trai78
08-19-2010, 01:22 AM
Ngày 16/8 Tân Hoa Xã đăng tải phóng sự điều tra của một nhóm phóng viên tờ Dương Thành buổi chiều và đài truyền hình trung ương Trung Quốc về hoạt động của các cơ sở gia công, xay xát ở thành phố Đông Uyển tỉnh Quảng Đông, ''hô biến” gạo mốc, gạo hỏng, kém chất lượng thành gạo Thái Lan xuất khẩu và nhiều thương hiệu nổi tiếng khác.
Thời gian gần đây giá cả các mặt hàng lương thực ở thị trường Trung Quốc tăng cao, thậm chí có thời điểm thiết lập kỷ lục về giá. Do hám lợi bất chính, một số tiểu thương đã bất chấp sức khỏe người tiêu dùng, đem gạo hỏng, gạo mốc kém chất lượng gia công, “chế tác” thành các dòng gạo xuất khẩu có thương hiệu.
http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201008/original/images2018362_1_16.jpg
Gạo mốc, hỏng biến thành gạo xuất khẩu
Thành phố Đông Uyển là một trung tâm sản xuất, bán buôn, gia công, xay xát lúa gạo lớn nhất của tỉnh Quảng Đông. Ngay từ tháng 7/2010, phóng viên tờ Dương Thành buổi chiều đã được cung cấp nguồn tin về hoạt động “ma” của các xưởng xay xát gia công, biến gạo hỏng thành gạo xuất khẩu kiếm lời bất chính.
Sau hơn một tuần tìm cách liên hệ trong vai người thuê “đánh bóng” gạo, tối 9/8 nhóm phóng viên đã tiếp cận được hiện trường và trực tiếp chứng kiến quy trình biến gạo mốc, gạo hỏng thành gạo xuất khẩu.
Giám đốc một nhà máy gia công, xay xát gạo ở Trung tâm giao dịch các sản phẩm phụ nông nghiệp Chương Mộc Đầu cho phóng viên biết, chi phí gia công mỗi tấn gạo mốc vào khoảng 80 nhân dân tệ. Trong xưởng của anh ta hiện có hơn 100 tấn gạo mốc khách hàng thuê đánh trắng, các công nhân ở đây phải làm hết công suất để sáng sớm giao hàng.
Gạo mốc, gạo kém chất lượng, mối mọt khách hàng đưa đến xếp chất đống trong kho được các công nhân vác ra đổ vào một chiếc máy đánh trắng gạo. Dưới ánh sáng đèn điện, những công nhân ở đây phải xoay trần làm việc vì nóng, người đổ gạo vào máy đánh bóng, người đóng gói gạo “thành phẩm” với đủ loại bao bì, thương hiệu từ “gạo chất lượng cao Quảng Tây”, “gạo chất lượng cao Giang Tây” cho đến gạo “Thái Lan xuất khẩu”…
Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường quả thật khó có thể phân biệt chất lượng những hạt gạo này khi đặt cạnh gạo xuất khẩu thứ thiệt. Một công nhân cười nói: “Anh thử ngửi xem, nó có mùi mốc''. Phóng viên thử bốc nắm gạo đưa lên ngang mũi, quả nhiên những hạt gạo trắng ngà này bốc ra một mùi ẩm mốc khó chịu.
Khi vào kho gạo Quảng Tây, phóng viên tờ Dương Thành buổi chiều tận mắt chứng kiến những công nhân đang bốc xếp các bao tải gạo từ trên xe vào kho. Mở một bao gạo ra xem thử, toàn bộ số gạo trong bao đã mốc vàng, không thể sử dụng được nữa.
“Gạo mốc meo thế này thì bán làm sao được?” – bất giác phóng viên hỏi, “Gia công xong là bán được tất!” một công nhân lên tiếng trả lời.
http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201008/original/images2018361_2_11.jpg
Gạo mốc được xử lý và đóng bao như hàng chính hiệu.
