Đạo chúng ta là đạo nhập thể vào đời chứ không phải chỉ là đạo ở nhà thờ.
Qua bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu muốn nói rằng không phải hể mang danh nghĩa là người Do thái ngày xưa, hay người Công giáo ngày nay là đương nhiên được ơn cứu rỗi; không phải hể có rửa tội, hễ có thường xuyên đọc kinh rước lễ là đương nhiên được ơn cứu rỗi. Nhưng ơn cứu rỗi là dành cho bất cứ ai biết sống theo Lời Chúa và có những phản ứng hợp với tinh thần Tin mừng trong mọi tình huống cuộc đời.
Xin Chúa giúp chúng ta không chỉ là những người Kitô hữu trên danh nghĩa nhưng thấm nhuần tinh thần Kitô hữu trong cả cuộc sống, trong mọi cách suy nghĩ, lời nói, việc làm của mình.
* 3. Cửa nào Chúa đã đi qua?
Một buổi sáng náo nhiệt, người đàn bà sang trọng đi chiếc xe hơi bóng láng, lóng lánh như kim cương tới cửa thiên đàng. Nghe tiếng còi điện lừng vang, thánh Phêrô vội vã mở cửa dẫn vào. Khi vị thánh giữ cửa thiên đàng chỉ cho bác tài xế của bà một toà nhà đồ sộ, thì bà sung sướng nghĩ thầm: "Bác tài mà còn được ở một toà nhà nguy nga tốt đẹp như thế! Còn tôi chắc phải được một dinh thự sang trọng lộng lẫy đến chừng nào!" Và bà ta xoa tay vui sướng.
Ngờ đâu khi bác tài đi rồi, thánh Phêrô lại chỉ vào một túp lều lụp xụp ở góc vườn và nói:
- Đó là nhà của bà.
Người nhà giàu hốt hoảng, choáng váng đầu óc:
- Nhà của tôi đó thật sao? Không, tôi không thể nào sống trong một căn lều tồi tàn xấu xí như thế được?
Thánh Phêrô vân vê chòm râu bạc, trả lời giữa hai cái nháy mắt:
- Thưa bà, với vật liệu bà đã gởi lên cho tôi xưa nay, tôi chỉ làm được có ngần ấy thôi!
*
"Có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót" (Lc 13, 30). Đó là bất ngờ đau đớn cho "những kẻ đứng đầu". Họ là những người được Chúa ban cho giàu có nhưng lại sống trong ích kỷ, chỉ biết thu vén cho mình những của cải đời này, mà không biết chia sẻ trao ban như luật yêu thương Chúa dạy. Chính tài sản đã làm họ vướng víu nên không thể qua "cửa hẹp" mà vào được Nước Trời.
"Những kẻ đứng đầu" có thể là những ai được Chúa ban cho địa vị, chức quyền, khôn ngoan, nhưng lại sống trong huênh hoang tự đắc. Thay vì dùng ơn lành Chúa ban để nâng đỡ anh em, phục vụ cộng đoàn, họ lại nuôi dưỡng tham vọng cá nhân. Chính cái tôi cồng kềnh đã làm họ vướng víu nên không thể qua "cửa hẹp" mà vào được Nước Trời.
"Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào" (Lc 13, 24). Nếu Chúa đã bảo hãy "chiến đấu" tức là phải nỗ lực cố gắng thật nhiều, phải vất vả gian nan thật lâu, thì mới vượt qua được "cửa hẹp". Nếu Chúa đã nhắc đến "cửa hẹp" thì phải hiểu là chỉ có những người bé nhỏ mới lách qua được, chỉ có những trẻ thơ mới vào được dễ dàng. Chúa phán: "Ai không tiếp nhận Nước Trời như một trẻ nhỏ thì không được vào" (Lc 18, 17).
"Cửa hẹp dẫn đến sự sống" (Mt 7, 14), cửa hẹp đưa vào bàn tiệc Nước Trời, nhưng không phải lúc nào cửa cũng mở: Sẽ đến giờ "chủ nhà đứng dậy và khoá cửa lại" (Lc 13, 25) thì không cách gì, không lý lẽ chi để cửa mở ra lại. Đó chính là lúc vô cùng bất hạnh cho những kẻ đến trễ: những kẻ mải mê tìm của cải danh vọng, thú vui phù du mà quên đi hạnh phúc vĩnh hằng; những kẻ cậy dựa vào đạo dòng, vào các việc lành đã làm, vào tài đức đã đắc thủ mà quên đi Đấng mà họ phải kiếm tìm, để sống thân mật, để dâng hiến và để yêu mến Người với tất cả trái tim.
