Dan Lee
08-19-2010, 10:46 PM
MƯỜI ĐIỀU RĂN THIÊN CHÚA (1)
BBT: Sau đây chúng tôi xin giới thiệu các bạn đọc tác phẩm mới của Lm Nguyễn Hữu Thy với tựa đề "Hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa". So sánh với trên mười tác phẩm khác của tác giả, thì tác phẩm "Hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa" chỉ là một tác phẩm ngắn với hơn 100 trang, cộng thêm các hình ảnh sống động kèm theo. Nhưng tác phẩm này lại mang một nội dung hết sức quan trọng và thiết thực: Trình bày và giải thích một cách cụ thể và sống động Mười Điều Răn Thiên Chúa, mười qui luật luân lý tối cần cho cuộc sống nhân loại, nhất là nhân loại hôm nay, một nhân loại đang liều mình bước đi trên con đường tiêu diệt, vì đang tâm xa lìa và chối bỏ Thiên Chúa cũng như các giới răn của Người, để sống một cuộc sống hoàn toàn buông thả, sa đọa và vô luân.
Nội dung
Lời nói đầu 9
Tóm lược bối cảnh
lịch sử Mười Điều Răn Thiên Chúa 17
Mười Điều Răn Thiên Chúa 37
Tóm lược Mưởi Điều Răn Thiên Chúa 40
Điều Răn Thứ Nhất 41
Điều Răn Thứ Hai 47
Điều Răn Thứ Ba 49
Điều Răn Thứ Bốn 53
Điều Răn Thứ Năm 60
Điều Răn Thứ Sáu 66
Điều Răn Thứ Bảy 75
Điều Răn Thứ Tám 79
Điều Răn Thứ Chín 85
Điều Răn Thứ Mười 88
Lời Kết 98
Lời nói đầu
Trong trang đầu Sách Bổn, tức Sách Giáo Lý cũ, của các giáo phận Công Giáo Việt Nam viết: „Đạo Đức Chúa Trời là Đạo tự nhiên, nhưng bởi loài người hay quên nên Đức Chúa Trời đã cho khắc trên hai bia đá mà truyền cho Tổ phụ Mô-sê xưa“. Đây là một câu giáo lý đơn sơ, ngắn ngọn nhưng đầy đủ. Đúng vậy, „Đạo Đức Chúa Trời“, hay nội dung Mười Điều Răn Thiên Chúa – tức MẾN CHÚA và YÊU NGƯỜI – là những giới luật hoàn toàn tự nhiên mà mỗi người có trí năng và lý trí lành mạnh bình thường đều có thể khám phá ra được và dùng làm kim chỉ nam hướng dẫn đời mình trong suốt cuộc hành trình tiến về hạnh phúc chân chính, vì chính Thiên Chúa đã ghi tạc những Giới Luật ấy vào trong lương tri của mỗi người khi Người dựng nên họ. Nhưng bởi bản tính tự nhiên loài người vốn bị ảnh hưởng tội nguyên tổ đã trở nên ươn hèn, chóng quên lãng và bất hướng thiện, nên Thiên Chúa lại một lần nữa cho khắc Mười Điều Răn của Người một cách rõ ràng và thực tiễn trên hai bia đá (x. Xh 24,12; Đnl 5,22b) như một nhắc nhở cụ thể trước mắt, để con người luôn có thể trung thành tuân giữ và qua đó họ được cứu rỗi và được hạnh phúc vĩnh cửu.
Nhưng con người luôn vẫn là con người và bản tính tự nhiên của họ muôn thủa vẫn thế, vẫn không thay đổi: vẫn bất hướng thiện, vẫn ưa thích điều thoải mái, dễ chịu, không đòi hỏi sự cố gắng, nếu không muốn nói là rất dễ dàng hướng chiều về trạng thái sa sút và phóng túng. Thật vậy, nhìn vào xã hội con người ngày nay một hiện tượng đã trở nên quá hiển nhiên trong cuộc sống đời thường cụ thể hằng ngày, đó là với não trạng và tâm lý nặng tư tưởng phóng khoáng, thoát ly và không muốn bị gò bó của mình, con người – dù ở Âu-Mỹ hay ở Á-Phi, dù ở thành thị hay ở thôn quê – đều không còn thích nghe nói đến luật lệ, giáo điều, mệnh lệnh hay sự cấm đoán thế này thế kia, v.v… nữa, từ trong gia đình, đến học đường và ra ngoài xã hội. Thật vậy, đối với tâm lý người thời nay, những danh từ như „kỷ luật“, „giới răn“, „mệnh lệnh“ đã trở nên quá cũ kỹ, quá lỗi thời, đều không còn được yêu thích, được lắng nghe hay được sử dụng nữa.