Khoảng 9 giờ tối ngày 10/8, nhóm phóng viên điều tra tiếp tục xâm nhập một xưởng xay xát, gia công lúa gạo khác ở Đông Uyển. Ông chủ xưởng cho biết, hiện tại gạo gia công khắp Trung Quốc chỗ nào chẳng có. Những tiểu thương nhập gạo về, để lâu không bán được gạo bị mốc, họ lại đem đánh bóng lại, đóng mới bao bì và trở thành hàng mới nhập.
Về màu sắc bên ngoài, độ bóng hạt gạo thì những hạt gạo mốc gia công không thua kém gì gạo thương phẩm. Tuy nhiên để lừa người tiêu dùng kỹ tính, nhiều tiểu thương đã trộn gạo mới với gạo mốc gia công theo tỉ lệ 1/1 nên người tiêu dùng rất khó phân biệt chất lượng tốt/xấu của sản phẩm.
Hầu hết các xưởng gia công, đánh bóng gạo đều có sẵn các loại bao bì, mẫu mã của các thương hiệu nổi tiếng, đóng gói tùy yêu cầu của khách hàng.
Hoàng Minh (tên nhân vật đã được thay đổi), một tiểu thương kinh doanh gạo lâu năm ở Đông Uyển cho biết, lợi nhuận buôn gạo gia công, đánh bóng từ gạo mốc có thể lên tới 0,2 nhân dân tệ/kg, lãi hơn nhiều so với buôn gạo mới. Theo tiểu thương này, ở Đông Uyển hiện nay ít nhất 60% gạo đóng gói bán trên thị trường là gạo mốc gia công.
Tuy nhiên, kẻ kiếm lời nhiều nhất lại chính là các ông chủ xưởng gia công, đánh bóng gạo. Một xưởng gia công có quy mô trung bình một ngày đánh bóng được khoảng 50 tấn gạo có thể thu về lợi nhuận 10 ngàn nhân dân tệ (tương đương khoảng gần 29 triệu đồng).
Vì lợi nhuận khổng lồ đó, những tiểu thương và chủ xưởng gia công, xay xát gạo đã cấu kết với nhau ''hô biến'' gạo mốc, gạo kém chất lượng, thậm chí có loại làm thức ăn chăn nuôi cũng không được thành gạo thương phẩm bán ra thị trường.
Dư luận đang trông chờ các cơ quan chức năng sớm vào cuộc, điều tra làm rõ.
Theo Beenet.vn
Trích từ: Diễn đàn đồ họa (http://saigonsuntravel.com/forum)
Thời gian gần đây giá cả các mặt hàng lương thực ở thị trường Trung Quốc tăng cao, thậm chí có thời điểm thiết lập kỷ lục về giá. Do hám lợi bất chính, một số tiểu thương đã bất chấp sức khỏe người tiêu dùng, đem gạo hỏng, gạo mốc kém chất lượng gia công, “chế tác” thành các dòng gạo xuất khẩu có thương hiệu.
http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201008/original/images2018362_1_16.jpg
Gạo mốc, hỏng biến thành gạo xuất khẩu
Thành phố Đông Uyển là một trung tâm sản xuất, bán buôn, gia công, xay xát lúa gạo lớn nhất của tỉnh Quảng Đông. Ngay từ tháng 7/2010, phóng viên tờ Dương Thành buổi chiều đã được cung cấp nguồn tin về hoạt động “ma” của các xưởng xay xát gia công, biến gạo hỏng thành gạo xuất khẩu kiếm lời bất chính.
Sau hơn một tuần tìm cách liên hệ trong vai người thuê “đánh bóng” gạo, tối 9/8 nhóm phóng viên đã tiếp cận được hiện trường và trực tiếp chứng kiến quy trình biến gạo mốc, gạo hỏng thành gạo xuất khẩu.
Giám đốc một nhà máy gia công, xay xát gạo ở Trung tâm giao dịch các sản phẩm phụ nông nghiệp Chương Mộc Đầu cho phóng viên biết, chi phí gia công mỗi tấn gạo mốc vào khoảng 80 nhân dân tệ. Trong xưởng của anh ta hiện có hơn 100 tấn gạo mốc khách hàng thuê đánh trắng, các công nhân ở đây phải làm hết công suất để sáng sớm giao hàng.