Ước gì chúng ta đừng đến lầm cửa, đó là cửa rộng thênh thang; cửa tiền tài, sắc dục, hư danh; cửa dẫn vào cái chết muôn đời. Cũng đừng đến mà cửa đã đóng kín để không phải nghe Chúa nói: "Ta không biết các anh từ đâu đến" (Lc 13, 27) (TP)
* 4. Thử thách giúp nên người
Ở một số bộ lạc da đỏ, có tục lệ sau đây: khi một trẻ trai đến tuổi thành niên, người cha của nó sẽ dẫn nó vào rừng, giao cho nó một cây giáo, sau đó người cha rút lui để lại nó một mình trong rừng suốt đêm hôm ấy. Trong đêm đó, nó sẽ phải một mình ở trong rừng, đối diện với nhiều nỗi sợ hãi: sợ cô đơn, sợ bóng tối, sợ thú dữ... Nếu nó hèn nhát đòi theo cha về nhà thì nó vẫn bị coi là trẻ con. Nhưng nếu nó chịu đựng được tất cả và sáng hôm sau rời khỏi khu rừng trở về với gia đình thì nó được chính thức công nhận là người một trưởng thành.
Nếu nói theo bài Tin Mừng hôm nay thì cái đêm khó khăn trong rừng ấy là cái "cửa hẹp"; còn nếu nói theo bài đọc II thì đó là "thử thách". Có qua thử thách hay cửa hẹp đó thì chàng thiếu niên mới trở thành người.
Tại sao gian nan cực khổ giúp ta nên người?
* Vì nó thanh luyện tâm hồn
* Vì nó rèn luyện đức tính
* Và vì nó sinh nhiều hoa trái tốt
Chẳng những giúp ra nên người, gian nan cực khổ còn giúp ta nên người kitô hữu tốt:
* Sở dĩ Chúa cho phép gian nan cực khổ xảy đến với ta là vì Chúa biết nó có thể làm ích cho chúng ta. Nói ngược lại, nếu nó chỉ có hại thì Chúa đã không cho nó xảy đến với ta.
* Nó khiến ta tìm đến Chúa
* Nó giúp ta cảm nghiệm được quyền phép Chúa
* Nó giúp ta cảm nhận được tình thương của Chúa
* Và nó khiến ta biết thương xót những người gặp hoàn cảnh gian nan cực khổ như ta.
5. Chuyện minh họa
a/ Cửa hẹp
Một cặp vợ chồng trẻ nọ chia sẻ cho nhau nghe ước muốn có được một ngôi nhà khang trang. Một nhà tỉ phú tình cờ theo dõi câu chuyện. Với tất cả nghiêm chỉnh. ông đề nghị với họ: nếu cô vợ chịu ngủ với ông một đêm, ông sẽ tặng họ một triệu mỹ kim. Hai vợ chồng đồng ý. Nhưng khi người vợ lên đường đến với nhà tỉ phú thì người chồng cũng bắt đầu hối hận. Nhưng đã quá muộn. Sau một đêm để có một triệu mỹ kim, hai vợ chồng đã tan vỡ (. . . ) Con đường dễ dãi là con đường dẫn tới hư mất. Sự thành đạt thường không đến cách ngẫu nhiên, mà là kết quả của những cố gắng và kiên nhẫn lâu dài
b/ Tiếng Chúa
Thiên Chúa nói thì thầm trong cơn vui sướng của chúng ta; Ngài nói đủ nghe trong lương tâm của chúng ta; nhưng Ngài hô lớn trong những cơn đau của chúng ta (C. S. Lewis).
c/ Vào thiên đàng
Một Rabbi Do Thái kia có đứa con theo Kitô giáo. Khi ông chết, Chúa Cha cho ông vào thiên đàng. Nhưng ông nói:
- Lạy Chúa, con chẳng đáng vào thiên đàng đâu, vì đứa con của con đã bỏ đạo Giavê để theo đạo Kitô.
- Có sao đâu! Đức Chúa Cha an ủi, Ta thông cảm, Ta thông cảm. Ngày xưa Con của Ta cũng thế!