Nhưng rồi khi phải đối mặt với cuộc sống cụ thể đầy thách đố hằng ngày, khi phải đối mặt với những giới hạn, những va chạm và những bất ổn khó tránh được trong các tương quan xã hội đầy phức tạp, con người mới bừng tỉnh và nhận thức được sự thật cố hữu: Ở trên cõi đời này không hề có sự tự do tuyệt đối. Mỗi người không thể tự ý muốn làm gì cũng được và muốn sống hay muốn cư xử ra sao cũng xong. Mọi sự đều có giới hạn và phạm vi của chúng. Mỗi người đều có tự do của mình và sự tự do ấy không ai có quyền xúc phạm hay xâm chiếm được. Nhưng chính điều đó cũng nói lên rằng mỗi người dù muốn hay không cũng đòi buộc phải biết tôn trọng sự tự do của kẻ khác và vì thế phải biết tự giới hạn sự tự do cá nhân của mình lại.
Để hiểu rõ được điều đó hơn, chúng ta có thể lấy một ví dụ cụ thể trong cuộc sống hằng ngày: Một người tài xế khi lái xe trên các công lộ, anh hoàn toàn có quyền tự do lái xe đi đâu và lái đi trong bao lâu đều tùy ý anh, nếu anh có đủ điều kiện để thực hiện được ý muốn. Nhưng khi lái xe đi trên các công lộ như thế, đòi buộc anh phải hiểu rõ và phải tôn trọng luật giao thông mà xã hội đã quy định, chẳng hạn: anh phải xử trí đúng đắn và nghiêm chỉnh khi có đèn xanh đèn đỏ, khi phải quẹo phải hay quẹo trái, phải lái với tốc độ cho phép và anh phải theo đúng các bảng chỉ dẫn bên vệ đường, v.v… Nếu không, anh sẽ không thể đi tới đích mong muốn được, nhất là anh sẽ gây ra các tai nạn nguy hiểm cho tính mạng của mình và của những người khác. Vì không chỉ một mình xe anh chạy trên đường mà thôi, nhưng còn có hàng trăm hàng ngàn các loại xe của những người khác cùng lăn bánh với xe anh, kẻ trước người sau. Họ cũng hoàn toàn có quyền tự do lái xe trên các công lộ như anh.
Bởi vậy, để tất cả mọi người có được một cuộc sống an vui, hài hòa và công bằng trong một xã hội có trật tự và an bình, thì cần phải có các nguyên tắc hướng dẫn rõ ràng, cần phải có luật pháp, phải có kỷ cương phân minh. Hơn nữa, ở đời „bá nhân bá tánh“, trăm người trăm tính, trăm người trăm ý kiến và trăm thái độ cư xử khác nhau: kẻ thích thế này, người muốn thế khác, không ai giống ai. Tiếp đến, trong xã hội có người tốt, nhưng cũng có kẻ xấu, có người hợp lý, nhưng cũng có kẻ ngang tàng xằng bậy. Nhưng giả thử trong xã hội mọi người đều tốt, đều hợp lý – dù đây chỉ là một điều giả tưởng, chứ không bao giờ có trên thực tế – thì cũng cần phải có tôn ti trật tự, cũng cần phải có luật pháp rõ ràng phân minh. Bởi vì, đã là người thì ai cũng có lúc yếu đuối, có lúc sai lầm sơ suất thế này thế kia, và chính những lúc như thế nhất thiết cần phải có luật lệ như một phương tiện cần thiết để hướng dẫn, để nhắc nhở và để giúp cho mọi người nhận ra được sai lầm của mình và quay trở lại chính lộ của cuộc sống, hầu tránh cho đương sự cũng như cho xã hội những xáo trộn và những bất an nguy hiểm.