Gạo mốc, gạo kém chất lượng, mối mọt khách hàng đưa đến xếp chất đống trong kho được các công nhân vác ra đổ vào một chiếc máy đánh trắng gạo. Dưới ánh sáng đèn điện, những công nhân ở đây phải xoay trần làm việc vì nóng, người đổ gạo vào máy đánh bóng, người đóng gói gạo “thành phẩm” với đủ loại bao bì, thương hiệu từ “gạo chất lượng cao Quảng Tây”, “gạo chất lượng cao Giang Tây” cho đến gạo “Thái Lan xuất khẩu”…
Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường quả thật khó có thể phân biệt chất lượng những hạt gạo này khi đặt cạnh gạo xuất khẩu thứ thiệt. Một công nhân cười nói: “Anh thử ngửi xem, nó có mùi mốc''. Phóng viên thử bốc nắm gạo đưa lên ngang mũi, quả nhiên những hạt gạo trắng ngà này bốc ra một mùi ẩm mốc khó chịu.
Khi vào kho gạo Quảng Tây, phóng viên tờ Dương Thành buổi chiều tận mắt chứng kiến những công nhân đang bốc xếp các bao tải gạo từ trên xe vào kho. Mở một bao gạo ra xem thử, toàn bộ số gạo trong bao đã mốc vàng, không thể sử dụng được nữa.
“Gạo mốc meo thế này thì bán làm sao được?” – bất giác phóng viên hỏi, “Gia công xong là bán được tất!” một công nhân lên tiếng trả lời.
http://images.vietnamnet.vn/dataimages/201008/original/images2018361_2_11.jpg
Gạo mốc được xử lý và đóng bao như hàng chính hiệu.
Khoảng 9 giờ tối ngày 10/8, nhóm phóng viên điều tra tiếp tục xâm nhập một xưởng xay xát, gia công lúa gạo khác ở Đông Uyển. Ông chủ xưởng cho biết, hiện tại gạo gia công khắp Trung Quốc chỗ nào chẳng có. Những tiểu thương nhập gạo về, để lâu không bán được gạo bị mốc, họ lại đem đánh bóng lại, đóng mới bao bì và trở thành hàng mới nhập.
Về màu sắc bên ngoài, độ bóng hạt gạo thì những hạt gạo mốc gia công không thua kém gì gạo thương phẩm. Tuy nhiên để lừa người tiêu dùng kỹ tính, nhiều tiểu thương đã trộn gạo mới với gạo mốc gia công theo tỉ lệ 1/1 nên người tiêu dùng rất khó phân biệt chất lượng tốt/xấu của sản phẩm.
Hầu hết các xưởng gia công, đánh bóng gạo đều có sẵn các loại bao bì, mẫu mã của các thương hiệu nổi tiếng, đóng gói tùy yêu cầu của khách hàng.
Hoàng Minh (tên nhân vật đã được thay đổi), một tiểu thương kinh doanh gạo lâu năm ở Đông Uyển cho biết, lợi nhuận buôn gạo gia công, đánh bóng từ gạo mốc có thể lên tới 0,2 nhân dân tệ/kg, lãi hơn nhiều so với buôn gạo mới. Theo tiểu thương này, ở Đông Uyển hiện nay ít nhất 60% gạo đóng gói bán trên thị trường là gạo mốc gia công.
Tuy nhiên, kẻ kiếm lời nhiều nhất lại chính là các ông chủ xưởng gia công, đánh bóng gạo. Một xưởng gia công có quy mô trung bình một ngày đánh bóng được khoảng 50 tấn gạo có thể thu về lợi nhuận 10 ngàn nhân dân tệ (tương đương khoảng gần 29 triệu đồng).
Vì lợi nhuận khổng lồ đó, những tiểu thương và chủ xưởng gia công, xay xát gạo đã cấu kết với nhau ''hô biến'' gạo mốc, gạo kém chất lượng, thậm chí có loại làm thức ăn chăn nuôi cũng không được thành gạo thương phẩm bán ra thị trường.
Dư luận đang trông chờ các cơ quan chức năng sớm vào cuộc, điều tra làm rõ.
Theo Beenet.vn
Trích từ: Diễn đàn đồ họa (http://saigonsuntravel.com/forum)