V. Lời nguyện cho mọi người
Chủ tế: Anh chị em thân mến, Thiên Chúa yêu thương và muốn cứu rỗi hết thảy mọi người. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa và dâng lời cầu xin:
1. Hội thánh luôn mời gọi con cái mình hiên ngang sống đức tin Chúa đã thương ban / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các tín hữu / biết thể hiện niềm tin của mình qua những việc làm cụ thể trong đời sống thường ngày.
2. Ở bất cứ thời đại nào cũng đều có người thành tâm thiện chí đi tìm kiếm Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa soi sáng / hướng dẫn / và nâng đỡ những ai đang trên con đường tìm gặp gỡ Người.
3. Hãy phấn đấu đi qua cửa hẹp mà vào / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các Kitô hữu hiểu rằng / chỉ khi đi vào con đường hẹp của Tin mừng / con đường đòi hỏi nhiều hy sinh gian khổ / họ mới có thể đi tới sự sống đời đời.
4. Chúa Giêsu nói: / Chỉ những ai thi hành thánh ý Chúa Cha / mới xứng đáng vào Nước Trời / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết hết lòng tuân giữ lề luật của Chúa, nhất là luật bác ái yêu thương.
Chủ tế: Lạy Chúa, chỉ nguyên danh xưng Kitô hữu chưa đủ bảo đảm cho chúng con vào Nước Trời, vì chúng con còn phải sống trọn vẹn niềm tin đã lãnh nhận nữa. Vậy xin Chúa củng cố đức tin còn yếu kém của chúng con. Chúng con cầu xin
VI. Trong Thánh Lễ
- Trước kinh Lạy Cha: Chút nữa khi đọc kinh Lạy Cha, chúng ta hãy đặc biệt cầu xin cho "Nước Cha trị đến" để ngày càng có thêm nhiều người nhận biết Chúa và đến với Chúa.
VII. Giải tán
Chúng ta sắp trở lại với cuộc sống hằng ngày với biết bao cực nhọc và đau khổ. Nhưng Lời Chúa hôm nay đã cho chúng ta biết đó chính là những thử thách mà vì yêu thương chúng ta nên Chúa mới gởi đến cho chúng ta. Đó chính là cái cửa hẹp mà chúng ta cần phải qua đó mới vào được Nước Trời. Vậy chúng ta hãy vui lòng đón nhận tất cả những cực nhọc và đau khổ ấy với lòng yếu mến.
Lm. Carolô Hồ Bạc Xái
Chủ Ðề: Chúa ban ơn cứu độ cho mọi người
"Hãy cố gắng qua cửa hẹp để vào Nước Trời"
(Lc 13, 24)
I. Dẫn vào Thánh lễ
Anh chị em thân mến
Dân Do Thái là dân riêng của Chúa. Còn chúng ta chỉ là dân ngoại. Vậy mà chúng ta đã được Chúa thương, cho chúng ta biết Ngài và quy tụ chúng ta lại trong Giáo Hội của Ngài.
Chúng ta hãy cám ơn tình thương của Chúa, và hãy cầu nguyện để ngày càng có thêm nhiều người được biết Chúa và đến với Ngài.
II. Gợi ý sám hối
* Rất ít khi chúng ta biết cám ơn Chúa vì ơn được biết Ngài.
* Cũng rất ít khi chúng ta quan tâm làm cho nhiều người khác cũng được biết Chúa như chúng ta.
* Chúng ta ngại đi qua "cửa hẹp", nghĩa là ngại khó khăn, ngại cố gắng.
III. Lời Chúa
1. Bài đọc I (Is 66, 18-21)
Đây là đoạn kết của sách Isaia, qua đó Thiên Chúa tỏ cho biết giai đoạn cuối của chương trình cứu độ của Ngài là tất cả mọi dân tộc (chứ không riêng gì dân do thái) sẽ tin vào Ngài, đến với Ngài và hưởng hạnh phúc muôn đời với Ngài.
2. Đáp ca (Tv 116)
Thánh vịnh này nhấn mạnh lại ý tưởng của bài đọc I: kêu mời mọi nước mọi dân hãy ca ngợi và chúc tụng Chúa.
3. Tin Mừng (Lc 13, 22-30)
Hai câu trong đoạn Tin Mừng này đáng chú ý nhất:
c. 23: Câu hỏi mà một người kia đặt ra cho Chúa Giêsu phản ánh quan tâm của người Do Thái đương thời về số lượng những kẻ được cứu.