Đúng vậy, đó là điều kiện và là lề luật tất yếu của cuộc sống trần thế của con người, nghĩa là con người cần phải biết tự chủ, biết tự kiềm chế và biết tự giới hạn sự tự do cũng như các ước muốn tự nhiên của mình lại trong những khuôn khổ hợp lý của lương tri và của xã hội, nếu con người muốn đạt tới được sự hạnh phúc chân chính. Bởi vậy, Chúa Cứu Thế đã khuyên ta: „Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật chội thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy“ (Mt 7,13-14).
Nhưng nếu con người và xã hội nhân loại cần phải có luật pháp và điều lệ để bảo đảm an ninh, trật tự và kỷ cương cho cuộc sống của từng cá nhân, của từng gia đình, của từng đoàn thể và của cả xã hội như thế, thì Mười Điều Răn Thiên Chúa là mô phạm lý tưởng, là nền tảng vững chắc nhất cho tất cả mọi luật lệ nhân loại. Vì nội dung Mười Điều Răn Thiên Chúa chứa đựng trọn vẹn tất cả mọi nguyên tắc hợp lý và cần thiết nhất cho tất cả mọi luật lệ khác. Không thể có bất cứ điều lệ hay luật pháp nhân loại nào có nội dung hợp lý hơn và hoàn hảo hơn Mười Điều Răn Thiên Chúa. Nói cách khác, mọi luật lệ và hiến pháp chân chính của con người nhất thiết phải được phát xuất, phải được đặt nền tảng trên tinh thần Mười Điều Răn Thiên Chúa, nếu các nhà lập pháp không muốn bộ luật do họ làm ra phạm phải những sai lầm cơ bản và đi ngược lại các quyền trọng yếu của con người và qua đó khiến cả xã hội phải rơi vào những cuộc phiêu lưu liều lĩnh mà cuối đường là hố tiêu diệt. Bởi vậy, tại nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ như ở Texas, ở Stigler (Oklahoma) hay ở St. Thomas Aquinas (New Port Richey), người ta đã cho xây dựng trong khuôn viên các Tòa án hay trường đại học những bia đá khổng lồ ghi Mười Điều Răn Thiên Chúa như là mẫu mực chân chính, như là tấm gương soi vô giá, để khi nhìn vào đó, người ta có thể phân biệt được chính hay tà, phải hay trái, thiện hay ác.
Còn xét về phương diện tinh thần và siêu nhiên, Mười Điều Răn Thiên Chúa là những phương tiện thánh thiêng, cần thiết và bất khả khuyết, giúp cho con người thẳng bước trên con đường hoàn thiện, trên con đường tiến về cứu cánh đời mình là hạnh phúc viên mãn trên Quê Trời.
Dĩ nhiên, thuộc về Giới Luật Thiên Chúa không chỉ có Mười Điều Răn mà thôi, nhưng còn có Tám Mối Phúc Thật (Mt 5,1-12) cũng như những Lời Khuyên Phúc Âm quan trọng khác nữa. Và các Điều Răn hay các Giới Luật của Thiên Chúa hoàn toàn khác hẳn với các luật lệ và hiến pháp thuần túy nhân loại nói chung và các luật pháp của những chế độ chính trị độc tài và chuyên trị của con người nói riêng, tức những luật pháp lệch lạc và bất công, những luật pháp không nhằm phục vụ lợi ích dân tộc và lợi ích xã hội, nhưng chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của một nhóm nhỏ cá nhân hay của một đảng phái nhất định, nên thay vì mang lại phúc lợi chung và sự an ninh thịnh vượng cho toàn xã hội liên hệ cũng như cho tất cả mọi người dân, thì chỉ nhằm hạn chế tối đa sự tự do của người dân, nhằm kiểm soát mọi sinh hoạt của người dân, sử dụng vũ lực để uy hiếp, đàn áp và bóc lột người dân một cách bất công, cốt vô hiệu hóa hoàn toàn hay ít là giảm thiểu tối đa mọi khả năng đối kháng khả dĩ của người dân, hầu qua đó họ có thể dễ dàng và tiếp tục nắm giữ vai trò thống trị của mình một cách độc đoán.
Trong khi đó, trái lại Mười Điều Răn Thiên Chúa, mà tiếng Do-thái gọi là „Mười Lời Đề Nghị“ hay „Mười Lời Hướng Dẫn“ của Thiên Chúa dành cho con người, chỉ nhằm giúp đỡ và hướng dẫn họ khỏi bị lạc lối, nhưng thẳng bước trên con đường tìm kiếm sự tự do và sự hạnh phúc chân chính và đạt tới được sự tự do và sự hạnh phúc ấy, đó là khi con người biết trở về cùng Thiên Chúa, nguồn hạnh phúc vô tận và cứu cánh chân thật của họ, vì ngoài Thiên Chúa, con người không thể tìm gặp được sự tự do và sự hạnh phúc chân chính và bền vững, được, nhưng chỉ có thể tìm gặp được những mảnh vụn của sự tự do và sự hạnh phúc tạm bợ mà thôi. Vâng, sự tự do và sự hạnh phúc chân chính và bền vững chỉ có thể phát xuất từ nguồn sung mãn tuyệt đối của chúng, tức Thiên Chúa Toàn Năng.
Để hiểu được rõ điều đó phần nào, chúng ta có thể so sánh Mười Điều Răn Thiên Chúa với những tấm bảng chỉ đường được dựng ở trên các lề đường, hầu để giúp cho người lữ hành không bị lạc đường và đạt tới được đích mong muốn, hay như các cột bê-tông và các thành sắt được xây dựng hai bên lề đường, nhất là khi con đường chạy qua những chỗ có hố sâu nguy hiểm. Thoạt nhìn, xem ra đó là những cản trở và những giới hạn khó chịu cho sự giao thông, nhưng tự bản chất, tất cả chúng là những phương tiện và những biện pháp tối cần để tránh cho những người đi bộ và các xe cộ khi giao thông qua lại trên các con đường đó không bị rơi xuống hố sâu, nhưng được bình an, được hạnh phúc trở về nhà (x. Đnl 6,16-18; Mt 25). Vì thế, hầu như tất cả mọi người đều nhận chân được điều đó và chấp nhận những cột trụ hay những ngáng bằng sắt kia như những biện pháp hợp lý và cần thiết, chứ chưa hề có một người đi bộ hay một tài xế lái xe nào phàn nàn hay phản đối sự hiện diện của chúng.
Cũng tương tự như thế, các Giới Răn Thiên Chúa không nhằm việc cấm đoán hay hạn chế sự tự do của con người như mục đích chính yếu, nhưng là nhằm giúp đỡ, bảo vệ và hướng dẫn con người biết sử dụng sự tự do của mình một cách đúng đắn và hợp lý, để họ có thể sống an vui hạnh phúc ngay ở đời này – trong đời sống cá nhân, đời sống gia đình và đời sống xã hội – và mai hậu được hưởng nguồn hoan lạc bình an bất tận trong cuộc sống mới. Nếu chúng ta luôn có con mắt đức tin trong sáng, chắc chắn chúng ta sẽ khám phá ra được, sẽ nhìn thấy rõ được mục đích cao cả và tối hậu ấy, nhất là sẽ cảm nghiệm được tình thương vô biên của Cha Chung trên trời đối với tất cả chúng ta, mà Người dấu kín trong các Giới Răn ấy.
Và sau cùng, chúng ta sẽ nhận chân được rằng việc tuân giữ Mười Điều Răn Thiên Chúa quả thực không hề làm mất sự tự do cá nhân của chúng ta và không hề là một gánh nặng bất khả kham, nhưng hoàn toàn ngược lại, Mười Điều Răn Thiên Chúa chẳng những giúp chúng ta sử dụng đúng đắn sự tự do của mình, mà còn giúp chúng ta thăng tiến nó mỗi ngày mỗi hơn. Hơn nữa, Mười Điều Răn Thiên Chúa là một hồng ân cao cả, là một vận may vô cùng quý báu mà Thiên Chúa đã trù liệu và đã an bài cho tất cả chúng ta, những người đang trên đường tìm kiếm và kiến tạo cho mình một cuộc sống có ý nghĩa và có hạnh phúc thực sự.
Đó là lý do chủ yếu khiến chúng ta cùng học hỏi, cùng tìm hiểu và cùng suy niệm Mười Điều Răn mà Thiên Chúa đã đích thân long trọng ban bố cho toàn thể nhân loại qua Tổ phụ Mô-sê, người tôi trung dấu yêu của Người, trên núi Si-nai, trước sự chứng kiến của toàn thể con cái Ít-ra-en.