Khi đặt vấn đề dựa theo số lượng, người ta sẽ có thái độ không thích hợp: nếu mọi người đều được cứu thì thái độ sẽ là ỷ lại; còn nếu có một số nhỏ được cứu thì thái độ sẽ là chán nản, cố gắng làm chi cho uổng công.
c. 24: Chúa Giêsu không trả lời thẳng câu hỏi. Người ta hỏi về số lượng. Ngài trả lời về cách thức làm sao cho mình được ở trong số lượng những kẻ được cứu ấy, đó là phải cố gắng, diễn tả bằng hình ảnh "đi qua cửa hẹp".
* "Đi qua": Động từ "qua" diễn ta sự thay đổi cách sống. Có rất nhiều người đứng trước cái của hẹp ấy, nhưng chỉ những ai biết "đi qua" (thay đổi cách sống) thì mới vào nhà được.
* "Cửa hẹp" diễn ta sự cố gắng. Muốn vào Nước Trời thì phải cố gắng nhiều (và khó khăn như lạc đà chui qua lỗ kim: xem Mt 19, 24, Mc 10, 25, Lc 18, 25).
Như thế, số lượng những kẻ vào Nước Trời (nhiều hay ít), và lý lịch của những người ấy (Do Thái hay dân ngoại) đều không quan trọng. Vấn đề quan trọng là phải cố gắng đi qua cửa hẹp mà vào.
4. Bài đọc II (Dt 12, 5-7. 11-13) (Chủ đề phụ)
Đoạn thư Do Thái này bàn đến những gian truân khốn khó.
Như chúng ta đã biết, các kitô hữu gốc Do Thái phải chịu nhiều khốn khó từ phía đế quốc rôma lẫn phía Do thái giáo.
Tác giả cho họ biết rằng những gian nan khốn khó đó là những việc Chúa cho phép xảy ra để thử thách và sửa dạy họ. Mà Chúa thương ai thì mới thử thách và sửa dạy người ấy. Vì thế, họ đừng ngả lòng, trái lại hãy vui mừng vì biết mình được Chúa thương, và kiên trì chịu đựng.
IV. Gợi ý giảng
* 1. "Phải chăng số người được cứu thoát thì ít?"
Hôm đó có người hỏi Chúa Giêsu: "Phải chăng số người được cứu thoát thì ít?" Người hỏi câu này là một người Do Thái. Khi hỏi thế, người Do Thái này mong nhận được câu trả lời là "đúng thế". Sở dĩ người này mong như vậy là vì dân Do Thái nghĩ rằng ơn cứu rỗi được dành riêng cho dân tộc họ mà thôi.
Một câu hỏi sai phát xuất từ một quan niệm sai. Cho nên Chúa Giêsu không trả lời. Những điều Ngài nói sau đó cho ta thấy Ngài muốn đặt lại câu hỏi cho đúng: "Ai sẽ được cứu rỗi?" và "Muốn được cứu rỗi thì phải làm gì?"
"Ai sẽ được cứu rỗi?" Thưa: tất cả mọi người: "Thiên hạ sẽ từ Đông Tây Nam Bắc sẽ đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa". Vì thế, đừng ai nghĩ rằng bởi vì mình thuộc thành phần ưu tiên nên chắc chắn sẽ được cứu rỗi, bởi vì rất có thể khi đó họ phải ngỡ ngàng nghe Chúa nói "Ta không biết các ngươi từ đâu tới. Hãy cút đi cho khỏi mắt Ta".
"Muốn được cứu rỗi thì phải làm gì?" Thưa "hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mười vào". "Qua cửa hẹp" nghĩa là phải sám hối, phải uốn nắn đời sống theo những giáo huấn của Tin Mừng, "ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình và vác thập giá hằng ngày mà theo Ta"
* 2. Ai sẽ được cứu rỗi?
Thời Chúa Giêsu nhiều người Do Thái tưởng rằng ơn cứu rỗi chỉ dành riêng cho dân tộc họ mà thôi. Vì thế khi họ hỏi Chúa Giêsu "Thưa Thầy, phải chăng chỉ có một số ít người sẽ được cứu rỗi?" thì họ thầm mong Chúa Giêsu sẽ trả lời "Phải" để xác nhận quan điểm của họ.