(Còn tiếp)
Lm Nguyễn Hữu Thy
BBT: Sau đây chúng tôi xin giới thiệu các bạn đọc tác phẩm mới của Lm Nguyễn Hữu Thy với tựa đề "Hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa". So sánh với trên mười tác phẩm khác của tác giả, thì tác phẩm "Hiểu và sống Mười Điều Răn Thiên Chúa" chỉ là một tác phẩm ngắn với hơn 100 trang, cộng thêm các hình ảnh sống động kèm theo. Nhưng tác phẩm này lại mang một nội dung hết sức quan trọng và thiết thực: Trình bày và giải thích một cách cụ thể và sống động Mười Điều Răn Thiên Chúa, mười qui luật luân lý tối cần cho cuộc sống nhân loại, nhất là nhân loại hôm nay, một nhân loại đang liều mình bước đi trên con đường tiêu diệt, vì đang tâm xa lìa và chối bỏ Thiên Chúa cũng như các giới răn của Người, để sống một cuộc sống hoàn toàn buông thả, sa đọa và vô luân.
Nội dung
Lời nói đầu 9
Tóm lược bối cảnh
lịch sử Mười Điều Răn Thiên Chúa 17
Mười Điều Răn Thiên Chúa 37
Tóm lược Mưởi Điều Răn Thiên Chúa 40
Điều Răn Thứ Nhất 41
Điều Răn Thứ Hai 47
Điều Răn Thứ Ba 49
Điều Răn Thứ Bốn 53
Điều Răn Thứ Năm 60
Điều Răn Thứ Sáu 66
Điều Răn Thứ Bảy 75
Điều Răn Thứ Tám 79
Điều Răn Thứ Chín 85
Điều Răn Thứ Mười 88
Lời Kết 98
Lời nói đầu
Trong trang đầu Sách Bổn, tức Sách Giáo Lý cũ, của các giáo phận Công Giáo Việt Nam viết: „Đạo Đức Chúa Trời là Đạo tự nhiên, nhưng bởi loài người hay quên nên Đức Chúa Trời đã cho khắc trên hai bia đá mà truyền cho Tổ phụ Mô-sê xưa“. Đây là một câu giáo lý đơn sơ, ngắn ngọn nhưng đầy đủ. Đúng vậy, „Đạo Đức Chúa Trời“, hay nội dung Mười Điều Răn Thiên Chúa – tức MẾN CHÚA và YÊU NGƯỜI – là những giới luật hoàn toàn tự nhiên mà mỗi người có trí năng và lý trí lành mạnh bình thường đều có thể khám phá ra được và dùng làm kim chỉ nam hướng dẫn đời mình trong suốt cuộc hành trình tiến về hạnh phúc chân chính, vì chính Thiên Chúa đã ghi tạc những Giới Luật ấy vào trong lương tri của mỗi người khi Người dựng nên họ. Nhưng bởi bản tính tự nhiên loài người vốn bị ảnh hưởng tội nguyên tổ đã trở nên ươn hèn, chóng quên lãng và bất hướng thiện, nên Thiên Chúa lại một lần nữa cho khắc Mười Điều Răn của Người một cách rõ ràng và thực tiễn trên hai bia đá (x. Xh 24,12; Đnl 5,22b) như một nhắc nhở cụ thể trước mắt, để con người luôn có thể trung thành tuân giữ và qua đó họ được cứu rỗi và được hạnh phúc vĩnh cửu.
Nhưng con người luôn vẫn là con người và bản tính tự nhiên của họ muôn thủa vẫn thế, vẫn không thay đổi: vẫn bất hướng thiện, vẫn ưa thích điều thoải mái, dễ chịu, không đòi hỏi sự cố gắng, nếu không muốn nói là rất dễ dàng hướng chiều về trạng thái sa sút và phóng túng. Thật vậy, nhìn vào xã hội con người ngày nay một hiện tượng đã trở nên quá hiển nhiên trong cuộc sống đời thường cụ thể hằng ngày, đó là với não trạng và tâm lý nặng tư tưởng phóng khoáng, thoát ly và không muốn bị gò bó của mình, con người – dù ở Âu-Mỹ hay ở Á-Phi, dù ở thành thị hay ở thôn quê – đều không còn thích nghe nói đến luật lệ, giáo điều, mệnh lệnh hay sự cấm đoán thế này thế kia, v.v… nữa, từ trong gia đình, đến học đường và ra ngoài xã hội. Thật vậy, đối với tâm lý người thời nay, những danh từ như „kỷ luật“, „giới răn“, „mệnh lệnh“ đã trở nên quá cũ kỹ, quá lỗi thời, đều không còn được yêu thích, được lắng nghe hay được sử dụng nữa.
Nhưng rồi khi phải đối mặt với cuộc sống cụ thể đầy thách đố hằng ngày, khi phải đối mặt với những giới hạn, những va chạm và những bất ổn khó tránh được trong các tương quan xã hội đầy phức tạp, con người mới bừng tỉnh và nhận thức được sự thật cố hữu: Ở trên cõi đời này không hề có sự tự do tuyệt đối. Mỗi người không thể tự ý muốn làm gì cũng được và muốn sống hay muốn cư xử ra sao cũng xong. Mọi sự đều có giới hạn và phạm vi của chúng. Mỗi người đều có tự do của mình và sự tự do ấy không ai có quyền xúc phạm hay xâm chiếm được. Nhưng chính điều đó cũng nói lên rằng mỗi người dù muốn hay không cũng đòi buộc phải biết tôn trọng sự tự do của kẻ khác và vì thế phải biết tự giới hạn sự tự do cá nhân của mình lại.
Để hiểu rõ được điều đó hơn, chúng ta có thể lấy một ví dụ cụ thể trong cuộc sống hằng ngày: Một người tài xế khi lái xe trên các công lộ, anh hoàn toàn có quyền tự do lái xe đi đâu và lái đi trong bao lâu đều tùy ý anh, nếu anh có đủ điều kiện để thực hiện được ý muốn. Nhưng khi lái xe đi trên các công lộ như thế, đòi buộc anh phải hiểu rõ và phải tôn trọng luật giao thông mà xã hội đã quy định, chẳng hạn: anh phải xử trí đúng đắn và nghiêm chỉnh khi có đèn xanh đèn đỏ, khi phải quẹo phải hay quẹo trái, phải lái với tốc độ cho phép và anh phải theo đúng các bảng chỉ dẫn bên vệ đường, v.v… Nếu không, anh sẽ không thể đi tới đích mong muốn được, nhất là anh sẽ gây ra các tai nạn nguy hiểm cho tính mạng của mình và của những người khác. Vì không chỉ một mình xe anh chạy trên đường mà thôi, nhưng còn có hàng trăm hàng ngàn các loại xe của những người khác cùng lăn bánh với xe anh, kẻ trước người sau. Họ cũng hoàn toàn có quyền tự do lái xe trên các công lộ như anh.
Bởi vậy, để tất cả mọi người có được một cuộc sống an vui, hài hòa và công bằng trong một xã hội có trật tự và an bình, thì cần phải có các nguyên tắc hướng dẫn rõ ràng, cần phải có luật pháp, phải có kỷ cương phân minh. Hơn nữa, ở đời „bá nhân bá tánh“, trăm người trăm tính, trăm người trăm ý kiến và trăm thái độ cư xử khác nhau: kẻ thích thế này, người muốn thế khác, không ai giống ai. Tiếp đến, trong xã hội có người tốt, nhưng cũng có kẻ xấu, có người hợp lý, nhưng cũng có kẻ ngang tàng xằng bậy. Nhưng giả thử trong xã hội mọi người đều tốt, đều hợp lý – dù đây chỉ là một điều giả tưởng, chứ không bao giờ có trên thực tế – thì cũng cần phải có tôn ti trật tự, cũng cần phải có luật pháp rõ ràng phân minh. Bởi vì, đã là người thì ai cũng có lúc yếu đuối, có lúc sai lầm sơ suất thế này thế kia, và chính những lúc như thế nhất thiết cần phải có luật lệ như một phương tiện cần thiết để hướng dẫn, để nhắc nhở và để giúp cho mọi người nhận ra được sai lầm của mình và quay trở lại chính lộ của cuộc sống, hầu tránh cho đương sự cũng như cho xã hội những xáo trộn và những bất an nguy hiểm.