Nhưng Chúa Giêsu đâu có muốn xác nhận một quan điểm hẹp hòi như vậy, và Chúa Giêsu cũng không muốn trả lời thẳng câu hỏi của họ. Nếu Chúa đáp "Phải" chỉ có một ít người sẽ được cứu rỗi" thì sẽ sinh hậu quả là những người Do Thái thành ra kiêu căng tự mãn vì nắm chắc phần rỗi: vì tự mãn như thế họ không cần cố gắng gì thêm nữa. Và những người khác không phải là Do Thái thì sẽ nản lòng, tự nhủ "Ơn cứu rỗi không thuộc về mình, thôi thì cố gắng làm chi cũng vô ích". Ngược lại nếu Chúa Giêsu đáp "Ơn cứu rỗi được ban cho số đông" thì cũng làm cho mọi người ỷ lại, không cố gắng, bởi vì cố gắng làm chi vì mình chắc chắn sẽ được rồi mà.
Chính vì những lý do nêu trên mà Chúa Giêsu không trả lời thẳng câu hỏi dựa trên số lượng, Chúa nhắm đến phẩm chất: Ơn cứu rỗi không phải là đặc quyền của một số người nào, của một dân tộc nào, của một phe nhóm nào cả, mà thuộc về bất cứ ai biết sống theo Lời Chúa dạy. Vì thế mà sẽ có những cảnh trớ trêu:
* Những kẻ trước hết sẽ có thể nên sau hết; ngược lại những kẻ sau hết có thể thành trước hết. Dân tộc Do Thái dù được biết Chúa sớm hơn hết nhưng nếu không sống theo Lời Chúa thì có thể đi sau các dân khác tuy biết Chúa muộn hơn nhưng đã biết sống theo Lời Chúa.
* Chúa còn nói:"Nhiều người từ đông sang tây nam bắc sẽ được mời vào nước Chúa đang khi con cái trong nhà bị đuổi ra", nghĩa là có thể các dân tộc khác sẽ vào chiếm chỗ dân Do Thái vì các dân tộc ấy đã biết sống theo Lời Chúa.
Trên đây là ý nghĩa trực tiếp của đoạn Tin mừng, áp dụng cho dân Do Thái và các dân khác thời Chúa Giêsu. Còn ý nghĩa hiện thực áp dụng cho thời đại chúng ta ngày nay là: không phải hễ có rửa tội, có đạo, có dự lễ, rước lễ, xưng tội, đọc kinh, nghe giảng, v.v. thì đương nhiên sẽ được cứu rỗi đâu. Nhưng ơn cứu rỗi được ban cho bất cứ kẻ nào sống theo Lời Chúa, cho dù người đó có đạo hay là không có đạo. Thực vậy, có đạo mà không sống theo Lời Chúa thì không bằng người tuy không có đạo, không biết Chúa nhưng cuộc sống của họ lại theo đúng những điều Chúa dạy.
Giáo thuyết này đưa đến 2 quan niệm mới trong nền thần học ngày nay: (1) thứ nhất là quan niệm về những người Kitô hữu vô danh: đó là những người tuy không có đạo, nhưng vì cuộc sống của họ phù hợp với tinh thần Tin mừng nên vẫn được cái là Kitô hữu mặc dù họ không có danh hiệu Kitô hữu. (2) Còn quan niệm thứ hai là về những người "Kitô hữu ngoại đao", nghĩa là những người tuy có đạo nhưng lại không sống theo tinh thần Tin mừng nên bị coi là ngoại đạo mặc dù họ có danh hiệu Kitô hữu.
Nếu danh hiệu không làm nên thực chất của người Kitô hữu, thì là cái gì? Thưa là cuộc sống được thể hiện qua những phản ứng của mình trước mọi tình huống trong đời.
Một nữ tu già ngồi sau một chiếc xe đạp, rồi có một chiếc xe hơi trên đó có một số cán bộ chạy lướt qua. Chiếc he hơi lái hơi ẩu nên chạm chiếc xe đạp làm cho bà sơ già té ngửa xuống, dập đầu xuống đường. Những cán bộ trên xe hơi vội vả xuống đỡ bà dậy. Mặc dầu đau lắm nhưng bà cố gắng nói "Không sao đâu các con, xin Chúa chúc lành cho các con". Câu nói đột ngột đó làm cho các ông cán bộ kia vừa tức cười vừa nghĩ ngợi: tức cười vì các ông ấy đâu có tin Chúa mà cần tới phúc lành của Chúa, nhưng các ông phải nghĩ ngợi vì phản ứng đầy bác ái và đầy đức tin của bà sơ: chỉ có kẻ nào quá quen với tha thứ và lúc nào cũng luôn nhớ tới Chúa mới có thể thốt ra một câu như vậy". Và sau đó những ông cán bộ ấy hay tới lui chăm sóc và thăm viếng vị nữ tu ấy, lòng rất mến phục.