Đúng vậy, đó là điều kiện và là lề luật tất yếu của cuộc sống trần thế của con người, nghĩa là con người cần phải biết tự chủ, biết tự kiềm chế và biết tự giới hạn sự tự do cũng như các ước muốn tự nhiên của mình lại trong những khuôn khổ hợp lý của lương tri và của xã hội, nếu con người muốn đạt tới được sự hạnh phúc chân chính. Bởi vậy, Chúa Cứu Thế đã khuyên ta: „Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng và đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua đó. Còn cửa hẹp và đường chật chội thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy“ (Mt 7,13-14).
Nhưng nếu con người và xã hội nhân loại cần phải có luật pháp và điều lệ để bảo đảm an ninh, trật tự và kỷ cương cho cuộc sống của từng cá nhân, của từng gia đình, của từng đoàn thể và của cả xã hội như thế, thì Mười Điều Răn Thiên Chúa là mô phạm lý tưởng, là nền tảng vững chắc nhất cho tất cả mọi luật lệ nhân loại. Vì nội dung Mười Điều Răn Thiên Chúa chứa đựng trọn vẹn tất cả mọi nguyên tắc hợp lý và cần thiết nhất cho tất cả mọi luật lệ khác. Không thể có bất cứ điều lệ hay luật pháp nhân loại nào có nội dung hợp lý hơn và hoàn hảo hơn Mười Điều Răn Thiên Chúa. Nói cách khác, mọi luật lệ và hiến pháp chân chính của con người nhất thiết phải được phát xuất, phải được đặt nền tảng trên tinh thần Mười Điều Răn Thiên Chúa, nếu các nhà lập pháp không muốn bộ luật do họ làm ra phạm phải những sai lầm cơ bản và đi ngược lại các quyền trọng yếu của con người và qua đó khiến cả xã hội phải rơi vào những cuộc phiêu lưu liều lĩnh mà cuối đường là hố tiêu diệt. Bởi vậy, tại nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ như ở Texas, ở Stigler (Oklahoma) hay ở St. Thomas Aquinas (New Port Richey), người ta đã cho xây dựng trong khuôn viên các Tòa án hay trường đại học những bia đá khổng lồ ghi Mười Điều Răn Thiên Chúa như là mẫu mực chân chính, như là tấm gương soi vô giá, để khi nhìn vào đó, người ta có thể phân biệt được chính hay tà, phải hay trái, thiện hay ác.
Còn xét về phương diện tinh thần và siêu nhiên, Mười Điều Răn Thiên Chúa là những phương tiện thánh thiêng, cần thiết và bất khả khuyết, giúp cho con người thẳng bước trên con đường hoàn thiện, trên con đường tiến về cứu cánh đời mình là hạnh phúc viên mãn trên Quê Trời.
Dĩ nhiên, thuộc về Giới Luật Thiên Chúa không chỉ có Mười Điều Răn mà thôi, nhưng còn có Tám Mối Phúc Thật (Mt 5,1-12) cũng như những Lời Khuyên Phúc Âm quan trọng khác nữa. Và các Điều Răn hay các Giới Luật của Thiên Chúa hoàn toàn khác hẳn với các luật lệ và hiến pháp thuần túy nhân loại nói chung và các luật pháp của những chế độ chính trị độc tài và chuyên trị của con người nói riêng, tức những luật pháp lệch lạc và bất công, những luật pháp không nhằm phục vụ lợi ích dân tộc và lợi ích xã hội, nhưng chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của một nhóm nhỏ cá nhân hay của một đảng phái nhất định, nên thay vì mang lại phúc lợi chung và sự an ninh thịnh vượng cho toàn xã hội liên hệ cũng như cho tất cả mọi người dân, thì chỉ nhằm hạn chế tối đa sự tự do của người dân, nhằm kiểm soát mọi sinh hoạt của người dân, sử dụng vũ lực để uy hiếp, đàn áp và bóc lột người dân một cách bất công, cốt vô hiệu hóa hoàn toàn hay ít là giảm thiểu tối đa mọi khả năng đối kháng khả dĩ của người dân, hầu qua đó họ có thể dễ dàng và tiếp tục nắm giữ vai trò thống trị của mình một cách độc đoán.
Trong khi đó, trái lại Mười Điều Răn Thiên Chúa, mà tiếng Do-thái gọi là „Mười Lời Đề Nghị“ hay „Mười Lời Hướng Dẫn“ của Thiên Chúa dành cho con người, chỉ nhằm giúp đỡ và hướng dẫn họ khỏi bị lạc lối, nhưng thẳng bước trên con đường tìm kiếm sự tự do và sự hạnh phúc chân chính và đạt tới được sự tự do và sự hạnh phúc ấy, đó là khi con người biết trở về cùng Thiên Chúa, nguồn hạnh phúc vô tận và cứu cánh chân thật của họ, vì ngoài Thiên Chúa, con người không thể tìm gặp được sự tự do và sự hạnh phúc chân chính và bền vững, được, nhưng chỉ có thể tìm gặp được những mảnh vụn của sự tự do và sự hạnh phúc tạm bợ mà thôi. Vâng, sự tự do và sự hạnh phúc chân chính và bền vững chỉ có thể phát xuất từ nguồn sung mãn tuyệt đối của chúng, tức Thiên Chúa Toàn Năng.
Để hiểu được rõ điều đó phần nào, chúng ta có thể so sánh Mười Điều Răn Thiên Chúa với những tấm bảng chỉ đường được dựng ở trên các lề đường, hầu để giúp cho người lữ hành không bị lạc đường và đạt tới được đích mong muốn, hay như các cột bê-tông và các thành sắt được xây dựng hai bên lề đường, nhất là khi con đường chạy qua những chỗ có hố sâu nguy hiểm. Thoạt nhìn, xem ra đó là những cản trở và những giới hạn khó chịu cho sự giao thông, nhưng tự bản chất, tất cả chúng là những phương tiện và những biện pháp tối cần để tránh cho những người đi bộ và các xe cộ khi giao thông qua lại trên các con đường đó không bị rơi xuống hố sâu, nhưng được bình an, được hạnh phúc trở về nhà (x. Đnl 6,16-18; Mt 25). Vì thế, hầu như tất cả mọi người đều nhận chân được điều đó và chấp nhận những cột trụ hay những ngáng bằng sắt kia như những biện pháp hợp lý và cần thiết, chứ chưa hề có một người đi bộ hay một tài xế lái xe nào phàn nàn hay phản đối sự hiện diện của chúng.
Cũng tương tự như thế, các Giới Răn Thiên Chúa không nhằm việc cấm đoán hay hạn chế sự tự do của con người như mục đích chính yếu, nhưng là nhằm giúp đỡ, bảo vệ và hướng dẫn con người biết sử dụng sự tự do của mình một cách đúng đắn và hợp lý, để họ có thể sống an vui hạnh phúc ngay ở đời này – trong đời sống cá nhân, đời sống gia đình và đời sống xã hội – và mai hậu được hưởng nguồn hoan lạc bình an bất tận trong cuộc sống mới. Nếu chúng ta luôn có con mắt đức tin trong sáng, chắc chắn chúng ta sẽ khám phá ra được, sẽ nhìn thấy rõ được mục đích cao cả và tối hậu ấy, nhất là sẽ cảm nghiệm được tình thương vô biên của Cha Chung trên trời đối với tất cả chúng ta, mà Người dấu kín trong các Giới Răn ấy.
Và sau cùng, chúng ta sẽ nhận chân được rằng việc tuân giữ Mười Điều Răn Thiên Chúa quả thực không hề làm mất sự tự do cá nhân của chúng ta và không hề là một gánh nặng bất khả kham, nhưng hoàn toàn ngược lại, Mười Điều Răn Thiên Chúa chẳng những giúp chúng ta sử dụng đúng đắn sự tự do của mình, mà còn giúp chúng ta thăng tiến nó mỗi ngày mỗi hơn. Hơn nữa, Mười Điều Răn Thiên Chúa là một hồng ân cao cả, là một vận may vô cùng quý báu mà Thiên Chúa đã trù liệu và đã an bài cho tất cả chúng ta, những người đang trên đường tìm kiếm và kiến tạo cho mình một cuộc sống có ý nghĩa và có hạnh phúc thực sự.
Đó là lý do chủ yếu khiến chúng ta cùng học hỏi, cùng tìm hiểu và cùng suy niệm Mười Điều Răn mà Thiên Chúa đã đích thân long trọng ban bố cho toàn thể nhân loại qua Tổ phụ Mô-sê, người tôi trung dấu yêu của Người, trên núi Si-nai, trước sự chứng kiến của toàn thể con cái Ít-ra-en.
(Còn tiếp)
Lm Nguyễn Hữu Thy