Đó là những phản ứng, phản ứng thì lẹ làng, bất ngờ nhưng rất trung thực. Trước một tình huống xảy ra, trong lòng mình thế nào thì mình sẽ phản ứng đúng như vậy. Người nào chỉ có đạo trên danh nghĩa nhưng không quen sống theo Lời Chúa thì không thể nào có được phản ứng mang tính chất Kitô giáo đích thực. Như thế, thước đo của lòng đạo chúng ta chính là những phản ứng của chúng ta.
Thí dụ như khi bị trộm mất đồ, không ít người có đạo đã đi coi thầy bói để đoán xem ai đã lấy đồ của mình. Đây rõ ràng là phản ứng của người không đạo.
Còn ông Gióp khi dồn dập nhà cửa bị cháy rụi, các vật bị cướp đi, con cháu bị chết hết, bản thân mang chứng phong cùi gớm ghiếc đã biết nói "Xưa Chúa đã ban, nay Chúa lấy lại, xin ngợi khen Chúa". Ông còn khuyên người khác "Mình biết lãnh nhận những ơn lành của Chúa thì sao không biết chịu đựng những thử thách của Chúa, . Đó mới là phản ứng của người có lòng đạo thực.
Thế nhưng không thiếu người cho rằng: sống giữa một xã hội đầy tráo trở mà phản ứng theo tinh thần Tin mừng thì là khờ dại quá. Xin hỏi lại: Thế thì đạo không có ăn nhập gì với cuộc đời sao? Con người chúng ta phải chia ra làm hai sao: một con người hiền lành lúc ở nhà thờ đọc kinh dự lễ và một con người tráo trở gian manh khi cư xử với người đời sao! Không được, con người chúng ta phải là một ở nhà thờ cũng vậy mà ở giữa chợ đời cũng vậy. Đạo chúng ta là đạo nhập thể vào đời chứ không phải chỉ là đạo ở nhà thờ.
Qua bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu muốn nói rằng không phải hể mang danh nghĩa là người Do thái ngày xưa, hay người Công giáo ngày nay là đương nhiên được ơn cứu rỗi; không phải hể có rửa tội, hễ có thường xuyên đọc kinh rước lễ là đương nhiên được ơn cứu rỗi. Nhưng ơn cứu rỗi là dành cho bất cứ ai biết sống theo Lời Chúa và có những phản ứng hợp với tinh thần Tin mừng trong mọi tình huống cuộc đời.
Xin Chúa giúp chúng ta không chỉ là những người Kitô hữu trên danh nghĩa nhưng thấm nhuần tinh thần Kitô hữu trong cả cuộc sống, trong mọi cách suy nghĩ, lời nói, việc làm của mình.
* 3. Cửa nào Chúa đã đi qua?
Một buổi sáng náo nhiệt, người đàn bà sang trọng đi chiếc xe hơi bóng láng, lóng lánh như kim cương tới cửa thiên đàng. Nghe tiếng còi điện lừng vang, thánh Phêrô vội vã mở cửa dẫn vào. Khi vị thánh giữ cửa thiên đàng chỉ cho bác tài xế của bà một toà nhà đồ sộ, thì bà sung sướng nghĩ thầm: "Bác tài mà còn được ở một toà nhà nguy nga tốt đẹp như thế! Còn tôi chắc phải được một dinh thự sang trọng lộng lẫy đến chừng nào!" Và bà ta xoa tay vui sướng.
Ngờ đâu khi bác tài đi rồi, thánh Phêrô lại chỉ vào một túp lều lụp xụp ở góc vườn và nói:
- Đó là nhà của bà.
Người nhà giàu hốt hoảng, choáng váng đầu óc:
- Nhà của tôi đó thật sao? Không, tôi không thể nào sống trong một căn lều tồi tàn xấu xí như thế được?
Thánh Phêrô vân vê chòm râu bạc, trả lời giữa hai cái nháy mắt:
- Thưa bà, với vật liệu bà đã gởi lên cho tôi xưa nay, tôi chỉ làm được có ngần ấy thôi!
*
"Có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót" (Lc 13, 30). Đó là bất ngờ đau đớn cho "những kẻ đứng đầu". Họ là những người được Chúa ban cho giàu có nhưng lại sống trong ích kỷ, chỉ biết thu vén cho mình những của cải đời này, mà không biết chia sẻ trao ban như luật yêu thương Chúa dạy. Chính tài sản đã làm họ vướng víu nên không thể qua "cửa hẹp" mà vào được Nước Trời.
"Những kẻ đứng đầu" có thể là những ai được Chúa ban cho địa vị, chức quyền, khôn ngoan, nhưng lại sống trong huênh hoang tự đắc. Thay vì dùng ơn lành Chúa ban để nâng đỡ anh em, phục vụ cộng đoàn, họ lại nuôi dưỡng tham vọng cá nhân. Chính cái tôi cồng kềnh đã làm họ vướng víu nên không thể qua "cửa hẹp" mà vào được Nước Trời.
"Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào" (Lc 13, 24). Nếu Chúa đã bảo hãy "chiến đấu" tức là phải nỗ lực cố gắng thật nhiều, phải vất vả gian nan thật lâu, thì mới vượt qua được "cửa hẹp". Nếu Chúa đã nhắc đến "cửa hẹp" thì phải hiểu là chỉ có những người bé nhỏ mới lách qua được, chỉ có những trẻ thơ mới vào được dễ dàng. Chúa phán: "Ai không tiếp nhận Nước Trời như một trẻ nhỏ thì không được vào" (Lc 18, 17).
"Cửa hẹp dẫn đến sự sống" (Mt 7, 14), cửa hẹp đưa vào bàn tiệc Nước Trời, nhưng không phải lúc nào cửa cũng mở: Sẽ đến giờ "chủ nhà đứng dậy và khoá cửa lại" (Lc 13, 25) thì không cách gì, không lý lẽ chi để cửa mở ra lại. Đó chính là lúc vô cùng bất hạnh cho những kẻ đến trễ: những kẻ mải mê tìm của cải danh vọng, thú vui phù du mà quên đi hạnh phúc vĩnh hằng; những kẻ cậy dựa vào đạo dòng, vào các việc lành đã làm, vào tài đức đã đắc thủ mà quên đi Đấng mà họ phải kiếm tìm, để sống thân mật, để dâng hiến và để yêu mến Người với tất cả trái tim.
Ước gì chúng ta đừng đến lầm cửa, đó là cửa rộng thênh thang; cửa tiền tài, sắc dục, hư danh; cửa dẫn vào cái chết muôn đời. Cũng đừng đến mà cửa đã đóng kín để không phải nghe Chúa nói: "Ta không biết các anh từ đâu đến" (Lc 13, 27) (TP)
* 4. Thử thách giúp nên người
Ở một số bộ lạc da đỏ, có tục lệ sau đây: khi một trẻ trai đến tuổi thành niên, người cha của nó sẽ dẫn nó vào rừng, giao cho nó một cây giáo, sau đó người cha rút lui để lại nó một mình trong rừng suốt đêm hôm ấy. Trong đêm đó, nó sẽ phải một mình ở trong rừng, đối diện với nhiều nỗi sợ hãi: sợ cô đơn, sợ bóng tối, sợ thú dữ... Nếu nó hèn nhát đòi theo cha về nhà thì nó vẫn bị coi là trẻ con. Nhưng nếu nó chịu đựng được tất cả và sáng hôm sau rời khỏi khu rừng trở về với gia đình thì nó được chính thức công nhận là người một trưởng thành.
Nếu nói theo bài Tin Mừng hôm nay thì cái đêm khó khăn trong rừng ấy là cái "cửa hẹp"; còn nếu nói theo bài đọc II thì đó là "thử thách". Có qua thử thách hay cửa hẹp đó thì chàng thiếu niên mới trở thành người.
Tại sao gian nan cực khổ giúp ta nên người?
* Vì nó thanh luyện tâm hồn
* Vì nó rèn luyện đức tính
* Và vì nó sinh nhiều hoa trái tốt
Chẳng những giúp ra nên người, gian nan cực khổ còn giúp ta nên người kitô hữu tốt:
* Sở dĩ Chúa cho phép gian nan cực khổ xảy đến với ta là vì Chúa biết nó có thể làm ích cho chúng ta. Nói ngược lại, nếu nó chỉ có hại thì Chúa đã không cho nó xảy đến với ta.
* Nó khiến ta tìm đến Chúa
* Nó giúp ta cảm nghiệm được quyền phép Chúa
* Nó giúp ta cảm nhận được tình thương của Chúa
* Và nó khiến ta biết thương xót những người gặp hoàn cảnh gian nan cực khổ như ta.
5. Chuyện minh họa
a/ Cửa hẹp
Một cặp vợ chồng trẻ nọ chia sẻ cho nhau nghe ước muốn có được một ngôi nhà khang trang. Một nhà tỉ phú tình cờ theo dõi câu chuyện. Với tất cả nghiêm chỉnh. ông đề nghị với họ: nếu cô vợ chịu ngủ với ông một đêm, ông sẽ tặng họ một triệu mỹ kim. Hai vợ chồng đồng ý. Nhưng khi người vợ lên đường đến với nhà tỉ phú thì người chồng cũng bắt đầu hối hận. Nhưng đã quá muộn. Sau một đêm để có một triệu mỹ kim, hai vợ chồng đã tan vỡ (. . . ) Con đường dễ dãi là con đường dẫn tới hư mất. Sự thành đạt thường không đến cách ngẫu nhiên, mà là kết quả của những cố gắng và kiên nhẫn lâu dài
b/ Tiếng Chúa
Thiên Chúa nói thì thầm trong cơn vui sướng của chúng ta; Ngài nói đủ nghe trong lương tâm của chúng ta; nhưng Ngài hô lớn trong những cơn đau của chúng ta (C. S. Lewis).
c/ Vào thiên đàng
Một Rabbi Do Thái kia có đứa con theo Kitô giáo. Khi ông chết, Chúa Cha cho ông vào thiên đàng. Nhưng ông nói:
- Lạy Chúa, con chẳng đáng vào thiên đàng đâu, vì đứa con của con đã bỏ đạo Giavê để theo đạo Kitô.
- Có sao đâu! Đức Chúa Cha an ủi, Ta thông cảm, Ta thông cảm. Ngày xưa Con của Ta cũng thế!
V. Lời nguyện cho mọi người
Chủ tế: Anh chị em thân mến, Thiên Chúa yêu thương và muốn cứu rỗi hết thảy mọi người. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa và dâng lời cầu xin:
1. Hội thánh luôn mời gọi con cái mình hiên ngang sống đức tin Chúa đã thương ban / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các tín hữu / biết thể hiện niềm tin của mình qua những việc làm cụ thể trong đời sống thường ngày.
2. Ở bất cứ thời đại nào cũng đều có người thành tâm thiện chí đi tìm kiếm Chúa / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa soi sáng / hướng dẫn / và nâng đỡ những ai đang trên con đường tìm gặp gỡ Người.
3. Hãy phấn đấu đi qua cửa hẹp mà vào / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các Kitô hữu hiểu rằng / chỉ khi đi vào con đường hẹp của Tin mừng / con đường đòi hỏi nhiều hy sinh gian khổ / họ mới có thể đi tới sự sống đời đời.
4. Chúa Giêsu nói: / Chỉ những ai thi hành thánh ý Chúa Cha / mới xứng đáng vào Nước Trời / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / biết hết lòng tuân giữ lề luật của Chúa, nhất là luật bác ái yêu thương.
Chủ tế: Lạy Chúa, chỉ nguyên danh xưng Kitô hữu chưa đủ bảo đảm cho chúng con vào Nước Trời, vì chúng con còn phải sống trọn vẹn niềm tin đã lãnh nhận nữa. Vậy xin Chúa củng cố đức tin còn yếu kém của chúng con. Chúng con cầu xin
VI. Trong Thánh Lễ
- Trước kinh Lạy Cha: Chút nữa khi đọc kinh Lạy Cha, chúng ta hãy đặc biệt cầu xin cho "Nước Cha trị đến" để ngày càng có thêm nhiều người nhận biết Chúa và đến với Chúa.
VII. Giải tán
Chúng ta sắp trở lại với cuộc sống hằng ngày với biết bao cực nhọc và đau khổ. Nhưng Lời Chúa hôm nay đã cho chúng ta biết đó chính là những thử thách mà vì yêu thương chúng ta nên Chúa mới gởi đến cho chúng ta. Đó chính là cái cửa hẹp mà chúng ta cần phải qua đó mới vào được Nước Trời. Vậy chúng ta hãy vui lòng đón nhận tất cả những cực nhọc và đau khổ ấy với lòng yếu mến.
Lm. Carolô Hồ Bạc Xái